500 câu trắc nghiệm Dinh dưỡng học
Với hơn 500+ câu trắc nghiệm Dinh dưỡng học (có đáp án) được chia sẻ dành cho các bạn sinh viên chuyên ngành Y học tham khảo ôn tập chuẩn bị cho kì thi sắp tới. Bộ đề có nội dung xoay quanh về các chất dinh dưỡng, thực phẩm và mối liên hệ với sức khỏe, sinh trưởng, sinh sản và bệnh tật của cơ thể. Chế độ ăn uống của một sinh vật, phụ thuộc phần lớn vào độ ngon của thức ăn,... Để việc ôn tập trở nên hiệu quả hơn, các bạn có thể ôn theo từng phần trong bộ câu hỏi này bằng cách trả lời lần lượt các câu hỏi cũng như so sánh đáp và lời giải chi tiết được đưa ra. Sau đó các bạn hãy chọn tạo ra đề ngẫu nhiên để kiểm tra lại kiến thức mình đã ôn tập được nhé!
Chọn hình thức trắc nghiệm (30 câu/30 phút)
Chọn phần
-
Câu 1:
Thức ăn đường phố được hiểu đó là những thức ăn, đồ uống:
A. Được chế biến nấu nướng tại chổ
B. Được bày bán trên đường phố hay những nơi công cộng
C. Được bán do những người gánh hàng rong trên đường phố
D. Đã làm sẵn hoặc được chế biến nấu nướng tại chổ và được bày bán
-
Câu 2:
Nguyên nhân làm cho thức ăn đường phố có nguy cơ ô nhiễm cao là do:
A. Có quá nhiều loại thực phẩm nên khó chế biến kỹ
B. Không được che đậy, bảo quản cẩn thận hoặc bảo quản không đúng quy định
C. Quá nhiều người mua nên không đủ thời gian chế biến và rửa kỹ các dụng cụ
D. Sử dụng các nguyên liệu rẻ tiền
-
Câu 3:
Yêu cầu vệ sinh đối với thức ăn đường phố:
A. Thức ăn phải được bày bán trên giá cao >= 40cm
B. Thức ăn phải được bao gói cẩn thận
C. Để lẫn lộn các loại thức ăn để khi bán cho tiện
D. Thức ăn chín phải được bày bán trong tủ kính và được bao gói hợp vệ sinh
-
Câu 4:
Thức ăn chế biến sẵn hoặc còn thừa nên bảo quản như thế nào:
A. Để ở phòng ăn và đậy lại
B. Để ở phòng ăn nhưng không đậy để thoáng khí
C. Để trong tủ kín
D. Tuỳ trường hơp có thể để tủ kính, giữ ở nhiệt độ > 600C hoặc <50C
-
Câu 5:
Yêu cầu vệ sinh đối với thức ăn đường phố không đòi hỏi yêu cầu này:
A. Sử dụng nguyên liệu tươi sống
B. Dùng nước sạch để rửa dụng cụ và chế biến thức ăn
C. Nơi bán hàng phải cách xa khu vực chế biến, nấu nướng
D. Hạn chế vận chuyển xa, dụng cụ vận chuyển phải sạch, vệ sinh
-
Câu 6:
Nơi bán hàng phải có tủ kính, giá cao trên 60cm là yêu cầu vệ sinh đối với:
A. Một cơ sở sản xuất thực phẩm
B. Một cơ sở ăn uống công cộng
C. Thức ăn đường phố
D. Gánh hàng rong
-
Câu 7:
Người chế biến và bán thức ăn đường phố không nên làm điều này:
A. Rửa tay và giữ bàn tay sạch trong suốt quá trình chế biến và bán hàng
B. Mặc trang phục bình thường
C. Sử dụng trang thiết bị chuyên dụng khi bán hàng
D. Khi có bệnh truyền nhiễm không nên bán hàng
-
Câu 8:
Nhân viên nhà ăn phải tránh:
A. Đụng vào thực phẩm
B. Để tay tiếp xúc với thực phẩm, nhất là thực phẩm đã chế biến
C. Ho và hắt hơi khi chế biến thực phẩm
D. Nói chuyện trong khi chế biến và bán thực phẩm
-
Câu 9:
Yêu cầu vệ sinh đối với nguyên liệu (tìm chổ sai):
A. Không có mùi vị khác thường
B. Không được hoà tan
C. Không có dấu hiệu đã bị biến đổi nguy hại cho sức khoẻ
D. Không bị nhiễm các tác nhân gây bệnh
-
Câu 10:
Men sắt rất bền đối với tác động hoá học và cơ học cũng như chịu nhiệt cao do đó nó là vật liệu phủ rất tốt về phương diện vệ sinh?
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 11:
Các nhân viên trực tiếp tiếp xúc với thực phẩm, hàng tháng phải được kiểm tra sức khoẻ một lần, xét nghiệm phân để tìm ký sinh trùng?
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 12:
Đặc điểm quan trọng nhất của chất cho thêm vào thực phẩm là:
A. Có hoạt tính sinh học cao
B. Bền về mặt hóa học
C. Không gây tác hại đến sức khỏe người tiêu dùng
D. Có nguồn gốc từ thực vật
-
Câu 13:
Trong sản xuất fomat, chất nào sau đây được dùng để làm chất tăng độ đặc:
A. Clorua calci (CaCl2)
B. CaSO4
C. Agar-aga
D. Acginat
-
Câu 14:
Trong sản xuất dồi, chất nào sau đây được dùng để làm chất tăng độ đặc:
A. Na2SO4
B. Acginat
C. Tricalciphotphat
D. Natripirofotfat và natri monofotfat
-
Câu 15:
Loại chất màu nào sau đây không được dùng làm chất cho thêm vào thực phẩm:
A. Chất có cấu tạo hóa học phức tạp
B. Chất có nguồn gốc vi sinh vật
C. Các hợp chất tự nhiên
D. Chất màu tổng hợp
-
Câu 16:
Trong kỹ nghệ chế biến thực phẩm, người ta khuyên nên sử dụng các loại phẩm màu có nguồn gốc từ:
A. Nguồn gốc từ các chất vô cơ
B. Nguồn gốc từ tự nhiên
C. Nguồn gốc do tổng hợp
D. Chất có cấu tạo hóa học đơn giản
-
Câu 17:
Tác hại quan trọng nhất cho sức khỏe người tiêu dùng khi sử dụng chất màu không đúng qui định:
A. Gây ngộ độc cấp tính
B. Gây các bệnh mạn tính
C. Gây biến dị và ung thư
D. Gây các bệnh về thần kinh
-
Câu 18:
Trong kỹ nghệ thực phẩm, khi sử dụng chất tạo mùi thơm có nguồn gốc tổng hợp cần lưu ý đến tính chất nào sau đây:
A. Đặc điểm của chất tổng hợp, độ sạch và các thành phần trong chất tổng hợp
B. Độ an toàn của hóa chất
C. Các tạp chất kim loại nặng trong hợp chất
D. Các tạp chất gây độc có trong chất tổng hợp
-
Câu 19:
Khi sử dụng các loại axit hữu cơ trong kỹ nghệ chế biến bánh kẹo, cần lưu ý đến tính chất nào sau đây: (tìm một ý kiến sai)
A. Công thức cấu tạo của axit hữu cơ
B. Độ tinh khiết của axit hữu cơ dùng để ăn
C. Thành phần của các tạp chất có trong axit hữu cơ
D. Độc tính của loại axit sử dụng trong thực phẩm
-
Câu 20:
Theo qui định ngành y tế về các chất cho thêm vào thực phẩm, chất ngọt tổng hợp (đường saccharin) được sử dụng trong trường hợp nào sau đây:
A. Bệnh nhân tiểu đường
B. Người già
C. Trẻ nhỏ
D. Người mắc bệnh cao huyết áp
-
Câu 21:
Mỳ chính (mono sodium glutamat) là loại gia vị được phép sử dụng không hạn chế cho tất cả mọi người:
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 22:
Để sát trùng một số loại thực phẩm, người ta dùng axit socbit với hàm lượng nào sau đây:
A. 0,5%
B. 0,2%
C. 1%
D. 0,1%
-
Câu 23:
Trong quá trình sản xuất và chế biến thực phẩm, để bảo quản dầu, mỡ, bơ nhân tạo, người ta thường sử dụng hóa chất nào sau đây:
A. Axit tactric
B. Tocoferon
C. Axit apidic
D. Natri acginat
-
Câu 24:
Trong sản xuất dồi-lạp xường, người ta cho thêm nitrat vào nhằm mục đích: (tìm một ý kiến sai)
A. Tác nhân chống oxi hóa
B. Chất cố định mioglobin
C. Chất bảo quản thực phẩm
D. Tạo độ đặc cho dồi lạp xường
-
Câu 25:
Nitrat có độc tính cao hơn nitrit:
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 26:
Trong sản xuất thực phẩm, loại chất màu nào sau đây được phép sử dụng để tạo màu nâu:
A. Tactrazin
B. Amarant
C. Axit cacminic
D. Caramel
-
Câu 27:
Ở trẻ em, chỉ tiêu cân nặng theo chiều cao, thích hợp nhất để:
A. Đánh giá tình trạng dinh dưỡng cấp tính, gần đây
B. Đánh giá tình trạng dinh dưỡng mạn tính
C. Đánh giá tình trạng dinh dưỡng vừa cấp tính, vừa mạn tính
D. Xác định tỷ lệ suy dinh dưỡng thể nhẹ cân
-
Câu 28:
Ở trẻ em, chỉ tiêu chiều cao theo tuổi, thích hợp nhất để:
A. Đánh giá tình trạng dinh dưỡng cấp tính, gần đây
B. Đánh giá tình trạng dinh dưỡng mạn tính
C. Sử dụng trong các đánh giá nhanh sau thiên tai
D. Sử dụng trong các đánh giá nhanh các can thiệp ngắn hạn
-
Câu 29:
Vòng cánh tay là một kích thước thường được dùng để đánh giá tình trạng thiếu dinh dưỡng protein- năng lượng ở trẻ em. Nó có nhược điểm:
A. Không có dụng cụ đo chính xác
B. Khó đánh giá vì khoảng cách giữa các trị số bình thường và thấp ít chênh lệch
C. Kỹ thuật đo phức tạp
D. Cần cán bộ lão luyện
-
Câu 30:
Mục đích của việc cho thêm các chất vào thực phẩm là: (tìm một ý kiến sai) ?
A. Nâng cao, cải thiện dạng bên ngoài và các tính chất cảm quan của thực phẩm
B. Để rút ngắn thời gian sản xuất thực phẩm
C. Để bảo quản thực phẩm
D. Tăng tính hấp dẫn người tiêu dùng