1300+ câu trắc nghiệm môn Kinh tế học đại cương
Chia sẻ hơn 1300+ câu trắc nghiệm môn Kinh tế học đại cương có đáp án dành cho các bạn sinh viên khối ngành kinh tế có thêm tư liệu học tập, ôn tập chuẩn bị cho kì thi kết thúc học phần sắp diễn ra. Bộ đề có nội dung xoay quanh kiến thức kinh tế học như những vấn đề chung về kinh tế học, phân tích cung - cầu, lý thuyết về người tiêu dùng, lý thuyết về hãng, cơ cấu thị trường và quyết định của hãng,... Để việc ôn tập trở nên hiệu quả hơn, các bạn có thể ôn theo từng phần trong bộ câu hỏi này bằng cách trả lời lần lượt các câu hỏi cũng như so sánh đáp và lời giải chi tiết được đưa ra. Sau đó các bạn hãy chọn tạo ra đề ngẫu nhiên để kiểm tra lại kiến thức mình đã ôn tập được nhé!
Chọn hình thức trắc nghiệm (45 câu/60 phút)
Chọn phần
-
Câu 1:
Nhà độc quyền thường thu lợi nhuận kinh tế dương vì:
A. Khả năng định giá đảm bảo lợi nhuận kinh tế dương
B. Các rào cản gia nhập ngăn chặn sự giảm giá
C. Họ nhận được trợ cấp của chính phủ
D. Việc nắm giữ rủi ro độc quyền đảm bảo lợi nhuận kinh tế
-
Câu 2:
Một hãng độc quyền có đường cầu P=15Q , có chi phí bình quân ATC = (1/2)*Q + 3/Q. Để tối đa hóa lợi nhuận thì hãng sẽ sản xuất tại mức giá và sản lượng:
A. P = 7,5; Q = 7,5
B. P = 10; Q = 5
C. P = 15; Q = 0
D. P = 5; Q = 10
-
Câu 3:
Điều nào dưới đây không xảy ra trong cạnh tranh hoàn hảo:
A. Người bán và người mua có thông tin hoàn hảo về giá của sản phẩm trên thị trường
B. Có nhiều người bán
C. Có những cản trở đáng kể đối với việc gia nhập ngành
D. Các hãng trong ngành không có lợi thế so với những hãng mới gia nhập
-
Câu 4:
Đối với một nhà độc quyền, sự thay đổi tổng doanh thu do bán thêm một đơn vị sản phẩm:
A. Lớn hơn giá sản phẩm
B. Bằng giá sản phẩm
C. Nhỏ hơn giá sản phẩm
D. Lớn hơn chi phí cận biên
-
Câu 5:
Điều nào dưới đây không phải là đặc điểm của thị trường cạnh tranh hoàn hảo:
A. Có rất nhiều hãng, mỗi hãng bán một phần rất nhỏ sản phẩm trên thị trường
B. Đường cầu hoàn toàn co giãn đối với mỗi hãng
C. Đường cầu thị trường dốc xuống
D. Sản phẩm khác nhau
-
Câu 6:
Một thị trường cạnh tranh hoàn hảo có hàm cung và hàm cầu như sau: (S) : Qs = 0,25Ps – 2; (D) : Qd = 34 – 0,5Pd. Giá và sản lượng tại điểm cân bằng:
A. Pe = 49; Qe = 41
B. Pe = 10; Qe = 48
C. Pe = 41; Qe = 49
D. Pe = 48; Qe = 10
-
Câu 7:
Một thị trường cạnh tranh hoàn hảo có hàm cung và hàm cầu như sau: (S) :Qs =0,25Ps – 2; (D) : Qd = 34 – 0,5Pd. Khi chính phủ áp đặt mức giá P = 40, trên thị trường sẽ:
A. Thiếu hụt 14 sản phẩm
B. Không có đáp án đúng
C. Dư thừa 6 sản phẩm
D. Thiếu hụt 6 sản phẩm
-
Câu 8:
Giả sử một hãng đang cân nhắc có nên đóng cửa hay không để tối thiểu hóa thua lỗ. Nếu giá bằng chi phí biến đổi bình quân thì:
A. Tổng doanh thu bằng tổng chi phí cố định và thua lỗ bằng tổng chi phí biến đổi
B. Tổng doanh thu bằng tổng chi phí biến đổi và thua lỗ bằng tổng chi phí cố định
C. Tổng chi phí bằng tổng chi phí biến đổi
D. Tổng chi phí biến đổi bằng tổng chi phí cố định
-
Câu 9:
Một hãng cạnh tranh hoàn hảo có chi phí cố định FC = 150; chi phí biến đổi VC = (3/2)*Q*Q + 2*Q. Đường cung của hãng:
A. Ps = 3*Q + 1
B. Ps = 2*Q + 1
C. Ps = 3*Q + 2
D. Ps = 2*Q + 2
-
Câu 10:
Để tối đa hóa lợi nhuận, doanh nghiệp độc quyền nên sản xuất ở mức sản lượng:
A. MC = AR
B. P = ACmin
C. MC = P
D. MC = MR
-
Câu 11:
Chọn câu sai trong các câu dưới đây: Trong ngắn hạn doanh nghiệp cạnh tranh hoàn hảo nhất thiết phải đóng cửa khi:
A. Phần lỗ lớn hơn chi phí cố định
B. Chi phí biến đổi trung bình tối thiểu lớn hơn giá bán
C. Tổng doanh thu nhỏ hơn tổng chi phí biến đổi
D. Tổng doanh thu nhỏ hơn tổng chi phí
-
Câu 12:
Khi giá các yếu tố sản xuất của doanh nghiệp cạnh tranh hoàn hảo tăng lên làm chi phí biên tăng lên thì doanh nghiệp sẽ:
A. Giảm giá bán
B. Giảm sản lượng
C. Tăng giá bán
D. Sản xuất ở mức sản lượng cũ
-
Câu 13:
Với một nhà độc quyền bán, điều nào dưới đây là sai:
A. Không có mối quan hệ một – một duy nhất giữa giá và lượng bán
B. Với bất kỳ mức sản lượng nào lớn hơn 0, MR = AR
C. Tổng doanh thu đạt cực đại khi MR = 0
D. Đường cầu của ngành là đường cầu của nhà độc quyền
-
Câu 14:
Đường cung của một hãng cạnh tranh hoàn hảo là phần dốc lên của:
A. Đường doanh thu cận biên của hãng, tính từ điểm tổng chi phí bình quân trung bình hối thiểu
B. Đường chi phí cận biên của hãng, tính từ điểm chi phí biến đổi bình quân tối thiểu
C. Đường chi phí biến đổi bình quân của hãng, tính từ điểm chi phí biến đổi bình quân tối thiểu
D. Đường chi phí cận biên của hãng, tính từ điểm chi phí cố định bình quân tối thiểu
-
Câu 15:
Một thị trường cạnh tranh hoàn hảo có hàm cung và hàm cầu như sau: (S): Qs = Ps – 8; (D): Qd = 90 – Pd. Khi chính phủ áp đặt mức giá P = 30, trên thị trường sẽ:
A. Thiếu hụt 38 sản phẩm
B. Dư thừa 60 sản phẩm
C. Dư thừa 38 sản phẩm
D. Không có đáp án đúng
-
Câu 16:
Một thị trường cạnh tranh hoàn hảo có hàm cung và hàm cầu như sau: (S) : Qs = 0,25 Ps – 2;(D): Qd = 34 – 0,5Pd. Khi chính phủ áp đặt mức giá P = 60, trên thị trường sẽ:
A. Không có đáp án đúng
B. Dư thừa 9 sản phẩm
C. Sản phẩm cân bằng
D. Dư thừa 12 sản phẩm
-
Câu 17:
Một hãng độc quyền có đường cầu Q = 2.500 P, có hàm chi phí biến đổi bình quân AVC = 5*Q + 1.000. Để tối đa hóa lợi nhuận, nhà độc quyền sẽ sản xuất và bán hàng tại mức sản lượng và mức giá là:
A. P = 2157; Q = 343
B. P = 2375; Q = 125
C. P = 2175; Q = 325
D. P = 2357; Q = 143
-
Câu 18:
Một nhà độc quyền sẽ giảm mức giá tối đa hóa lợi nhuận khi:
A. Chi phí cố định bình quân giảm
B. Tổng chi phí bình quân giảm
C. Chi phí cố định giảm
D. Chi phí cận biên giảm
-
Câu 19:
Một thị trường cạnh tranh hoàn hảo có hàm cung và hàm cầu như sau: (S): Qs = 0,5Ps – 7; (D): Qd = 43 – 0,5Pd. Giá và sản lượng tại điểm cân bằng:
A. Pe = 18; Qe = 50
B. Pe = 49; Qe = 18,5
C. Pe = 50; Qe = 18
D. Pe = 18,5; Qe = 49
-
Câu 20:
Một thị trường cạnh tranh hoàn hảo có hàm cung và hàm cầu như sau: (S): Qs = 0,5Ps – 4; (D): Qd = 46 – 0,5Pd. Khi chính phủ áp đặt mức giá P = 62, trên thị trường sẽ:
A. Dư thừa 15 sản phẩm
B. Thiếu hụt 15 sản phẩm
C. Dư thừa 12 sản phẩm
D. Không có đáp án đúng
-
Câu 21:
Nếu một hãng cạnh tranh hoàn hảo đang có lợi nhuận, khi đó hãng đang sản xuất tại mức sản lượng sao cho:
A. Chi phí cận biên lớn hơn tổng chi phí bình quân
B. Chi phí cận biên lớn hơn doanh thu cận biên
C. Giá lớn hơn chi phí cận biên
D. Giá lớn hơn doanh thu cận biên
-
Câu 22:
Một thị trường cạnh tranh hoàn hảo có hàm cung và hàm cầu như sau: (S): Qs = 0,5Ps – 7; (D): Qd = 43 – 0,5Pd. Khi chính phủ áp đặt mức giá P = 66, trên thị trường sẽ:
A. Thiếu hụt 18 sản phẩm
B. Dư thừa 17 sản phẩm
C. Không có đáp án đúng
D. Dư thừa 16 sản phẩm
-
Câu 23:
Một hãng độc quyền có đường cầu Q = 54 (1/2)*P, có hàm chi phí biến đổi bình quân AVC = (1/2)*Q + 3 và có chi phí cố định FC = 95 Để tối đa hóa lợi nhuận, nhà độc quyền sẽ sản xuất và bán hàng tại mức sản lượng và mức giá là:
A. P = 66; Q = 21
B. P = 38; Q = 35
C. P = 35; Q = 38
D. P = 21; Q = 66
-
Câu 24:
Một thị trường cạnh tranh hoàn hảo có hàm cung và hàm cầu như sau: (S) : Qs = 0,5Ps – 4; (D): Qd = 36 – 0,5Pd. Khi chính phủ áp đặt mức giá P = 35, trên thị trường sẽ:
A. Dư thừa 5 sản phẩm
B. Không có đáp án đúng
C. Dư thừa 4 sản phẩm
D. Thiếu hụt 5 sản phẩm
-
Câu 25:
Một hãng độc quyền có đường cầu Q = 15 P, có hàm chi phí bình quân ATC = (1/2)*Q + 3/Q. Để tối đa hóa lợi nhuận, nhà độc quyền sẽ sản xuất và bán hàng tại mức sản lượng và mức giá là:
A. P = 38; Q = 35
B. P = 10; Q = 5
C. P = 5; Q = 10
D. P = 35; Q = 38
-
Câu 26:
Một thị trường cạnh tranh hoàn hảo có hàm cung và hàm cầu như sau: (S) : Qs = 0,5Ps – 4; (D : Qd = 36 – 0,5Pd. Giá và sản lượng tại điểm cân bằng:
A. Pe = 21; Qe = 50
B. Pe = 40; Qe = 16
C. Pe = 16; Qe = 40
D. Pe = 50; Qe = 21
-
Câu 27:
Một hãng độc quyền có đường cầu Q = 15 P, có hàm chi phí bình quân ATC = (1/2)*Q + 3/Q. Để tối đa hóa doanh thu, nhà độc quyền sản xuất và bán sản phẩm tại mức sản lượng và giá là:
A. P = 6,5; Q = 6,5
B. P = 7,5; Q = 7,5
C. P = 7,5; Q = 6,5
D. P = 5,5; Q = 5,5
-
Câu 28:
Một hãng độc quyền có đường cầu Q = 2.500P, có hàm chi phí biến đổi bình quân AVC = 4*Q + 1.000. Để tối đa hóa lợi nhuận, nhà độc quyền sẽ sản xuất và bán hàng tại mức sản lượng và mức giá là:
A. P = 2350; Q = 150
B. P = 2030; Q = 470
C. Không có đáp án đúng
D. P = 2305; Q = 195
-
Câu 29:
Giả sử chi phí biên của một doanh nghiệp cạnh tranh hoàn hảo được cho bởi: MC = 3 + 2*Q. Nếu giá thị trường là 9. Mức sản lượng DN sẽ sản xuất:
A. 6
B. 9
C. 2
D. 3
-
Câu 30:
Chi phí biến đổi bình quân là AVC = 3 + Q, tổng chi phí cố định là 3, nếu giá thị trường là 9. Tổng lợi nhuận cực đai doanh nghiệp thu được là:
A. 6
B. 15
C. 18
D. 21
-
Câu 31:
Một thị trường cạnh tranh hoàn hảo có hàm cung và hàm cầu như sau: (S) : Qs = 0,5Ps – 4; (D) : Qd = 36 – 0,5Pd. Khi chính phủ áp đặt mức giá P = 62, trên thị trường sẽ:
A. Dư thừa 15 sản phẩm
B. Dư thừa 22 sản phẩm
C. Thiếu hụt 15 sản phẩm
D. Không có đáp án đúng
-
Câu 32:
Trong nền kinh tế thị trường tự do, chính phủ sẽ bắt buộc nhà máy dệt Tân Tiến sẽ bán 1000 m vải cotton với mức giá thấp hơn 10% so với giá hiện hành trên thị trường.
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 33:
Phát biểu chuẩn tắc: Để phát triển kinh tế, chính phủ cần chăm lo cho người nghèo mang tính:
A. Chủ quan
B. Khách quan
C. Cả 2 đều đúng
D. Cả 2 đều sai
-
Câu 34:
Định nghĩa truyền thống của kinh tế học là:
A. Vấn đề hiệu quả rất được quan tâm.
B. Tiêu thụ là vấn đề đầu tiên của hoạt động kinh tế
C. Những nhu cầu không thể thỏa mãn đầy đủ.
D. Tất cả các câu trên đều đúng.
-
Câu 35:
Tình trạng khó khăn hiện nay trong việc thỏa mãn nhu cầu của cải vật chất cho xã hội chứng tỏ rằng:
A. Có sự giới hạn của cải để đạt được mục đích là thỏa mãn những nhu cầu có giới hạn của xã hội.
B. Do nguồn tài nguyên khan hiếm không thể thỏa mãn toàn bộ nhu cầu của xã hội.
C. Có sự lựa chọn không quan trọng trong kinh tế học.
D. Không có câu nào đúng
-
Câu 36:
Câu nào sau đây không thể hiện tính quan trọng của lý thuyết kinh tế:
A. Lý thuyết kinh tế giải thích một số vấn đề.
B. Lý thuyết kinh tế thiết lập mối quan hệ nhân quả.
C. Lý thuyết kinh tế chỉ giải quyết với một dữ kiện đã cho.
D. Lý thuyết kinh tế áp dụng với tất cả các điều kiện.
-
Câu 37:
Mục tiêu kinh tế vĩ mô ở các nước hiện nay bao gồm:
A. Với nguồn tài nguyên có giới hạn tổ chức sản xuất sao cho có hiệu quả để thỏa mãn cao nhất nhu cầu của xã hội.
B. Hạn chế bớt sự dao động của chu kỳ kinh tế.
C. Tăng trưởng kinh tế để thỏa mãn nhu cầu ngày càng tăng của xã hội.
D. Các câu trên đều đúng.
-
Câu 38:
Nếu sản lượng vượt mức sản lượng tiềm năng thì:
A. Thất nghiệp thực tế thấp hơn thất nghiệp tự nhiên.
B. Lạm phát thực thế cao hơn lạm phát vừa phải.
C. A, B đều đúng
D. A, B đều sai.
-
Câu 39:
Chính sách ổn định hóa kinh tế nhằm:
A. Kiềm chế lạm phát, ổn định tỷ giá hối đoái
B. Giảm thất nghiệp.
C. Giảm dao động của GDP thực, duy trì cán cân thương mại cân bằng.
D. Cả 3 câu trên đều đúng
-
Câu 40:
Một quốc gia sẽ rơi vào tình trạng suy thoái kinh tế khi sản lượng quốc gia:
A. Giảm trong 1 quý.
B. Không thay đổi.
C. Giảm liên tục trong 1 năm.
D. Giảm liên tục trong 2 quý.
-
Câu 41:
Kế toán thu nhập quốc dân đặc biệt sử dụng để:
A. Đạt được thông tin về những nguồn tài nguyên được sử dụng.
B. Đo lường tác động những chính sách kinh tế của chính phủ trên toàn bộ nền kinh tế.
C. Tiên đoán những tác động của các chính sách kinh tế đặc biệt của chính phủ về thất nghiệp và sản lượng.
D. Tất cả các câu trên đều đúng.
-
Câu 42:
Yếu tố nào sau đây không phải là tính chất của GDP thực:
A. Tính theo giá hiện hành.
B. Đo lường cho toàn bộ sản phẩm cuối cùng.
C. Thường tính cho một năm.
D. Không tính giá trị của các sản phẩm trung gian.
-
Câu 43:
Tính các chỉ tiêu giá trị sản lượng thực:
A. Lấy chỉ tiêu danh nghĩa chia cho chỉ số giá
B. Lấy chỉ tiêu danh nghĩa nhân với chỉ số giá.
C. Tính theo giá cố định.
D. Câu A và C đúng
-
Câu 44:
GNP theo giá sản xuất bằng:
A. GNP trừ đi khấu hao.
B. GNP theo giá thị trường trừ đi thuế gián thu.
C. NI cộng khấu hao
D. Câu B và C đúng
-
Câu 45:
GNP theo giá thị trường bằng:
A. GDP theo giá thị trường cộng thu nhập ròng từ nước ngoài.
B. GDP theo giá thị trường trừ thu nhập ròng từ nước ngoài.
C. Sản phẩm quốc dân ròng cộng khấu hao.
D. Câu A và C đúng.