350+ câu hỏi trắc nghiệm thi thăng hạng giáo viên THCS và THPT
Tổng hợp 350+ câu trắc nghiệm "Ôn thi thăng hạng giáo viên THCS và THPT" có đáp án nhằm giúp bạn ôn tập và luyện thi viên chức 2020 đạt kết quả cao. Để ôn tập hiệu quả các bạn có thể ôn theo từng phần trong bộ câu hỏi này bằng cách trả lời các câu hỏi và xem lại đáp án và lời giải chi tiết. Sau đó các bạn hãy chọn mục "Tạo đề ngẫu nhiên" để hệ thống lại kiến thức đã ôn. Chúc các bạn thành công!
Chọn hình thức trắc nghiệm (25 câu/30 phút)
Chọn phần
-
Câu 1:
Đánh giá giáo viên THCS có các tiêu chuẩn:
1. Có trình độ ngoại ngữ bậc 2 theo quy định tại Thông tư số 01/2014/TT-BGDĐT;
2. Có trình độ tin học đạt chuẩn theo quy định tại Thông tư số 03/2014/TT-BTTTT;
3. Có chứng chỉ bồi dưỡng tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên trung học cơ sở hạng II. Để được bổ nhiệm vào hạng II, giáo viên THCS cần đáp ứng các tiêu chuẩn:
A. Tiêu chuẩn 2,3
B. Tiêu chuẩn 1,2
C. Cả tiêu chuẩn 1,2 và 3
D. Tiêu chuẩn 1,3
-
Câu 2:
Hệ số lương của GV THCS hạng 2 được quy định như sau:
A. 2,34 – 4,98
B. 4,40 – 6,78
C. 2,10 – 4,89
D. 4,00 – 6,38
-
Câu 3:
Mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên THCS công lập được quy định tại văn bản:
A. Điều 2, Thông tư: 23/2015/TTLT-BGDĐT-BNV
B. Điều 2, Thông tư: 22/2015/TTLT-BGDĐT-BNV
C. Điều 2, Thông tư: 20/2015/TTLT-BGDĐT-BNV
D. Điều 2, Thông tư: 21/2015/TTLT-BGDĐT-BNV
-
Câu 4:
Nhóm năng lực nào sau đây là nhóm năng lực cần có của giáo viên THCS ở thế kỉ 21?
A. Nhóm năng lực xây dựng và đổi mới chương trình đào tạo
B. Nhóm năng lực tự học, tự nghiên cứu qua internet
C. Nhóm năng lực chia sẻ thông tin và kết nối các mối quan hệ
D. Nhóm năng lực xây dựng các mối quan hệ xã hội
-
Câu 5:
Tiêu chuẩn, điều kiện, nội dung, hình thức xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp giáo viên mầm non, phổ thông công lập được quy định tại:
A. Thông tư 22/2017/TT-BGDĐT, ban hành ngày 16/9/2015
B. Quy định 2512/QĐ-BGD ĐT, ban hành ngày 22/7/2016
C. Thông tư 28/2017/TT-BGDĐT, ban hành ngày 30/11/2017
D. Thông tư 30/2009/TT-BGDĐT, ban hành ngày 22/10/2009
-
Câu 6:
Cấu trúc năng lực nghề nghiệp gồm có các thành tốt:
A. Tri thức chuyên môn, kỹ năng hành nghề, đạo đức nghề nghiệp
B. Kiến thức, kỹ năng, thái độ
C. Kiến thức, phương pháp dạy học, đạo đức nghề nghiệp
D. Tri thức chuyên môn, phương pháp dạy học, đạo đức nghề nghiệp
-
Câu 7:
Các thành phần năng lực tương ứng theo bốn trụ cột của Unesco là:
A. Học để biết, học để làm, học để cùng chung sống và học để tự khẳng định mình
B. Năng lực tư duy, năng lực làm việc, năng lực giao tiếp, năng lực cá thể
C. Năng lực chuyên môn, năng lực phương pháp, năng lực xã hội, năng lực cá thể
D. Năng lực kiến thức, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực quan hệ xã hội, năng lực khẳng định bản thân
-
Câu 8:
Mã số chức danh giáo viên THCS hạng 2 được quy định như sau:
A. V.07.04.10
B. V.07.04.11
C. V.07.04.13
D. V.07.04.12
-
Câu 9:
Nhóm năng lực nào sau đây là nhóm năng lực cần có của giáo viên THCS ở thế kỉ 21?
A. Nhóm năng lực tự học, tự nghiên cứu qua internet
B. Nhóm năng lực chia sẻ thông tin và kết nối các mối quan hệ
C. Nhóm năng lực đổi mới phương pháp giảng dạy
D. Nhóm năng lực phát triển giá trị bản thân
-
Câu 10:
Tiêu chuẩn đánh giá GV THCS: 1.Có bằng tốt nghiệp đại học sư phạm trở lên. 2.Có bằng tốt nghiệp đại học các chuyên ngành phù hợp với bộ môn giảng dạy trở lên và có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm đối với giáo viên trung học phổ thông. Để GV THCS được bổ nhiệm vào hạng II, cần phải đáp ứng:
A. Đủ cả điều kiện 1 và 2
B. Chỉ cần điều kiện 1 hoặc 2
C. Điều kiện 2
D. Điều kiện 1
-
Câu 11:
Nhóm năng lực nào sau đây là nhóm năng lực cần có của giáo viên THCS ở thế kỉ 21?
A. Nhóm năng lực tự học, tự nghiên cứu qua internet
B. Nhóm năng lực xây dựng và đổi mới chương trình đào tạo
C. Nhóm năng lực đổi mới phương pháp giảng dạy
D. Nhóm năng lực dạy học- giáo dục
-
Câu 12:
Điểm khác biệt nhất của giáo án dạy học hướng phát triển NL học sinh (so với giáo án thông thường hiện nay) là:
A. Tăng cường các câu hỏi đánh giá khả năng vận dụng kiến thức của học sinh
B. Chỉ ra được mục tiêu kiến thức, kỹ năng, thái độ cần hình thành của HS
C. Chỉ ra được năng lực cần hình thành và phát triển của HS và soạn được bộ công cụ đánh giá năng lực
D. Chỉ rõ hoạt động cụ thể của GV và của HS
-
Câu 13:
Kỹ thuật dạy học nào thường được sử dụng trong đánh giá, nhận xét (ví dụ kết quả làm việc nhóm của HS)
A. Kỹ thuật Bản đồ tư duy
B. Kỹ thuật phản hồi “3 lần 2”
C. Kỹ thuật Mảnh ghép
D. Kỹ thuật Khăn phủ bàn
-
Câu 14:
Mục tiêu về phẩm chất của học sinh trong chương trình giáo dục phổ thông tổng thể năm 2017 của nước ta là:
A. Yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, khiêm tốn, trách nhiệm
B. Chăm chỉ, nhân ái, trung thực, trách nhiệm, yêu nước
C. Yêu nước, nhân ái, thật thà, trung thực, trách nhiệm
D. Yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, kỷ luật
-
Câu 15:
Phương pháp dạy học nào sau đây không có ưu thế trong việc phát triển được năng lực học sinh trong học tập:
A. Dạy học giải quyết vấn đề
B. Thuyết trình, giảng giải
C. Dạy học theo Góc/Trạm
D. Dạy học Dự án
-
Câu 16:
Hãy sắp xếp 4 giai đoạn/bước theo trật tự đúng trong quy trình thiết kế chủ đề dạy học tích hợp liên môn:
A. Lựa chọn chủ đề, xác định mạch phát triển kiến thức và địa chỉ tích hợp, xác định các vấn đề cần giải quyết, xác định mục tiêu
B. Xác định mục tiêu, lựa chọn chủ đề, xác định các vấn đề cần giải quyết, xác định mạch phát triển kiến thức và địa chỉ tích hợp
C. Lựa chọn chủ đề, xác định các vấn đề cần giải quyết, xác định mạch phát triển kiến thức và địa chỉ tích hợp, xác định mục tiêu
D. Lựa chọn chủ đề, xác định mục tiêu, xác định các vấn đề cần giải quyết, xác định mạch phát triển kiến thức và địa chỉ tích hợp
-
Câu 17:
Mục tiêu hướng đến về phẩm chất và năng lực của học sinh trong chương trình giáo dục phổ thông tổng thể năm 2017 ở nước ta gồm có:
A. 5 phẩm chất và 7 năng lực
B. 10 phẩm chất và 3 năng lực
C. 5 phẩm chất và 10 năng lực
D. 7 năng lực và 5 phẩm chất
-
Câu 18:
Năng lực nào sau đây thuộc nhóm năng lực chung trong chương trình giáo dục phổ thông tổng thể năm 2017 của nước ta:
A. Năng lực tìm hiểu tự nhiên và xã hội
B. Năng lực giao tiếp và hợp tác
C. Năng lực công nghệ
D. Năng lực ngôn ngữ
-
Câu 19:
Các đặc trưng nào sau đây không thuộc dạy học định hướng phát triển năng lực học sinh:
A. GV chủ yếu là người tổ chức, hỗ trợ, trọng tài; HS tự lực và tích cực lĩnh hội tri thức
B. HS phải hình thành được kiến thức và vận dụng kiến thức giải quyết các nhiệm vụ gắn thực tiễn
C. Sử dụng đa dạng các phương pháp và các kỹ thuật dạy học tích cực
D. Đánh giá chỉ thông qua câu hỏi trắc nghiệm khách quan
-
Câu 20:
Bản chất của dạy học hướng phát triển năng lực học sinh là:
A. Học sinh có khả năng làm được gì từ kiến thức đã biết (vận dụng được kiến thức)
B. Học sinh là trung tâm, chủ động xây dựng kiến thức
C. Hình thành kiến thức và kỹ năng cho học sinh
D. Hình thành phẩm chất cho học sinh
-
Câu 21:
Nhóm năng lực nào sau đây là năng lực đặc thù/chuyên biệt trong dạy học môn Lịch sử:
A. NL tưởng tượng không gian
B. NL tìm tòi và khám phá thế giới tự nhiên dưới góc độ vật lý
C. NL thực địa, NL thực hiện trong phòng thí nghiệm
D. NL sử dụng ngôn ngữ lịch sử thể hiện chính kiến của mình về các vấn đề lịch sử
-
Câu 22:
Phẩm chất nào sau đây của học sinh không được nhắc đến trực tiếp trong chương trình giáo dục phổ thông tổng thể năm 2017 của nước ta:
A. Nhân ái
B. Dũng cảm
C. Chăm chỉ
D. Yêu nước
-
Câu 23:
Kiểu đánh giá nào khó có thể đánh giá được năng lực vận dụng kiến thức của HS:
A. Qua các bài tập tình huống, bài tập có nội dung thực tế
B. Qua câu hỏi trắc nghiệm kiến thức truyền thống
C. Qua sản phẩm/hồ sơ các hoạt động học tập…
D. Qua Rubric (bảng tiêu chí đánh giá)
-
Câu 24:
Nhóm năng lực nào sau đây là năng lực đặc thù/chuyên biệt trong dạy học môn Vật lý:
A. NL tưởng tượng không gian
B. NL tính toán hóa học
C. NL tìm tòi và khám phá thế giới tự nhiên dưới góc độ vật lý
D. NL thực địa, NL thực hiện trong phòng thí nghiệm
-
Câu 25:
Kỹ thuật dạy học tích cực nào sau đây hay được sử dụng trong hoạt động củng cố kiến thức bài học hoặc ghi bảng một cách sáng tạo?
A. Kỹ thuật động não
B. Kỹ thuật Bản đồ tư duy
C. Kỹ thuật Khăn phủ bàn
D. Kỹ thuật Mảnh ghép