1150 câu hỏi trắc nghiệm Bệnh lý học
Với hơn 1150 câu trắc nghiệm Bệnh lý học (có đáp án) được chia sẻ dành cho các bạn sinh viên chuyên ngành Y học tham khảo ôn tập chuẩn bị cho kì thi sắp tới. Để việc ôn tập trở nên hiệu quả hơn, các bạn có thể ôn theo từng phần trong bộ câu hỏi này bằng cách trả lời lần lượt các câu hỏi cũng như so sánh đáp và lời giải chi tiết được đưa ra. Sau đó các bạn hãy chọn tạo ra đề ngẫu nhiên để kiểm tra lại kiến thức mình đã ôn tập được nhé!
Chọn hình thức trắc nghiệm (40 câu/30 phút)
Chọn phần
-
Câu 1:
Thời kỳ nung bệnh của cảm cúm:
A. Không có triệu chứng
B. Triệu chứng chưa rõ rệt
C. Triệu chứng rõ rệt
D. Triệu chứng rầm rộ
-
Câu 2:
Thời kỳ khởi phát của cảm cúm:
A. Sốt nhẹ, không rét, không đau nhức mình mẩy, không nhức đầu
B. Sốt nhẹ, kèm rét run, đau nhức mình mẩy, nhức đầu
C. Sốt cao, không rét run, không đau nhức mình mẩy, không nhức đầu
D. Sốt cao, rét run, đau nhức mình mẩy, nhức đầu
-
Câu 3:
Chế độ sinh hoạt của bệnh nhân loét dạ dày – tá tràng:
A. Cần ăn các chất dễ tiêu, chia thành 3 bữa ăn trong ngày
B. Cần ăn các chất khó tiêu, chia thành nhiều bữa ăn trong ngày
C. Cần ăn các chất khó tiêu, chia thành 3 bữa ăn trong ngày
D. Cần ăn các chất dễ tiêu, chia thành nhiều bữa ăn trong ngày
-
Câu 4:
Thời kỳ toàn phát của bệnh cảm cúm:
A. Gồm 2 hội chứng: nhiễm trùng và nhiễm độc
B. Gồm 3 hội chứng: nhiễm trùng, nhiễm độc và hô hấp
C. Gồm 4 hội chứng: nhiễm trùng, nhiễm độc, hô hấp và tiêu hóa
D. Gồm 5 hội chứng: nhiễm trùng, nhiễm độc, hô hấp, tiêu hóa và tiết niệu
-
Câu 5:
Hướng điều trị nội khoa đối với viêm dạ dày – tá tràng:
A. Thuốc tăng co thắt + Thuốc bảo vệ niêm mạc dạ dày – tá tràng + Thuốc tăng bài tiết + Thuốc diệt vi khuẩn HP
B. Thuốc giảm co thắt + Thuốc trung hòa dịch vị + Thuốc tăng bài tiết + Thuốc an thần
C. Thuốc tăng co thắt + Thuốc bảo vệ niêm mạc dạ dày – tá tràng + Thuốc chống bài tiết + Thuốc an thần
D. Thuốc giảm co thắt + Thuốc trung hòa dịch vị + Thuốc chống bài tiết + Thuốc diệt vi khuẩn HP
-
Câu 6:
Thời kỳ toàn phát của bệnh cảm cúm, gồm:
A. Hội chứng nhiễm trùng: sốt cao, mạch nhanh, tiểu ít, nước tiểu đỏ, lưỡi dơ, môi khô…
B. Hội chứng nhiễm độc: nhức đầu, đau nhức mình mẩy, ù tai, hoa mắt, chóng mặt, mất ngủ, mệt lả…
C. Hội chứng hô hấp: viêm hô hấp trên, ho, chảy nước mắt, nước mũi, nghẹt thở, đau rát họng…
D. Tất cả đều đúng
-
Câu 7:
Hội chứng nhiễm trùng trong thời kỳ toàn phát của bệnh cảm cúm:
A. Sốt cao, mạch nhanh, tiểu ít, nước tiểu đỏ, lưỡi dơ, môi khô…
B. Nhức đầu, đau nhức mình mẩy, ù tai, hoa mắt, chóng mặt, mất ngủ, mệt lả…
C. Viêm hô hấp trên, ho, chảy nước mắt, nước mũi, nghẹt thở, đau rát họng…
D. Viêm hô hấp dưới, ho, khạc đàm, nặng ngực, đau vùng ngực bị viêm…
-
Câu 8:
Một số thuốc giảm co thắt và giảm đau:
A. Aspirin, Paracetamol
B. Atropin, No-spa
C. Vitamin C, Prednisolon
D. Dexamethason, Methyl Prednisolon
-
Câu 9:
Thuốc nhóm giảm co thắt và giảm đau:
A. Atropin, No-spa, Decontractyl…
B. Alusi, Maalox, Phosphalugel, Vitamin 3B…
C. Cimetidin, Famotidin, Omeprazol, Imoprazol, Pantprazol…
D. Amoxicillin, Metronidazol…
-
Câu 10:
Hội chứng biểu hiện khi bị nhiễm trùng trong thời kỳ toàn phát của bệnh cảm cúm:
A. Sốt nhẹ 37,5 – 38 o C
B. Sốt vừa 38 – 39 o C
C. Sốt cao 39 – 40 o C
D. Sốt rất cao 40 – 41 o C
-
Câu 11:
Cách sử dụng và liều sử dụng thuốc giảm co thắt và giảm đau:
A. Atropin ½ mg, tiêm trong da, 1-2 ống/ngày
B. Atropin ¼ mg, tiêm dưới da, 1-2 ống/ngày
C. Atropin ¾ mg, tiêm tĩnh mạch, 1-2 ống/ngày
D. Atropin 1 mg, tiêm bắp, 1-2 ống/ngày
-
Câu 12:
Một số thuốc trung hòa dịch vị, bảo vệ niêm mạc dạ dày – tá tràng:
A. Alusi (Alumium), Aspirin, Maalox, Vitamin C…
B. Alusi (Alumium), Maalox, Phosphalugel, Vitamin 3B…
C. Phosphalugel, Muối kẽm Sulphat, Muối bạc Nitrat, Vitamin AD…
D. Phosphalugel, Muối đồng Sulphat, Prednisolon, Vitamin E…
-
Câu 13:
Thuốc Vitamin B1, B6, PP có tác dụng:
A. Giảm co thắt, giảm đau
B. Diệt vi khuẩn Hp
C. Chống bài tiết, giúp cơ thể hấp thu nhanh các chất dinh dưỡng
D. Bảo vệ, điều hòa độ acid
-
Câu 14:
Một số loại thuốc nhóm chống bài tiết:
A. Atropin, No-spa, Decontractyl…
B. Alusi, Maalox, Phosphalugel, Vitamin 3B…
C. Cimetidin, Famotidin, Omeprazol, Imoprazol, Pantprazol…
D. Amoxicillin, Metronidazol…
-
Câu 15:
Cimetidin được sử dụng để điều trị viêm, loét dạ dày – tá tràng:
A. Uống 200 mg/ngày, 1 tuần
B. Uống 400 mg/ngày, từ 1-2 tuần
C. Uống 600 mg/ngày, từ 2-4 tuần
D. Uống 800 mg/ngày, từ 4-6 tuần
-
Câu 16:
Những dấu hiệu nhận biết nhiễm trùng trong thời kỳ toàn phát của bệnh cảm cúm:
A. Sốt nhẹ, mạch nhanh, tiểu ít, nước tiểu đỏ, lưỡi dơ…
B. Sốt cao, mạch nhanh, tiểu ít, nước tiểu đỏ, lưỡi dơ…
C. Sốt nhẹ, mạch chậm, tiểu nhiều, nước tiểu trong, lưỡi sạch…
D. Sốt cao, mạch chậm, tiểu nhiều, nước tiểu trong, lưỡi sạch…
-
Câu 17:
Famotidin được sử dụng để điều trị viêm, loét dạ dày – tá tràng:
A. Uống 10 – 20 mg/ngày, dùng trong 1 tuần
B. Uống 20-40 mg/ngày, dùng trong 2 tuần
C. Uống 60-120 mg/ngày, dùng trong 4 tuần
D. Uống 120-180 mg/ngày, dùng trong 6 tuần
-
Câu 18:
Thuốc diệt vi khuẩn Hp:
A. Atropin, No-spa, Decontractyl…
B. Alusi, Maalox, Phosphalugel, Vitamin 3B…
C. Cimetidin, Famotidin, Omeprazol, Imoprazol, Pantprazol…
D. Amoxicillin, Metronidazol…
-
Câu 19:
Hội chứng nhiễm độc trong thời kỳ toàn phát của bệnh cảm cúm:
A. Sốt cao, mạch nhanh, tiểu ít, nước tiểu đỏ, lưỡi dơ, môi khô…
B. Nhức đầu, đau nhức mình mẩy, ù tai, hoa mắt, chóng mặt, mất ngủ, mệt lả…
C. Viêm hô hấp trên, ho, chảy nước mắt, nước mũi, nghẹt thở, đau rát họng…
D. Viêm hô hấp dưới, ho, khạc đàm, nặng ngực, đau vùng ngực bị viêm…
-
Câu 20:
Amoxicillin 0,25 mg sử dụng để diệt vi khuẩn Hp với liều dùng:
A. 1-2 viên/ngày, uống trong 5 ngày
B. 2-4 viên/ngày, uống trong 7 ngày
C. 4-6 viên/ngày, uống trong 10 ngày
D. 6-8 viên/ngày, uống trong 14 ngày
-
Câu 21:
Metronidazol (Klion) 0,25 mg sử dụng để diệt vi khuẩn Hp với liều:
A. 1-2 viên/ngày, uống trong 5 ngày
B. 2-4 viên/ngày, uống trong 7 ngày
C. 4-6 viên/ngày, uống trong 10 ngày
D. 6-8 viên/ngày, uống trong 14 ngày
-
Câu 22:
Hội chứng hô hấp trong thời kỳ toàn phát của bệnh cảm cúm:
A. Sốt cao, mạch nhanh, tiểu ít, nước tiểu đỏ, lưỡi dơ, môi khô…
B. Nhức đầu, đau nhức mình mẩy, ù tai, hoa mắt, chóng mặt, mất ngủ, mệt lả…
C. Viêm hô hấp trên, ho, chảy nước mắt, nước mũi, nghẹt thở, đau rát họng…
D. Viêm hô hấp dưới, ho, khạc đàm, nặng ngực, đau vùng ngực bị viêm…
-
Câu 23:
Điều trị bệnh cảm cúm:
A. Hiện chưa có thuốc điều trị, điều trị triệu chứng là chủ yếu
B. Hiện đã có rất nhiều loại thuốc điều trị đặc hiệu
C. Hiện đã có một ít loại thuốc điều trị hiệu quả cảm cúm
D. Tất cả đều sai
-
Câu 24:
Để điều trị viêm dạ dày – tá tràng, Đông y có thể sử dụng:
A. Mật gấu uống 1 ống x 2 lần/ngày hoặc mật ong kết hợp sữa tươi
B. Cao da cầm uống 30 ml x 3 lần/ngày hoặc mật ong kết hợp với bột nghệ
C. Nhung hươu sắc nhỏ, pha uống 30 ml x 3 lần/ngày hoặc sữa dê kết hợp bột sắn
D. Nước yến uống 20 ml x 3 lần/ngày hoặc nhân sâm kết hợp hoàng kỳ
-
Câu 25:
Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính là bệnh đặc trưng bởi:
A. Sự giới hạn thông khí có hồi phục hoàn toàn
B. Sự giới hạn thông khí có hồi phục một phần
C. Sự giới hạn thông khí có hồi phục rất hạn chế
D. Sự giới hạn thông khí không hồi phục hoàn toàn
-
Câu 26:
Trong bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, các phế nang, túi khí bị tổn thương:
A. Mất độ đàn hồi
B. Mạch máu quanh phế nang bị hư hại
C. Tất cả đều đúng
D. Tất cả đều sai
-
Câu 27:
Chế độ nghỉ ngơi, ăn uống trong điều trị bệnh cảm cúm:
A. Không cần nghỉ ngơi, chỉ cần ăn các chất dễ tiêu và hoa quả nhiều
B. Nghỉ ngơi, ăn càng nhiều càng tốt các chất dễ tiêu lẫn khó tiêu và hoa quả cho mau phục hồi
C. Nghỉ ngơi, chỉ ăn các chất dễ tiêu và hoa quả
D. Tất cả đều sai
-
Câu 28:
Mất độ đàn hồi của các phế nang, túi khí trong bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính sẽ làm:
A. O2 vào dễ, CO2 ra dễ
B. O2 vào khó, CO2 ra dễ
C. O2 vào dễ, CO2 ra khó
D. O2 vào khó, CO2 ra khó
-
Câu 29:
Thuốc giảm sốt, giảm đau trong điều trị bệnh cảm cúm:
A. Aspirin pH8 0,25 gram x 1 viên/ngày
B. Aspirin pH8 0,5 gram x 2 viên/ngày
C. Aspirin pH8 0,75 gram x 3 viên/ngày
D. Aspirin pH8 1 gram x 4 viên/ngày
-
Câu 30:
Bệnh lý mạch máu trong bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính:
A. Thiếu O2 mạn tính
B. Co thắt mạch máu phổi
C. Tăng áp lực động mạch phổi
D. Tất cả đều đúng
-
Câu 31:
Tỷ lệ nam và nữ mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính:
A. Nam > Nữ
B. Nam = Nữ
C. Nam < Nữ
D. Tất cả đều sai
-
Câu 32:
Triệu chứng cơ năng của bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính:
A. Ho, khạc đàm, khó thở
B. Nặng ngực
C. Khò khè, vướng đàm, khó khạc đàm
D. Tất cả đều đúng
-
Câu 33:
Chẩn đoán đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính dựa vào bệnh sử có:
A. Cơn khó thở giảm dần, số lượng đàm tăng
B. Cơn khó thở tăng dần, số lượng đàm giảm
C. Cơn khó thở tăng dần, số lượng đàm tăng
D. Cơn khó thở giảm dần, số lượng đàm giảm
-
Câu 34:
Thuốc giảm ho trong điều trị bệnh cảm cúm:
A. Terpin Codein x 4 viên/ngày
B. Terpin Codein x 3 viên/ngày
C. Terpin Codein x 2 viên/ngày
D. Terpin Codein x 1 viên/ngày
-
Câu 35:
Chẩn đoán đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính dựa vào bệnh sử:
A. Số lượng đàm giảm, tính chất đàm đục, đổi màu
B. Số lượng đàm tăng, tính chất đàm đục, đổi màu
C. Số lượng đàm giảm, tính chất đàm trong, nhầy
D. Số lượng đàm tăng, tính chất đàm trong, nhầy
-
Câu 36:
Chẩn đoán đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính dựa vào lâm sàng:
A. Thở chậm < 10 lần/phút
B. Thở chậm < 15 lần/phút
C. Thở nhanh > 20 lần/phút
D. Thở nhanh > 25 lần/phút
-
Câu 37:
Thuốc trợ tim trong điều trị bệnh cảm cúm:
A. Paracetamol 0,3 gram x 4 viên/ngày
B. Aspirin pH8 0,5 gram x 2 viên/ngày
C. Ouabain, Vitamin B1, C
D. Terpin Codein
-
Câu 38:
Thuốc dãn phế quản:
A. Salbutamol, Terbutalin
B. Formoterol, Sameterol
C. Ipratropium bromid, Tiotropium
D. Tất cả đều đúng
-
Câu 39:
Salbutamol và Terbutalin dạng hít tác dụng nhanh sau:
A. 5 phút
B. 10 phút
C. 15 phút
D. 20 phút
-
Câu 40:
Xông hơi với thảo dược để điều trị bệnh cảm cúm bằng Y học dân tộc:
A. Tía tô, lá chanh
B. Ngải cứu
C. Bạch đàn
D. Tất cả đều đúng