350+ câu hỏi trắc nghiệm thi thăng hạng giáo viên THCS và THPT
Tổng hợp 350+ câu trắc nghiệm "Ôn thi thăng hạng giáo viên THCS và THPT" có đáp án nhằm giúp bạn ôn tập và luyện thi viên chức 2020 đạt kết quả cao. Để ôn tập hiệu quả các bạn có thể ôn theo từng phần trong bộ câu hỏi này bằng cách trả lời các câu hỏi và xem lại đáp án và lời giải chi tiết. Sau đó các bạn hãy chọn mục "Tạo đề ngẫu nhiên" để hệ thống lại kiến thức đã ôn. Chúc các bạn thành công!
Chọn hình thức trắc nghiệm (25 câu/30 phút)
Chọn phần
-
Câu 1:
Tổ chuyên môn xây dựng môi trường nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng tại trường THCS cần
A. Tìm hiểu hiện trạng, đưa ra các giải pháp thay thế, xác định vấn đề nghiên cứu, xây dựng giả thiết nghiên cứu, lựa chọn thiết kế nghiên cứu
B. Tìm hiểu hiện trạng, đưa ra các giải pháp thay thế, xác định vấn đề nghiên cứu, xây dựng giả thiết nghiên cứu, lựa chọn công cụ nghiên cứu
C. Tìm hiểu hiện trạng, đưa ra các giải pháp thay thế, xác định vấn đề nghiên cứu, xây dựng giả thiết nghiên cứu, thu thập dữ liệu nghiên cứu
D. Tìm hiểu hiện trạng, đưa ra các giải pháp thay thế, xác định vấn đề nghiên cứu, xây dựng giả thiết nghiên cứu, đánh giá thiết kế nghiên cứu
-
Câu 2:
Để giúp giáo viên xác định được vấn đề nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng, giáo viên cần có:
A. Kinh nghiệm sống và trình độ chuyên môn vững vàng
B. Liên hệ với thực tế giảng dạy và đưa ra giải pháp thay thế cho tình huống hiện tại
C. Nắm bắt những tình huống của thực tiễn đời sống
D. Trình độ chuyên môn vững vàng và liên hệ với thực tiễn
-
Câu 3:
Những nghiên cứu có giá trị thường đóng góp thông tin mới, dũ liệu mới. Cái mới trong nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng là:
A. Mới về ý tưởng, về cách tiếp cận, về phương pháp, về kết quả, về cách diễn giải, bình luận
B. Mới về ý tưởng, về cách tiếp cận, về kết quả, về cách diễn giải, phân tích, bình luận
C. Mới về ý tưởng, về cách tiếp cận, về phương pháp, về cách diễn giải, phân tích, bình luận
D. Mới về ý tưởng, về cách tiếp cận, về phương pháp, về đề tài, về cách diễn giải, bình luận
-
Câu 4:
Một đề tài nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng tốt là đề tài:
A. Có tính khả thi, vấn đề nghiên cứu thú vị, đáp ứng các tiêu chuẩn đạo đức, các kết quả nghiên cứu có ảnh hưởng đến hoạt động giáo dục và dạy học trong nhà trường
B. Có tính khả thi, nghiên cứu chứa đựng yếu tố mới, đáp ứng các tiêu chuẩn đạo đức, các kết quả nghiên cứu có ảnh hưởng đến hoạt động giáo dục và dạy học trong nhà trường
C. Có tính khả thi, vấn đề nghiên cứu thú vị, chứa đựng yếu tố mới, đáp ứng các tiêu chuẩn đạo đức, các kết quả nghiên cứu có ảnh hưởng đến hoạt động giáo dục và dạy học
D. Có chứa đựng yếu tố mới, nghiên cứu có tính khả thi, vấn đề nghiên cứu thú vị, các kết quả nghiên cứu có ảnh hưởng đến hoạt động giáo dục và dạy học trong nhà trường
-
Câu 5:
Tiêu chuẩn nào không đúng khi đánh giá một nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng?
A. Mục đích, mục tiêu nghiên cứu rõ ràng
B. Thiết kế nghiên cứu được hoạch định một cách tương đối
C. Đảm bảo tiêu chuẩn đạo đức nghiên cứu.
D. Các kết luận được chứng minh
-
Câu 6:
Trước một vấn đề nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng, người nghiên cứu sẽ đưa ra các giải pháp thay thế cho giải pháp đang sử dụng. Những nguồn giải pháp nào dưới đây không thể sử dụng?
A. Giải pháp do chính do chính người nghiên cứu nghĩ ra
B. Điều chỉnh giải pháp từ các mô hình khác cho phù hợp với vấn đề nghiên cứu
C. Các ví dụ về giải pháp đã được triển khai thành công tại nới khác
D. Sử dụng lại giải pháp người khác đã dùng
-
Câu 7:
Trước một vấn đề nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng, người nghiên cứu cần tìm hiểu lịch sử nghiên cứu với các yếu tố cần là:
A. Nội dung bàn luận các vấn đề tương tự; Cách thực hiện giải pháp cho vấn đề; Bối cảnh thực hiện giải pháp; Các số liệu và dữ liệu liên quan; Hạn chế của giải pháp
B. Nội dung bàn luận các vấn đề tương tự; Bối cảnh thực hiện giải pháp; Cách đánh giá hiệu quả của giải pháp; Các số liệu và dữ liệu liên quan; Hạn chế của giải pháp
C. Nội dung bàn luận các vấn đề tương tự; Cách thực hiện giải pháp cho vấn đề; Bối cảnh thực hiện giải pháp; Cách đánh giá hiệu quả của giải pháp; Các số liệu và dữ liệu liên quan; Hạn chế của giải pháp
D. Nội dung bàn luận các vấn đề tương tự; Cách thực hiện giải pháp cho vấn đề; Cách đánh giá hiệu quả của giải pháp; Các số liệu và dữ liệu liên quan; Hạn chế của giải pháp
-
Câu 8:
Đánh giá kết quả nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng không bao gồm nội dung sau:
A. Đánh giá bằng phương pháp chuyên gia
B. Đánh giá bằng phương pháp hội đồng
C. Đánh giá bằng phương pháp kết hợp chuyên gia với hội đồng
D. Đánh giá bằng hình thức khảo sát
-
Câu 9:
Trong quá trình quản lí hoạt động nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng, tổ chuyên môn cần:
A. Khuyến khích, tạo điều kiện để giáo viên tự học, áp dụng nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng vào hoạt động giảng dạy và giáo dục thực tiễn, đồng thời nhân rộng các mô hình.
B. Khuyến khích, tạo điều kiện để giáo viên tự học, áp dụng nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng vào hoạt động giảng dạy, đồng thời nhân rộng các mô hình
C. Khuyến khích, tạo điều kiện để giáo viên tự học, áp dụng nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng vào thực tiễn, đồng thời nhân rộng các mô hình
D. Khuyến khích, áp dụng nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng vào hoạt động giảng dạy và giáo dục thực tiễn, đồng thời nhân rộng các mô hình
-
Câu 10:
Sinh hoạt tổ chuyên môn:
A. Là hoạt động thường xuyên trong nhà trường, là dịp để giáo viên trao đổi chuyên môn nhằm góp phần nâng cao chất lượng dạy - học
B. Không phải là hoạt động thường xuyên trong nhà trường, là dịp để giáo viên trao đổi chuyên môn nhằm góp phần nâng cao chất lượng dạy - học
C. Là hoạt động định kì mỗi tháng một lần, là dịp để giáo viên trao đổi chuyên môn nhằm góp phần nâng cao chất lượng dạy - học
D. Là hoạt động thường xuyên trong nhà trường, là dịp để giáo viên chỉ trích lẫn nhau, không trao đổi chuyên môn
-
Câu 11:
Mục đích của sinh hoạt chuyển môn nhằm làm gì?
A. Mục đích của sinh hoạt chuyên môn là nhằm cập nhật thông báo, văn bản chỉ đạo, đồng thời bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho giáo viên, giúp giáo viên chủ động lựa chọn nội dung, phương pháp dạy học cho phù hợp với từng đối tượng học sinh của mình
B. Mục đích của sinh hoạt chuyên môn là nhằm cập nhật thông báo, văn bản chỉ đạo, đồng thời bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho giáo viên, giúp giáo viên chủ động lựa chọn nội dung, phương pháp dạy học cho phù hợp chuẩn kiến thức - kỹ năng
C. Mục đích của sinh hoạt chuyên môn là nhằm cập nhật thông báo, văn bản chỉ đạo, không nhằm bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho giáo viên, giúp giáo viên chủ động lựa chọn nội dung, phương pháp dạy học cho phù hợp với từng đối tượng học sinh của mình
D. Mục đích của sinh hoạt chuyên môn là nhằm bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho giáo viên, giúp giáo viên chủ động lựa chọn nội dung, phương pháp dạy học cho phù hợp với từng đối tượng học sinh của mình. Không cần cập nhật thông báo, không cần nắm các văn bản chỉ đạo
-
Câu 12:
Hãy chọn câu đúng về vai trò của tổ chuyên môn?
A. Tổ chuyên môn là đầu mối mà Hiệu trưởng dựa vào đó để quản lí các hoạt động của tổ, cơ bản là hoạt động dạy của giáo viên
B. Tổ chuyên môn không phải là đầu mối mà Hiệu trưởng dựa vào đó để quản lí các hoạt động của tổ, cơ bản là hoạt động dạy của giáo viên
C. Tổ chuyên môn là đầu mối mà Hiệu trưởng dựa vào đó để quản lí các hoạt động của tổ, nhưng không quản lí hoạt động dạy của giáo viên
D. Tổ chuyên môn là đầu mối mà Hiệu trưởng dựa vào đó để quản lí hoạt động dạy của giáo viên. Không phải là đầu mối để Hiệu trưởng quản lí các hoạt động của tổ
-
Câu 13:
Hãy chọn câu đúng về vai trò của tổ chuyên môn?
A. Trao đổi kinh nghiệm tổ chức các hoạt động phát huy vai trò chủ động tích cực của HS
B. Không phải trao đổi kinh nghiệm đánh giá quá trình và kết quả học tập của HS
C. Cập nhật các thông báo, các đánh giá quá trình và kết quả học tập của HS
D. Nội dung sinh hoạt chuyên môn chỉ mang tính định hướng, không cần cụ thể, không cần thiết thực
-
Câu 14:
Tổ chuyên môn bao gồm:
A. Giáo viên, viên chức làm công tác thư viện, thiết bị giáo dục. Mỗi tổ có ít nhất 3 thành viên
B. Các giáo viên có cùng chuyên môn, viên chức làm công tác thư viện, thiết bị giáo dục. Mỗi tổ có ít nhất 3 thành viên
C. Giáo viên và không có viên chức làm công tác thư viện, thiết bị giáo dục. Mỗi tổ có ít nhất 3 thành viên
D. Giáo viên, viên chức làm công tác thư viện, thiết bị giáo dục. Mỗi tổ có ít nhất 5 thành viên
-
Câu 15:
Chức năng của tổ chuyên môn:
A. Là giúp hiệu trưởng điều hành các hoạt động nghiệp vụ chuyên môn liên quan đến dạy và học
B. Không trực tiếp quản lí giáo viên trong tổ nhưng có nhiệm vụ theo dõi, giám sát tổ viên
C. Là giúp hiệu trưởng điều hành các hoạt động nghiệp vụ chuyên môn liên quan đến dạy và học
D. Trực tiếp quản lí giáo viên trong tổ nhưng không theo sự quản lí chỉ đạo của Hiệu trưởng
-
Câu 16:
Tổ chuyên môn có mấy nhiệm vụ?
A. 7
B. 8
C. 9
D. 6
-
Câu 17:
Công việc nào không phải là nhiệm vụ của tổ chuyên môn?
A. Xử lí kỷ luật giáo viên
B. Xây dựng chương trình, tài liệu dạy học môn chuyên; nghiên cứu, áp dụng các phương pháp dạy học, phương pháp kiểm tra đánh giá tiên tiến vào giảng dạy, đánh giá kết quả học tập của học sinh
C. Tổ chức bồi dưỡng phát triển năng lực chuyên môn, nghiệp vụ của các thành viên trong tổ
D. Hỗ trợ giáo viên, học sinh tham gia nghiên cứu khoa học, tổng kết, áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
-
Câu 18:
Tổ chuyên môn với hoạt động tổ chức môi trường tự học, tự bồi dưỡng. Có bao nhiêu bước tổ chức?
A. 3
B. 4
C. 5
D. 6
-
Câu 19:
Trong các nhiệm vụ: (1) Xây dựng chương trình, tài liệu dạy học môn chuyên; nghiên cứu, áp dụng các phương pháp dạy học, phương pháp kiểm tra đánh giá tiên tiến vào giảng dạy, đánh giá kết quả học tập của học sinh. (2) Tổ chức bồi dưỡng phát triển năng lực chuyên môn, nghiệp vụ của các thành viên trong tổ. (3)Phát hiện, bồi dưỡng học sinh có năng khiếu; bồi dưỡng học sinh tham gia các kì thi học sinh giỏi... (4)Đề xuất khen thưởng, kᡨ luật đối với giáo viên. Trong các nhiệm vụ trên, tổ chuyên môn có mấy nhiệm vụ?
A. 4
B. 3
C. 3
D. 1
-
Câu 20:
Tổ chuyên môn với hoạt động tổ chức hợp tác, chia sẻ. Có bao nhiêu bước thực hiện?
A. 4
B. 3
C. 5
D. 5
-
Câu 21:
Tổ chuyên môn với việc tổ chức thực hiện mục tiêu, nội dung, phương pháp dạy học và giáo dục. Hỏi có bao nhiêu bước thực hiện?
A. 4
B. 5
C. 6
D. 7
-
Câu 22:
Tổ chuyên môn với hoạt động tổ chức môn trường tự học , tự bồi dưỡng gồm các bước như sau: Bước 1: Xây dựng kế hoạch và chuẩn bị. Bước 2: Thảo luận, thống nhất nội dung. Bước 3: Áp dụng. Bước 4: Rút kinh nghiệm. Trong các bước trên, không có bước nào?
A. Bước 4
B. Bước 3
C. Bước 2
D. Bước 1
-
Câu 23:
Tổ chuyên môn với hoạt động tổ chứchợp tác, chia sẻ gồm các bước như sau: Bước 1: Xây dựng kế hoạch và chuẩn bị. Bước 2: Tổ chức sinh hoạt chuyên môn về nội dung: cha mẹ HS, cộng đồng tham gia giáo dục;.... Bước 3: Thảo luận chung. Bước 4: Áp dụng. Bước 5: út kinh nghiệm Trong các bước trên, không có bước nào?
A. Bước 5
B. Bước 3
C. Bước 2
D. Bước 1
-
Câu 24:
Phân loại chính sách theo phạm vi quan hệ có các loại:
A. Chính sách ngắn hạn và dài hạn
B. Chính sách chủ động và chính sách thụ động
C. Chính sách đối nội, chính sách đối ngoại
D. Chính sách phát triển và chính sách kìm hãm
-
Câu 25:
Phân loại theo thời gian tồn tại của chính sách công gồm có:
A. Chính sách dài hạn, trung hạn và ngắn hạn
B. Chính sách toàn thể và chính sách bộ phận
C. Chính sách về kinh tế và chính sách về chính trị
D. Chính sách nhàn nước và chính sách địa phương