1700+ câu trắc nghiệm môn Kiến thức chung ôn thi viên chức, công chức
Tổng hợp 1700+ câu trắc nghiệm "Kiến thức chung ôn thi công chức" có đáp án nhằm giúp bạn ôn tập và luyện thi viên chức 2020 đạt kết quả cao. Để ôn tập hiệu quả các bạn có thể ôn theo từng phần trong bộ câu hỏi này bằng cách trả lời các câu hỏi và xem lại đáp án và lời giải chi tiết. Sau đó các bạn hãy chọn mục "Thi thử" để hệ thống lại kiến thức đã ôn. Chúc các bạn thành công với bộ đề "Cực Kì Giá Trị" này nhé.
Chọn hình thức trắc nghiệm (30 câu/30 phút)
Chọn phần
-
Câu 1:
Theo Luật cán bộ, công chức 2008, việc công chức của cơ quan, tổ chức, đơn vị này được cử đến làm việc tại cơ quan, tổ chức, đơn vị khác theo yêu cầu nhiệm vụ được cán bộ, công chức gọi là gì?
A. Luân chuyển
B. Điều động
C. Biệt phái
D. Từ chức
-
Câu 2:
Nghị định số 34/2016/ND-CP của chính phủ quy định nơi nhận của văn bản được trình bày như thế nào?
A. Bằng chữ in thường, cỡ chữ 14
B. Bằng chữ in thường, cỡ chữ 11
C. Bằng chữ in thường, cỡ chữ 12
D. Bằng chữ in thường, cỡ chữ 13
-
Câu 3:
Theo Luật cán bộ, công chức 2008, việc cán bộ, công chức lãnh đạo, quản lý được cử hoặc bổ nhiệm giữ một chức danh lãnh đạo, quản lý khác trong một thời hạn nhất định để tiếp tục được đào tạo, bồi dưỡng và rèn luyện theo yêu cầu nhiệm vụ được gọi là gì?
A. Luân chuyển
B. Điều động
C. Biệt phái
D. Từ chức
-
Câu 4:
Nghị định số 34/2016/ND-CP của chính phủ quy định chữ và cỡ chữ phần nội dung của văn bản được trình bày như thế nào?
A. Bằng chữ in thường, cỡ chữ 14,5
B. Bằng chữ in thường, cỡ chữ 13 đến 14
C. Bằng chữ in thường, cỡ chữ 11 đến 12
D. Bằng chữ in thường, cỡ chữ 15
-
Câu 5:
Theo Luật cán bộ, công chức 2008, việc cán bộ, công chức được cơ quan có thẩm quyền quyết định chuyển từ cơ quan, tổ chức, đơn vị này đến làm việc ở cơ quan, tổ chức, đơn vị khác được gọi là gì?
A. Luân chuyển
B. Điều động
C. Biệt phái
D. Từ chức
-
Câu 6:
Theo Luật cán bộ, công chức 2008, việc công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý bị hạ xuống chức vụ thấp hơn được gọi là gì?
A. Bổ nhiệm
B. Giáng chức
C. Bãi nhiệm
D. Miễn nhiệm
-
Câu 7:
Nghị định số 34/2016/ND-CP của chính phủ quy định trang trang của văn bản được đánh số như thế nào?
A. Đánh số thứ tự bằng số La Mã, cỡ chữ từ 12 đến 13
B. Đánh số thứ tự bằng số Ả Rập, cỡ chữ từ 13 - 14
C. Đánh số thứ tự bằng số La Ma, cỡ chữ từ 13 đến 14
D. Đánh số thứ tự bằng số Ả Rập, cỡ chữ từ 12 đến 13
-
Câu 8:
Theo Luật cán bộ, công chức 2008, việc cán bộ, công chức được thôi giữ chức vụ, chức danh khi chưa hết nhiệm kỳ hoặc chưa hết thời hạn bổ nhiệm được gọi là gì?
A. Bổ nhiệm
B. Giáng chức
C. Bãi nhiệm
D. Miễn nhiệm
-
Câu 9:
Nghị định số 34/2016/ND-CP của chính phủ quy định như thế nào về từ viết tắt trong văn bản?
A. Chỉ được sử dụng trong trường hợp cần thiết
B. Không được sử dụng
C. Chỉ viết tắt đối với từ ngữ thông dụng
D. Chỉ viết tắt đối với từ Tiếng Anh
-
Câu 10:
Theo Luật cán bộ, công chức 2008, việc cán bộ không được tiếp tục giữ chức vụ, chức danh khi chưa hết nhiệm kỳ được gọi là gì?
A. Bổ nhiệm
B. Giáng chức
C. Bãi nhiệm
D. Miễn nhiệm
-
Câu 11:
Nghị định số 34/2016/NĐ-CP của Chính phủ quy định tên cơ quan ban hành văn bản được trình bày như thế nào?
A. Bằng chữ in thường, cỡ chữ 13
B. Bằng chữ in hoa, cỡ chữ 13
C. Bằng chữ in thường, cỡ chữ 13
D. Bằng chữ in hoa, cỡ chữ 14
-
Câu 12:
Theo Luật cán bộ, công chức 2008, Giáng chức là gì?
A. Là việc cán bộ, công chức được thôi giữ chức vụ, chức danh khi chưa hết nhiệm kỳ hoặc chưa hết thời hạn bổ nhiệm
B. Là việc cán bộ, công chức được quyết định giữ một chức vụ lãnh đạo, quản lý hoặc một ngạch theo quy định của pháp luật
C. Là việc cán bộ không được tiếp tục giữ chức vụ, chức danh khi chưa hết nhiệm kỳ
D. Là việc công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý bị hạ xuống chức vụ thấp hơn
-
Câu 13:
Theo Nghị định 30/2020/NĐ-CP của Chính phủ ngày 5/3/2020 về công tác văn thư. Xác định phương án đúng về công tác văn thư?
A. Lập hồ sơ và nộp lưu hồ sơ, tài liệu vào Lưu trữ cơ quan
B. Quản lý và sử dụng con dấu, thiết bị lưu khóa bí mật trong công tác văn thư
C. Soạn thảo, ký ban hành văn bản; quản lý văn bản
D. Tất cả các phương án đều đúng
-
Câu 14:
Theo Nghị định 30/2020/NĐ-CP của Chính phủ ngày 5/3/2020 về công tác văn thư. Xác định phương án sai về công tác văn thư?
A. Quản lý và sử dụng con dấu, thiết bị lưu khóa bí mật trong công tác văn thư
B. Soạn thảo, ký ban hành văn bản; quản lý văn bản
C. Quản lý nhà nước về công tác văn thư
D. Lập hồ sơ và nộp lưu hồ sơ, tài liệu vào Lưu trữ cơ quan
-
Câu 15:
Theo Luật cán bộ, công chức 2008, Bổ nhiệm là gì?
A. Là việc cán bộ, công chức được thôi giữ chức vụ, chức danh khi chưa hết nhiệm kỳ hoặc chưa hết thời hạn bổ nhiệm
B. Là việc cán bộ, công chức được quyết định giữ một chức vụ lãnh đạo, quản lý hoặc một ngạch theo quy định của pháp luật
C. Là việc cán bộ không được tiếp tục giữ chức vụ, chức danh khi chưa hết nhiệm kỳ
D. Là việc công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý bị hạ xuống chức vụ thấp hơn
-
Câu 16:
Theo Nghị định 30/2020/NĐ-CP của Chính phủ ngày 5/3/2020 về công tác văn thư. Nghị định này quy định về:
A. Công tác văn thư và công tác quản lý nhà nước về văn bản hành chính điện tử
B. Công tác văn thư và quản lý nhà nước về công tác văn thư
C. Công tác văn thư và công tác quản lý nhà nước về văn bản hành chính
D. Tất cả các phương án đều đúng
-
Câu 17:
Theo Luật cán bộ, công chức năm 2008, từ "ngạch" được hiểu là:
A. Tên gọi thể hiện trình độ học vấn của công chức
B. Tên gọi thể hiện thứ bậc về năng lực và trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của công chức
C. Tên gọi thể hiện trình độ chuyên môn của công chức
D. Tên gọi thể hiện trình độ và khả năng của công chức
-
Câu 18:
Theo Nghị định 30/2020/NĐ-CP của Chính phủ ngày 5/3/2020 về công tác văn thư. Cơ quan nào căn cứ quy định của Nghị định này và các quy định của Đảng, của pháp luật có liên quan để áp dụng cho phù hợp?
A. Tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội
B. Tổ chức xã hội - nghề nghiệp
C. Tổ chức chính trị
D. Tất cả các phương án đều đúng
-
Câu 19:
Theo Luật cán bộ, công chức năm 2008, “từ chức” được định nghĩa như thế nào?
A. Là việc cán bộ, công chức được thôi giữ chức vụ, chức danh khi chưa hết nhiệm kỳ hoặc chưa hết thời hạn bổ nhiệm
B. Là việc cán bộ, công chức lãnh đạo, quản lý không được tiếp tục giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý khi chưa hết nhiệm kỳ hoặc chưa hết thời hạn bổ nhiệm
C. Là việc cán bộ không được tiếp tục giữ chức vụ, chức danh khi chưa hết nhiệm kỳ
D. Là việc cán bộ, công chức lãnh đạo, quản lý đề nghị được thôi giữ chức vụ khi chưa hết nhiệm kỳ hoặc chưa hết thời hạn bổ nhiệm
-
Câu 20:
Theo Nghị định 30/2020/NĐ-CP của Chính phủ ngày 5/3/2020 về công tác văn thư. Nghị định này áp dụng đối với?
A. Cơ quan, tổ chức nhà nước và các cơ quan đảng
B. Cơ quan, tổ chức nhà nước và tất cả doanh nghiệp
C. Cơ quan, tổ chức nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập
D. Cơ quan, tổ chức nhà nước và doanh nghiệp nhà nước
-
Câu 21:
Theo Luật cán bộ, công chức năm 2008, “miễn nhiệm” được định nghĩa như thế nào?
A. Là việc cán bộ, công chức lãnh đạo, quản lý không được tiếp tục giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý khi chưa hết nhiệm kỳ hoặc chưa hết thời hạn bổ nhiệm
B. Là việc cán bộ, công chức lãnh đạo, quản lý đề nghị được thôi giữ chức vụ khi chưa hết nhiệm kỳ hoặc chưa hết thời hạn bổ nhiệm
C. Là việc cán bộ không được tiếp tục giữ chức vụ, chức danh khi chưa hết nhiệm kỳ
D. Là việc cán bộ, công chức được thôi giữ chức vụ, chức danh khi chưa hết nhiệm kỳ hoặc chưa hết thời hạn bổ nhiệm
-
Câu 22:
Phương án nào sau đây quy định về cơ quan sử dụng CB,CC là đúng theo Luật cán bộ, công chức năm 2008?
A. Là cơ quan, đơn vị được giao thẩm quyền quản lý, phân công, bố trí, kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của cán bộ, công chức
B. Là cơ quan, tổ chức, đơn vị được giao thẩm quyền quản lý, phân công, bố trí, kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của cán bộ, công chức
C. Là cơ quan, tổ chức, đơn vị được giao thẩm quyền quản lý, bố trí, kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của cán bộ, công chức
D. Là cơ quan, tổ chức, đơn vị được giao thẩm quyền quản lý, phân công, bố trí, kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ của cán bộ, công chức
-
Câu 23:
Theo Nghị định 30/2020/NĐ-CP của Chính phủ ngày 5/3/2020 về công tác văn thư. “Bản sao y” là?
A. Bản sao chính xác phần nội dung của bản gốc hoặc phần nội dung của bản chính văn bản cần trích sao, được trình bày theo thể thức và kỹ thuật quy định
B. Bản sao đầy đủ, chính xác nội dung của bản sao y, được trình bày theo thể thức và kỹ thuật quy định
C. Bản hoàn chỉnh về nội dung, thể thức văn bản, được tạo từ bản có chữ ký trực tiếp của người có thẩm quyền
D. Bản sao đầy đủ, chính xác nội dung của bản gốc hoặc bản chính văn bản, được trình bày theo thể thức và kỹ thuật quy định
-
Câu 24:
Theo Luật cán bộ, công chức năm 2008, “vị trí việc làm” là:
A. Việc cán bộ, công chức lãnh đạo, quản lý được cử hoặc bổ nhiệm giữ một chức danh lãnh đạo, quản lý khác trong một thời hạn nhất định để tiếp tục được đào tạo, bồi dưỡng và rèn luyện theo yêu cầu nhiệm vụ
B. Việc cán bộ, công chức được quyết định giữ một chức vụ lãnh đạo, quản lý hoặc một ngạch theo quy định của pháp luật
C. Công việc gắn với chức danh, chức vụ, cơ cấu và ngạch công chức để xác định biên chế và bố trí công chức trong cơ quan, tổ chức, đơn vị
D. Tên gọi thể hiện thứ bậc về năng lực và trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của công chức
-
Câu 25:
Theo Luật cán bộ, công chức năm 2008, nội dung nào không phải là nguyên tắc quản lý cán bộ, công chức?
A. Bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân
B. Kết hợp giữa tiêu chuẩn chức danh, vị trí việc làm và chỉ tiêu biên chế
C. Bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của nhà nước
D. Thực hiện bình đẳng giới
-
Câu 26:
Theo Nghị định 30/2020/NĐ-CP của Chính phủ ngày 5/3/2020 về công tác văn thư. “Văn bản chuyên ngành” là:
A. Thông tin thành văn được truyền đạt bằng ngôn ngữ hoặc ký hiệu, hình thành trong hoạt động của các cơ quan, tổ chức và được trình bày đúng thể thức, kỹ thuật theo quy định.
B. Văn bản hình thành trong quá trình chỉ đạo, điều hành, giải quyết công việc của các cơ quan, tổ chức.
C. Văn bản dưới dạng thông điệp dữ liệu được tạo lập hoặc được số hóa từ văn bản giấy và trình bày đúng thể thức, kỹ thuật, định dạng theo quy định.
D. Văn bản hình thành trong quá trình thực hiện hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ của một ngành, lĩnh vực do người đứng đầu cơ quan quản lý ngành, lĩnh vực quy định.
-
Câu 27:
Đâu là nguyên tắc quản lý cán bộ, công chức quy định tại Luật cán bộ, công chức năm 2008?
A. Bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, sự quản lý của Nhà nước
B. Đảm bảo sự kết hợp giữa con người và chức danh, vị trí việc làm
C. Đảm bảo sự công bằng, dân chủ
D. Đảm bảo nguyên tắc tập trung dân chủ
-
Câu 28:
Theo Nghị định 30/2020/NĐ-CP của Chính phủ ngày 5/3/2020 về công tác văn thư. “Hồ sơ” là?
A. Hệ thống thông tin được xây dựng với chức năng chính để thực hiện việc tin học hóa công tác soạn thảo, ban hành văn bản; quản lý văn bản; lập hồ sơ và nộp lưu hồ sơ, tài liệu vào Lưu trữ cơ quan trên môi trường mạng (sau đây gọi chung là Hệ thống).
B. Bảng kê có hệ thống những hồ sơ dự kiến được lập trong năm của cơ quan, tổ chức.
C. Việc tập hợp, sắp xếp văn bản, tài liệu hình thành trong quá trình theo dõi, giải quyết công việc của cơ quan, tổ chức, cá nhân theo những nguyên tắc và phương pháp nhất định.
D. Tập hợp các văn bản, tài liệu có liên quan với nhau về một vấn đề, một sự việc, một đối tượng cụ thể hoặc có đặc điểm chung, hình thành trong quá trình theo dõi, giải quyết công việc thuộc phạm vi, chức năng, nhiệm vụ của cơ quan, tổ chức, cá nhân.
-
Câu 29:
Theo Luật cán bộ, công chức 2008, có bao nhiêu nguyên tắc quản lý cán bộ, công chức?
A. 5
B. 4
C. 3
D. 2
-
Câu 30:
Theo Nghị định 30/2020/NĐ-CP của Chính phủ ngày 5/3/2020 về công tác văn thư. “Văn bản” là:
A. Thông tin thành văn được truyền đạt bằng ngôn ngữ hoặc ký hiệu, hình thành trong hoạt động của các cơ quan, tổ chức và được trình bày đúng thể thức, kỹ thuật theo quy định.
B. Văn bản dưới dạng thông điệp dữ liệu được tạo lập hoặc được số hóa từ văn bản giấy và trình bày đúng thể thức, kỹ thuật, định dạng theo quy định.
C. Văn bản hình thành trong quá trình chỉ đạo, điều hành, giải quyết công việc của các cơ quan, tổ chức.
D. Văn bản hình thành trong quá trình thực hiện hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ của một ngành, lĩnh vực do người đứng đầu cơ quan quản lý ngành, lĩnh vực quy định.