350+ câu hỏi trắc nghiệm thi thăng hạng giáo viên THCS và THPT
Tổng hợp 350+ câu trắc nghiệm "Ôn thi thăng hạng giáo viên THCS và THPT" có đáp án nhằm giúp bạn ôn tập và luyện thi viên chức 2020 đạt kết quả cao. Để ôn tập hiệu quả các bạn có thể ôn theo từng phần trong bộ câu hỏi này bằng cách trả lời các câu hỏi và xem lại đáp án và lời giải chi tiết. Sau đó các bạn hãy chọn mục "Tạo đề ngẫu nhiên" để hệ thống lại kiến thức đã ôn. Chúc các bạn thành công!
Chọn hình thức trắc nghiệm (25 câu/30 phút)
Chọn phần
-
Câu 1:
Cho các khả năng sau: (I) Lập kế hoạch dạy học và giáo dục học sinh. . (II) Thực hiện kế hoạch dạy học và giáo dục học sinh. (III) Xây dựng môi trường học tập và giáo dục học sinh (IV) Tổ chức kiểm tra đánh giá kết quả học tập, giáo dục học sinh. Năng lực tổ chức hoạt động dạy học, giáo dục của giáo viên được thể hiện ở bao nhiêu khả năng?
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
-
Câu 2:
Cho các năng lực sau: (I) Năng lực phát triển chuyên môn. (II) Năng lực giao tiếp, các phẩm chất chính trị, đạo đức. (III) Năng lực xây dựng cộng đồng phục vụ dạy học và giáo dục. Năng lực phát triển phẩm chất cá nhân và giá trị nghề nghiệp của giáo viên THCS được thể hiện ở bao nhiêu năng lực?
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
-
Câu 3:
Năng lực cơ bản của GV THCS về phát triển phẩm chất cá nhân và giá trị nghề nghiệp là việc xác định:
A. Những điểm mạnh và hạn chế về chuyên môn, nghiệp vụ của cá nhân và lập kế hoạch cho việc tự đào tạo, bồi dưỡng phát triển chuyên môn, nghiệp vụ và cho thực tiễn giảng dạy
B. Những điểm mạnh về chuyên môn nghiệp vụ của cá nhân để áp dụng cho thực tiễn giảng dạy nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả dạy học và giáo dục
C. Những điểm mạnh và hạn chế về chuyên môn nghiệp vụ của học sinh và lập kế hoạch cho việc tự đào tạo, bồi dưỡng phát triển chuyên môn, nghiệp vụ và cho thực tiễn giảng dạy
D. Những điểm mạnh và hạn chế về năng lực của từng học sinh và có kế hoạch cho việc giáo dục, bồi dưỡng, đánh giá xếp loại học sinh cuối năm
-
Câu 4:
Có ý thức trau dồi đạo đức, nêu cao tinh thần trách nhiệm, giữ gìn phẩm chất, danh dự, uy tín của nhà giáo, gương mẫu trước học sinh là một trong những:
A. Tiêu chuẩn chung về đạo đức nghề nghiệp của GV THCS
B. Nhiệm vụ phát triển chuyên môn của GV THCS
C. Năng lực chuyên môn của giáo viên
D. Năng lực tổ chức hoạt động dạy học, giáo dục
-
Câu 5:
Hướng dẫn sinh viên thực hành sư phạm khi được phân công là một trong những:
A. Tiêu chuẩn chung về đạo đức nghề nghiệp của GV THCS
B. Nhiệm vụ của GV THCS hạng II
C. Hoạt động dạy học cho học sinh
D. Năng lực tổ chức hoạt động dạy học, giáo dục học sinh
-
Câu 6:
Ngoài nhiệm vụ của GV THCS hạng III, GV THCS hạng II còn phải tham gia ra đề và chấm thi học sinh giỏi ở cấp nào sau đây?
A. Từ cấp trường trở lên
B. Từ cấp tỉnh trở lên.
C. Ở cấp quốc gia
D. Ở cấp tỉnh trở xuống
-
Câu 7:
Giáo viên THCS hạng II phải tham gia hầu hết các hoạt động chuyên môn trong phạm vi:
A. Cấp tổ
B. Cấp trường
C. Cấp tỉnh
D. Cấp quốc gia
-
Câu 8:
Về trình độ đào tạo, bồi dưỡng, để được bổ nhiệm vào hạng II, GV THCS cần đáp ứng bao nhiêu tiêu chuẩn?
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
-
Câu 9:
Để đáp ứng nhiệm vụ theo yêu cầu của chức danh nghề nghiệp hạng II, ngoài những yêu cầu của GV THCS hạng III, GV THCS hạng II còn phải đáp ứng bao nhiêu yêu cầu về tiêu chuẩn năng lực chuyên môn, nghiệp vụ?
A. 7
B. 8
C. 9
D. 10
-
Câu 10:
Viên chức thăng hạng từ GV THCS hạng III lên chức danh GV THCS hạng II phải có thời gian giữ chức danh GV THCS hạng III hoặc tương đương từ đủ:
A. 5 năm trở lên trong đó thời gian gần nhất giữ chức danh GV THCS hạng III tối thiểu đủ 2 năm trở lên
B. 6 năm trở lên trong đó thời gian gần nhất giữ chức danh GV THCS hạng III tối thiểu đủ 2 năm trở lên
C. 6 năm trở lên trong đó thời gian gần nhất giữ chức danh GV THCS hạng III tối thiểu đủ 1 năm trở lên
D. 5 năm trở lên trong đó thời gian gần nhất giữ chức danh GV THCS hạng III tối thiểu đủ 1 năm trở lên
-
Câu 11:
Năng lực chuyên môn nghiệp vụ của GV THCS hạng II đã được đặt ra và yêu cầu ở mức độ cao là mức độ:
A. Nắm vững
B. Vận dụng tốt
C. Nắm vững, vận dụng tốt, vận dụng linh hoạt
D. Vận dụng linh hoạt
-
Câu 12:
Đội ngũ giáo viên cốt cán cấp THCS cần thỏa mãn bao nhiêu điều kiện cần và đủ sau ? (I) Đạt hoặc vươt chuẩn trình độ đào tạo giáo viên THCS. (II) Được thừa nhận về uy tín trong tập thể sư phạm. (III) Có năng lực nghề nghiệp đáp ứng tối thiểu từ mức độ 3(mức xuất sắc)so với những quy định trong chuẩn nghề nghiệp GV THCS:
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
-
Câu 13:
Trong sự phân hạng của giáo viên các cấp, hạng thấp nhất là hạng:
A. Chuyên viên
B. Báo cáo viên
C. Trên tiêu chuẩn
D. Cơ sở
-
Câu 14:
Chọn phát biểu đúng khi nói về vai trò của giáo viên cốt cán ở trường THCS:
A. Không có vai trò quan trọng trong việc xác định nhu cầu giáo dục và cải thiện chất lượng giáo dục của trường
B. Có vai trò quan trọng trong việc xác định nhu cầu giáo dục và cải thiện chất lượng giáo dục của trường
C. Có vai trò quan trọng trong việc xác định nhu cầu giáo dục nhưng không cải thiện chất lượng giáo dục của trường
D. Ít có vai trò trong việc xác định nhu cầu giáo dục và cải thiện chất lượng giáo dục của trường
-
Câu 15:
Phát triển đội ngũ giáo viên cốt cán trong trường THCS đáp ứng yêu cầu nào sau đây?
A. Đổi mới chương trình giáo dục phổ thông
B. Đổi mới quản lí giáo dục phổ thông
C. Đổi mới đối tượng học tập giáo dục phổ thông.
D. Đổi mới thời gian học tập giáo dục phổ thông
-
Câu 16:
Việc phát triển đội ngũ giáo viên cốt cán cần phải dựa trên tầm nhìn, sứ mệnh, mục tiêu, chiến lược, giá trị và thực trạng của:
A. Nhà trường
B. Địa phương
C. Xã hội
D. Gia đình
-
Câu 17:
Phân tích thực trạng nhà trường về đội ngũ giáo viên và dự báo nhu cầu phát triển đội ngũ của nhà trường là thực hiện:
A. Kế hoạch phát triển phẩm chất của giáo viên cốt cán
B. Nội dung phát triển đội ngũ giáo viên cốt cán
C. Kế hoạch phát triển đội ngũ giáo viên cốt cán
D. Hỗ trợ đồng nghiệp của giáo viên cốt cán
-
Câu 18:
Hoạt động nào dưới đây không phải là hoạt động hỗ trợ đồng nghiệp của giáo viên cốt cán?
A. Tổ chức chuyên đề hội thảo, bồi dưỡng tập huấn, sinh hoạt chuyên môn
B. Thăm lớp, thảo luận chia sẻ kinh nghiệm về các vấn đề giáo dục, dạy học
C. Tham gia thiết kế và trao đổi thiết bị, đồ dùng dạy học
D. Dự giờ, đánh giá xếp loại giáo viên chỉ để báo cáo cấp trên
-
Câu 19:
Chọn phát biểu đúng khi nói về việc tổ chức các hoạt động dạy học và giáo dục của giáo viên cốt cán:
A. Không chỉ tác động đến học sinh trong lớp mình mà còn là một kênh thông tin để đồng nghiệp cùng tham khảo, chia sẻ và học hỏi kinh nghiệm
B. Không tác động đến học sinh trong lớp mình mà chỉ là một kênh thông tin để đồng nghiệp cùng tham khảo, chia sẻ và học hỏi kinh nghiệm
C. Chỉ tác động đến học sinh trong lớp mình mà không là một kênh thông tin để đồng nghiệp cùng tham khảo, chia sẻ và học hỏi kinh nghiệm.
D. Không tác động đến học sinh trong lớp mình, cũng không phải là một kênh thông tin để đồng nghiệp cùng tham khảo, chia sẻ và học hỏi kinh nghiệm
-
Câu 20:
Chọn phát biểu đúng khi nói về việc hỗ trợ đồng nghiệp của giáo viên cốt cán:
A. Không chỉ giúp phát triển nghề nghiệp cho giáo viên được giúp đỡ mà còn phát triển chuyên môn nghiệp vụ cho chính những giáo viên cốt cán đó
B. Không giúp phát triển nghề nghiệp cho giáo viên được giúp đỡ mà phát triển chuyên môn nghiệp vụ cho chính những giáo viên cốt cán đó
C. Không chỉ giúp phát triển nghề nghiệp cho giáo viên được giúp đỡ mà còn phát triển chuyên môn nghiệp vụ cho người thân của giáo viên đó
D. Giúp phát triển nghề nghiệp cho giáo viên được giúp đỡ mà không phát triển chuyên môn nghiệp vụ cho chính những giáo viên cốt cán đó
-
Câu 21:
Tổ chức chuyên đề, hội thảo, bồi dưỡng tập huấn, sinh hoạt chuyên môn theo yêu cầu giáo dục của tổ là hoạt động nào dưới đây của giáo viên cốt cán?
A. Kế hoạch phát triển đội ngũ cán bộ giáo viên cốt cán
B. Hỗ trợ đồng nghiệp của giáo viên cốt cán
C. Tổ chức dạy học, giáo dục của học sinh
D. Phát triển môi trường học tập cho giáo viên và học sinh cốt cán
-
Câu 22:
Xây dựng kho tư liệu, tài nguyên dạy học...để có những hỗ trợ về mặt lí luận và thực tiễn giảng dạy là hoạt động nào dưới đây của giáo viên cốt cán?
A. Phát triển phẩm chất cá nhân của giáo viên cốt cán
B. Phát triển môi trường học tập cho gia đình và cộng đồng
C. Hỗ trợ đồng nghiệp của giáo viên cốt cán
D. Phát triển phẩm chất đạo đức cho đồng nghiệp của giáo viên cốt cán
-
Câu 23:
Nhiệm vụ phát triển đội ngũ giáo viên cốt cán THCS là của:
A. Cán bộ quản lí nhà trường
B. Giáo viên và nhân viên trong nhà trường
C. Cán bộ quản lí nhà trường và mọi giáo viên, nhân viên trong nhà trường
D. Sở giáo dục và đào tạo
-
Câu 24:
Nhiệm vụ phát triển đội ngũ giáo viên cốt cán THCS là:
A. Giáo viên và nhân viên trong nhà trường
B. Cán bộ quản lí nhà trường
C. Sở giáo dục và đào tạo
D. Cán bộ quản lí nhà trường và mọi giáo viên, nhân viên trong nhà trường
-
Câu 25:
Đối với công tác bồi dưỡng giáo viên tập sự, bồi dưỡng giáo viên tại trường và tập huấn giáo viên, cần tổ chức sinh hoạt chuyên môn thông qua hoạt động dự giờ, góp ý cho đồng nghiệp và tập huấn, báo cáo chuyên đề, theo quy trình sau:
A. Bước 1: Xây dựng kế hoạch và chuẩn bị. Bước 2: Tổ chức triển khai. Bước 3: Thảo luận chung. Bước 4: Áp dụng đối với giáo viên tập sự, giáo viên trong nhà trường
B. Bước 1: Tổ chức triển khai. Bước 2: Xây dựng kế hoạch và chuẩn bị. Bước 3: Thảo luận chung. Bước 4: Áp dụng đối với giáo viên tập sự, giáo viên trong nhà trường
C. Bước 1: Tổ chức triển khai. Bước 2: Thảo luận chung. Bước 3: Xây dựng kế hoạch và chuẩn bị. Bước 4: Áp dụng đối với giáo viên tập sự, giáo viên trong nhà trường
D. Bước 1: Tổ chức triển khai. Bước 2: Xây dựng kế hoạch và chuẩn bị. Bước 3: Áp dụng đối với giáo viên tập sự, giáo viên trong nhà trường. Bước 4: Thảo luận chung