1300+ câu trắc nghiệm môn Kinh tế học đại cương
Chia sẻ hơn 1300+ câu trắc nghiệm môn Kinh tế học đại cương có đáp án dành cho các bạn sinh viên khối ngành kinh tế có thêm tư liệu học tập, ôn tập chuẩn bị cho kì thi kết thúc học phần sắp diễn ra. Bộ đề có nội dung xoay quanh kiến thức kinh tế học như những vấn đề chung về kinh tế học, phân tích cung - cầu, lý thuyết về người tiêu dùng, lý thuyết về hãng, cơ cấu thị trường và quyết định của hãng,... Để việc ôn tập trở nên hiệu quả hơn, các bạn có thể ôn theo từng phần trong bộ câu hỏi này bằng cách trả lời lần lượt các câu hỏi cũng như so sánh đáp và lời giải chi tiết được đưa ra. Sau đó các bạn hãy chọn tạo ra đề ngẫu nhiên để kiểm tra lại kiến thức mình đã ôn tập được nhé!
Chọn hình thức trắc nghiệm (45 câu/60 phút)
Chọn phần
-
Câu 1:
Trong dài hạn khi mọi người dự tính hợp lý về giá và kết quả là các loại giá và thu nhập thay đổi tương ứng với thay đổi mức giá chung, thì đường Phillips:
A. Có độ dốc dương.
B. Có độ dốc âm.
C. Có dạng thẳng đứng.
D. Có độ dốc phụ thuộc vào tốc độ điều chỉnh dự tính về giá.
-
Câu 2:
Trong mô hình đường Phillips ban đầu (ngắn hạn), khi chính phủ thực hiện chính sách tài chính, tiền tệ mở rộng để giảm tỷ lệ thất nghiệp thì:
A. Nền kinh tế sẽ trải qua thời kỳ lạm phát tăng.
B. Nền kinh tế sẽ trải qua thời kỳ lạm phát giảm.
C. Nền kinh tế có tỷ lệ lạm phát không đổi.
D. Những điều nhận định trên đều sai.
-
Câu 3:
Yếu tố nào dưới đây làm dịch chuyển đường Phillips dài hạn sang trái?
A. Giá dầu nhập khẩu tăng.
B. Lạm phát dự tính giảm.
C. Chính phủ tăng cung tiền.
D. Tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên giảm.
-
Câu 4:
Lạm phát dự tính tăng dẫn tới:
A. Đường Phillips dài hạn dịch chuyển sang trái.
B. Đường Phillips ngắn hạn dịch chuyển lên trên.
C. Đường Phillips ngắn hạn dịch chuyển xuống.
D. Vị trí các đường Phillips không thay đổi.
-
Câu 5:
Trong dài hạn, cầu tiền phụ thuộc nhiều nhất vào:
A. Mức giá.
B. Sự tồn tại của thẻ tín dụng.
C. Sự tồn tại của các chi nhánh ngân hàng.
D. Lãi suất.
-
Câu 6:
Phương trình số lượng có dạng:
A. Khối lượng tiền tệ x mức giá bằng tốc độ lưu thông x sản lượng thực tế.
B. Khối lượng tiền tệ x sản lượng thực tế bằng tốc độ lưu thông x mức giá.
C. Khối lượng tiền tệ x tốc độ lưu thông bằng mức giá x sản lượng thực tế.
D. Các lựa chọn đều không đúng
-
Câu 7:
Nếu có sự gia tăng trong chi tiêu của chính phủ:
A. Sẽ không ảnh hưởng đến đường IS.
B. Đường IS dịch chuyển sang bên trái.
C. Đường IS dịch chuyển sang bên phải.
D. Sẽ có sự di chuyển dọc trên đường IS.
-
Câu 8:
Chính sách gia tăng thuế của chính phủ sẽ:
A. Dẫn đến đường IS dịch chuyển sang trái.
B. Dẫn đến đường IS dịch chuyển sang phải.
C. Không ảnh hưởng đến đường IS.
D. Có sự di chuyển dọc đường IS.
-
Câu 9:
Nếu ngân hàng Trung ương làm cho lượng cung tiền gia tăng:
A. Đường IS dịch chuyển sang phải.
B. Đường LM dịch chuyển sang phải.
C. Đường LM dịch chuyển sang trái.
D. Chỉ có sự di chuyển dọc trên đường LM.
-
Câu 10:
Giả sử đầu tư hoàn toàn không co giãn theo lãi suất. Sự dịch chuyển của đường LM do Sự gia tăng cung tiền:
A. Sẽ không làm gia tăng sản lượng nhưng sẽ ảnh hưởng đến lãi suất.
B. Sẽ gia tăng sản lượng và lãi suất.
C. Sẽ làm giảm sản lượng và lãi suất.
D. Sẽ làm gia tăng đầu tư và vì vậy gia tăng sản lượng.
-
Câu 11:
Giả sử trong nền kinh tế có số nhân là 4 nếu đầu tư gia tăng là 8 tỉ, đường IS sẽ dịch chuyển sang phải với khoảng cách là:
A. Lớn hơn 32 tỉ.
B. 32 tỉ.
C. Nhỏ hơn 32 tỉ.
D. Các câu đều sai.
-
Câu 12:
Giả sử cho hàm cầu tiền là Md = 200 – 100r + 20Y, hàm cung tiền là Ms = 400. Vậy phương trình đường LM:
A. r = -2 + 0,2Y
B. r = 6 + 0,2Y
C. r = -2 – 0,2Y
D. r = 2 + 0,2Y
-
Câu 13:
Khi tính GDP hoặc GNP thì việc cộng hai khoản mục nào dưới đây là không đúng?
A. Chi tiêu của chính phủ với tiền lương.
B. Lợi nhuận của công ty và lợi tức nhận được từ việc cho công ty vay tiền.
C. Chi tiêu cho đầu tư và chi tiêu chính phủ.
D. Tiêu dùng của dân cư và chi tiêu chính phủ.
-
Câu 14:
GDP là chỉ tiêu sản lượng quốc gia tính theo:
A. Quan điểm lãnh thổ
B. Sản phẩm cuối cùng được tạo ra trong năm.
C. Giá trị gia tăng của tất cả các ngành sản xuất hàng hóa và dịch vụ trong và ngoài nước trong năm.
D. Quan điểm lãnh thổ và sản phẩm cuối cùng được tạo ra trong năm.
-
Câu 15:
GNP tính theo giá trị thị trường bằng:
A. GDP tính theo giá thị trường cộng với thu nhập ròng từ nước ngoài.
B. GDP tính theo giá thị trường trừ thu nhập ròng từ nước ngoài.
C. Sản phẩm quốc dân ròng cộng khấu hao.
D. Thu nhập quốc dân cộng với tiết kiệm quốc dân.
-
Câu 16:
Chỉ tiêu đo lường giá trị tính bằng tiền của toàn bộ hàng hóa và dịch vụ cuối cùng do công dân một nước sản xuất ra trong một thời kỳ nhất định:
A. Thu nhập quốc dân.
B. Sản phẩm quốc dân ròng
C. Tổng sản phẩm quốc dân
D. Thu nhập khả dụng.
-
Câu 17:
Nếu khuynh hướng tiêu dùng cận biên nhỏ hơn 1, khi có thêm một đồng trong thu nhập khả dụng, bạn sẽ:
A. Luôn tăng tiêu dùng thêm một đồng
B. Luôn tăng tiêu dùng ít hơn một đồng
C. Luôn tăng tiêu dùng nhiều hơn một đồng
D. Không thể biết chắc, còn tùy thuộc vào ý thích của bạn.
-
Câu 18:
Tổng sản phẩm quốc dân có thể đo lường bằng tổng của:
A. Tiêu dùng, đầu tư, chi tiêu của chính phủ và xuất khẩu ròng.
B. Tiêu dùng, chuyển giao thu nhập, tiền lương và lợi nhuận.
C. Giá trị hàng hóa và dịch vụ cuối cùng, chi phí hàng hóa trung gian.
D. Sản phẩm quốc dân ròng, tổng sản phẩm quốc dân và thu nhập khả dụng.
-
Câu 19:
Số nhân của tổng cầu phản ánh:
A. Mức thay đổi trong sản lượng khi tổng cầu tự định thay đổi 1 đơn vị
B. Mức thay đổi trong đầu tư khi sản lượng thay đổi.
C. Mức thay đổi trong tổng cầu khi sản lượng thay đổi 1 đơn vị.
D. Không câu nào đúng.
-
Câu 20:
Khi số nhân tác động đưa nền kinh tế đến điểm cân bằng mới, lúc đó tổng chi tiêu dự kiến sẽ:
A. Thay đổi bằng đúng mức thay đổi của sản lượng thực tế.
B. Thay đổi luôn nhỏ hơn mức thay đổi của sản lượng thực tế.
C. Thay đổi luôn lớn hơn mức thay đổi của sản lượng thực tế.
D. Không thay đổi.
-
Câu 21:
Sản lượng cân bằng là mức sản lượng tại đó:
A. Tổng cung bằng tổng cầu.
B. Tổng chi tiêu mong muốn bằng tổng sản lượng sản xuất của nền kinh tế
C. Đường tổng cầu cắt đường 45 độ.
D. Các lựa chọn đều đúng.
-
Câu 22:
Tiết kiệm quốc dân bằng gì?
A. GDP – Chi tiêu cho tiêu dùng – chi tiêu chính phủ
B. Đầu tư + Chi tiêu cho tiêu dùng
C. GDP – Chi tiêu chính phủ
D. Không lựa chọn nào đúng.
-
Câu 23:
Sản lượng tiềm năng là mức sản lượng:
A. Tương ứng với tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên
B. Do nhất của một quốc gia mà không đưa nền kinh tế vào tình trạng lạm phát cao.
C. Do nhất của một quốc gia đạt được.
D. Tương ứng với tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên và cao nhất của một quốc gia mà không đưa nền kinh tế vào tình trạng lạm phát cao.
-
Câu 24:
Chính sách giảm thuế của chính phủ sẽ làm:
A. Tăng tổng cầu và lãi suất giảm
B. Giảm tổng cầu và lãi suất tăng
C. Tăng tổng cầu do thu nhập khả dụng tăng
D. Giảm tổng cầu vì thu nhập khả dụng tăng
-
Câu 25:
Cắt giảm các khoản chi ngân sách của chính phủ là một trong những biện pháp để:
A. Giảm tỷ lệ thất nghiệp.
B. Tăng đầu tư cho giáo dục
C. Hạn chế lạm phát
D. Giảm thuế
-
Câu 26:
Số nhân tiền tệ có mối quan hệ:
A. Tỷ lệ thuận với tỷ lệ dự trữ bắt buộc
B. Tỷ lệ thuận với cơ sở tiền tệ
C. Tỷ lệ nghịch với tỷ lệ dự trữ bắt buộc
D. Tỷ lệ nghịch với lãi suất.
-
Câu 27:
Một trong những chức năng chủ yếu của ngân hàng trung ương là:
A. Kinh doanh tiền tệ
B. Quản lý và điều tiết lượng tiền trong xã hội
C. Ngân hàng của mọi thành phần trong xã hội
D. Thủ quỹ của các doanh nghiệp
-
Câu 28:
Nếu ngân hàng trung ương giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc và bán trái phiếu chính phủ thì khối lượng tiền tệ sẽ:
A. Tăng lên
B. Không đổi
C. Giảm xuống
D. Chưa đủ thông tin để kết luận chính xác
-
Câu 29:
Để giảm lạm phát, ngân hàng trung ương sẽ:
A. Tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc
B. Bán trái phiếu chính phủ
C. Tăng lãi suất triết khấu
D. Các lựa chọn đều đúng
-
Câu 30:
Lãi suất chiết khấu là mức lãi suất:
A. Ngân hàng trung ương phải trả cho ngân hàng thương mại
B. Ngân hàng thương mại phải trả cho ngân hàng trung ương khi vay tiền
C. Dân chúng phải trả khi vay tiền của ngân hàng thương mại
D. Doanh nghiệp khác phải trả khi vay tiền của ngân hàng thương mại
-
Câu 31:
Nếu có sự đầu tư quá mức của tư nhân hay chính phủ có khả năng dẫn đến lạm phát do:
A. Sức ý của nền kinh tế
B. Do cầu kéo
C. Do chi phí đẩy
D. Các lựa chọn đều đúng
-
Câu 32:
Thành phần nào sau đây được xếp vào thất nghiệp:
A. Sinh viên hệ tập trung
B. Những người nội trợ
C. Bộ đội xuất ngũ hoàn toàn có khả năng lao động đang làm việc
D. Cả 3 lựa chọn đều sai
-
Câu 33:
Tỉ lệ lạm phát năm 2002 bằng 9% có nghĩa là:
A. Giá hàng tiêu dùng năm 2002 tăng thêm 9% so với năm 2001.
B. Giá hàng tiêu dùng năm 2002 tăng thêm 9% so với năm gốc
C. Chỉ số giá hàng tiêu dùng năm 2002 tăng thêm 9% so với năm 2001.
D. Chỉ số giá hàng tiêu dùng năm 2002 tăng thêm 9% so với năm gốc.
-
Câu 34:
Một nền kinh tế trong trạng thái toàn dụng nhân công có nghĩa là:
A. Không còn lạm phát nhưng có thể còn thất nghiệp
B. Không còn thất nghiệp nhưng có thể còn lạm phát
C. Không còn thất nghiệp và không còn lạm phát
D. Vẫn còn một tỷ lệ lạm phát và tỷ lệ thất nghiệp nhất định
-
Câu 35:
Nếu GDP bình quân thực tế của năm 2000 là 18,073$ và GDP bình quân thực tế của năm 2001 là 18,635$ thì tỷ lệ tăng trưởng của sản lượng thực tế trong thời kỳ này là bao nhiêu?
A. 3,0%
B. 3,1%
C. 5,6%
D. 18,0%
-
Câu 36:
Nếu một người thợ giày mua một miếng da trị giá 100$, một cuộn chỉ trị giá 50$, và sử dụng chúng để sản xuất và bán những đôi giày trị giá 500$ cho người tiêu dùng, giá trị đóng góp vào GDP là:
A. 50$
B. 100$
C. 500$
D. 600$
-
Câu 37:
CPI sẽ bị ảnh hưởng nhiều nhất bởi sự gia tăng 10% giá cả của mặt hàng tiêu dùng nào sau đây:
A. Nhà ở
B. Giao thông
C. Chăm sóc y tế
D. Thực phẩm và đồ uống
-
Câu 38:
Giỏ hàng hóa được sử dụng để tính CPI bao gồm:
A. Nguyên vật liệu thô được mua bởi các doanh nghiệp
B. Tất cả các sản phẩm hiện hành
C. Các sản phẩm được mua bởi người tiêu dùng điển hình
D. Tất cả các sản phẩm tiêu dùng
-
Câu 39:
Khi một nước có GDP bình quân rất nhỏ:
A. Nước này phải chịu số mệnh nghèo mãi mãi
B. Nước này chắc hẳn là một nước nhỏ
C. Nước này có tiềm năng tăng trưởng tương đối nhanh nhờ “hiệu ứng bắt kịp”
D. Một sự tăng lên về tư bản có thể sẽ có ảnh hưởng tới sản lượng
-
Câu 40:
Khi một nước giàu có:
A. Nước này hầu như không thể nghèo đi một cách tương đối
B. Nước này sẽ khó có thể tăng trưởng nhanh chóng do quy luật lợi tức giảm dần đối với tư bản
C. Tư bản trở nên có năng suất hơn nhờ “hiệu ứng bắt kịp”
D. Nước này không cần vốn nhân lực nữa
-
Câu 41:
Khoản mục nào sau đây không được tính vào GDP của năm 1989? Doanh thu của:
A. Dịch vụ cắt tóc
B. Dịch vụ của nhà môi giới bất động sản
C. Một ngôi nhà được xây dựng năm 1988 và được bán lần đầu tiên trong năm 1989
D. Tất cả các lựa chọn đều được tính vào GDP năm 1989
-
Câu 42:
Nếu GDP lớn hơn GNP của Việt Nam thì:
A. Người nước ngoài đang sản xuất ở Việt Nam nhiều hơn so với người Việt Nam đang sản xuất ở nước ngoài
B. Người VN đang sản xuất ở nước ngoài nhiều hơn so với người nước ngoài đang sản xuất ở VN
C. GDP thực tế lớn hơn GDP danh nghĩa
D. GNP thực tế lớn hơn GNP danh nghĩa
-
Câu 43:
Khoản chi tiêu 40.000$ mua một chiếc xe BMW được sản xuất tại Đức của một người dân Mỹ được tính vào GDP của Mỹ như thế nào:
A. Đầu tư tăng 40.000$ và xuất khẩu ròng tăng 40.000$
B. Tiêu dùng tăng 40.000$ và xuất khẩu ròng giảm 40.000$
C. Xuất khẩu ròng giảm 40.000$
D. Xuất khẩu ròng tăng 40.000$
-
Câu 44:
Lạm phát có thể được đo lường bằng tất cả các chỉ số sau đây trừ:
A. Chỉ số điều chỉnh GDP
B. Chỉ số giá tiêu dùng
C. Chỉ số giá sản xuất
D. Chỉ số giá hàng hóa thành phẩm