1150 câu hỏi trắc nghiệm Bệnh lý học
Với hơn 1150 câu trắc nghiệm Bệnh lý học (có đáp án) được chia sẻ dành cho các bạn sinh viên chuyên ngành Y học tham khảo ôn tập chuẩn bị cho kì thi sắp tới. Để việc ôn tập trở nên hiệu quả hơn, các bạn có thể ôn theo từng phần trong bộ câu hỏi này bằng cách trả lời lần lượt các câu hỏi cũng như so sánh đáp và lời giải chi tiết được đưa ra. Sau đó các bạn hãy chọn tạo ra đề ngẫu nhiên để kiểm tra lại kiến thức mình đã ôn tập được nhé!
Chọn hình thức trắc nghiệm (40 câu/30 phút)
Chọn phần
-
Câu 1:
Giang mai giai đoạn nào lây lan mạnh nhất:
A. Giai đoạn 1
B. Giai đoạn 2
C. Giai đoạn 3
D. Giai đoạn 4
-
Câu 2:
Cao huyết áp thường gặp ở:
A. Trẻ nhũ nhi
B. Trẻ em
C. Trung niên
D. Người lớn tuổi
-
Câu 3:
Giang mai thời kỳ 2, bệnh nhân:
A. Sốt 37,5-38oC
B. Sốt 38-39oC
C. Sốt 39-40oC
D. Sốt 40-41oC
-
Câu 4:
Tỷ lệ cao huyết áp:
A. 90% do một số bệnh lý gây nên và 10% không rõ nguyên nhân
B. 90% không rõ nguyên nhân và 10% do một số bệnh lý gây nên
C. 50% không rõ nguyên nhân và 50% do một số bệnh lý gây nên
D. Tất cả trường hợp cao huyết áp đều có nguyên nhân rõ ràng
-
Câu 5:
Giang mai thời kỳ 2, bệnh nhân nổi hạch khắp cơ thể:
A. Sờ rõ, rắn, đau, có mủ
B. Sờ không rõ, mềm, không đau, không mủ
C. Sờ rõ, rắn, không đau, không mủ
D. Sờ không rõ, mềm, đau, có mủ
-
Câu 6:
Các nguyên nhân có thể gây cao huyết áp:
A. Xơ cứng động mạch, xơ vữa động mạch
B. Béo phì, cường giáp, cường tuyến yên
C. Viêm cầu thận, hẹp động mạch thận, thận đa nang
D. Tất cả đều đúng
-
Câu 7:
Triệu chứng của cao huyết áp:
A. Luôn luôn có tổn thương tim như suy tim trái, suy tim phải, suy tim toàn bộ
B. Có thể chỉ tình cờ đo huyết áp phát hiện ra khi khám sức khỏe định kỳ
C. Luôn luôn có dấu hiệu báo trước như nhìn mờ, phù gai thị…
D. Luôn luôn có tai biến mạch máu não, xuất huyết não, tắc mạch máu não, nhũn não
-
Câu 8:
Giang mai thời kỳ 2, đào ban (phát ban) có đặc điểm:
A. Là các vết màu đỏ, hình tròn ở da
B. Là các vết màu hồng, hình bầu dục ở da
C. Là các vết màu đỏ, hình bầu dục ở da
D. Là các vết màu hồng, hình tròn ở da
-
Câu 9:
Giang mai thời kỳ 2, có thể tìm thấy xoắn khuẩn giang mai trong:
A. Nước tiểu
B. Máu
C. Đàm, dãi
D. Tinh dịch
-
Câu 10:
Giang mai thời kỳ 3, kéo dài:
A. 1 – 2 năm
B. 2 – 3 năm
C. 3 – 4 năm
D. 4 – 5 năm
-
Câu 11:
Giang mai thời kỳ 3, đặc trưng bởi:
A. Săng giang mai ở bộ phận sinh dục
B. Phát ban (đào ban) ở mặt, ngực, lưng, bìu, bẹn
C. Nổi hạch ở cổ, dưới hàm, cánh tay, nách, bẹn…
D. Củ, gôm thường xuất hiện ở mặt
-
Câu 12:
Chế độ sinh hoạt, ăn uống trong điều trị bệnh cao huyết áp:
A. Hạn chế muối MgCl < 5 g/ngày
B. Hạn chế muối KCl < 5 g/ngày
C. Hạn chế muối NaCl < 5 g/ngày
D. Không hạn chế ăn muối
-
Câu 13:
Củ giang mai ở thời kỳ 3 có đặc điểm:
A. Xuất hiện trên da, bằng hạt đậu, hạt bắp, có khi bằng quả táo
B. Xuất hiện trên niêm mạc, bằng hạt đậu, hạt bắp, có khi bằng quả táo
C. Xuất hiện trên cơ, bằng hạt đậu, hạt bắp, có khi bằng quả táo
D. Xuất hiện trên xương, bằng hạt đậu, hạt bắp, có khi bằng quả táo
-
Câu 14:
Gôm giang mai ở thời kỳ 3 có đặc điểm:
A. Ở nông trên da, đóng thành mảng
B. Ở sâu dưới da, đóng thành bánh
C. Ở nông trên da, đóng thành bánh
D. Ở sâu dưới da, đóng thành mảng
-
Câu 15:
Nếu bị béo phì, để hạn chế cao huyết áp cần áp dụng chế độ ăn giảm cân:
A. Chế độ ăn: Ít đường, mỡ, nhiều đạm, xơ, rau quả, trái cây
B. Chế độ ăn: Nhiều đường, mỡ, ít đạm, xơ, rau quả, trái cây
C. Chế độ ăn: Ít đường, mỡ, đạm, xơ, rau quả, trái cây
D. Chế độ ăn: Nhiều đường, mỡ, đạm, xơ, rau quả, trái cây
-
Câu 16:
Giang mai thời kỳ 3 gây tổn thương:
A. Thần kinh ngoại biên
B. Thần kinh trung ương
C. Cả thần kinh trung ương và thần kinh ngoại biên
D. Tất cả đều sai
-
Câu 17:
Để hạn chế cao huyết áp, cần thiết phải:
A. Nên ăn lạt, không quá 1 muỗng cà phê muối mỗi ngày
B. Nên ăn chất đạm có nguồn gốc từ cá và thực vật
C. Hạn chế ăn mỡ động vật, dầu dừa
D. Tất cả đều đúng
-
Câu 18:
Để điều trị bệnh giang mai, cần:
A. Điều trị sớm
B. Điều trị liên tục
C. Điều trị đủ liều
D. Tất cả đều đúng
-
Câu 19:
Nhóm kháng sinh chủ yếu để điều trị bệnh giang mai:
A. Cefalosporin
B. Quinolon
C. Amino glycosid
D. Penicilline
-
Câu 20:
Trong điều trị bệnh giang mai, nếu dị ứng với Penicilline, có thể thay thế bằng:
A. Cephalexine
B. Erythromycine
C. Amoxicilline
D. Amykacine
-
Câu 21:
Chế độ ăn uống, sinh hoạt trong điều trị cao huyết áp:
A. Ăn nhiều rau cải, trái cây
B. Ngừng hoặc hạn chế uống nhiều rượu
C. Bỏ hẳn thuốc lá, sinh hoạt điều độ, tập thể dục đều đặn
D. Tất cả đều đúng
-
Câu 22:
Phòng bệnh giang mai bằng cách:
A. Quan hệ tình dục an toàn với vòng tránh thai
B. Tuyên truyền giáo dục các bệnh lây qua đường hô hấp
C. Tất cả đều đúng
D. Tất cả đều sai
-
Câu 23:
Có tất cả bao nhiêu nhóm thuốc hạ huyết áp thường sử dụng:
A. 5 loại
B. 6 loại
C. 7 loại
D. 8 loại
-
Câu 24:
Viêm phần phụ bao gồm:
A. Viêm buồng trứng, vòi trứng, dây chằng
B. Viêm âm hộ, âm đạo
C. Viêm cổ tử cung, viêm tử cung
D. Tất cả đều đúng
-
Câu 25:
Viêm phần phụ thường gặp nhất:
A. Dây chẳng
B. Vòi trứng
C. Buồng trứng
D. Niệu đạo
-
Câu 26:
Nguyên nhân gây viêm phần phụ:
A. Phế cầu
B. Cầu khuẩn
C. Trực khuẩn
D. Tất cả đều đúng
-
Câu 27:
Triệu chứng lâm sàng của viêm phần phụ cấp tính:
A. Đau vùng thượng vị, lan lên 2 vai
B. Đau vùng hạ vị, lan ra 2 bên hố chậu
C. Đau vùng thượng vị, lan ra 2 bên hạ sườn
D. Đau vùng quanh rốn, lan ra 2 bên thắt lưng
-
Câu 28:
Thuốc nào sau đây không thuộc nhóm thuốc hạ huyết áp:
A. Thuốc lợi tiểu; thuốc Ca-
B. Thuốc β- , thuốc α-
C. Thuốc AT II+ ; thuốc α+
D. Thuốc AT II-, thuốc UCMC
-
Câu 29:
Triệu chứng lâm sàng thường gặp nhất của viêm phần phụ mạn tính:
A. Đau
B. Khí hư ra nhiều
C. Rối loạn kinh nguyệt
D. Hội chứng trong thời kỳ phóng noãn
-
Câu 30:
Triệu chứng lâm sàng của viêm phần phụ mạn tính:
A. Đau bụng vùng quanh rốn, hố chậu
B. Đau bụng vùng thượng vị, hạ sườn
C. Đau bụng vùng trung vị, hạ sườn
D. Đau bụng vùng hạ vị, hố chậu
-
Câu 31:
Triệu chứng rối loạn kinh nguyệt của viêm phần phụ mạn tính:
A. Dạng kinh mau và ít
B. Dạng kinh thưa và ít
C. Dạng kinh mau và nhiều
D. Dạng kinh thưa và nhiều
-
Câu 32:
Thuốc lợi tiểu nào sau đây không thuộc nhóm thuốc lợi tiểu gây mất Kali:
A. Lợi tiểu có thủy ngân
B. Ức chế Cacobonic anhydrase
C. Triamteren
D. Lợi tiểu quai
-
Câu 33:
Triệu chứng Sốt của viêm phần phụ mạn tính:
A. Sốt nhẹ
B. Sốt vừa
C. Sốt cao
D. Sốt rất cao
-
Câu 34:
Hội chứng trong thời kỳ phóng noãn (rụng trứng) của viêm phần phụ mạn tính:
A. Đau bụng, không ra khí hư, ra nhiều máu
B. Đau bụng, ra khí hư, ra ít máu
C. Không đau bụng, không ra khí hư, ra nhiều máu
D. Không đau bụng, ra khí hư, ra ít máu
-
Câu 35:
Biến chứng của viêm phần phụ:
A. Abces vùng hố chậu
B. Abces vùng hạ sườn
C. Abces vùng quanh rốn
D. Tất cả đều đúng
-
Câu 36:
Nếu đau nhiều vùng bụng do viêm phần phụ, có thể:
A. Chườm nóng, chườm ấm
B. Chườm đá
C. Tất cả đều đúng
D. Tất cả đều sai
-
Câu 37:
Điều trị viêm phần phụ cấp tính bằng kháng sinh Penicillin với liều lượng:
A. 1 triệu đơn vị/ngày x 10 ngày, tiêm bắp
B. 2 triệu đơn vị/ngày x 10 ngày, tiêm bắp
C. 3 triệu đơn vị/ngày x 10 ngày, tiêm bắp
D. 4 triệu đơn vị/ngày x 10 ngày, tiêm bắp
-
Câu 38:
Điều trị viêm phần phụ cấp tính bằng kháng sinh Penicillin với đường dùng:
A. Tiêm tĩnh mạch
B. Tiêm bắp
C. Tiêm dưới da
D. Uống
-
Câu 39:
Điều trị viêm phần phụ cấp tính bằng kháng sinh Ampicillin với liều lượng:
A. 250 mg/ngày
B. 500 mg/ngày
C. 750 mg/ngày
D. 1 g/ngày
-
Câu 40:
Điều trị viêm phần phụ cấp tính bằng kháng sinh Ampicillin với thời gian:
A. 5 ngày
B. 7 ngày
C. 10 ngày
D. 14 ngày