1700+ câu trắc nghiệm môn Kiến thức chung ôn thi viên chức, công chức
Tổng hợp 1700+ câu trắc nghiệm "Kiến thức chung ôn thi công chức" có đáp án nhằm giúp bạn ôn tập và luyện thi viên chức 2020 đạt kết quả cao. Để ôn tập hiệu quả các bạn có thể ôn theo từng phần trong bộ câu hỏi này bằng cách trả lời các câu hỏi và xem lại đáp án và lời giải chi tiết. Sau đó các bạn hãy chọn mục "Thi thử" để hệ thống lại kiến thức đã ôn. Chúc các bạn thành công với bộ đề "Cực Kì Giá Trị" này nhé.
Chọn hình thức trắc nghiệm (30 câu/30 phút)
Chọn phần
-
Câu 1:
Nhiệm vụ, quyền hạn của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân (UBND) là:
A. Triệu tập và chủ toạ các phiên họp của UBND cùng cấp
B. Đình chỉ việc thi hành Nghị quyết sai trái của HĐND cùng cấp
C. Tổ chức kinh doanh ở địa phương
D. Hàng năm báo cáo cho Thủ tướng chính phủ về tình hình kinih tế - xã hội ở địa phương
-
Câu 2:
Quyết định quản lý hành chính nhà nước gồm:
A. Luật dân sự, Luật đất đai
B. Bản án của Hội đồng xét xử
C. Quyết định của tổ chức, xã hội
D. Chỉ thị, Quyết định của Chủ tịch UBND
-
Câu 3:
Theo Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2008, Chủ tịch nước có thẩm quyền ban hành các văn bản nào dưới đây?
A. Quyết định, Chỉ thị
B. Lệnh, Quyết định
C. Lệnh, Quyết định, Chỉ thị
D. Quyết định, Thông báo.
-
Câu 4:
Nội dung nào dưới đây là quan điểm cơ bản của việc xây dựng và thực hiện chính sách xã hội ở nước ta?
A. Quan điểm bình quân
B. Quan điểm vì người nghèo
C. Quan điểm phát triển
D. Quan điểm vì người giàu
-
Câu 5:
Nội dung nào dưới đây là nội dung cải cách nền hành chính nhà nước giaiđoạn 2001 – 2010?
A. Cải cách nền kinh tế thị trường định hướng XHCN
B. Cải cách thể chế
C. Cải cách tiền lương cán bộ, công chức
D. Cải cách hệ thống giáo dục
-
Câu 6:
Nội dung nào dưới đây không nằm trong cơ cấu tài chính công ở nước ta?
A. Ngân sách Nhà nước ( Trung ương và địa phương)
B. Tài chính các cơ quan hành chính nhà nước
C. Vốn của các doanh nghiệp tư
D. Tài chính của các đơn vị nhà nước cung cấp dịch vụ công ( các đơn vị sự nghiệp của nhà nước, tài chính phục vụ hoạt động công ích do Nhà nước tài trợ)
-
Câu 7:
Theo Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2008, Chính phủ có thẩm quyền ban hành văn bản nào dưới đây?
A. Nghị định
B. Thông tư
C. Nghị định, quyết định
D. Nghị định, Chỉ thị
-
Câu 8:
Hội đồng nhân dân ( HĐND) có thẩm quyền ban hành văn bản sau:
A. Nghị quyết, Quyết định
B. Quyết định, Chỉ thị
C. Nghị quyết, Chỉ thị
D. Nghị quyết
-
Câu 9:
Một trong những đặc điểm của quản lý tài chính công ở nước ta là:
A. Đáp ứng các nhu cầu chi tiêu nhằm thực hiện các chức năng vốn có của Nhà nước
B. Quản lý tài chính công là một loại quản lý hành chính Nhà nước
C. Quản lý tài chính công được thực hiện bởi một hệ thống các cơ quan Nhà nước và tuân thủ những quy phạm pháp luật của Nhà nước
D. Quản lý tài chính công là một phương thức quan trọng trong việc điều tiết các nguồn lực tài chính nhằm thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của nhà nước đối với xã hội
-
Câu 10:
Nội dung nào dưới đây là vai trò chủ yếu của tài chính công của nước ta?
A. Bộ máy quản lý nhà nước phải vững vàng hơn, cán bộ, công chức vững vàng hơn về lập trường, về pháp luật, về chuyên môn, nghiệp vụ
B. Huy động các nguồn tài chính bảo đảm duy trì sự tồn tại và hoạt động của bộ máy Nhà nước
C. Giải quyết hài hoà quan hệ lợi ích nhà nước, lợi ích tập thể và lợi ích người lao động theo hướng quan tâm đến lợi ích vật chất đạt được
D. Đảm bảo cho nền kinh tế không bị khủng hoảng
-
Câu 11:
Nghĩa vụ của cán bộ, công chức khi thi hành công vụ là:
A. Giải quyết công việc theo yêu cầu của dân
B. Liên hệ chặt chẽ với nhân dân, lắng nghe ý kiến và chịu sự giám sát của nhân dân
C. Cán bộ, công chức lãnh đạo không chịu trách nhiệm về công vụ của cán bộ, công chức thuộc quyền
D. Chịu trách nhiệm về hậu quả của việc thi hành quyết định của cấp trên khi quyết định này được phát hiện là trái pháp luật và đã có báo cáo
-
Câu 12:
Nhiệm vụ, quyền hạn của Chủ tịch UBND huyện là:
A. Đình chỉ việc thi hành nghị quyết sai trái của HĐND cùng cấp
B. Quyết định về tổ chức và biên chế của các cơ quan chính quyền địa phương
C. Lãnh đạo công tác của UBND, các thành viên UBND và các cơ quan chuyên môn thuộc UBND
D. Hàng năm báo cáo cho Thủ tướng Chính phủ về tình hình kinh tế - xã hội ở địa phương
-
Câu 13:
Trong nội dung đổi mới, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức của chương trình tổng thể cải cách hành chính Nhà nước giai đoạn 2001 – 2010 có nội dung nào dưới đây?
A. Cải cách tiền lương và các chế độ, chính sách đãi ngộ
B. Điều chỉnh cơ cấu, tổ chức bộ máy của các cơ quan trong nền hành chính Nhà nước
C. Cải cách thể chế hành chính Nhà nước về quản lý văn hoá
D. Đổi mới phương pháp làm việc của hệ thống chính trị.
-
Câu 14:
Văn bản pháp quy nào dưới đây người có thẩm quyền không phải ký thay mặt ( TM) thủ trưởng cơ quan?
A. Nghị quyết
B. Nghị định
C. Chỉ thị
D. Quy chế
-
Câu 15:
Vai trò của chính sách xã hội đối với sự phát triển đất nước được thể hiện ở một trong những khía cạnh nào sau đây?
A. Là công cụ hữu hiệu của Đảng và Nhà nước để phát triển theo định hướng XHCN ở nước ta
B. Nâng cao vị trí, vai trò của cán bộ, công chức
C. Phát triển đội ngũ chuyên gia pháp lý
D. Hoạch định chính sách về bảo vệ môi trường thiên nhiên, phát triển rừng
-
Câu 16:
Một trong những quyền của cán bộ, công chức được quy định trong Pháp lệnh cán bộ, công chức (sửa đổi, bổ sung năm 2003) là:
A. Được thành lập hoặc tham gia quản lý, điều hành các doanh nghiệp tư nhân, công ty cổ phần
B. Được tham gia vào Hội đồng quản trị của khu vực kinh tế tư nhân
C. Được miễn nghĩa vụ quân sự trong độ tuổi nghĩa vụ quân sự
D. Được hưởng chế độ hưu trí, thôi việc
-
Câu 17:
Nội dung nào dưới đây không phải là nội dung cải cách hành chính nhà nước ta giai đoạn 2001 – 2010 về Đổi mới, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức?
A. Đối với công tác quản lý cán bộ
B. Cải cách tiền lương và chế độ, chính sách đãi ngộ
C. iều chỉnh chức năng nhiệm vụ của Chính phủ, các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và chính quyền địa phương các cấp cho phù hợp với yêu cầu quản lý nhà nước trong tình hình mới
D. Nâng cao tinh thần trách nhiệm và đạo đức cán bộ, công chức
-
Câu 18:
Nội dung nào dưới đây không phải là giải pháp về công bằng xã hội ở nước ta?
A. Thực hiện sự thống nhất lãnh đạo của Đảng
B. Xóa bỏ sự độc quyền, lũng đoạn trong hoạt động kinh tế, bảo đảm cho mọi người bình đẳng về quyền kinh doanh và làm nghĩa vụ đối với nhà nước và xã hội
C. Huy động các nguồn lực trong nhân dân, xã hội hóa nhiệm vụ đền ơn đáp nghĩa, xây dựng chương trình xóa đói, giảm nghèo
D. Triển khai đồng bộ các biện pháp chống tham nhũng, sử dụng có hiệu quả, viện trợ nhân đạo và phát triển
-
Câu 19:
Nghĩa vụ của cán bộ, công chức khi thi hành công vụ là:
A. Giải quyết công việc theo yêu cầu của dân
B. Liên hệ chặt chẽ với nhân dân, lắng nghe ý kiến và chịu sự giám sát của nhân dân
C. Cán bộ, công chức lãnh đạo không chịu trách nhiệm về công vụ của cán bộ, công chức thuộc quyền
D. Chịu trách nhiệm về hậu quả của việc thi hành quyết định của cấp trên khi quyết định này được phát hiện là trái pháp luật và đã có báo cáo.
-
Câu 20:
Chủ tịch nước được ban hành loại văn bản quy phạm pháp luật nào dưới đây?
A. Quyết định, Chỉ thị
B. Lệnh, Quyết định
C. Lệnh, Nghị quyết
D. Nghị quyết, Chỉ thị
-
Câu 21:
Nhiệm vụ, quyền hạn của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân ( UBND) huyện là:
A. Lãnh đạo công tác của UBND, các thành viên UBND và các cơ quan chuyên môn thuộc UBND
B. Đình chỉ việc thi hành Nghị quyết sai trái của HĐND cùng cấp
C. Quyết định về tổ chức và biên chế của các cơ quan chính quyền địa phương
D. Hàng năm báo cáo cho Thủ tướng Chính phủ về tình hình kinh tế - xã hội ở địa phương
-
Câu 22:
Quyết định quản lý hành chính nhà nước có đặc điểm nào dưới đây:
A. Quyết định quản lý hành chính nhà nước được ban hành để sửa đổi những quy phạm pháp luật hành chính hiện hành
B. Quyết định quản lý hành chính nhà nước mang tính dưới Luật, nó được ban hành trên cơ sở và để thực hiện Luật, các văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên
C. Quyết định quản lý hành chính Nhà nước được ban hành để thay đổi phạm vi hiệu lực của quy phạm pháp luật hành chính về thời gian, không gian và đối tượng thi hành
D. Quyết định quản lý hành chính nhà nước được ban hành để cụ thể hóa các quy phạm pháp luật trong các luật do cơ quan quyền lực nhà nước tối cao ban hành, hoặc các cơ quan nhà nước cấp trên ban hành
-
Câu 23:
Nguyên tắc nào dưới đây không phải là nguyên tắc áp dụng văn bản quản lý hành chính Nhà nước.
A. Văn bản được áp dụng từ thời điểm có hiệu lực
B. Văn bản được áp dụng từ ngày đăng công báo
C. Trong trường hợp các văn bản có quy định, quyết định khác nhau về cùng một vấn đề thì áp dụng văn bản có hiệu lực pháp lý cao hơn
D. Trong trường hợp các văn bản do một cơ quan ban hành có quy định khác nhau về cùng một vấn đề thì áp dụng quy định, quyết định của văn bản được ban hành sau.
-
Câu 24:
Uỷ ban nhân dân (UBND) có nhiệm vụ, quyền hạn nào dưới đây?
A. Giữ liên hệ và phối hợp công tác với Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt nam cùng cấp
B. Bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn xã hội, thực hiện nhiệm vụ xây dựng lực lượng vũ trang và xây dựng quốc phòng toàn dân
C. Đôn đốc, kiểm tra UBND cùng các cơ quan nhà nước khác ở địa phương
D. Tiếp dân, đôn đốc kiểm tra và xem xét tình hình giải quyết kiến nghị, khiếu nại, tố cáo của công dân.
-
Câu 25:
Đặc điểm nào dưới đây là đặc điểm đặc thù của nhà nước pháp quyền Việt Nam?
A. Xây dựng nền hành chính nhà nước dân chủ, trong sạch,vững mạnh, từng bước hiện đại hóa
B. Kiện toàn tổ chức, đổi mới phương thức và nâng cao hiệu quả hoạt động của Quốc hội
C. Nhà nước pháp quyền Việt Nam được xây dựng trên nền tảng khối liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và tầng lớp trí thức
D. Thực hiện tinh giản biên chế trong cơ quan Nhà nước
-
Câu 26:
Theo Nghị định số 48/2013/NĐ-CP ngày 14/5/2013 của Chính phủ, việc đánh giá tác động của thủ tục hành chính được thực hiện theọ biểu mẫu do cơ quan nào ban hành?
A. Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành
B. Bộ Tư pháp ban hành
C. Văn phòng Chính phủ ban hành
D. Bộ trường, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ ban hành
-
Câu 27:
Theo Nghị quyết số 19-2017/NQ-CP ngày 06/02/2016 của Chính phủ, Bộ nào được giao làm đầu mối theo dõi việc cải thiện các chỉ số về môi trường kinh doanh, năng lực cạnh tranh quốc gia?
A. Bộ Tài chính
B. Bộ Khoa học và Công nghệ
C. Bộ Kế hoạch và Đầu tư
D. Bộ Công thương
-
Câu 28:
Nhiệm vụ cụ thể của Đề án đơn giản hóa chế độ báo cáo trong hoạt động của các cơ quan hành chính nhà nước theo Quyết định sổ 559/QĐ-TTg ngày 24/4/2017 của Thủ tướng Chính phủ:
A. Hệ thống hóa, rà soát, đơn giản hóa chế độ báo cáo
B. Xây dựng Luật quy định về chế độ báo cáo trong các cơ quan hành chính nhà nước
C. Kiện toàn Hệ thống thông tin báo cáo quốc gia
D. Xây dựng cơ sở dữ liệu về báo cáo
-
Câu 29:
Theo Quyết định số 225/QĐ-TTG ngày 04/02/2016 của Thủ tướng Chính phủ, việc triển khai xác định và công bố Chỉ số cải cách hành chính hàng năm thuộc nhóm nhiệm vụ nào của công tác cải cách hành chính giai đoạn 2016-2020?
A. Cải cách tổ chức bộ máy hành chính nhà nước
B. Hiện đại hóa nền hành chính
C. Cải cách thủ tục hành chính
D. Công tác chỉ đạo, điều hành cải cách hành chính
-
Câu 30:
Theo Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2011-2020, việc công bố danh mục các dịch vụ hành chính công trên Mạng thông tin điện tử hành chính của Chính phủ trên Internet thuộc nhóm nhiệm vụ nào?
A. Cải cách thủ tục hành chính
B. Cải cách thể chế
C. Hiện đại hóa nền hành chính nhà nước
D. Xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức