350+ câu hỏi trắc nghiệm thi thăng hạng giáo viên THCS và THPT
Tổng hợp 350+ câu trắc nghiệm "Ôn thi thăng hạng giáo viên THCS và THPT" có đáp án nhằm giúp bạn ôn tập và luyện thi viên chức 2020 đạt kết quả cao. Để ôn tập hiệu quả các bạn có thể ôn theo từng phần trong bộ câu hỏi này bằng cách trả lời các câu hỏi và xem lại đáp án và lời giải chi tiết. Sau đó các bạn hãy chọn mục "Tạo đề ngẫu nhiên" để hệ thống lại kiến thức đã ôn. Chúc các bạn thành công!
Chọn hình thức trắc nghiệm (25 câu/30 phút)
Chọn phần
-
Câu 1:
Cải tiến phương pháp dạy học truyền thống là:
A. Loại bỏ các phương pháp dạy học truyền thống như thuyết trình, đàm thoại, nêu vấn đề
B. Chỉ sử dụng các phương pháp và các kĩ thuật dạy học tích cực
C. Không loại bỏ các phương pháp truyền thống mà cần cải tiến để nâng cao hiệu quả và hạn chế nhược điểm của chúng
D. Chuyển hoàn toàn từ phương pháp dạy học truyền thống sang dạy học tích cực
-
Câu 2:
Quan điểm của dạy học giải quyết vấn đề là quan điểm dạy học:
A. Nhằm phát triển năng lực tư duy, khả năng nhận biết và giải quyết vấn đề
B. Trong đó việc dạy được tổ chức theo một chủ đề phức hợp gắn với các tình huống thực tiễn cuộc sống và nghề nghiệp
C. Nhằm làm cho các hoạt động trí óc và chân tay kết hợp chặt chẽ với nhau
D. Sử dụng các phương tiện dạy học có vai trò quan trọng trong đổi mới phương pháp dạy học nhằm tăng cường tính trực quan và thí nghiệm, thực hành
-
Câu 3:
Quan điểm của dạy học theo tình huống là quan điểm dạy học:
A. Nhằm phát triển năng lực tư duy, khả năng nhận biết và giải quyết vấn đề
B. Trong đó việc dạy được tổ chức theo một chủ đề phức hợp gắn với các tình huống thực tiễn cuộc sống và nghề nghiệp
C. Nhằm làm cho các hoạt động trí óc và chân tay kết hợp chặt chẽ với nhau
D. Sử dụng các phương tiện dạy học có vai trò quan trọng trong đổi mới phương pháp dạy học nhằm tăng cường tính trực quan và thí nghiệm, thực hành
-
Câu 4:
Quan điểm của dạy học định hướng hành động là quan điểm dạy học:
A. Nhằm phát triển năng lực tư duy, khả năng nhận biết và giải quyết vấn đề
B. Trong đó việc dạy được tổ chức theo một chủ đề phức hợp gắn với các tình huống thực tiễn cuộc sống và nghề nghiệp
C. Nhằm làm cho các hoạt động trí óc và chân tay kết hợp chặt chẽ với nhau
D. Sử dụng các phương tiện dạy học có vai trò quan trọng trong đổi mới phương pháp dạy học nhằm tăng cường tính trực quan và thí nghiệm, thực hành
-
Câu 5:
Kĩ thuật dạy học là:
A. Cách thức hành động của giáo viên và học sinh trong các tình huống nhỏ nhằm thực hiện và điều khiển quá trình dạy học
B. Là đơn vị lớn nhất của phương pháp dạy học
C. Các phương pháp dạy học nhằm phát huy tính tích cực, sáng tạo của học sinh
D. Cần phải tăng cường sử dụng các phương tiện dạy học và công nghệ thông tin hỗ trợ dạy học
-
Câu 6:
Để vận dụng dạy học giải quyết vấn đề thì:
A. Học sinh phải được đặt trong một tình huống có vấn đề, chứa đựng mâu thuẫn nhận thức
B. Quá trình học tập được tổ chức trong một môi trường tạo điều kiện cho học sinh kiến tạo tri thức theo cá nhân và trong mối tương tác xã hội
C. Học sinh thực hiện các nhiệm vụ học tập và hoàn thành sản phẩm hành động, có sự kết hợp linh hoạt giữa hoạt động trí tuệ và tay chân
D. Giáo viên cần phải được trang bị đầy đủ phương tiện dạy học mới và công nghệ thông tin hỗ trợ
-
Câu 7:
Để vận dụng dạy học theo định hướng hành động thì:
A. Học sinh phải được đặt trong một tình huống có vấn đề, chứa đựng mâu thuẫn nhận thức
B. Quá trình học tập được tổ chức trong một môi trường tạo điều kiện cho học sinh kiến tạo tri thức theo cá nhân và trong mối tương tác xã hội
C. Học sinh thực hiện các nhiệm vụ học tập và hoàn thành sản phẩm hành động, có sự kết hợp linh hoạt giữa hoạt động trí tuệ và tay chân
D. Giáo viên cần phải được trang bị đầy đủ phương tiện dạy học mới và công nghệ thông tin hỗ trợ
-
Câu 8:
Quan điểm dạy học tích cực hóa và tiếp cận toàn thể là quan điểm của vận dụng dạy học:
A. Giải quyết vấn đề
B. Theo tình huống
C. Định hướng hành động
D. Truyền thống
-
Câu 9:
Quan điểm mới trong việc đánh giá học sinh là:
A. Chỉ đánh giá dựa trên kết quả của các bài kiểm tra thường xuyên
B. Chỉ đánh giá dựa trên kết quả của các bài kiểm tra định kì
C. Chỉ đánh giá dựa trên quá trình học tập và rèn luyện của học sinh..
D. Kết hợp đánh giá kết quả học tập và đánh giá quá trình học tập và rèn luyện của học sinh
-
Câu 10:
Theo quan điểm mới giáo viên có thể đánh giá học sinh bằng bao nhiêu cách trong số các cách sau? (a) Quan sát trực tiếp hành vi, cách ứng xử, hoạt động của học sinh để có điều chỉnh kịp thời và giúp học sinh nhận ra điều cần sữa chữa, ưu điểm cần tiếp tục phát huy. (b) Đánh giá bằng câu hỏi, các nhiệm vụ, các câu hỏi đặt ra cho học sinh trong quá trình học tập và rèn luyện. (c)Đánh giá bằng các bài kiểm tra của học sinh trong các môn học hoặc các lĩnh vực học tập. (d) Đánh giá bằng sản phẩm của học sinh thông qua các dự án học tập
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
-
Câu 11:
Môi trường giáo dục nhà trường là:
A. Tập hợp các yếu tố như yếu tố vật chất và yếu tố tâm lí, xã hội có tác động trực tiếp đến hiệu quả và chất lượng quá trình dạy học và giáo dục nhằm hình thành và phát triển nhân cách cho người học
B. Yếu tố vật chất gồm cảnh quan, cơ sở vật chất và các trang thiết bị phục vụ cho việc dạy và học có hiệu quả hơn
C. Yếu tố tâm lí, xã hội: là một không gian tâm lí chất đầy vốn sống của giáo viên và học sinh, luôn có sự tương tác giao tiếp sư phạm
D. Chỉ là nơi để tổ chức hoạt động dạy và học
-
Câu 12:
Xây dựng môi trường giáo dục là trách nhiệm:
A. Của chính mỗi thành viên trong nhà trường
B. Của ban giám hiệu
C. Của tất cả các học sinh.
D. Của các giáo viên trực tiếp tham gia giảng dạy
-
Câu 13:
Nơi diễn ra các hoạt động dạy học, giáo dục và hoạt động giao tiếp sư phạm giữa giáo viên và học sinh và giữa các học sinh với nhau là môi trường:
A. Nhà trường
B. Gia đình
C. Xã hội
D. Nghiên cứu
-
Câu 14:
Môi trường mà ở đó học sinh: được an toàn, được có giá trị, được yêu thương, được hiểu, được tôn trọng là môi trường:
A. Giáo dục
B. Xã hội
C. Sống
D. Bạn bè
-
Câu 15:
Để tăng cường sự tham gia của học sinh vào việc xây dựng văn hóa trường học, nội qui lớp học thì:
A. Giáo viên để học sinh cùng được tham gia đóng góp ý kiến và xác lập những qui tắc ứng xử và nội qui lớp học
B. Giáo viên đề ra qui tắc ứng xử và nội qui lớp học, học bắt buộc phải thực hiện theo.
C. Cả giáo viên và học sinh phải thực hiện theo qui tắc ứng xử và nội qui của trường.
D. Để học sinh tự xây dựng qui tắc ứng xử và nội qui lớp học không có sự tham gia của giáo viên
-
Câu 16:
Sự phát triển tâm lí và phát triển nhân cách của học sinh trong môi trường nhà trường không thể tách rời với quá trình:
A. Giảng dạy bộ môn
B. Sinh hoạt ngoại khóa
C. Giảng dạy bộ môn
D. Giáo dục
-
Câu 17:
Kết hợp đa dạng phương pháp dạy học là:
A. Việc phối hợp đa dạng phương pháp và hình thức trong toàn bộ quá trình dạy học để phát huy tính tích cực và nâng cao chất lượng dạy học
B. Chỉ nên kết hơp phương pháp truyền thống với một phương pháp dạy học hoặc kĩ thuật dạy học tích cực để nâng cao chất lượng dạy học
C. Kết hợp giữa phương pháp truyền thống và sử dụng công nghệ thông tin hỗ trợ
D. Cải tiến phương pháp dạy học truyền thống để nâng cao hiệu quả sử dụng
-
Câu 18:
Một trong những hoạt động mà giáo viên cốt cán có thể hỗ trợ đồng nghiệp về phương pháp và chiến lược dạy học là:
A. Nghiên cứu bài học với đồng nghiệp để xác định những phương pháp và chiến lược dạy học có thể áp dụng nhằm đem lại hiệu quả cho việc giảng dạy
B. Yêu cầu đồng nghiệp tự nghiên cứu bài học để xác định những phương pháp và chiến lược dạy học có thể áp dụng nhằm đem lại hiệu quả cho việc giảng dạy
C. Yêu cầu đồng nghiệp tự nghiên cứu đặc điểm học tập của học sinh để xác định những phương pháp và chiến lược dạy học phù hợp
D. Viết sáng kiến kinh nghiệm hoặc nghiên cứu khoa học nhưng không chia sẻ kinh nghiệm và việc vận dụng thành công phương pháp, chiến lược dạy học
-
Câu 19:
Dạy học giải quyết vấn đề là con đường cơ bản:
A. Để phát huy tính tích cực nhận thức của học sinh, có thể áp dụng trong nhiều hình thức dạy học với mức độ tự lực của học sinh
B. Cho việc thực hiện nguyên lí giáo dục kết hợp lí thuyết với thực tiễn, tư duy và hành động, nhà trường và xã hội
C. Để được sử dụng các phương tiện dạy học mới và công nghệ thông tin hỗ trợ
D. Không phát huy tính tích cực nhận thức của học sinh, có thể áp dụng trong nhiều hình thức dạy học với mức ộ tự lực của học sinh
-
Câu 20:
Câu hỏi quá trình dùng để kiểm tra:
A. Mức độ hiểu biết, kĩ năng và thái độ của học sinh trong quá trình thực hiện nhiệm vụ
B. Kiến thức, hiểu biết và kinh nghiệm đã có của học sinh trước khi học hoặc thực hiện một nhiệm vụ nào đó
C. Khái niệm hoặc nội dung kiến thức mới hoặc quy trình làm việc thực hiện một hoạt động nào đó của học sinh
D. Kết quả học tập của học sinh
-
Câu 21:
Câu hỏi chẩn đoán dùng để kiểm tra:
A. Mức độ hiểu biết, kĩ năng và thái độ của học sinh trong quá trình thực hiện nhiệm vụ
B. Kiến thức, hiểu biết và kinh nghiệm đã có của học sinh trước khi học hoặc thực hiện một nhiệm vụ nào đó
C. Kết quả học tập của học sinh
-
Câu 22:
Câu hỏi tổng hợp dùng để kiểm tra:
A. Mức độ hiểu biết, kĩ năng và thái độ của học sinh trong quá trình thực hiện nhiệm vụ
B. Kiến thức, hiểu biết và kinh nghiệm đã có của học sinh trước khi học hoặc thực hiện một nhiệm vụ nào đó
C. Khái niệm hoặc nội dung kiến thức mới hoặc quy trình làm việc thực hiện một hoạt động nào đó của học sinh
D. Kết quả học tập của học sinh
-
Câu 23:
Môi trường nhà trường có ảnh hưởng:
A. Rất lớn đến nhận thức, tình cảm và hành vi của học sinh, nhưng không ảnh hưởng đến hiệu quả và chất lượng giáo dục
B. Rất lớn đến hiệu quả và chất lượng giáo dục nhưng không gây ảnh hưởng đến nhận thức,tình cảm và hành vi của học sinh
C. Rất lớn đến nhận thức, tình cảm và hành vi của học sinh cũng như ảnh hương đến hiệu quả và chất lượng giáo dục
D. Một phần đến nhận thức, tình cảm và hành vi của học sinh cũng như ảnh hương đến hiệu quả và chất lượng giáo dục
-
Câu 24:
Cho các nhóm năng lực sau: (I) Nhóm năng lực chuyên môn. (II) Nhóm năng lực tổ chức hoạt động dạy học, giáo dục. (III) Nhóm năng lực phát triển phẩm chất cá nhân và giá trị nghề nghiệp. (IV) Nhóm năng lực phát triển cộng đồng. Số nhóm năng lực của giáo viên THCS ở thế kỉ XXI cần có là:
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
-
Câu 25:
Năng lực chuyên môn của giáo viên là khả năng hiểu biết:
A. Kiến thức và chương trình môn học của giáo viên
B. Kiến thức xã hội và chương trình môn học
C. Chương trình đào tạo
D. Kiến thức môn học