350+ câu hỏi trắc nghiệm thi thăng hạng giáo viên THCS và THPT
Tổng hợp 350+ câu trắc nghiệm "Ôn thi thăng hạng giáo viên THCS và THPT" có đáp án nhằm giúp bạn ôn tập và luyện thi viên chức 2020 đạt kết quả cao. Để ôn tập hiệu quả các bạn có thể ôn theo từng phần trong bộ câu hỏi này bằng cách trả lời các câu hỏi và xem lại đáp án và lời giải chi tiết. Sau đó các bạn hãy chọn mục "Tạo đề ngẫu nhiên" để hệ thống lại kiến thức đã ôn. Chúc các bạn thành công!
Chọn hình thức trắc nghiệm (25 câu/30 phút)
Chọn phần
-
Câu 1:
Nguyên tắc nào dưới đây không nằm trong nguyên tắc quản lý viên chức:
A. Bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam và sự thống nhất quản lý của Nhà nước.
B. Bảo đảm quyền chủ động và đề cao trách nhiệm của người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập.
C. Việc tuyển dụng, sử dụng, quản lý, đánh giá viên chức được thực hiện trên cơ sở tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp, vị trí việc làm và căn cứ vào hợp đồng làm việc.
D. Thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ, chế độ trách nhiệm cá nhân và phân công, phân cấp rõ ràng.
-
Câu 2:
Đơn vị sự nghiệp công lập là:
A. tổ chức do cơ quan có thẩm quyền của Nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội thành lập theo quy định của pháp luật, có tư cách pháp nhân, cung cấp dịch vụ công.
B. tổ chức do cơ quan Nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội thành lập theo quy định của pháp luật, có tư cách pháp nhân, cung cấp dịch vụ công, phục vụ quản lý nhà nước
C. tổ chức do cơ quan có thẩm quyền của Nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội thành lập theo quy định của pháp luật, có tư cách pháp nhân, cung cấp dịch vụ công, phục vụ quản lý nhà nước
-
Câu 3:
Trường hợp nào dưới đây không được tính vào thời gian tập sự?
A. Thời gian nghỉ sinh con theo chế độ bảo hiểm xã hội và thời gian ốm đau từ 03 ngày trở lên, thời gian bị tạm giam, tạm giữ, tạm đình chỉ công tác theo quy định của pháp luật
B. Thời gian nghỉ sinh con theo chế độ bảo hiểm xã hội và thời gian ốm đau từ 10 ngày trở lên, thời gian bị tạm giam, tạm giữ, tạm đình chỉ công tác theo quy định của pháp luật
C. Thời gian nghỉ sinh con theo chế độ bảo hiểm xã hội và thời gian ốm đau từ 05 ngày trở lên, thời gian bị tạm giam, tạm giữ, tạm đình chỉ công tác theo quy định của pháp luật
-
Câu 4:
Nhà giáo có vai trò và vị trí như thế nào?
A. Có vai trò quyết định trong việc bảo đảm chất lượng giáo dục, có vị thế quan trọng trong xã hội, được xã hội tôn vinh.
B. Có vai trò quan trọng trong việc bảo đảm chất lượng giáo dục, có vị thế cao trong xã hội, được xã hội tôn vinh.
C. Có vai trò quyết định trong việc bảo đảm chất lượng giáo dục, có vị thế quan trọng nhất trong xã hội, được xã hội tôn vinh.
-
Câu 5:
Giáo dục phổ thông được chia thành?
A. Giai đoạn giáo dục cơ bản và giai đoạn giáo dục định hướng nghề nghiệp
B. Giai đoạn giáo dục cơ bản và giai đoạn giáo dục chuyên sâu
C. Giai đoạn giáo dục căn bản và giai đoạn giáo dục định hướng nghề nghiệp
-
Câu 6:
Căn cứ theo Luật Viên chức (VBHN số 26/VBHN-VPQH), hãy chọn phương án đúng nhất về đơn vị sự nghiệp công lập?
A. Đơn vị sự nghiệp công lập là tổ chức do cơ quan có thẩm quyền của Nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội thành lập theo quy định của pháp luật, có tư cách pháp nhân, cung cấp dịch vụ công, phục vụ quản lý nhà nước
B. Đơn vị sự nghiệp công lập là tổ chức do cơ quan có thẩm quyền của Nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị-xã hội thành lập, có tư cách pháp nhân, cung cấp dịch vụ công, phục vụ quản lý nhà nước.
C. Đơn vị sự nghiệp công lập là tổ chức do cơ quan có thẩm quyền của Nhà nước, tổ chức chính trị-xã hội thành lập theo quy định của pháp luật, có tư cách pháp nhân, cung cấp dịch vụ công, phục vụ quản lý nhà nước
-
Câu 7:
Theo quy định của Luật viên chức (VBHN số 26/VBHN-VPQH), nội dung nào sau đây không phải là nguyên tắc trong quản lý viên chức?
A. Xây dựng đội ngũ viên chức có phẩm chất đạo đức, năng lực, trình độ chuyên môn cao
B. Bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam và sự thống nhất quản lý của Nhà nước
C. Bảo đảm quyền chủ động và đề cao trách nhiệm của người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập
-
Câu 8:
Theo quy định tại Luật Viên chức (VBHN số 26/VBHN-VPQH) thì hợp đồng làm việc không xác định thời hạn là:
A. Hợp đồng làm việc không xác định thời hạn là hợp đồng mà trong đó hai bên không xác định thời hạn, thời điểm chấm dứt hiệu lực của hợp đồng.
B. Hợp đồng làm việc không xác định thời hạn là hợp đồng mà trong đó hai bên không xác định thời hạn của hợp đồng.
C. Hợp đồng làm việc không xác định thời hạn là hợp đồng mà trong đó hai bên không xác định thời điểm của hợp đồng.
-
Câu 9:
Căn cứ theo Luật Viên chức (VBHN số 26/VBHN-VPQH), hãy cho biết phương án nào dưới đây là phương án trả lời chính xác nhất đối với nguyên tắc trong hoạt động nghề nghiệp của viên chức?
A. Tuân thủ pháp luật và nội quy trường học
B. Chịu trách nhiệm trước pháp luật trong quá trình thực hiện hoạt động nghề nghiệp
C. Tuân thủ pháp luật, chịu trách nhiệm trước pháp luật trong quá trình thực hiện hoạt động nghề nghiệp
-
Câu 10:
Luật Viên chức (VBHN số 26/VBHN-VPQH) quy định nội dung nào sau đây thuộc nguyên tắc trong hoạt động nghề nghiệp của viên chức ?
A. Chịu sự thanh tra, kiểm tra, giám sát của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền và của nhân dân.
B. Được đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ.
C. Được pháp luật bảo vệ trong hoạt động nghề nghiệp.
-
Câu 11:
Luật Viên chức (VBHN số 26/VBHN-VPQH) quy định nội dung nào sau đây thuộc quyền của viên chức về nghỉ ngơi?
A. Được đi thăm quan, du lịch, nghỉ dưỡng hàng năm.
B. Được nghỉ hàng năm, nghỉ lễ, nghỉ việc riêng theo quy định của pháp luật về lao động. Do yêu cầu công việc, viên chức không sử dụng hoặc sử dụng không hết số ngày nghỉ hàng năm thì được thanh toán một khoản tiền cho những ngày không nghỉ.
C. Được tham gia các hoạt động vui chơi giải trí, lễ hội.
-
Câu 12:
Theo quy định của Luật viên chức (VBHN số 26/VBHN-VPQH), cơ quan nào quy định nguyên tắc, phương pháp xác định vị trí việc làm, thẩm quyền, trình tự, thủ tục quyết định số lượng vị trí việc làm trong đơn vị sự nghiệp công lập?
A. Bộ Nội vụ
B. Chính phủ
C. Quốc Hội
-
Câu 13:
Căn cứ theo Luật Viên chức (VBHN số 26/VBHN-VPQH), hãy cho biết đâu là câu trả lời chính xác nhất cho khái niệm hoạt động nghề nghiệp của viên chức?
A. Hoạt động nghề nghiệp của viên chức là việc thực hiện công việc hoặc nhiệm vụ có yêu cầu về trình độ, năng lực, kỹ năng chuyên môn, nghiệp vụ trong đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của luật này
B. Hoạt động nghề nghiệp của viên chức là việc thực hiện công việc hoặc nhiệm vụ có yêu cầu trình độ, năng lực, kỹ năng chuyên môn, nghiệp vụ trong đơn vị sự nghiệp công lập
C. Hoạt động nghề nghiệp của viên chức là việc thực hiện công việc hoặc nhiệm vụ có yêu cầu về trình độ, năng lực, kỹ năng chuyên môn, nghiệp vụ trong đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan
-
Câu 14:
Theo quy định của Luật Viên chức (VBHN số 26/VBHN-VPQH) thì đơn vị sự nghiệp công lập gồm:
A. Đơn vị sự nghiệp công lập tự chủ và đơn vị sự nghiệp công lập chưa tự chủ.
B. Đơn vị sự nghiệp công lập được giao quyền tự chủ hoàn toàn về thực hiện nhiệm vụ, tài chính, tổ chức bộ máy, nhân sự và đơn vị sự nghiệp công lập theo mô hình doanh nghiệp.
C. Đơn vị sự nghiệp công lập được giao quyền tự chủ hoàn toàn về thực hiện nhiệm vụ, tài chính, tổ chức bộ máy, nhân sự và đơn vị sự nghiệp công lập chưa được giao quyền tự chủ hoàn toàn về thực hiện nhiệm vụ, tài chính, tổ chức bộ máy, nhân sự
-
Câu 15:
Luật Viên chức (VBHN số 26/VBHN-VPQH) quy định chức danh nghề nghiệp là gì?
A. Chức danh nghề nghiệp là tên gọi thể hiện năng lực chuyên môn, nghiệp vụ của viên chức trong từng lĩnh vực nghề nghiệp;
B. Chức danh nghề nghiệp là tên gọi thể hiện trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của viên chức trong từng lĩnh vực nghề nghiệp;
C. Chức danh nghề nghiệp là tên gọi thể hiện trình độ và năng lực chuyên môn, nghiệp vụ của viên chức trong từng lĩnh vực nghề nghiệp;
-
Câu 16:
Căn cứ Luật Viên chức (VBHN số 26/VBHN-VPQH), cơ quan nào quy định nguyên tắc, phương pháp xác định vị trí việc làm, thẩm quyền, trình tự, thủ tục quyết định số lượng vị trí việc làm trong đơn vị sự nghiệp công lập?
A. Bộ Nội vụ;
B. Bộ Tư pháp;
C. Chính phủ;
-
Câu 17:
Các nguyên tắc huy động nguồn lực phát triển nhà trường phổ thông:
A. Tuân thủ pháp luật và thông lệ xã hội; Tập trung dân chủ; Kết hợp hài hòa các lợi ích;
B. Tuân thủ luật pháp và thông lệ xã hội ;Tập trung, dân chủ; kết hợp hài hoà các lợi ích; Không ngừng hoàn thiện; Hiệu lực – Hiệu quả - Tiết kiệm
C. Tuân thủ pháp luật và thông lệ xã hội; Hiệu lực- Hiệu quả - Tiết kiệm. Không ngừng hoàn thiện
D. Không ngừng hoàn thiện; Tập trung dân chủ; Kết hợp hài hòa các lợi ích; Hiệu lực – Hiệu quả - Tiết kiệm
-
Câu 18:
Để phát triển mối quan hệ giữa nhà trường với cha mẹ học sinh, nhà trường cần:
A. Nhà trường có trách nhiệm chủ động phối hợp với gia đình và xã hội để thực hiện mục tiêu, nguyên lý giáo dục
B. Nhà trường cần tổ chức tư vấn, hỗ trợ các gia đình trong công tác giáo dục
C. Tạo điều kiện cho cha mẹ có cơ hội tiếp cận với các quan điểm, phương pháp giáo dục hiện đại
D. Tổ chức các hoạt động nhằm huy động sự tham gia của cha mẹ học sinh để phát triển nhà trường
-
Câu 19:
Cốt lõi của xây dựng xã hội học tập là?
A. Học liên tục
B. Số đông học tập
C. Người người học, nhà nhà học
D. Học tập suốt đời
-
Câu 20:
Theo anh chị, điều quan trọng nhất trong việc xây dựng mối quan hệ đồng nghiệp gắn bó, hợp tác và chia sẻ là:
A. Hỗ trợ và nâng đỡ tinh thần
B. Thúc đẩy động lực làm việc cùng nhau và vì lợi ích tập thể
C. Chia sẻ và hợp tác cùng nhau
D. Chấp nhận sự khác biệt và tôn trọng lẫn nhau
-
Câu 21:
Tạo ra phong trào học tập sâu rộng theo nhiều hình thức; Vận động toàn dân chăm sóc thế hệ trẻ, tạo môi trường giáo dục tốt lành, phối hợp chặt chẽ các lực lượng giáo dục là một:
A. Biện pháp thực hiện công tác XHHGD
B. Mục tiêu của công tác XHHGD
C. Quan điểm chỉ đạo về công tác XHHGD
D. Nội dung công tác XHHGD
-
Câu 22:
Mục đích của xã hội hóa giáo dục là:
A. Nhằm tạo cơ hội cho mọi người, ở mọi lứa tuổi, mọi trình độ được học thường xuyên, học suốt đời; tiến tới một xã hội học tập
B. Nhằm huy động mọi nguồn lực của xã hội tham gia phát triển giáo dục, tạo cơ hội cho mọi người, ở mọi lứa tuổi được học thường xuyên để nâng cao trình độ học vấn, nghề nghiệp
C. Nhằm huy động mọi nguồn lực của xã hội tham gia phát triển giáo dục
D. Nhằm khuyến khích, huy động và tạo điều kiện để toàn xã hội và mọi người tham gia phát triển giáo dục, có cơ hội được học thường xuyên, học suốt đời; tiến tới một xã hội học tập
-
Câu 23:
Trong các mối quan hệ giữa nhà trường với các bên liên quan thì mối quan hệ nào đặc biệt có ý nghĩa với sự phát triển nhà trường và học sinh?
A. Mối quan hệ với cộng đồng nghề nghiệp và với các cơ sở giáo dục khác
B. Mối quan hệ với cộng đồng địa phương
C. Mối quan hệ với chính quyền các cấp ở địa phương
D. Quan hệ phối hợp và trách nhiệm giải trình của nhà trường với cha mẹ học sinh
-
Câu 24:
Đâu là điều cốt lõi nào tạo nên nhà trường có môi trường đạo đức, cởi mở và thân thiện?
A. Các mối quan hệ giữa các thành viên trong nhà trường thân thiện
B. Bầu không khí tâm lý thân thiện, cởi mở và đoàn kết
C. Các nguyên tắc ứng xử tốt đẹp đã trở thành chuẩn mực
D. Sự rèn luyện nhân cách cá nhân thầy cô giáo với những phẩm chất tốt đẹp;
-
Câu 25:
Anh (chị) cho biết cách hiểu về xã hội hóa giáo dục nào sau đây là đúng?
A. Xã hội hóa giáo dục là đào tạo và cấp bằng theo nhu cầu xã hội
B. Xã hội hóa giáo dục chỉ là đào tạo mặt bằng chung, hàm ý chỉ nhằm hướng đến việc đào tạo đại trà theo phong trào mà ít chú trọng đến đầu tư mũi nhọn
C. Huy động nguồn lực cho giáo dục chỉ là huy động tiền của, đóng góp chủ yếu từ phía gia đình học sinh
D. Huy động toàn xã hội làm giáo dục, động viên các tầng lớp nhân dân góp sức xây dựng nền giáo dục quốc dân dưới sự quản lí của nhà nước