1150 câu hỏi trắc nghiệm Bệnh lý học
Với hơn 1150 câu trắc nghiệm Bệnh lý học (có đáp án) được chia sẻ dành cho các bạn sinh viên chuyên ngành Y học tham khảo ôn tập chuẩn bị cho kì thi sắp tới. Để việc ôn tập trở nên hiệu quả hơn, các bạn có thể ôn theo từng phần trong bộ câu hỏi này bằng cách trả lời lần lượt các câu hỏi cũng như so sánh đáp và lời giải chi tiết được đưa ra. Sau đó các bạn hãy chọn tạo ra đề ngẫu nhiên để kiểm tra lại kiến thức mình đã ôn tập được nhé!
Chọn hình thức trắc nghiệm (40 câu/30 phút)
Chọn phần
-
Câu 1:
Triệu chứng khạc đàm trong bệnh lao phổi:
A. Lúc đầu không khạc đàm, dần dần khạc ra đàm mủ xanh
B. Lúc đầu khạc đàm loãng, trong, dần dần có mủ trắng xanh
C. Lúc đầu khạc đàm nhầy, trong, dần dần có mủ trắng đục
D. Lúc đầu khạc đàm máu, màu đỏ, dần dần có mủ máu lẫn lộn
-
Câu 2:
Nguyên nhân gây Sốt xuất huyết:
A. Virus Dengue
B. Vi khuẩn Dengue
C. Ký sinh trùng Dengue
D. Nấm Dengue
-
Câu 3:
Triệu chứng Ho khạc đàm trong bệnh lao phổi:
A. Lúc đầu chủ yếu là ho, về sau kèm theo triệu chứng khạc đàm cả ngày
B. Lúc đầu chủ yếu là ho khạc đàm vào ban đêm, về sau ho khạc đàm cả ngày
C. Lúc đầu chủ yếu là ho khạc đàm vào buổi chiều, về sau ho khạc đàm cả ngày
D. Lúc đầu chủ yếu là ho khạc đàm vào buổi sáng, về sau ho khạc đàm cả ngày
-
Câu 4:
Loại muỗi truyền bệnh Sốt xuất huyết:
A. Muỗi Culex
B. Muỗi Borachinda
C. Muỗi Aedes
D. Muỗi Anopheles
-
Câu 5:
Đặc điểm của Đàm giúp nghĩ đến một hang lao trong bệnh lao phổi:
A. Đàm ít, lẫn mủ
B. Đàm nhiều, lẫn mủ
C. Đàm ít, không có mủ
D. Đàm nhiều, không có mủ
-
Câu 6:
Triệu chứng chủ yếu làm tăng nguy cơ lây bệnh lao phổi:
A. Ho
B. Khạc đàm
C. Sốt
D. A và B đúng
-
Câu 7:
Triệu chứng toàn thân của bệnh lao phổi:
A. Mệt mỏi
B. Gầy, sốt
C. Rối loạn tiêu hóa, rối loạn tiểu tiện
D. Tất cả đều đúng
-
Câu 8:
Triệu chứng sốt trong bệnh lao phổi có đặc điểm:
A. Sốt nhẹ, sốt về chiều, không đều, tăng lên khi gắng sức, giảm khi nghỉ ngơi
B. Sốt cao, sốt buổi sáng, không đều, tăng lên khi gắng sức, giảm khi nghỉ ngơi
C. Sốt nhẹ, sốt buổi sáng, đều
D. Sốt cao, sốt về chiều, đều
-
Câu 9:
Bệnh sốt xuất huyết thường xảy ra vào:
A. Mùa xuân, mùa hè
B. Mùa hè, mùa thu
C. Mùa thu, mùa đông
D. Mùa đông, mùa xuân
-
Câu 10:
Virus Dengue gây:
A. Dãn mạch máu
B. Co mạch máu
C. Teo tổ chức và hấp thu máu tổ chức
D. Hấp thu huyết tương và hồng cầu vào mạch máu
-
Câu 11:
Thăm khám thực thể trong bệnh lao phổi:
A. Có các dấu hiệu đặc trưng của bệnh lao phổi
B. Không có các dấu hiệu đặc trưng của bệnh lao phổi
C. Tất cả đều đúng
D. Tất cả đều sai
-
Câu 12:
Thời kỳ nung bệnh sốt xuất huyết két dài:
A. 2 – 4 ngày
B. 4 – 6 ngày
C. 6 – 8 ngày
D. 8 – 10 ngày
-
Câu 13:
Thời kỳ toàn phát của bệnh sốt xuất huyết gồm:
A. 2 hội chứng
B. 3 hội chứng
C. 4 hội chứng
D. 5 hội chứng
-
Câu 14:
Hội chứng nhiễm trùng trong thời kỳ toàn phát của sốt xuất huyết kéo dài:
A. 2 – 3 ngày
B. 3 – 4 ngày
C. 4 – 5 ngày
D. 5 – 6 ngày
-
Câu 15:
Hội chứng nhiễm trùng của bệnh sốt xuất huyết:
A. Sốt nhẹ 37,5 – 38oC
B. Sốt vừa 38 – 39oC
C. Sốt cao 39 – 40oC
D. Sốt rất cao 40 – 41oC
-
Câu 16:
Hội chứng thần kinh của bệnh sốt xuất huyết:
A. Chán ăn, táo bón, tiêu chảy…
B. Nhức đầu liên tục, đau cơ, đau thắt lưng…
C. Chảy máu cam, chảy máu chân răng…
D. Nôn ra máu, đi cầu phân đen…
-
Câu 17:
Xuất huyết dưới da trong bệnh sốt xuất huyết:
A. Chấm, nốt, mảng xuất huyết…
B. Chảy máu cam, chảy máu chân răng…
C. Nôn ra máu, đi cầu phân đen…
D. Chảy máu thận, tiểu ra máu…
-
Câu 18:
Xuất huyết niêm mạc trong bệnh sốt xuất huyết:
A. Nôn ra máu, đi cầu phân đen…
B. Chảy máu cam, chảy máu chân răng…
C. Chảy máu thận, tiểu ra máu…
D. Chấm, nốt, mảng xuất huyết…
-
Câu 19:
Xuất huyết tiêu hóa trong bệnh sốt xuất huyết:
A. Chảy máu cam, chảy máu chân răng…
B. Chấm, nốt, mảng xuất huyết…
C. Nôn ra máu, đi cầu phân đen…
D. Chảy máu thận, tiểu ra máu…
-
Câu 20:
Xuất huyết tiết niệu trong bệnh sốt xuất huyết:
A. Chấm, nốt, mảng xuất huyết…
B. Nôn ra máu, đi cầu phân đen…
C. Chảy máu cam, chảy máu chân răng…
D. Chảy máu thận, tiểu ra máu…
-
Câu 21:
Xét nghiệm máu trong bệnh sốt xuất huyết:
A. Bạch cầu, tiểu cầu giảm, hồng cầu tăng
B. Hồng cầu, bạch cầu giảm, tiểu cầu tăng
C. Hồng cầu, tiểu cầu giảm, bạch cầu tăng
D. Hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu đều giảm
-
Câu 22:
Thời gian máu chảy bình thường trong bệnh sốt xuất huyết:
A. < 3 phút
B. > 3 phút
C. < 6 phút
D. > 6 phút
-
Câu 23:
Điều trị sốt xuất huyết:
A. Nghỉ ngơi nhiều
B. Ăn chất lỏng, dễ tiêu, uống nhiều nước hoa quả
C. An thần: Seduxen, Rotunda…
D. Tất cả đều đúng
-
Câu 24:
Điều trị sốt xuất huyết bằng Vitamin C liều cao:
A. 250 – 500 mg/ngày
B. 500 – 1000 mg/ngày
C. 1000 – 1500 mg/ngày
D. 1500 – 2000 mg/ngày
-
Câu 25:
Điều trị hạ sốt trong bệnh sốt xuất huyết:
A. Aspirin
B. Paracetamol
C. Tất cả đều đúng
D. Tất cả đều sai
-
Câu 26:
Cần hỏi gì ở bệnh nhân nghi ngờ bị bệnh lao phổi:
A. Đã được tiêm phòng lao BCG chưa?
B. Đã có bị sơ nhiễm lao không?
C. Trước kia có bị lao phổi không?
D. Tất cả đều đúng
-
Câu 27:
Loại muỗi truyền bệnh Sốt rét:
A. Muỗi Culex
B. Muỗi Borachinda
C. Muỗi Anopheles
D. Muỗi Aedes
-
Câu 28:
Ký sinh trùng Plasmodium gây bệnh sốt rét có mấy loại:
A. 1 loại
B. 2 loại
C. 3 loại
D. 4 loại
-
Câu 29:
Phản ứng da với Tuberculin trong bệnh lao phổi:
A. Có thể âm tính trong giai đoạn đầu nên cần làm lại phản ứng sau 3 -4 ngày
B. Có thể âm tính trong giai đoạn đầu nên cần làm lại phản ứng sau 3 – 4 tuần
C. Có thể âm tính trong giai đoạn đầu nên cần làm lại phản ứng sau 3 – 4 tháng
D. Có thể âm tính trong giai đoạn đầu nên cần làm lại phản ứng sau 3 – 4 năm
-
Câu 30:
2 loại ký sinh trùng Plasmodium gây bệnh sốt rét tại Việt Nam:
A. P. malaria và P. ovale
B. P. falciparum và P. vivax
C. P. malaria và P. vivax
D. P. falciparum và P. ovale
-
Câu 31:
Giai đoạn phát triển vô tính của sốt rét gồm:
A. Thời kỳ ở gan và ở hồng cầu
B. Thời kỳ ở dạ dày muỗi
C. Thời kỳ ở tuyến nước bọt
D. Tất cả đều đúng
-
Câu 32:
Thời kỳ ở gan của sốt rét, muỗi đốt người:
A. Truyền các giao tử đực của ký sinh trùng sốt rét vào cơ thể
B. Truyền các giao tử cái của ký sinh trùng sốt rét vào cơ thể
C. Truyền các mảnh thoa trùng của ký sinh trùng sốt rét vào cơ thể
D. Truyền các thể tự dưỡng của ký sinh trùng sốt rét vào cơ thể
-
Câu 33:
Xét nghiệm vi khuẩn trong bệnh lao:
A. Chỉ cần làm xét nghiệm 1 lần
B. Cần làm xét nghiệm vài lần (1 – 3 lần)
C. Cần làm xét nghiệm nhiều lần (3 – 6 lần)
D. Không cần làm xét nghiệm
-
Câu 34:
Thời kỳ thoa trùng sốt rét lưu hành trong máu:
A. 10 phút
B. 20 phút
C. 30 phút
D. 40 phút
-
Câu 35:
Thời kỳ ở gan, thoa trùng sốt rét lưu hành trong…:
A. Dịch mật
B. Máu
C. Nước tiểu
D. Nước bọt
-
Câu 36:
Để phát hiện nhanh trực khuẩn lao trong đàm bằng cách:
A. Nhuộm soi tươi
B. Nuôi cấy
C. Kháng sinh đồ
D. Điều trị thử nghiệm
-
Câu 37:
Sau khi lưu hành trong máu, thoa trùng sốt rét xâm nhập…:
A. Tế bào phổi
B. Tế bào lách
C. Tế bào thận
D. Tế bào gan
-
Câu 38:
Thời kỳ hồng cầu trong bệnh sốt rét, tại tế bào gan:
A. Thể tự dưỡng xâm nhập hồng cầu, lớn lên thành các giao tử
B. Thoa trùng xâm nhập hồng cầu, lớn lên thành thể tự dưỡng
C. Giao tử đực xâm nhập vào hồng cầu, lớn lên thành các thoa trùng
D. Giao tử cái xâm nhập vào hồng cầu, lớn lên thành thể tự dưỡng
-
Câu 39:
Để nhận định loại trực khuẩn gây bệnh lao bằng cách:
A. Nhuộm soi tươi
B. Nuôi cấy
C. Kháng sinh đồ
D. Điều trị thử nghiệm
-
Câu 40:
Thời kỳ hồng cầu, tại tế bào gan, các thoa trùng sốt rét xâm nhập hồng cầu:
A. Lớn lên thành thể tự dưỡng
B. Lớn lên thành thoa trùng
C. Lớn lên thành giao tử đực
D. Lớn lên thành giao tử cái