350+ câu hỏi trắc nghiệm thi thăng hạng giáo viên THCS và THPT
Tổng hợp 350+ câu trắc nghiệm "Ôn thi thăng hạng giáo viên THCS và THPT" có đáp án nhằm giúp bạn ôn tập và luyện thi viên chức 2020 đạt kết quả cao. Để ôn tập hiệu quả các bạn có thể ôn theo từng phần trong bộ câu hỏi này bằng cách trả lời các câu hỏi và xem lại đáp án và lời giải chi tiết. Sau đó các bạn hãy chọn mục "Tạo đề ngẫu nhiên" để hệ thống lại kiến thức đã ôn. Chúc các bạn thành công!
Chọn hình thức trắc nghiệm (25 câu/30 phút)
Chọn phần
-
Câu 1:
Khi tư vấn viên đã có tương đối đầy đủ thông tin nhưng chưa nắm bắt được trọng tâm của vấn đề thì sẽ sử dụng câu hỏi nào?
A. Câu hỏi mở
B. Câu hỏi đóng
C. Câu hỏi thăm dò
D. Tất cả các ý trên
-
Câu 2:
Khi đến gặp tư vấn viên, người được tư vấn thường có nhu cầu:
A. Cảm thông
B. Chia sẻ
C. Bộc lộ bản thân
D. Cảm thông và chia sẻ
-
Câu 3:
Khi làm tư vấn hướng nghiệp, tư vấn viên nên thực hiện theo:
A. 2 bước
B. 3 bước
C. 4 bước
D. 5 bước
-
Câu 4:
Trong trường hợp mà tư vấn viên nhân thấy cuộc trò chuyện trở nên bế tắc như đi vào ngõ cụt hoặc thiếu sự hợp tác của người được tư vấn thì nên dung kĩ năng:
A. Kĩ năng phản hồi cảm xúc
B. Kĩ năng đối mặt
C. Kĩ năng tập trung
D. Tất cả các kĩ năng trên
-
Câu 5:
Kĩ năng được áp dụng trong trường hợp người được tư vấn có nhiều vấn đề cần làm rõ và giải quyết trước khi đưa ra quyết định chọn hướng hoặc chọn ngành nghề, đó là:
A. Kĩ năng tập trung
B. Kĩ năng đối mặt
C. Kĩ năng phản hồi ý tưởng
D. Kĩ năng phản hồi cảm xúc
-
Câu 6:
Liệu pháp tư vấn hướng nghiệp là thuật ngữ dùng để chỉ phương pháp mà các tư vấn viên dùng để gúp người được tư vấn:
A. Tìm ra giải pháp cho vấn đề của họ
B. Tìm ra giải pháp và giải quyết nó
C. Giải quyết những vấn đề
D. Tìm ra nguyên nhân
-
Câu 7:
Liệu pháp kể chuyện là liệu pháp sử dụng phương pháp kể chuyện với mục đích giúp người được tư vấn….
A. Tự dẫn dắt
B. Tự dẫn dắt và tạo nên câu chuyện nghề nghiệp cho bản thân
C. Tạo nên câu chuyện nghề nghiệp cho bản thân
D. Định hướng nghề nghiệp
-
Câu 8:
Cảm giác mình đã là người lớn ở thiếu niên được thể hiện rất phong phú về …
A. Nội dung
B. Hình thức
C. Nội dung và hình thức
D. Tính cách
-
Câu 9:
Đặc điểm của sự phát triển trí tuệ của học sinh THCS?
A. Sự phát triển của tri giác; Sự phát triển của chú ý
B. Sự phát triền của trí nhớ: Sự phát triển của tư duy
C. Sự phát triển tưởng tượng
D. Tất cả các ý trên
-
Câu 10:
tuổi thiếu niên, trong tâm lí học sinh xuất hiện cảm giác rất độc đáo:
A. Cảm giác mình vẫn còn trẻ con
B. Cảm giác mình đã là người lớn
C. Cảm giác mình không cần đến bố mẹ
D. Cảm giác mình chỉ cần bạn bè
-
Câu 11:
Học sinh THCS mong muốn người lớn…
A. Tôn trọng nhân cách, phẩm giá
B. Tin tưởng
C. Mở rộng tính độc lập của các em
D. Tất cả các ý trên
-
Câu 12:
Những nguyên nhân khiến thiếu niên có cảm giác về sự trưởng thành của bản thân?
A. Sự phát triển về cơ thể và sức lực
B. Tầm hiểu biết, kĩ năng, kĩ xảo được mở rộng
C. Tự lập và tham gia nhiều hơn vào cuộc sống xã hội..
D. Tất cả các ý trên
-
Câu 13:
Trong quan hệ với thiếu niên, người lớn cần?
A. Mong muốn và biết cách tôn trọng tính độc lập và quyền bình đng của thiếu niên
B. Xây dựng quan hệ với thiếu niên trên cơ sở tôn trọng, giúp đỡ lẫn nhau
C. Gương mẫu, khéo léo, tế nhị khi tiếp xúc với thiếu niên
D. Tất cả các ý trên
-
Câu 14:
Hoạt động của những người có chuyên môn nhằm trợ giúp học sinh, cha mẹ hoc sinh và nhà trường để giải quyết những khó khăn của học sinh liên quan đến học đường được gọi là?
A. Tư vấn học đường
B. Tư vấn tâm lí
C. Tư vấn định hướng nghề nghiệp
D. Tư vấn hướng nghiệp
-
Câu 15:
Tư vấn học đường THCS có mấy vai trò?
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
-
Câu 16:
Tư vấn học đường THCS có mấy nội dung?
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
-
Câu 17:
Tư vấn học đường có mấy phương pháp?
A. 2
B. 3
C. 4
D. 5
-
Câu 18:
Tư vấn viên giỏi là?
A. Có khả năng lắng nghe câu chuyện và cảm xúc của người được tư vấn
B. Không cố gắng giải quyết vấn đề của người được tư vấn
C. Sử dụng kiến thức chuyên môn của mình để hướng dẫn người được tư vấn tìm ra được các giải pháp của bản thân
D. Tất cả các ý trên
-
Câu 19:
Hành vi quan tâm là kĩ năng…… trong các kĩ năng mà một tư vấn viên cần phải có:
A. Đầu tiên
B. Cuối cùng
C. Đầu tiên và quan trọng nhất
D. Cuối cùng và quan trọng nhất
-
Câu 20:
Tư vấn viên nên:
A. Ngồi tương tự như cách ngồi của người được tư vấn
B. Ngồi với dáng vẻ thoái mái, nhẹ nhàng tạo cho người đối diện cảm giác gần gũi, sẵng sàng đón nhận, chia sẻ
C. Thường xuyên bộc lộ sự thân thiện qua nụ cười, sự quan tâm qua ánh mắt
D. Tất cả các ý trên
-
Câu 21:
Tư vấn viên tuyệt đối tránh:
A. Khoanh tay trước ngực
B. Nhìn người được tư vấn với thái độ thờ ơ, lạnh lùng
C. Làm những việc khác khi đang tư vấn
D. Tất cả các ý trên
-
Câu 22:
Người được tư vấn luôn trong tư thế dừng chia sẻ nếu họ có cảm giác:
A. Đang bị đáng giá
B. Cảm nhận được sự thiếu cảm thông
C. Không chú ý lắng nghe từ các tư vấn viên
D. Tất cả các ý trên
-
Câu 23:
Kĩ năng đối mặt là kĩ năng rất quan trọng trong các trường hợp người được tư vấn có vấn đề về:
A. Tâm lí hay mâu thuẫn gia đình
B. Tâm lí hay mâu thuẫn cá nhân
C. Tâm lí hay mâu thuẫn kinh tế
D. Tâm lí hay mâu thuẫn học đường
-
Câu 24:
Điểm khác biệt giữa dạy học ngày nay và dạy học của nhiều năm về trước là:
A. Việc học vẫn diễn ra trong môi trường học đường
B. Người học vẫn học cùng với nội dung học vấn phổ thông
C. Phần lớn lĩnh vực học tập của người học ngày nay được tiếp thu từ thời kì trước
D. Phần lớn lĩnh vực học tập của người học ngày nay được tiếp thu từ thời kì trước
-
Câu 25:
Điểm tương đồng giữa dạy học ngày nay và dạy học nhiều năm về trước là:
A. Ngoài môi trường học đường, người học còn trải nghiệm cuộc sống
B. Ngoài nội dung học vấn phổ thông người học được trang bị kĩ năng, năng lực cá nhân, năng lực xã hội
C. Sự xuất hiện và không ngừng cải tiến của công nghệ tác động mạnh mẽ đến cách học
D. Việc học vẫn diễn ra trong môi trường học đường