1300+ câu trắc nghiệm môn Kinh tế học đại cương
Chia sẻ hơn 1300+ câu trắc nghiệm môn Kinh tế học đại cương có đáp án dành cho các bạn sinh viên khối ngành kinh tế có thêm tư liệu học tập, ôn tập chuẩn bị cho kì thi kết thúc học phần sắp diễn ra. Bộ đề có nội dung xoay quanh kiến thức kinh tế học như những vấn đề chung về kinh tế học, phân tích cung - cầu, lý thuyết về người tiêu dùng, lý thuyết về hãng, cơ cấu thị trường và quyết định của hãng,... Để việc ôn tập trở nên hiệu quả hơn, các bạn có thể ôn theo từng phần trong bộ câu hỏi này bằng cách trả lời lần lượt các câu hỏi cũng như so sánh đáp và lời giải chi tiết được đưa ra. Sau đó các bạn hãy chọn tạo ra đề ngẫu nhiên để kiểm tra lại kiến thức mình đã ôn tập được nhé!
Chọn hình thức trắc nghiệm (45 câu/60 phút)
Chọn phần
-
Câu 1:
Nếu ngân hàng trung ương giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc và bán ra chứng khoán của Chính phủ, thì khối lượng tiền tệ sẽ:
A. Chưa biết
B. Tăng lên
C. Không đổi
D. Giảm xuống
-
Câu 2:
Trong mô hình IS-LM, ảnh hưởng của chính sách tiền tệ thắt chặt sẽ làm giảm sản lượng đồng thời:
A. Làm giảm lãi suất và giảm đầu tư
B. Làm tăng lãi suất và giảm đầu tư
C. Làm tăng lãi suất và tăng đầu tư
D. Làm giảm lãi suất và tăng đầu tư
-
Câu 3:
Đường thể hiện sự phối hợp sản lượng thực tế và lãi suất mà tại đó tổng chi tiêu dự kiến bằng sản lượng thực tế được gọi là:
A. Đường LM
B. Đường cầu về đầu tư
C. Đường IS
D. Đường tổng cầu
-
Câu 4:
Thị trường hàng hóa và tiền tệ của nền kinh tế có các số liệu như sau: C = 200+0,6Y; I = 65050R, G=400; Md = 2Y+1000 - 200R; Ms = 2000. Lãi suất và sản lượng cân bằng chung bằng bao nhiêu?
A. R = 10 và Y = 1500
B. R = 6,11 và Y = 2600
C. R = 6 và Y = 2000
D. R = 6 và Y=2500
-
Câu 5:
Với đường IS và LM có độ dốc thông thường, chính sách tài khoá thắt chặt sẽ:
A. Dịch chuyển đường IS sang phải
B. Dịch chuyển LM sang trái
C. Làm tăng lãi suất và làm giảm thu nhập
D. Làm giảm thu nhập và lãi suất
-
Câu 6:
Thị trường hàng hóa có: C = 200 + 0,75Yd; I = 240 - 80R; G = 500; T = 100 + 0,2Y; X = 210; IM = 50 + 0,1Y. Phương trình đường IS có dạng.
A. Y= 1920 - 160R
B. Y = 1025 - 200R
C. Y = 2050 - 160R
D. Y = 1025 + 200R
-
Câu 7:
Tại các điểm nằm phía trên và bên phải của đường IS, điều nào dưới đây là đúng:
A. Tổng cầu lớn hơn sản lượng thực tế do đó có sự dư cầu về hàng hoá
B. Tổng cầu lớn hơn sản lượng thực tế, do đó có sự dư cung về hàng hoá
C. Sản lượng thực tế lớn hơn tổng cầu, do đó có sự dư cung về hàng hoá
D. Sản lượng thực tế lớn hơn tổng cầu, do đó có sự dư cầu về hàng hoá
-
Câu 8:
Sự thay đổi của yếu tố nào dưới đây sẽ không làm thay đổi vị trí của đường IS:
A. Thuế
B. Chi tiêu của chính phủ
C. Lãi suất
D. Tiêu dùng tự định
-
Câu 9:
Giả sử cầu về tiền ở một mức sản lượng MD = 1000 - 20R; R là lãi suất. Lượng tiền cơ sở là 300, số nhân tiền tệ là 2,5. Vậy lãi suất cân bằng trên thị trường tiền tệ là:
A. 2,5%
B. 3%
C. 12,5%
D. 12%
-
Câu 10:
Dưới đây là các biện pháp tài trợ cho tăng chi tiêu chính phủ, biện pháp nào sẽ làm tăng cung tiền:
A. Chính phủ bán trái phiếu cho các ngân hàng thương mại
B. Chính phủ bán trái phiếu cho ngân hàng trung ương
C. Chính phủ bán trái phiếu cho công chúng
D. Chính phủ tăng thuế
-
Câu 11:
Trong mô hình IS-LM, nếu sản lượng thấp hơn sản lượng tiềm năng thì chính phủ nên áp dụng:
A. Chính sách tài khóa mở rộng; và tiền tệ mở rộng
B. Chính sách tài khóa mở rộng
C. Chính sách tiền tệ mở rộng
D. Các câu đều đúng
-
Câu 12:
Giả sử cầu về tiền ở một mức sản lượng MD = 500- 25R; R là lãi suất. Lượng tiền cơ sở là 200, số nhân tiền tệ là 1,5. Vậy lãi suất cân bằng trên thị trường tiền tệ là:
A. 2,5%
B. 9%
C. 8%
D. 12,5%
-
Câu 13:
Chính phủ có thể giảm bớt lượng cung ứng tiền trong nền kinh tế bằng cách:
A. Bán chứng khoán của Chính phủ trên thị trường chứng khoán
B. Tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc
C. Tăng lãi suất chiết khấu
D. Các câu còn lại đều đúng
-
Câu 14:
Điều nào dưới đây mô tả sự điều chỉnh của giá để hạn chế dư thừa?
A. Nếu giá tăng, lượng cầu sẽ tăng trong khi lượng cung sẽ giảm
B. Nếu giá tăng, lượng cầu sẽ giảm trong khi lượng cung sẽ tăng
C. Nếu giá giảm, lượng cầu sẽ giảm trong khi lượng cung sẽ tăng
D. Nếu giá giảm, lượng cầu sẽ tăng trong khi lượng cung sẽ giảm
-
Câu 15:
Đường cung thị trường có thể được xác định bằng cách:
A. Công tất cả lượng cung các nhân theo chiều dọc
B. Cộng lượng bán của các hãng lớn
C. Cộng tất cả đường cung của các cá nhân theo chiều ngang
D. Cộng tất cả đường cung cá nhân theo chiều dọc
-
Câu 16:
Các đợt tiêm phòng để chống lại các bênh lây lan tạo ra:
A. Cung cấp hàng hóa công cộng
B. Ngoại ứng tích cực
C. Thất bại thị trường
D. Ngoại ứng tiêu cực
-
Câu 17:
Giả sử thị trường có ba cá nhân khác nhau có phương trình cầu như sau: P1 =100–Q1; P2= 80 – 0,5Q2 và P3 = 60 – 0,4Q3. Phương trình đường cầu của thị trường là:
A. Q= 410 – 5,5P
B. P = 410 – 5Q
C. Q= 410 – 5P
D. P = 410 – 5,5Q
-
Câu 18:
Đường cung của độc quyền bán:
A. Là đường chi phí cận biên
B. Là đường chi phí cận biên phía trên chi phí biến đổi trung bình tối thiểu
C. Là đường doanh thu cận biên
D. Trong độc quyền không có đường cung
-
Câu 19:
Điều gì xảy ra với giá và lượng cân bằng khi cung tăng:
A. Giá cân bằng giảm và lượng cân bằng tăng
B. Giá cân bằng tăng và lượng cân bằng giảm
C. Giá và lượng cân bằng tăng
D. Giá và lượng cân bằng giảm
-
Câu 20:
Lượng hàng hóa công cộng do thị trường không bị điều tiết sản xuất có xu hướng:
A. Là mức sản lượng tối đa hóa tổng lợi ích công cộng
B. Ít hơn mức sản lượng có hiệu quả
C. Bằng mức sản lượng có hiệu quả
D. Lớn hơn mức sản lượng có hiệu quả
-
Câu 21:
Chính phủ cung cấp hàng hóa công cộng thuần túy như an ninh quốc gia vì:
A. Ngành này có lợi nhuận lớn
B. Vấn đề tiêu dùng tự do xuất hiện
C. Mọi người không đánh giá cao hàng hóa này
D. Chính phủ hiệu quả hơn tư nhân trong việc cung cấp hàng hóa đó
-
Câu 22:
Chi phí cố định của một hãng là 100$. Nếu tổng chi phí sản xuất một đơn vị sản phẩm là 200$ và tổng chi phí sản xuất 2 đơn vị sản phẩm là 310$, chi phí cận biên của đơn vị sản phẩm thứ 2 là:
A. 110$
B. 100$
C. 210$
D. 200$
-
Câu 23:
Đường cầu thị trường có thể được xác định bằng cách:
A. Cộng tất cả đường cầu cá nhân theo chiều dọc
B. Cộng tất cả đường cầu của các cá nhân theo chiều ngang
C. Cộng tất cả lượng cầu cá nhân theo chiều dọc
D. Cộng lượng mua của các người mua lớn
-
Câu 24:
Chi phí cận biên được tính là:
A. Tổng chi phí chia cho sản lượng
B. Sự tăng lên của tổng chi phí chia cho sự gia tăng của sản lượng
C. Tổng chi phí biến đổi trừ tổng chi phí cố định
D. Sự tăng lên của tổng chi phí chia cho sự tăng lên của của lao động, với lượng vốn không
-
Câu 25:
Sản phẩm cận biên của lao động là sự thay đổi trong tổng sản phẩm gây ra bởi:
A. Sự thay đổi trong chi phí lao động
B. Tăng một đơn vị lao động, với lượng vốn không đổi
C. Tăng một đơn vị cả vốn và lao động
D. Tăng một đơn vị vốn, với lượng lao động không đổi
-
Câu 26:
Cầu của một hàng hoá luôn giảm khi:
A. Giá của hàng hoá đó giảm
B. Giá của hàng hoá đó tăng
C. Thu nhập giảm
D. Giá của hàng hoá thay thế cho hàng hoá đó giảm
-
Câu 27:
Lượng cầu giảm có nghĩa là:
A. Dịch chuyển đường cầu sang phải
B. Vận động về phía trên (bên trái) đường cầu
C. Vận động về phía dưới (bên phải) đường cầu
D. Dịch chuyển đường cầu sang trái
-
Câu 28:
Độc quyền tự nhiên thường có:
A. Chi phí cố định cao và chi phí cận biên cao
B. Chi phí cố định thấp và chi phí cận biên thấp
C. Chi phí cố định cao và chi phí cận biên thấp
D. Chi phí cố định thấp và chi phí cận biên cao
-
Câu 29:
Giả sử ở Việt Nam, mức giá trong nước của cà chua khi không có thương mại quốc tế cao hơn mức giá thế giới. Điều này chứng tỏ rằng trong việc sản xuất cà chua thì:
A. Việt Nam có lợi thế so sánh so với các nước khác và Việt Nam nên xuất khẩu cà chua
B. Việt Nam có lợi thế so sánh so với các nước khác và Việt Nam nên nhập khẩu cà chua
C. Các nước khác có lợi thế so sánh so với Việt Nam và Việt Nam nên xuất khẩu cà chua
D. Các nước khác có lợi thế so sánh so với Việt Nam và Việt Nam nên nhập khẩu cà chua
-
Câu 30:
Điều nào dưới đây không phải là đặc điểm của thị trường cạnh tranh hoàn hảo:
A. Đường cầu hoàn toàn co giãn đối với mỗi hãng
B. Rất nhiều hãng, mỗi hãng bán một phần rất nhỏ
C. Sản phẩm khác nhau
D. Đường cầu thị trường dốc xuống
-
Câu 31:
Doanh thu được xác định là:
A. Khoản còn lại sau khi chi phí sản xuất được chi trả
B. Sự chênh lệch giữa số thu và chi phí
C. Khoản trả cho các yếu tố sản xuất
D. Số thu từ việc bán các hàng hóa và dịch vụ
-
Câu 32:
Điều nào sau đây sau mô tả đường cầu:
A. Số lượng hàng hoá mà người tiêu dùng muốn mua và có khả năng mua tại các mức giá khác nhau trong một khoảng thời gian xác định (các yếu tố khác không đổi)
B. Số lượng hàng hoá mà người tiêu dùng muốn mua
C. Số lượng hàng hoá mà người tiêu dùng có khả năng mua
D. Số lượng hàng hoá mà người tiêu dùng muốn mua và có khả năng mua tại các mức thu nhập
-
Câu 33:
Nếu chính phủ muốn giá lúa giảm chính phủ có thể làm điều nào dưới đây:
A. Mua lúa của nông dân cho quỹ dự trữ quốc gia
B. Tăng diện tích trồng lúa
C. Giảm diện tích trồng lúa
D. Tăng thuế từ phân bón
-
Câu 34:
Chính phủ có thể khắc phục mất công bằng trong phân phối thu nhập thông qua:
A. Đánh thuế thu nhập
B. Quy định rằng tất cả mọi cá nhân đều lĩnh tiền lương như nhau
C. Tịch thu tài sản
D. Thay đổi luật thừa kế tài sản
-
Câu 35:
Các ngoại ứng tích cực là:
A. Những chi phí đánh vào những người trả tiền cho sản phẩm
B. Những chi phí đánh vào những người không trả tiền cho sản phẩm
C. Những lợi ích mà những người không trả tiền cho sản phẩm được nhận
D. Những lợi ích mà những người trả tiền cho sản phẩm nhận được
-
Câu 36:
Điều nào sau đây được các nhà kinh tế học gọi là thất bại thị trường:
A. Chất lượng hàng hóa thấp
B. Sự gia tăng của chi phí sinh hoạt
C. Thất nghiệp
D. Cung cấp hàng hóa và dịch vụ công cộng
-
Câu 37:
Chính phủ giải quyết vấn đề ngoại ứng bằng cách:
A. Tổ chức một cuộc cấm vận sản phẩm có giới hạn
B. Thực hiện bồi thường tổn thất
C. Đánh thuế vào ngoại ứng tiêu cực và trợ cấp cho ngoại ứng tích cực
D. Đánh thuế vào ngoại ứng tích cực và trợ cấp cho ngoại ứng tiêu cực
-
Câu 38:
Sự tiêu dùng tự do (không phải trả tiền):
A. Có thể xảy ra nếu việc tiêu dùng hàng hóa dịch vụ không có tính loại trừ
B. Là một đặc trưng của hàng hóa tư nhân thuần túy
C. Có nguyên nhân là chính phủ cung cấp hàng hóa miễn phí
D. Có thể xảy ra nếu việc tiêu dùng hàng hoặc dịch vụ có tính loại trừ
-
Câu 39:
Việc sản xuất quá nhiều hàng hóa có ngoại ứng tiêu cực là ví dụ về:
A. Tái phân phối thu nhập
B. Thất bại thị trường
C. Quyền tối cao của người tiêu dùng
D. Quyền tối cao của người sản xuất
-
Câu 40:
Giả sử một hãng tăng tổng số lao động từ 5 lên 6 công nhân, và kết quả là tổng sản phẩm của hãng tăng từ 100 đơn vị lên 400 đơn vị. Sản phẩm cận biên của đơn vị lao động thứ 6 là:
A. 300
B. 100
C. 200
D. 50
-
Câu 41:
Các yếu tố khác không đổi, khi thu nhập tăng lên, thặng dư tiêu dùng của hàng hóa thông thường thay đổi như thế nào?
A. Nó phụ thuộc vào hàng hóa khác là thông thường hay thứ cấp
B. Nó sẽ giảm
C. Vẫn giữ nguyên
D. Nó sẽ tăng
-
Câu 42:
Giả sử bạn ăn xúc xích và uống Coca và bạn tin rằng thu được tổng ích lợi lớn nhất từ bữa ăn đó với mức chi là $6. Giá của một chiếc xúc xích và một lon Coca đều là $1. Giả sử giá của một chiếc xúc xích tăng lên thành $2. Bạn sẽ thay đổi số lượng xúc xích và Coca được mua và tin rằng sẽ lại tối đa hóa tổng ích lợi. Có thể rút ra kết luận nào sau đây?
A. Tổng ích lợi từ việc ăn xúc xích bằng tổng ích lợi từ uống Coca
B. Ích lợi cận biên của xúc xích phải tăng lên so với ích lợi cận biên của Coca
C. Bạn mua 2 chiếc xúc xích và 2 lon Coca
D. Tổng ích lợi thu được từ việc ăn xúc xích là lớn nhất
-
Câu 43:
Đường cầu có độ dốc âm được xác định trực tiếp từ:
A. Tăng giá
B. Tổng ích lợi giảm dần
C. Ích lợi cận biên tăng dần
D. Quy luật ích lợi cận biên giảm dần
-
Câu 44:
Chi phí đầu vào để sản xuất ra dầu gội Romano dành cho các quý ông giảm xuống sẽ làm cho:
A. Đường cầu dịch chuyển lên trên.
B. Đường cung dịch chuyển lên trên.
C. Cả đường cung và cầu đều dịch chuyển lên trên.
D. Đường cung dịch chuyển xuống dưới.
-
Câu 45:
Nhân tố nào sau gây ra sự vận động dọc theo đường cầu:
A. Giá của bản thân hàng hoá
B. Giá hàng hoá liên quan
C. Thu nhập
D. Thị hiếu