1700+ câu trắc nghiệm môn Kiến thức chung ôn thi viên chức, công chức
Tổng hợp 1700+ câu trắc nghiệm "Kiến thức chung ôn thi công chức" có đáp án nhằm giúp bạn ôn tập và luyện thi viên chức 2020 đạt kết quả cao. Để ôn tập hiệu quả các bạn có thể ôn theo từng phần trong bộ câu hỏi này bằng cách trả lời các câu hỏi và xem lại đáp án và lời giải chi tiết. Sau đó các bạn hãy chọn mục "Thi thử" để hệ thống lại kiến thức đã ôn. Chúc các bạn thành công với bộ đề "Cực Kì Giá Trị" này nhé.
Chọn hình thức trắc nghiệm (30 câu/30 phút)
Chọn phần
-
Câu 1:
Theo Luật Luật Cán bộ, Công chức sửa đổi 2019. Xác định phương án sai?
A. Đang trong thời hạn xử lý kỷ luật mà có thành tích xuất sắc trong hoạt động công vụ thì được ứng cử, đề cử, bổ nhiệm, điều động, luân chuyển, biệt phái, đào tạo, bồi dưỡng, nâng ngạch
B. Hết thời hạn bị xử lý kỷ luật theo quy định của pháp luật thì cán bộ, công chức không vi phạm đến mức phải xử lý kỷ luật thì tiếp tục thực hiện nâng ngạch, quy hoạch, đào tạo, bổ nhiệm
C. Hành vi vi phạm của Cán bộ, Công chức “Sử dụng văn bằng, chứng chỉ, giấy chứng nhận không hợp pháp” sẽ không được áp dụng thời hiệu xử lý kỷ luật
D. Không có phương án nào sai
-
Câu 2:
Theo Luật Tổ chức Chính phủ 2015; sửa đổi 2019. Xác định phương án đúng về Thẩm quyền ban hành văn bản “Ai là người thay mặt Chính phủ ký các văn bản của Chính phủ; ban hành quyết định, chỉ thị và hướng dẫn, kiểm tra việc thi hành các văn bản đó trong hệ thống các cơ quan hành chính nhà nước từ trung ương đến địa phương”.
A. Chủ nhiệm Uỷ ban thường vụ Quốc hội
B. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ
C. Chủ tịch Quốc hội
D. Thủ tướng Chính phủ
-
Câu 3:
Theo Luật Tổ chức Chính phủ 2015; sửa đổi 2019. Phó Thủ tướng Chính phủ giúp Ai làm nhiệm vụ theo sự phân công của Thủ tướng Chính phủ và chịu trách nhiệm trước Thủ tướng Chính phủ về nhiệm vụ được phân công?
A. Nhà nước
B. Uỷ ban thường vụ Quốc hội
C. Thủ tướng Chính phủ
D. Quốc hội
-
Câu 4:
Theo Luật Luật Cán bộ, Công chức sửa đổi 2019. Chọn phương án đúng?
A. Hết thời hạn bị xử lý kỷ luật theo quy định của pháp luật thì cán bộ, công chức không vi phạm đến mức phải xử lý kỷ luật thì tiếp tục thực hiện nâng ngạch, quy hoạch, đào tạo, bổ nhiệm
B. Đang trong thời hạn xử lý kỷ luật mà có thành tích xuất sắc trong hoạt động công vụ thì được ứng cử, đề cử, bổ nhiệm, điều động, luân chuyển, biệt phái, đào tạo, bồi dưỡng, nâng ngạch
C. Hết thời hạn bị xử lý kỷ luật theo quy định của pháp luật thì cán bộ, công chức không được tiếp tục thực hiện nâng ngạch, quy hoạch, đào tạo, bổ nhiệm
D. Tất cả các phương án đều đúng
-
Câu 5:
Theo Luật Tổ chức Chính phủ 2015; sửa đổi 2019. Khi Thủ tướng Chính phủ vắng mặt, Ai được Thủ tướng Chính phủ ủy nhiệm thay mặt Thủ tướng Chính phủ lãnh đạo công tác của Chính phủ?
A. Một phó thủ tưởng Chính phủ
B. Chủ tịch nước
C. Một Thủ trưởng cơ quan ngang bộ
D. Một Bộ trưởng
-
Câu 6:
Theo Luật Tổ chức Chính phủ 2015; sửa đổi 2019. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ là thành viên của?
A. Quốc hội
B. Chính phủ
C. Mặt trận Tổ quốc
D. Nhà nước
-
Câu 7:
Theo Luật Luật Cán bộ, Công chức sửa đổi 2019. Cán bộ, công chức đang trong thời hạn xử lý kỷ luật, đang bị điều tra, truy tố, xét xử thì không được:
A. Ứng cử, đề cử, bổ nhiệm
B. Điều động, luân chuyển, biệt phái
C. Đào tạo, bồi dưỡng, nâng ngạch hoặc thôi việc
D. Tất các các phương án đều đúng
-
Câu 8:
Theo Luật tổ chức Chính phủ 2015; sửa đổi 2019. Xác định phương án đúng “Chịu trách nhiệm về toàn bộ nội dung và tiến độ trình các đề án, dự án, văn bản pháp luật được giao” là nhiệm vụ và quyền hạn của?
A. Trách nhiệm của Thủ tướng Chính phủ
B. Thủ tướng chính phủ
C. Chính phủ
D. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ
-
Câu 9:
Theo Luật Tổ chức Chính phủ 2015; sửa đổi 2019. Chọn phương án đúng về Nhiệm vụ và quyền hạn của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ với tư cách là thành viên Chính phủ.
A. Kiến nghị với Thủ tướng Chính phủ đình chỉ việc thi hành nghị quyết của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh trái với Hiến pháp, luật và văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên về ngành, lĩnh vực chịu trách nhiệm quản lý
B. Tham gia giải quyết các công việc chung của tập thể Chính phủ; cùng tập thể Chính phủ quyết định và liên đới chịu trách nhiệm các vấn đề thuộc thẩm quyền của Chính phủ
C. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ hướng dẫn và kiểm tra, phối hợp với các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ thực hiện các nhiệm vụ công tác thuộc ngành, lĩnh vực được phân công
D. Bổ nhiệm, miễn nhiệm, cho từ chức, điều động, luân chuyển, biệt phái, đình chỉ công tác, đánh giá, khen thưởng, kỷ luật người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu tổ chức, đơn vị trực thuộc
-
Câu 10:
Theo Luật Luật Cán bộ, Công chức sửa đổi 2019. Công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý bị kỷ luật bằng hình thức giáng chức hoặc cách chức thì không thực hiện việc nâng ngạch, quy hoạch, đào tạo, bổ nhiệm trong thời hạn bao nhiêu tháng, kể từ ngày quyết định kỷ luật có hiệu lực?
A. 36 tháng
B. 18 tháng
C. 24 tháng
D. 12 tháng
-
Câu 11:
Theo Luật Tổ chức Chính phủ 2015; sửa đổi 2019. Chọn phương án đúng “Tham gia giải quyết các công việc chung của tập thể Chính phủ” là Nhiệm vụ và quyền hạn của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ?
A. Với tư cách là người đứng đầu bộ, cơ quan ngang bộ
B. Trong mối quan hệ với chính quyền địa phương
C. Trong mối quan hệ với các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ
D. Với tư cách là thành viên Chính phủ
-
Câu 12:
Theo Luật Tổ chức Chính phủ 2015; sửa đổi 2019. Chọn phương án đúng “Cùng tập thể Chính phủ quyết định và liên đới chịu trách nhiệm các vấn đề thuộc thẩm quyền của Chính phủ” là Nhiệm vụ và quyền hạn của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ?
A. Trong mối quan hệ với chính quyền địa phương
B. Với tư cách là thành viên Chính phủ
C. Với tư cách là người đứng đầu bộ, cơ quan ngang bộ
D. Trong mối quan hệ với các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ
-
Câu 13:
Theo Luật Tổ chức Chính phủ 2015; sửa đổi 2019. Chọn phương án đúng “Thực hiện các công việc cụ thể theo ngành, lĩnh vực được phân công hoặc ủy quyền của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ. Chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra việc thi hành pháp luật, việc thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chương trình và các quyết định của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về ngành, lĩnh vực được phân công” là Nhiệm vụ và quyền hạn của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ?
A. Với tư cách là người đứng đầu bộ, cơ quan ngang bộ
B. Với tư cách là thành viên Chính phủ
C. Trong mối quan hệ với chính quyền địa phương
D. Trong mối quan hệ với các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ
-
Câu 14:
Theo Luật Tổ chức Chính phủ 2015; sửa đổi 2019. Chọn phương án đúng “Tham dự phiên họp Chính phủ và tham gia biểu quyết tại phiên họp Chính phủ” là Nhiệm vụ và quyền hạn của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ?
A. Trong mối quan hệ với chính quyền địa phương
B. Trong mối quan hệ với các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ
C. Với tư cách là thành viên Chính phủ
D. Với tư cách là người đứng đầu bộ, cơ quan ngang bộ
-
Câu 15:
Theo Luật Tổ chức Chính phủ 2015; sửa đổi 2019. Chọn phương án đúng “Đề xuất với Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ các chủ trương, chính sách, cơ chế, văn bản pháp luật cần thiết thuộc thẩm quyền của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ” là Nhiệm vụ và quyền hạn của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ?
A. Trong mối quan hệ với các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ
B. Với tư cách là thành viên Chính phủ
C. Trong mối quan hệ với chính quyền địa phương
D. Với tư cách là người đứng đầu bộ, cơ quan ngang bộ
-
Câu 16:
Theo Luật Tổ chức Chính phủ 2015; sửa đổi 2019. Chọn phương án đúng “Chủ động làm việc với Thủ tướng Chính phủ, Phó Thủ tướng Chính phủ về công việc của Chính phủ và công việc khác có liên quan” là Nhiệm vụ và quyền hạn của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ?
A. Trong mối quan hệ với các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ
B. Với tư cách là thành viên Chính phủ
C. Trong mối quan hệ với chính quyền địa phương
D. Với tư cách là người đứng đầu bộ, cơ quan ngang bộ
-
Câu 17:
Theo Luật Tổ chức Chính phủ 2015; sửa đổi 2019. Chọn phương án đúng “Chịu trách nhiệm về toàn bộ nội dung và tiến độ trình các đề án, dự án, văn bản pháp luật được giao” là Nhiệm vụ và quyền hạn của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ?
A. Trong mối quan hệ với các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ
B. Với tư cách là thành viên Chính phủ
C. Trong mối quan hệ với chính quyền địa phương
D. Với tư cách là người đứng đầu bộ, cơ quan ngang bộ
-
Câu 18:
Theo Luật Luật Cán bộ, Công chức sửa đổi 2019. Trường hợp bị kỷ luật bằng hình thức khiển trách, cảnh cáo hoặc hạ bậc lương thì không thực hiện việc nâng ngạch, quy hoạch, đào tạo, bổ nhiệm vào chức vụ cao hơn trong thời hạn bao nhiêu tháng, kể từ ngày quyết định kỷ luật có hiệu lực?
A. 09 tháng
B. 12 tháng
C. 06 tháng
D. 18 tháng
-
Câu 19:
Theo Luật Tổ chức Chính phủ sửa đổi 2019. Chọn phương án đúng “Thực hiện việc tuyển dụng, bổ nhiệm, miễn nhiệm, cho từ chức, điều động, luân chuyển, biệt phái, đánh giá, quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, khen thưởng, kỷ luật cán bộ, công chức, viên chức và thực hiện phân cấp quản lý công chức, viên chức đối với các tổ chức, đơn vị trực thuộc theo quy định của pháp luật” là Nhiệm vụ và quyền hạn của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ?
A. Với tư cách là thành viên Chính phủ
B. Trong mối quan hệ với chính quyền địa phương
C. Trong mối quan hệ với các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ
D. Với tư cách là người đứng đầu bộ, cơ quan ngang bộ
-
Câu 20:
Theo Luật Tổ chức Chính phủ 2015; sửa đổi 2019. Chọn phương án đúng “Lãnh đạo, chỉ đạo công tác thanh tra, kiểm tra việc thực hiện các quy định của pháp luật đối với ngành, lĩnh vực trong phạm vi toàn quốc” là Nhiệm vụ và quyền hạn của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ?
A. Với tư cách là thành viên Chính phủ
B. Trong mối quan hệ với chính quyền địa phương
C. Trong mối quan hệ với các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ
D. Với tư cách là người đứng đầu bộ, cơ quan ngang bộ
-
Câu 21:
Theo Luật Luật Cán bộ, Công chức sửa đổi 2019. Trường hợp cá nhân đã bị khởi tố, truy tố hoặc đã có quyết định đưa ra xét xử theo thủ tục tố tụng hình sự nhưng sau đó có quyết định đình chỉ điều tra hoặc đình chỉ vụ án mà hành vi vi phạm có dấu hiệu vi phạm kỷ luật thì bị xem xét xử lý kỷ luật. Thời gian điều tra, truy tố, xét xử theo thủ tục tố tụng hình sự không được tính vào thời hạn xử lý kỷ luật. Trong thời hạn .......... ngày làm việc, kể từ ngày ra quyết định đình chỉ điều tra, đình chỉ vụ án, người ra quyết định phải gửi quyết định và tài liệu có liên quan cho cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền xử lý kỷ luật?
A. 05
B. 06
C. 03
D. 04
-
Câu 22:
Theo Luật Tổ chức Chính phủ 2015; sửa đổi 2019. Chọn phương án đúng “Trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội, kiến nghị của cử tri, kiến nghị của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội về những vấn đề thuộc trách nhiệm quản lý” là Nhiệm vụ và quyền hạn của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ?
A. Với tư cách là thành viên Chính phủ
B. Trong mối quan hệ với chính quyền địa phương
C. Trong mối quan hệ với các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ
D. Với tư cách là người đứng đầu bộ, cơ quan ngang bộ
-
Câu 23:
Theo Luật Luật Cán bộ, Công chức sửa đổi 2019. Thời hạn xử lý kỷ luật đối với trường hợp vụ việc có tình tiết phức tạp cần có thời gian thanh tra, kiểm tra để xác minh làm rõ thêm thì thời hạn xử lý kỷ luật có thể kéo dài nhưng không quá bao nhiêu ngày:
A. 180 ngày
B. 150 ngày
C. 120 ngày
D. 90 ngày
-
Câu 24:
Theo Luật Tổ chức Chính phủ sửa đổi 2019. Chọn phương án đúng “Bổ nhiệm, miễn nhiệm, cho từ chức, điều động, luân chuyển, biệt phái, đình chỉ công tác, đánh giá, khen thưởng, kỷ luật người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu tổ chức, đơn vị trực thuộc” là Nhiệm vụ và quyền hạn của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ?
A. Với tư cách là thành viên Chính phủ
B. Trong mối quan hệ với chính quyền địa phương
C. Trong mối quan hệ với các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ
D. Với tư cách là người đứng đầu bộ, cơ quan ngang bộ
-
Câu 25:
Theo Luật Tổ chức Chính phủ 2015; sửa đổi 2019. Chọn phương án đúng “Giải trình về những vấn đề Hội đồng dân tộc, Ủy ban của Quốc hội quan tâm” là Nhiệm vụ và quyền hạn của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ?
A. Trong mối quan hệ với chính quyền địa phương
B. Với tư cách là người đứng đầu bộ, cơ quan ngang bộ
C. Với tư cách là thành viên Chính phủ
D. Trong mối quan hệ với các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ
-
Câu 26:
Theo Luật Luật Cán bộ, Công chức sửa đổi 2019. Thời hạn xử lý kỷ luật không quá bao nhiêu ngày (Trừ trường hợp vụ việc có tình tiết phức tạp cần có thời gian thanh tra, kiểm tra để xác minh làm rõ thêm).
A. 30 ngày
B. 90 ngày
C. 60 ngày
D. 120 ngày
-
Câu 27:
Theo Luật Tổ chức Chính phủ 2015; sửa đổi 2019. Chọn phương án đúng “Quyết định biện pháp tổ chức phòng, chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí và các biểu hiện quan liêu, hách dịch, cửa quyền trong ngành, lĩnh vực được phân công” là Nhiệm vụ và quyền hạn của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ?
A. Trong mối quan hệ với chính quyền địa phương
B. Với tư cách là người đứng đầu bộ, cơ quan ngang bộ
C. Với tư cách là thành viên Chính phủ
D. Trong mối quan hệ với các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ
-
Câu 28:
Theo Luật Luật Cán bộ, Công chức sửa đổi 2019. Thời hạn xử lý kỷ luật không quá bao nhiêu ngày (Trừ trường hợp vụ việc có tình tiết phức tạp cần có thời gian thanh tra, kiểm tra để xác minh làm rõ thêm)
A. 120 ngày
B. 90 ngày
C. 60 ngày
D. 30 ngày
-
Câu 29:
Theo Luật Tổ chức Chính phủ 2015; sửa đổi 2019. Chọn phương án đúng “Ban hành văn bản quy phạm pháp luật theo thẩm quyền để thực hiện chức năng, nhiệm vụ quản lý nhà nước đối với ngành, lĩnh vực được phân công” là Nhiệm vụ và quyền hạn của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ?
A. Trong mối quan hệ với chính quyền địa phương
B. Với tư cách là người đứng đầu bộ, cơ quan ngang bộ
C. Với tư cách là thành viên Chính phủ
D. Trong mối quan hệ với các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ
-
Câu 30:
Theo Luật Tổ chức Chính phủ 2015; sửa đổi 2019. Chọn phương án đúng “Lãnh đạo, chỉ đạo việc thực hiện cải cách hành chính, cải cách chế độ công vụ, công chức trong ngành, lĩnh vực thuộc trách nhiệm quản lý nhà nước của bộ, cơ quan ngang bộ” là nhiệm vụ và quyền hạn của?
A. Chính phủ
B. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ
C. Thủ tướng Chính phủ
D. Tất cả các phương án đều đúng