1150 câu hỏi trắc nghiệm Bệnh lý học
Với hơn 1150 câu trắc nghiệm Bệnh lý học (có đáp án) được chia sẻ dành cho các bạn sinh viên chuyên ngành Y học tham khảo ôn tập chuẩn bị cho kì thi sắp tới. Để việc ôn tập trở nên hiệu quả hơn, các bạn có thể ôn theo từng phần trong bộ câu hỏi này bằng cách trả lời lần lượt các câu hỏi cũng như so sánh đáp và lời giải chi tiết được đưa ra. Sau đó các bạn hãy chọn tạo ra đề ngẫu nhiên để kiểm tra lại kiến thức mình đã ôn tập được nhé!
Chọn hình thức trắc nghiệm (40 câu/30 phút)
Chọn phần
-
Câu 1:
Bệnh nhân bị Nhồi máu cơ tim có thể:
A. Bệnh nhân lo âu, sợ sệt
B. Có thể bị sock, suy tim phải, mặt tái, mạch nhanh, tim loạn nhịp, vã mồ hôi…
C. Có thể có sốt nhẹ
D. Tất cả đều đúng
-
Câu 2:
Điều trị bệnh mắt hột hoạt tính:
A. Sulfaxilum 10%
B. Sulfaxilum 20%
C. Sulfaxilum 30%
D. Sulfaxilum 40%
-
Câu 3:
Các xử trí bệnh nhân bị Nhồi máu cơ tim:
A. Cho bệnh nhân nghỉ ngơi tương đối ở tư thế ngồi
B. Cho bệnh nhân nghỉ ngơi tuyệt đối ở tư thế nằm
C. Cho bệnh nhân nghỉ ngơi tuyệt đối ở tư thế nửa nằm, nửa ngồi
D. Tất cả đều đúng
-
Câu 4:
Điều trị dự phòng bệnh mắt hột bằng Tra sulfaxilum 20% hoặc cloraxin 0,4% trong vòng:
A. 1 - 3 tháng
B. 3 - 6 tháng
C. 6 - 12 tháng
D. 12 - 18 tháng
-
Câu 5:
Thời gian bất động cho bệnh nhân sau cơn Nhồi máu cơ tim:
A. 1 – 2 tuần
B. 2 – 3 tuần
C. 3 – 4 tuần
D. 4 – 5 tuần
-
Câu 6:
Điều trị toàn thân cho bệnh mắt hột bằng:
A. Tetracylin 1g/ngày x 3 tuần
B. Erythromycin 1g/ngày x 3 tuần
C. Sulfamid 1g/ngày x 3 tuần
D. Tất cả đều đúng
-
Câu 7:
Chế độ ăn uống ở bệnh nhân bị Nhồi máu cơ tim:
A. Ăn, uống nhẹ như ăn cháo, súp, uống sữa…
B. Ăn, uống như bình thường
C. Ăn, uống các chất nhiều đạm, thịt
D. Ăn, uống các chất nhiều mỡ
-
Câu 8:
Điều trị toàn thân cho bệnh mắt hột bằng Tetracylin với liều:
A. 0,25 g/ngày x 3 tuần
B. 0,5 g/ngày x 3 tuần
C. 1 g/ngày x 3 tuần
D. 1,5 g/ngày x 3 tuần
-
Câu 9:
Điều trị toàn thân cho bệnh mắt hột bằng Erythromycin với liều:
A. 0,25 g/ngày x 3 tuần
B. 0,5 g/ngày x 3 tuần
C. 1 g/ngày x 3 tuần
D. 1,5 g/ngày x 3 tuần
-
Câu 10:
Để giảm đau cho bệnh nhân bị Nhồi máu cơ tim, cần:
A. Chống sốc, giảm đau với Morphin 0,01 g, 1 ống, tiêm dưới da
B. Chống suy tim với Ouabain ¼ mg, 1 – 2 ống/ngày, tiêm tĩnh mạch chậm
C. Kháng sinh với Erythromycin 1 g, uống ngày 2 lần, mỗi lần 1 viên
D. Kháng viêm với Prednisolon 0,5 mg, uống ngày 2 lần, mỗi lần 2 viên
-
Câu 11:
Dự phòng bệnh đau mắt hột:
A. Dùng nước sạch, khăn mặt, thau chậu riêng, rửa mặt mỗi ngày 3 lần
B. Vệ sinh môi trường, tạo nguồn nước sạch, tollete hợp vệ sinh, xử lý rác tốt, diệt ruồi nhặng…
C. Không để bệnh đau mắt đỏ kéo dài
D. Tất cả đều đúng
-
Câu 12:
Để giảm đau cho bệnh nhân bị Nhồi máu cơ tim, cần dùng thuốc giảm đau, chống sốc với liều:
A. Morphin 0,01 g, ½ ống, tiêm tĩnh mạch
B. Morphin 0,01 g, 1 ống, tiêm dưới da
C. Morphin 0,02 g, ½ ống, tiêm bắp
D. Morphin 0,02 g, 1 ống, tiêm trực tiếp vào cơ tim
-
Câu 13:
Viêm kết mạc, còn gọi là nhặm mắt hay đau mắt đỏ:
A. Bệnh không bao giờ có thể gây thành dịch
B. Bệnh có thể gây thành dịch
C. Tất cả đều đúng
D. Tất cả đều sai
-
Câu 14:
Để chống suy tim cho bệnh nhân bị Nhồi máu cơ tim, cần dùng:
A. Ouabain ¼ mg, 1 – 2 ống/ngày, tiêm tĩnh mạch chậm
B. Ouabain ½ mg, 2 – 3 ống/ngày, tiêm dưới da
C. Ouabain 1 mg, 3 – 4 ống/ngày, tiêm bắp
D. Tất cả đều đúng
-
Câu 15:
Nguyên nhân gây bệnh Viêm kết mạc:
A. Do virus, dị ứng
B. Do bị kích thích bởi khói, bụi, nước bẩn…
C. Do vi khuẩn lậu, lao, bạch hầu
D. Tất cả đều đúng
-
Câu 16:
Hen phế quản có đặc điểm:
A. Tăng phản ứng phế quản
B. Hẹp lòng các đường phế quản
C. Tiết dịch ở trong lòng phế quản
D. Tất cả đều đúng
-
Câu 17:
Nguyên nhân thường gặp nhất gây bệnh Viêm kết mạc:
A. Do virus
B. Do dị ứng
C. Do bị kích thích bởi khói, bụi, nước bẩn…
D. Do vi khuẩn lậu, lao, bạch hầu
-
Câu 18:
Dạng thường gặp nhất của viêm kết mạc cấp:
A. Viêm kết mạc có mủ loãng
B. Viêm kết mạc có mủ đặc
C. Viêm kết mạc cấp có tiết tố nhầy
D. Viêm kết mạc cấp có tiết tố loãng
-
Câu 19:
Nguyên nhân gây bệnh hen phế quản:
A. Chưa rõ
B. Dị ứng
C. Nội tiết
D. Cơ địa
-
Câu 20:
Trong Viêm kết mạc cấp có tiết tố nhầy, 2 mắt thường sưng mọng đỏ:
A. Trước 1 – 2 ngày
B. Sau 1 – 2 ngày
C. Sau 2 – 3 ngày
D. Sau 3 – 4 ngày
-
Câu 21:
Viêm kết mạc cấp có tiết tố nhầy thường gặp ở mọi lứa tuổi:
A. Trẻ em > người lớn
B. Trẻ em < người lớn
C. Trẻ em = người lớn
D. Tất cả đều sai
-
Câu 22:
Biểu hiện bệnh lý của hen suyễn:
A. Co thắt tiểu phế quản, phù nề màng đệm nhầy tiểu phế quản, tăng tiết dịch nhầy tiểu phế quản
B. Co thắt phế quản, phù nề màng đệm nhầy phế quản, tăng tiết dịch nhầy phế quản
C. Co thắt phế nang, phù nề màng đệm nhầy phế nang, tăng tiết dịch nhầy phế nang
D. Co thắt khí quản, phù nề màng đệm nhầy khí quản, tăng tiết dịch nhầy khí quản
-
Câu 23:
Triệu chứng của Viêm kết mạc cấp có tiết tố nhầy:
A. Đau nhức mắt dữ dội, lan lên cả đâu, giảm thị lực nhanh
B. Nóng rát ngứa mắt, cộm, cảm giác nhìn mờ, chảy nước mắt
C. Nóng rát ngứa mắt, cộm, giảm thị lực, chảy nước mắt
D. Đau nhức mắt dữ dội, giảm thị lực, giảm thị trường
-
Câu 24:
Điều trị Viêm kết mạc cấp có tiết tố nhầy:
A. Cách ly, điều trị tại mắt
B. Rửa sạch chất tiết
C. Kháng sinh cần thiết
D. Tất cả đều đúng
-
Câu 25:
Triệu chứng điển hình của cơn hen phế quản:
A. Khó thở đột ngột vào ban ngày
B. Khó thở đột ngột vào ban chiều
C. Khó thở đột ngột vào ban đêm
D. Khó thở cả ngày lẫn đêm
-
Câu 26:
Điều trị Viêm kết mạc cấp có tiết tố nhầy bằng kháng sinh:
A. Cloraxin 0,1%, nhỏ mắt
B. Cloraxin 0,2%, nhỏ mắt
C. Cloraxin 0,3%, nhỏ mắt
D. Cloraxin 0,4%, nhỏ mắt
-
Câu 27:
Đặc điểm của cơn khó thở trong bệnh hen phế quản:
A. Khó thở dữ dội, ở thì hít vào là chủ yếu
B. Khó thở dữ dội, ở thì thở ra là chủ yếu
C. Khó thở dữ dội, ở cả thì thở ra và thì hít vào
D. Tất cả đều sai
-
Câu 28:
Nguyên nhân gây Viêm kết mạc có mủ đặc:
A. Tụ cầu
B. Phế cầu
C. Liên cầu
D. Lậu cầu
-
Câu 29:
Viêm kết mạc có mủ đặc thướng xuất hiện sau khi sinh:
A. 1 – 3 ngày
B. 3 – 5 ngày
C. 5 – 7 ngày
D. 7 – 14 ngày
-
Câu 30:
Đặc điểm lâm sàng của cơn hen phế quản:
A. Cơ ức đòn chũm bị co kéo, làm nổi rõ thớ cơ trên cổ
B. Cơ ngực lớn bị co kéo, làm bệnh nhân phải ngồi để thở
C. Cơ hoành bị co kéo, làm bệnh nhân không thể nằm
D. Cơ hô hấp bị co kéo, làm lõm trên xương ức
-
Câu 31:
Để phòng chống Viêm kết mạc có mủ:
A. Nhỏ thuốc sát trùng mắt trong 3 ngày đầu bằng nước muối
B. Nhỏ thuốc sát trùng mắt trong 3 ngày đầu bằng nước mắt nhân tạo
C. Nhỏ thuốc sát trùng mắt trong 3 ngày đầu bằng argyrol 1%
D. Nhỏ thuốc sát trùng mắt trong 3 ngày đầu bằng argyrol 2%
-
Câu 32:
Điều trị bệnh hen phế quản:
A. Quan trọng nhất là tìm cách loại bỏ kháng nguyên
B. Cho bệnh nhân ở tư thế dễ thở khi trong cơn hen
C. Cho bệnh nhân thở Oxy đối với cơn hen nặng
D. Tất cả đều đúng
-
Câu 33:
Nguyên nhân gây viêm loét giác mạc:
A. Chấn thương, lông quặm, lông xiêu
B. Hở mi mắt
C. Thiếu vitamin A
D. Tất cả đều đúng
-
Câu 34:
Điều trị cơn hen nhẹ và vừa:
A. Theophylin 0,05 g x 2 viên/ngày, chia làm 2 lần
B. Theophylin 0,1 g x 4 viên/ngày, chia làm 2 lần
C. Theophylin 0,2 g x 6 viên/ngày, chia làm 3 lần
D. Theophylin 0,4 g x 9 viên/ngày, chia làm 3 lần
-
Câu 35:
Triệu chứng của viêm loét giác mạc:
A. Đau nhức, chói cộm, chảy nước mắt, sợ ánh sáng
B. Không đau nhức, không chói cộm, chỉ chảy nước mắt và sợ ánh sáng
C. Chỉ đau nhức, chói cộm, không chảy nước mắt, không sợ ánh sáng
D. Bình thường
-
Câu 36:
Các thuốc dãn phế quản có tác dụng kéo dài:
A. Amophylin
B. Theostat
C. Theolair L.P
D. Tất cả đều đúng
-
Câu 37:
Biến chứng của viêm loét giác mạc:
A. Mủ kết mạc mi
B. Mủ kết mạc nhãn cầu
C. Mủ cùng đồ
D. Mủ tiền phòng
-
Câu 38:
Amophylin, Theostat, Theolair L.P là thuốc có tác dụng…:
A. Giống Beta 2
B. Dãn phế quản
C. Kháng viêm
D. Kháng sinh
-
Câu 39:
Điều trị viêm loét giác mạc bằng cách dinh dưỡng giác mạc với:
A. Vitamin A
B. Vitamin B
C. Vitamin C
D. Vitamin D
-
Câu 40:
Chống chỉ định sử dụng thuốc nào để điều trị loét giác mạc:
A. Kháng viêm Non Steroid
B. Kháng viêm Steroid
C. Tất cả đều đúng
D. Tất cả đều sai