1300+ câu trắc nghiệm môn Kinh tế học đại cương
Chia sẻ hơn 1300+ câu trắc nghiệm môn Kinh tế học đại cương có đáp án dành cho các bạn sinh viên khối ngành kinh tế có thêm tư liệu học tập, ôn tập chuẩn bị cho kì thi kết thúc học phần sắp diễn ra. Bộ đề có nội dung xoay quanh kiến thức kinh tế học như những vấn đề chung về kinh tế học, phân tích cung - cầu, lý thuyết về người tiêu dùng, lý thuyết về hãng, cơ cấu thị trường và quyết định của hãng,... Để việc ôn tập trở nên hiệu quả hơn, các bạn có thể ôn theo từng phần trong bộ câu hỏi này bằng cách trả lời lần lượt các câu hỏi cũng như so sánh đáp và lời giải chi tiết được đưa ra. Sau đó các bạn hãy chọn tạo ra đề ngẫu nhiên để kiểm tra lại kiến thức mình đã ôn tập được nhé!
Chọn hình thức trắc nghiệm (45 câu/60 phút)
-
Câu 1:
Cho C = 150 + 0.8(Y-T) nếu T tăng 1 đơn vị thì Sp sẽ:
A. Tăng 0.8
B. Giảm 0.8
C. Tăng 0.2
D. Giảm 0.2
-
Câu 2:
Chi phí biên để sản xuất sản phẩm là 10, co giãn của cầu theo giá (Ep) của sản phẩm nàY = -3. Để tối đa hóa lợi nhuận thì giá bán sản phẩm này bằng:
A. 30
B. 10
C. 15
D. Cả ba câu đều sai.
-
Câu 3:
Giao điểm của hai hàm tiêu dùng và tiết kiệm cho biết tại đó:
A. Tiêu dùng bằng tiết kiệm
B. Tiêu dùng bằng thu nhập khả dụng.
C. Tiết kiệm bằng thu nhập khả dụng.
D. Cả A, B, C đều sai.
-
Câu 4:
Điều kiện cân bằng dài hạn của một thị trường cạnh tranh hoàn toàn:
A. LMC = SMC = MR = P.
B. Quy mô sản xuất của doanh nghiệp là quy mô sản xuất tối ưu.
C. SAC min = LAC min.
D. Các câu trên đều đúng
-
Câu 5:
Một sự gia tăng trong nhập khẩu tự định sẽ:
A. Dịch chuyển đường LM sang phải
B. Dịch chuyển đường IS sang phải
C. Dịch chuyển đường IS sang trái
D. Không ảnh hưởng đến đường IS
-
Câu 6:
Giá sản phẩm X tăng lên dẫn đến phần chi tiêu cho sản phẩm X tăng lên, thì hệ số co dãn của cầu theo giá sản phẩm là:
A. ED > 1
B. ED < 1
C. ED = 0
D. ED = 1
-
Câu 7:
Thu nhập công chúng đang tăng, những yếu tố khác không đổi, vậy giá và lượng cân bằng cho hàng hóa bình thường X sẽ:
A. Giá tăng, lượng tăng.
B. Giá tăng, lượng giảm.
C. Giá giảm, lượng tăng.
D. Giá giảm, lượng giảm.
-
Câu 8:
Kết quả cuối cùng của sự thay đổi chính sách của chính phủ là tiêu dùng tăng, lãi suất tăng và đầu tư giảm. Đó là kết quả của việc áp dụng:
A. Chính sách tiền tệ chặt
B. Chính sách tài khoá mở rộng
C. Chính sách tài khoá chặt
D. Chính sách tiền tệ mở rộng
-
Câu 9:
Nếu lãi suất thực tế là 4%, tỷ lệ lạm phát là 6%, và thuế suất là 20%, mức lãi suất thực tế sau thuế là bao nhiêu?
A. 0.01
B. 0.02
C. 0.03
D. 0.04
-
Câu 10:
Thị trường tiền tệ cho tỷ lệ dự trữ thực tế là 10%, tỷ lệ giữ tiền mặt của dân chúng (so với tiền gửi) là 80%, lượng tiền cơ sở là 750. Giả sử cầu về tiền không phụ thuộc vào thu nhập và có hàm cầu tiền thực tế là MD=2500 - 80R. Thị trường hàng hóa có C=300+0,8Y; I=20040R; G=500. Sản lượng và lãi suất cân bằng là:
A. Y=3000; R=10%
B. Y=2800; R=11%
C. Y=2500; R=12,5%
D. Y=2100; R=14,5%
-
Câu 11:
Loại chi phí lạm phát nào sau đây không xảy ra khi lạm phát ổn định và có thể dự kiến được:
A. Chi phí mòn giày
B. Chi phí thực đơn
C. Các tác hại do lạm phát gây ra sự biến dạng về thuế
D. Sự tái phân phối của cải một cách ngẫu nhiên
-
Câu 12:
Khi hiệp định thương mại Việt – Mỹ chính thức có hiệu lực, có nhiều khả năng:
A. Nhập khẩu từ Mỹ vào Việt Nam tăng và điều này làm cho tỷ giá hối đoái của đồng Việt Nam có xu hướng giảm
B. Người Mỹ sẽ sang du lịch ở Việt Nam nhiều hơn, quan hệ thương mại và tài chính Việt – Mỹ tăng, thị trường hối đoái sôi động hơn
C. Có nhiều khả năng xảy ra hai hiện tượng đó là: Nhập khẩu từ Mỹ vào Việt Nam tăng và điều này làm cho tỷ giá hối đoái của đồng Việt Nam có xu hướng giảm và người Mỹ sẽ sang du lịch ở Việt Nam nhiều hơn, quan hệ thương mại và tài chính Việt – Mỹ tăng, thị trường hối đoái sôi động hơn
D. Tất cả các phương án lựa chọn đều có thể xảy ra
-
Câu 13:
Tiết kiệm công cộng bằng:
A. Thuế cộng các khoản chuyển giao của chính phủ trừ khoản mua hàng hoá – dịch vụ của chính phủ
B. Thuế trực thu cộng thuế gián thu trừ các khoản chuyển giao và mua hàng hoá – dịch vụ của chính phủ
C. Thuế cộng các khoản chuyển giao của chính phủ cộng khoản mua hàng hoá – dịch vụ của chính phủ
D. Thâm hụt ngân sách của chính phủ
-
Câu 14:
Điều gì chắc chắn gây ra sự gia tăng của giá cân bằng:
A. Cả cung và cầu đều giảm
B. Sự giảm xuống của cầu kết hợp với sự tăng lên của cung
C. Sự tăng lên của cầu kết hợp với sự giảm xuống của cung
D. Cả cung và cầu đều tăng
-
Câu 15:
Hàm sản xuất sản phẩm của một doanh nghiệp là: Q = L2 + K2 K*L (Q là sản lượng; L là số lao động; K là số vốn).Giá các yếu tố đầu vào PK = 12; PL = 10. Mức sản lượng cần sản xuất Q0 = 27.300. Tổng chi phí sản xuất tối ưu bằng:
A. TCmin = 2.640
B. TCmin = 3.640
C. TCmin = 4.630
D. Không có đáp án đúng
-
Câu 16:
Trong điều kiện tỷ giá hối đoái thả nổi, chính sách tài chính mở rộng dẫn đến:
A. Đường IS* dịch chuyển sang phải và đường LM* dịch chuyển sang phải.
B. Đường IS* dịch chuyển sang phải và đường LM* không dịch chuyển.
C. Đường IS* dịch chuyển sang trái và đường LM* không dịch chuyển.
D. Đường IS* dịch chuyển sang trái và đường LM* dịch chuyển sang phải.
-
Câu 17:
Khoản tiền 50.000$ mà gia đình bạn chi mua một chiếc xe BMW được sản xuất tại Đức sẽ được tính vào GDP của Việt Nam theo cách tiếp cận chi tiêu như thế nào?
A. Đầu tư tăng 50.000$ và xuất khẩu ròng giảm 50.000$
B. Xuất khẩu ròng tăng 50.000$
C. Xuất khẩu ròng giảm 50.000$
D. Tiêu dùng tăng 50.000$ và xuất khẩu ròng giảm 50.000$
-
Câu 18:
Khác nhau căn bản giữa mô hình kinh tế thị trường tự do và nền kinh tế hỗn hợp là:
A. Nhà nước tham gia quản lý nền kinh tế
B. Nhà nước quản lý các quỹ phúc lợi xã hội
C. Nhà nước quản lý ngân sách
D. Các câu còn lại đều sai
-
Câu 19:
Khi giá tăng lên 1%, lượng cung tăng lên 2%. Điều này chỉ ra rằng:
A. Cung co giãn đơn vị
B. Cung co giãn
C. Cung kém co giãn
D. Công ty đang hoạt động tốt trên thị trường của mình
-
Câu 20:
Kinh tế học là bộ môn khoa học nghiên cứu chủ yếu về:
A. Cách xã hội phân bổ và sử dụng những nguồn lực khan hiếm
B. Cách điều hành một doanh nghiệp để thành công
C. Cách mà chính phủ sử dụng để chuyển một hàng hoá khan hiếm thành một hàng hoá thông thường
D. Cách tạo ra tiền trên thị trường chứng khoán
-
Câu 21:
Một hãng độc quyền tối đa hóa lợi nhuận sẽ không bao giờ sản xuất ở mức sản lượng:
A. Mà hãng sẽ bị thua lỗ
B. Mà doanh thu cận biên nhỏ hơn giá
C. Trong miền không co giãn của đường cầu
D. Mà chi phí trung bình lớn hơn chi phí cận biên
-
Câu 22:
Một lý do làm cho đường tổng cầu có độ dốc âm là:
A. Mọi người tìm thấy những hàng hóa thay thế khi giá cả của một mặt hàng mà họ đang tiêu dùng tăng
B. Dân cư trở nên khá giả hơn khi mức giá giảm và do đó sẵn sàng mua nhiều hàng hơn
C. Mức giá thấp hơn làm tăng sức mua của lượng tiền mà mọi người đang nắm giữ, do đó họ sẽ tăng tiêu dùng
D. Khi mức giá tăng, mọi người sẽ chuyển từ tiêu dùng hàng ngoại sang tiêu dùng hàng sản xuất trong nước.
-
Câu 23:
Doanh nghiệp A có số liệu sau: FC = 1000, P = 20, AVC = 12, doanh nghiệp theo đuổi mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận và thu được thăng dư sản xuất PS = 1.200. Tổng chi phí TC bằng:
A. 2.500.
B. 3.000
C. 2.800.
D. Cả ba câu đều sai.
-
Câu 24:
Trong thị trường cạnh tranh hoàn toàn, để lợi nhuận tối đa doanh nghiệp cung ứng tại mức sản lượng có:
A. MR = P.
B. Chi phí thấp nhất.
C. Chi phí bình quân thấp nhất.
D. P = MC.
-
Câu 25:
Một nhà máy cấp nước độc quyền đối diện với đường cầu là P = 12 - 1/30Q (với Q là m3). Mỗi ngày nhà máy tốn chi phí biến đổi là 4$ và chi phí cố định là 100$. Khi đó giá bán là _____________ và lợi nhuận mỗi ngày là _____________.
A. 8$/m3; 380$.
B. 120$/m3; 380$.
C. 8$/m3; 960$.
D. 4$/m3; 580$.
-
Câu 26:
IS là quan hệ giữa _____________ và _____________ sao cho trên thị trường _____________ đạt được cân bằng.
A. Thu nhập; chi tiêu; hàng hoá
B. Thu nhập; lãi suất; tiền tệ
C. Thu nhập, lãi suất; hàng hoá
D. Thu nhập, chi tiêu; tiền tệ
-
Câu 27:
Quy mô sản xuất tối ưu của một doanh nghiệp là quy mô sản xuất:
A. Lớn.
B. Có chi phí trung bình thấp nhất ở tất cả các mức sản lượng
C. Có điểm cực tiểu của đường SAC tiếp xúc với điểm cực tiểu của đường LAC.
D. Các câu trên đều sai.
-
Câu 28:
Phát biểu nào dưới đây không đúng:
A. Khi Yd = 0 thì tiêu dùng vẫn là số dương
B. MPC + MPS = 1
C. MPC không thể lớn hơn 1
D. MPC và MPS luôn luôn trái dấu nhau.
-
Câu 29:
Mức sản lượng mà tại đó tổng chi phí trung bình cực tiểu thì _____________ mức sản lượng mà _____________ đạt cực tiểu.
A. Lớn hơn; chi phí biến đổi trung bình.
B. Cũng như; chi phí biến đổi trung bình.
C. Cũng như; sản phẩm biên.
D. Nhỏ hơn; chi phí biến đổi trung bình.
-
Câu 30:
Hàm sản xuất có dạng Q = K0,8*L0,7; Pl = 2; Pk = 4; TC = 100 (L: đơn vị lao động, K: đơn vị vốn, TC: đơn vị tiền, Pl: giá lao động, Pk: giá vốn). Hàm sản xuất này có dạng:
A. Năng suất giảm dần theo qui mô.
B. Năng suất không đổi theo qui mô.
C. Năng suất tăng dần theo qui mô.
D. Không thể biết được.
-
Câu 31:
Hàm cung cầu trước khi có thuế là Qd1 = 6000-2P; Qs1= 3P-500; (P: đơn vị tiền/đơn vị lượng; Q: đơn vị lượng). Chính phủ đánh thuế 50 đơn vị tiền/đơn vị lượng vào hàng hóa này. Giá cân bằng Pe2 sau khi có thuế là:
A. 1.250.
B. 1.330.
C. 1.500.
D. Cả ba câu đều sai.
-
Câu 32:
Chính phủ trong một nền kinh tế chi tiêu cho hàng hóa và dịch vụ là 100 triệu USD và trợ cấp ở mức đến 10% thu nhập quốc dân. Tỷ lệ thuế trực thu là 30%. Trong khung thu nhập nào, Chính phủ bị thâm hụt ngân sách:
A. < 300
B. <500
C. < 650
D. < 480
-
Câu 33:
Theo quan điểm của phái trọng tiền cực đoan, chính sách tiền tệ có tác dụng ......, chính sách tài khóa có tác dụng ......
A. Mạnh/ yếu
B. Yếu/ yếu
C. Không/ mạnh
D. Mạnh/ không
-
Câu 34:
Công ty sản xuất kem Thành Phố điều tra thị trường và thấy rằng có thể bán được 17.500 kg kem mỗi tuần với giá 2 USD/kg. Vì vậy công ty xây dựng một nhà máy làm kem với công suất 20.000 kg/tuần. Định phí của công ty là 6.000 USD/tuần và biến phí là 0,7 USD/kg. Nếu điều tra thị trường là đúng thì lợi nhuận công ty thu được trong một tuần là:
A. Cả ba câu đều sai.
B. 17.500 USD
C. 15.000 USD.
D. 16.750 USD.
-
Câu 35:
Nếu giá của của hàng hoá này tăng làm lượng cầu của hàng hoá kia giảm thì chúng là:
A. Hàng hoá cấp thấp (inferior goods).
B. Hàng hoá thông thường (normal goods).
C. Hàng hoá thay thế (substitutes).
D. Hàng hoá bổ sung (complements).
-
Câu 36:
Một thị trường cạnh tranh hoàn hảo có hàm cung và hàm cầu như sau: (S): Qs = 0,5Ps – 4; (D): Qd = 46 – 0,5Pd. Khi chính phủ áp đặt mức giá P = 62, trên thị trường sẽ:
A. Dư thừa 15 sản phẩm
B. Thiếu hụt 15 sản phẩm
C. Dư thừa 12 sản phẩm
D. Không có đáp án đúng
-
Câu 37:
Nếu nền kinh tế đang nằm trong trạng thái cân bằng và đường tổng cung của nền kinh tế là đường tổng cung cổ điển thì sự gia tăng mức cung ứng tiền với tỷ lệ e % sẽ làm cho mức gia tăng:
A. e %
B. ít hơn e %
C. Nhiều hơn e %
D. Ở mức không thể dự báo được
-
Câu 38:
Khoản chi tiêu 40.000$ mua một chiếc xe BMW được sản xuất tại Đức của một người dân Mỹ được tính vào GDP của Mỹ như thế nào:
A. Đầu tư tăng 40.000$ và xuất khẩu ròng tăng 40.000$
B. Tiêu dùng tăng 40.000$ và xuất khẩu ròng giảm 40.000$
C. Xuất khẩu ròng giảm 40.000$
D. Xuất khẩu ròng tăng 40.000$
-
Câu 39:
Thâm hụt ngân sách liên bang Hoa Kỳ năm 1993 là hơn 4000 tỷ đô la. Phát biểu này:
A. Thuộc về kinh tế học thực chứng
B. Thuộc về kinh tế học chuẩn tắc
C. Không có ý nghĩa
D. Là sự lặp lại không cần thiết
-
Câu 40:
Khi năng suất bình quân giảm, năng suất biên sẽ:
A. Nhỏ hơn năng suất bình quân
B. Bằng năng suất bình quân
C. Vượt quá năng suất bình quân
D. Tăng dần
-
Câu 41:
Giả sử bạn ăn xúc xích và uống Coca và bạn tin rằng thu được tổng ích lợi lớn nhất từ bữa ăn đó với mức chi là $6. Giá của một chiếc xúc xích và một lon Coca đều là $1. Có thể rút ra kết luận nào sau đây?
A. Bạn mua 3 chiếc xúc xích và 3 lon Coca
B. Tổng ích lợi thu được từ việc ăn xúc xích là lớn nhất
C. Số lượng chiếc xúc xích được ăn / số lượng lon Coca được uống
D. Ích lợi cận biên của xúc xích và Coca là bằng nhau
-
Câu 42:
Một hãng độc quyền có đường cầu Q = 2.500P, có hàm chi phí biến đổi bình quân AVC = 4*Q + 1.000. Để tối đa hóa lợi nhuận, nhà độc quyền sẽ sản xuất và bán hàng tại mức sản lượng và mức giá là:
A. P = 2350; Q = 150
B. P = 2030; Q = 470
C. Không có đáp án đúng
D. P = 2305; Q = 195
-
Câu 43:
Đường cung của một hãng cạnh tranh hoàn hảo là:
A. Đường giá
B. Đường chi phí biến đổi bình quân
C. Đường chi phí cố định bình quân
D. Không có đáp án đúng
-
Câu 44:
Nếu ngân hàng trung ương dự đoán lạm phát tăng và họ tăng lãi suất thì đó là một ví dụ của:
A. Chu kỳ kinh tế
B. Chính sách tiền tệ
C. Nền kinh tế sắp bị suy thoái
D. Chính sách tài khóa
-
Câu 45:
Đường Phillips ban đầu phản ánh:
A. Mối quan hệ tỷ lệ thuận giữa lạm phát và thất nghiệp.
B. Sự đánh đổi giữa lạm phát và thất nghiệp.
C. Quan hệ tỷ lệ thuận giữa sản lượng và tỷ lệ thất nghiệp.
D. Quan hệ tỷ lệ thuận giữa mức giá và sản lượng.