1150 câu hỏi trắc nghiệm Bệnh lý học
Với hơn 1150 câu trắc nghiệm Bệnh lý học (có đáp án) được chia sẻ dành cho các bạn sinh viên chuyên ngành Y học tham khảo ôn tập chuẩn bị cho kì thi sắp tới. Để việc ôn tập trở nên hiệu quả hơn, các bạn có thể ôn theo từng phần trong bộ câu hỏi này bằng cách trả lời lần lượt các câu hỏi cũng như so sánh đáp và lời giải chi tiết được đưa ra. Sau đó các bạn hãy chọn tạo ra đề ngẫu nhiên để kiểm tra lại kiến thức mình đã ôn tập được nhé!
Chọn hình thức trắc nghiệm (40 câu/30 phút)
Chọn phần
-
Câu 1:
Đường máu lúc đói của đái tháo đường:
A. ≥ 125 mg%
B. ≥ 126 mg%
C. ≥ 127 mg%
D. ≥ 128 mg%
-
Câu 2:
Ở bệnh nhân suy tim, khi ấn gan sẽ có dấu hiệu:
A. Phản hồi gan – động mạch cổ (+)
B. Phản hồi lách – tĩnh mạch cổ (+)
C. Phản hồi gan – tĩnh mạch cổ (+)
D. Phản hồi lách – động mạch cổ (+)
-
Câu 3:
Thuốc điều trị đái tháo đường:
A. Insulin
B. Sulfamid
C. Biguanid
D. Tất cả đều đúng
-
Câu 4:
Chế độ ăn uống, nghỉ ngơi ở bệnh nhân suy tim, có triệu chứng phù nhẹ:
A. Ăn nhạt tuyệt đối
B. Ăn nhạt tương đối
C. Ăn mặn tuyệt đối
D. Ăn mặn tương đối
-
Câu 5:
Insulin có mấy loại:
A. 1 loại
B. 2 loại
C. 3 loại
D. 4 loại
-
Câu 6:
Biguanid điều trị đái tháo đường ở bệnh nhân:
A. Béo phì
B. Gầy ốm
C. Trung bình
D. Ai cũng được
-
Câu 7:
Chế độ ăn uống, nghỉ ngơi ở bệnh nhân suy tim, có triệu chứng phù nặng:
A. Ăn mặn tuyệt đối
B. Ăn mặn tương đối
C. Ăn nhạt tương đối
D. Ăn nhạt tuyệt đối
-
Câu 8:
Sulfamid điều trị đái tháo đường ở bệnh nhân:
A. Béo phì
B. Suy kiệt
C. Gầy ốm
D. Ai cũng được
-
Câu 9:
Chế độ ăn trong điều trị bệnh đái tháo đường:
A. Hạn chế Lipid đến mức tối đa, nhưng không bỏ hẳn
B. Hạn chế Protid đến mức tối đa, nhưng không bỏ hẳn
C. Hạn chế Glucid đến mức tối đa, nhưng không bỏ hẳn
D. Tất cả đều đúng
-
Câu 10:
Thuốc trợ tim cho điều trị suy tim:
A. Furosemid 20 mg x 2 viên/ngày
B. Hypothiazid 25 mg x 2 viên/ngày
C. Novurit 2 ml/lần, tiêm bắp
D. Digoxin 0,25 mg x 2 viên/ngày x 7 ngày
-
Câu 11:
Liều lượng Insulin dùng để điều trị đái tháo đường:
A. 10-20 đơn vị/ngày
B. 20-40 đơn vị/ngày
C. 40-60 đơn vị/ngày
D. 60-80 đơn vị/ngày
-
Câu 12:
Insulin điều trị đái tháo đường được sử dụng theo đường:
A. Uống
B. Tiêm tĩnh mạch
C. Tiêm bắp
D. Tiêm dưới da
-
Câu 13:
Thuốc trợ tim trong điều trị suy tim:
A. Digoxin 0,125 mg x 1 viên/ngày x 3 ngày
B. Digoxin 0,25 mg x 2 viên/ngày x 7 ngày
C. Digoxin 0,5 mg x 4 viên/ngày x 14 ngày
D. Digoxin 0,75 mg x 8 viên/ngày x 28 ngày
-
Câu 14:
Insulin điều trị đái tháo đường sử dụng:
A. Trước bữa ăn 10 phút
B. Trước bữa ăn 20 phút
C. Trước bữa ăn 30 phút
D. Trước bữa ăn 40 phút
-
Câu 15:
Thuốc lợi tiểu trong điều trị suy tim:
A. Furosemid 10 mg x 1 viên/ngày
B. Furosemid 10 mg x 2 viên/ngày
C. Furosemid 20 mg x 1 viên/ngày
D. Furosemid 20 mg x 2 viên/ngày
-
Câu 16:
Tolbutamid là sulfamid điều trị đái tháo đường với hàm lượng:
A. Uống 0,5 g x 6 viên/ngày
B. Uống 0,4 g x 6 viên/ngày
C. Uống 0,3 g x 6 viên/ngày
D. Uống 0,2 g x 6 viên/ngày
-
Câu 17:
Nếu bệnh nhân bị suy tim, có phù nặng, phù toàn thân, kèm theo khó thở:
A. Hypothiazid 25 mg, uống 2 viên, uống 1 lần duy nhất trong đợt điều trị
B. Furosemid 20 mg, uống 2 viên, uống 1 lần duy nhất trong đợt điều trị
C. Novurit 2 ml/lần, tiêm bắp, chỉ tiêm 1 lần duy nhất trong đợt điều trị
D. Digoxin 0,25 mg, uống 2 viên, uống 1 lần duy nhất trong đợt điều trị
-
Câu 18:
Vi khuẩn gây bệnh mắt hột:
A. Neisseria meningitidis
B. Chlamydia trachomatis
C. Staphylococcus aureus
D. Streptococcus pneumoniae
-
Câu 19:
Nguyên nhân gây bệnh mắt hột:
A. Virus
B. Vi trùng
C. Ký sinh trùng
D. Dị ứng
-
Câu 20:
Nếu bệnh nhân bị suy tim, có phù nặng, phù toàn thân, kèm khó thở:
A. Novurit 1 ml/lần, tiêm dưới da, tiêm 1 lần
B. Novurit 2 ml/lần, tiêm bắp, tiêm 1 lần
C. Novurit 4 ml/lần, tiêm tĩnh mạch, tiêm 1 lần
D. Novurit 8 ml/lần, tiêm trong da, tiêm 1 lần
-
Câu 21:
Bệnh mắt hột lây từ:
A. Mắt lành sang mắt bệnh
B. Mắt lành sang mắt lành
C. Mắt bệnh sang mắt lành
D. Mắt bệnh sang mắt bệnh
-
Câu 22:
Digoxin, Isolanid là thuốc … dùng cho điều trị suy tim:
A. Trợ tim
B. Lợi tiểu
C. Chống phù
D. Tất cả đều sai
-
Câu 23:
Diễn tiến bệnh đau mắt hột:
A. Âm thầm, kín đáo
B. Rầm rộ
C. Tất cả đều đúng
D. Tất cả đều sai
-
Câu 24:
Dấu hiệu cơ năng quan trọng nhất của bệnh mắt hột:
A. Đỏ mắt
B. Ngứa mắt
C. Hột
D. Sẹo
-
Câu 25:
Furosemid, Hypothiazid, Novurit là thuốc:
A. Trợ tim
B. Lợi tiểu
C. Tất cả đều đúng
D. Tất cả đều sai
-
Câu 26:
Tổn thương cơ bản ở kết mạc trong bệnh mắt hột:
A. Hột, thẩm lậu, sẹo
B. Hột, màng sẹo
C. Quặm mi, sạn vôi
D. Loét giác mạc
-
Câu 27:
Nhồi máu cơ tim là:
A. Tình trạng hẹp, hở van 2 lá, van 3 lá
B. Tình trạng ứ máu dẫn đến loạn vận động cơ tim
C. Tình trạng thiếu máu dẫn đến hoại tử cơ tim
D. Tình trạng hẹp, hở van động mạch phổi, cung động mạch chủ
-
Câu 28:
Giai đoạn sơ phát (T1):
A. Triệu chứng nghèo nàn, không đau mắt, ít ghèn, tiến triển âm thầm
B. Bệnh nhân khó chịu, sốt, đau, nhiều ghèn, chảy nước mắt, cộm, ngứa
C. Tất cả đều đúng
D. Tất cả đều sai
-
Câu 29:
Giai đoạn toàn phát (T2):
A. Triệu chứng nghèo nàn, không đau mắt, ít ghèn, tiến triển âm thầm
B. Bệnh nhân khó chịu, sốt, đau, nhiều ghèn, chảy nước mắt, cộm, ngứa
C. Tất cả đều đúng
D. Tất cả đều sai
-
Câu 30:
Nguyên nhân thường gặp gây nhồi máu cơ tim:
A. Xơ cứng động mạch phổi
B. Huyết khối cung động mạch chủ
C. Mảng cholesterol động mạch
D. Xơ vữa động mạch vành
-
Câu 31:
Thời kỳ bệnh mắt hột kéo dài nhất và có nhiều biến chứng:
A. Giai đoạn sơ phát (T1)
B. Giai đoạn toàn phát (T2)
C. Giai đoạn thoái triển (T3)
D. Giai đoạn khỏi bệnh (T4)
-
Câu 32:
Thời kỳ hoạt tính của bệnh mắt hột kéo dài:
A. T1
B. T1 – T2
C. T1 – T2 – T3
D. T1 – T2 – T3 – T4
-
Câu 33:
Nhồi máu cơ tim thường gặp ở những bệnh nhân:
A. Thanh thiếu niên, < 20 tuổi
B. Thanh niên, 20 – 30 tuổi
C. Trung niên, 30 – 50 tuổi
D. Người lớn tuổi, > 50 tuổi
-
Câu 34:
Bệnh mắt hột mức độ trung bình:
A. Có ít nhất 5 hột trên kết mạc sụn mi trên
B. Có ít nhất 4 hột trên kết mạc sụn mi trên
C. Có ít nhất 3 hột trên kết mạc sụn mi trên
D. Có ít nhất 2 hột trên kết mạc sụn mi trên
-
Câu 35:
Triệu chứng lâm sàng của bệnh nhân bị nhồi máu cơ tim:
A. Đau thắt ngực
B. Đau thắt bụng
C. Đau thắt lưng
D. Đau đầu
-
Câu 36:
Bệnh mắt hột nặng:
A. Kết mạc sụn mi trên đỏ, nhìn rõ mạch máu ở ½ diện kết mạc sụn mi trên
B. Kết mạc sụn mi dưới đỏ, nhìn rõ mạch máu ở ½ diện kết mạc sụn mi trên
C. Kết mạc sụn mi trên đỏ, không nhìn rõ mạch máu ở ½ diện kết mạc sụn mi trên
D. Kết mạc sụn mi dưới đỏ, không nhìn rõ mạch máu ở ½ diện kết mạc sụn mi trên
-
Câu 37:
Bệnh mắt hột để lại sẹo:
A. Không thấy rõ sẹo trên kết mạc sụn mi trên
B. Không thấy rõ sẹo trên kết mạc sụn mi trên
C. Thấy rõ sẹo trên kết mạc sụn mi dưới
D. Thấy rõ sẹo trên kết mạc sụn mi trên
-
Câu 38:
Bệnh mắt hột gây ra lông quặm lông xiêu:
A. Có ít nhất 1 lông mi cọ vào nhãn cầu, tính cả lông xiêu đã bị nhổ
B. Có ít nhất vài lông mi cọ vào nhãn cầu, tính cả lông xiêu đã bị nhổ
C. Có nhiều hàng lông mi cọ vào nhãn cầu
D. Không có lông mi cọ vào nhãn cầu
-
Câu 39:
Mắt hột gây sẹo đục trên giác mạc:
A. Sẹo giác mạc do bệnh mắt hột làm che một phần bờ đồng tử
B. Sẹo giác mạc do bệnh mắt hột làm che toàn bộ bờ đồng tử
C. Tất cả đều đúng
D. Tất cả đều sai
-
Câu 40:
Biến chứng của bệnh mắt hột:
A. Viêm kết mạc phối hợp
B. Đục thủy tinh thể
C. Viêm màng bồ đào
D. Tăng nhãn áp