1300+ câu trắc nghiệm môn Kinh tế học đại cương
Chia sẻ hơn 1300+ câu trắc nghiệm môn Kinh tế học đại cương có đáp án dành cho các bạn sinh viên khối ngành kinh tế có thêm tư liệu học tập, ôn tập chuẩn bị cho kì thi kết thúc học phần sắp diễn ra. Bộ đề có nội dung xoay quanh kiến thức kinh tế học như những vấn đề chung về kinh tế học, phân tích cung - cầu, lý thuyết về người tiêu dùng, lý thuyết về hãng, cơ cấu thị trường và quyết định của hãng,... Để việc ôn tập trở nên hiệu quả hơn, các bạn có thể ôn theo từng phần trong bộ câu hỏi này bằng cách trả lời lần lượt các câu hỏi cũng như so sánh đáp và lời giải chi tiết được đưa ra. Sau đó các bạn hãy chọn tạo ra đề ngẫu nhiên để kiểm tra lại kiến thức mình đã ôn tập được nhé!
Chọn hình thức trắc nghiệm (45 câu/60 phút)
Chọn phần
-
Câu 1:
Câu bình luận nào về GDP sau đây là sai:
A. Chỉ tính những hàng hóa và dịch vụ được sản xuất ra trong thời kỳ nghiên cứu
B. Các hàng hóa trung gian và hàng hóa cuối cùng đều được tính vào GDP
C. GDP có thể được tính bằng giá cả hiện hành và giá cả của năm gốc
D. GDP danh nghĩa được điều chỉnh theo lạm phát là GDP thực tế
-
Câu 2:
Trợ cấp là các khoản:
A. Trợ cấp của Chính phủ cho các cựu chiến binh
B. Trợ cấp thất nghiệp
C. Trợ cấp hưu trí
D. Tất cả các câu trên đều đúng
-
Câu 3:
Giả sử Chính phủ trợ cấp cho hộ gia đình một khoản tiền là 100 triệu đồng, sau đó các hộ gia đình dùng khoản tiền này để mua thuốc chữa bệnh. Khi hạch toán theo luồng hàng hóa và dịch vụ cuối cùng thì khoản chi tiêu trên sẽ được tính vào GDP theo cách tiếp cận:
A. Trợ cấp của Chính phủ cho hộ gia đình
B. Đầu tư của Chính phủ
C. Tiêu dùng của hộ gia đình
D. Chi tiêu dùng của Chính phủ
-
Câu 4:
Giá trị gia tăng của một xí nghiệp là gì?
A. Phần còn lại của giá trị sản phẩm sau khi trừ đi những chi phí vật chất mua ngoài để sản xuất sản phẩm.
B. Phần còn lại của giá trị sản phẩm sau khi trừ đi toàn bộ chi phí vật chất để sản xuất sản phẩm
C. Phần còn lại của giá trị sản phẩm sau khi trừ đi những chi phí nguyên liệu để sản xuất sản phẩm.
D. Phần còn lại của giá trị sản phẩm sau khi trừ đi chi phí tiền lương để sản xuất sản phẩm
-
Câu 5:
Khoản nào sau đây không phải là thuế trực thu:
A. Thuế tiêu thụ đặc biệt
B. Thuế tiêu thụ đặc biệt và Thuế giá trị gia tăng
C. Thuế giá trị gia tăng
D. Thuế thu nhập cao
-
Câu 6:
Lợi nhuận của công ty Honda ở Việt Nam sẽ được tính vào:
A. GDP của Việt Nam và GNP của Nhật Bản đều đúng
B. Việt Nam
C. GDP của Việt Nam
D. GNP của Nhật Bản
-
Câu 7:
Tổng sản phẩm quốc dân danh nghĩa năm 1990 là 398 tỷ, năm 2000 là 676 tỷ. Chỉ số giá năm 1990 là 91 và chỉ số giá năm 2000 là 111. Tổng sản phẩm quốc dân thực giữa năm 1990 và 2000 sẽ là:
A. Chênh lệch khoảng 70%
B. Chênh lệch khoảng 90%
C. Giữ nguyên không thay đổi
D. Chênh lệch khoảng 40%
-
Câu 8:
Nếu ngân hàng trung ương dự đoán lạm phát tăng và họ tăng lãi suất thì đó là một ví dụ của:
A. Chu kỳ kinh tế
B. Chính sách tiền tệ
C. Nền kinh tế sắp bị suy thoái
D. Chính sách tài khóa
-
Câu 9:
Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) có thể được đo lường bằng tổng của:
A. Tiêu dùng, thu nhập tài sản ròng, tiền lượng và lợi nhuận
B. Đầu tư, tiêu dùng, lợi nhuận và chi phí hàng hóa trung gian
C. Tiêu dùng, đầu tư, chi tiêu chính phủ và xuất khẩu ròng
D. Giá trị hàng hóa và dịch vụ cuối cùng, chi phí hàng hóa trung gian, thu nhập tài sản ròng và tiền thuê
-
Câu 10:
Hạn chế của hạch toán thu nhập quốc dân là:
A. Không đo lường chi phí xã hội
B. Không bao gồm giá trị của thời gian nghỉ
C. Không đo lường được các hoạt động kinh tế ngầm
D. Tất cả các đáp án trên đều đúng
-
Câu 11:
Tính các chỉ tiêu sản lượng thực:
A. Lấy chỉ tiêu danh nghĩa nhân với chỉ số giá
B. Lấy chỉ tiêu danh nghĩa chia cho chỉ số giá và Theo giá cố định
C. Theo giá cố định
D. Lấy chỉ tiêu danh nghĩa chia cho chỉ số giá
-
Câu 12:
Khi tính GDP cần loại bỏ sản phẩm trung gian vì:
A. Nếu không loại bỏ sẽ bị tính trùng lặp
B. Chúng chưa thể sử dụng để thỏa mãn nhu cầu tiêu dùng
C. Chúng cần phải tiếp tục chế biến
D. Chúng chưa phải sản phẩm hoàn thành
-
Câu 13:
Nếu mức sản xuất không thay đổi, trong khi đó giá của mọi hàng hóa đều tăng gấp đôi so với năm gốc, khi đó:
A. Cả GDP thực tế và GDP danh nghĩa đều không thay đổi
B. GDP thực tế tăng gấp đôi và GDP danh nghĩa không thay đổi
C. GDP thực tế không đổi còn GDP danh nghĩa giảm đi một nửa
D. GDP thực tế không đổi và GDP danh nghĩa tăng gấp đôi
-
Câu 14:
Chỉ tiêu nào nhỏ nhất trong những chỉ tiêu đo lường sản lượng Quốc gia:
A. Tổng sản phẩm quốc dân
B. Sản phẩm quốc dân ròng
C. Thu nhập cá nhân
D. Thu nhập khả dụng
-
Câu 15:
Khoản mục nào dưới đây được tính vào GDP:
A. Công việc nội trợ
B. Dịch vụ tư vấn
C. Doanh thu từ việc bán ma túy bất hợp pháp
D. Doanh thu từ việc bán các sản phẩm trung gian
-
Câu 16:
Sự khác nhau giữa tổng sản phẩm quốc dân và sản phẩm quốc dân ròng là:
A. Tiết kiệm
B. Xuất khẩu ròng
C. Phần chi tiêu cho đầu tư
D. Phần khấu hao
-
Câu 17:
GNP của Việt Nam đo lường thu nhập:
A. Của khu vực dịch vụ trong nước
B. Tạo ra trên lãnh thổ Việt Nam
C. Người Việt Nam tạo ra ở cả trong nước và nước ngoài
D. Không có đáp án đúng
-
Câu 18:
Giá trị sản lượng của một hãng trừ đi giá trị về nguyên vật liệu được gọi là:
A. Sản xuất gián tiếp
B. Giá trị gia tăng
C. Lợi nhuận ròng
D. Xuất khẩu ròng
-
Câu 19:
Khoản nào sau đây không phải là thuế gián thu trong kinh doanh:
A. Thuế thừa kế tài sản và Thuế thu nhập doanh nghiệp
B. Thuế thừa kế tài sản
C. Thuế thu nhập doanh nghiệp
D. Thuế giá trị gia tăng
-
Câu 20:
Khoản nào không được tính vào chi tiêu của Chính phủ:
A. Trả lương cho giáo viên
B. Trợ cấp bão lụt
C. Chi tiêu cho quốc phòng
D. Xây dựng cầu đường
-
Câu 21:
GNP theo chi phí cho yếu tố sản xuất bằng:
A. GNP theo giá thị trường trừ đi thuế gián thu
B. GNP theo giá thị trường trừ đi khấu hao và thuế gián thu
C. NI cộng khấu hao
D. GNP trừ đi khấu hao
-
Câu 22:
Giá trị sản lượng của một hãng trừ đi chi phí về các sản phẩm trung gian được gọi là:
A. Xuất khẩu ròng
B. Sản xuất gián tiếp
C. Lợi nhuận ròng
D. Giá trị gia tăng
-
Câu 23:
Điều nào dưới đây không phải là cách mà các hộ gia đình sử dụng tiết kiệm của mình:
A. Cho các doanh nghiệp vay
B. Cho người nước ngoài vay
C. Đóng thuế
D. Cho Chính phủ vay
-
Câu 24:
MPC càng……thì dẫn đến độ dốc của AD càng……..và số nhân càng…….
A. Lớn, nhỏ, lớn
B. Lớn, lớn, lớn
C. Lớn, lớn, nhỏ
D. Nhỏ, lớn, nhỏ
-
Câu 25:
Khoản tiền 50.000$ mà gia đình bạn chi mua một chiếc xe BMW được sản xuất tại Đức sẽ được tính vào GDP của Việt Nam theo cách tiếp cận chi tiêu như thế nào?
A. Đầu tư tăng 50.000$ và xuất khẩu ròng giảm 50.000$
B. Xuất khẩu ròng tăng 50.000$
C. Xuất khẩu ròng giảm 50.000$
D. Tiêu dùng tăng 50.000$ và xuất khẩu ròng giảm 50.000$
-
Câu 26:
Giả sử người nông dân trồng lúa mỳ và bán cho người sản xuất bánh mỳ với giá 1 triệu đồng, người sản xuất bánh mỳ bán cho cửa hàng với giá 2 triệu đồng, cửa hàng bán cho người tiêu dùng với giá 3 triệu đồng. Các hoạt động này làm tăng GDP:
A. 2 triệu đồng
B. 6 triệu đồng
C. 3 triệu đồng
D. 1 triệu đồng
-
Câu 27:
Đường tổng cầu dốc xuống hàm ý:
A. Giá cả ổn định, khối lượng chi tiêu của nền kinh tế giảm
B. Giá cả giảm, khối lượng chi tiêu của toàn bộ nền kinh tế tăng
C. Giá cả giảm có sự dịch chuyển trên đường AD
D. Giá cả tăng, khối lượng chi tiêu của nền kinh tế giảm
-
Câu 28:
Tổng cầu về hàng hóa dịch vụ của một quốc gia phụ thuộc vào các quyết định của:
A. Các hộ gia đình, chính phủ
B. Các hãng kinh doanh
C. Người nước ngoài
D. Người nước ngoài, các hộ gia đình,chính phủ và các hãng kinh doanh
-
Câu 29:
Tiêu dùng của các hộ gia đình phụ thuộc vào:
A. Của cải hay tài sản
B. Yếu tố xã hội, tâm lý, tập quán sinh hoạt
C. Thu nhập từ tiền công và tiền lương
D. Các đáp án đều đúng
-
Câu 30:
Nhập khẩu biên mpm=∆IM/∆Y phản ánh:
A. Lượng nhập khẩu giảm hoặc tăng thêm khi thu nhập quốc gia giảm hoặc tăng thêm 1 đơn vị.
B. Lượng nhập khẩu giảm xuống khi thu nhập quốc gia giảm 1 đơn vị
C. Thu nhập quốc gia tăng thêm khi giá trị nhập khẩu tăng thêm khi 1 đơn vị
D. Lượng nhập khẩu tăng thêm khi thu nhập quốc gia tăng thêm 1 đơn vị
-
Câu 31:
Hàm số nhập khẩu phụ thuộc vào nhân tố sau:
A. Lãi suất
B. Tỷ giá hối đoái
C. Sản lượng quốc gia
D. Sản lượng quốc gia và Tỷ giá hối đoái
-
Câu 32:
Yếu tố nào ảnh hưởng nhiều nhất đến hành vi tiêu dùng của các hộ gia đình:
A. Của cải hay tài sản và Thu nhập
B. Thu nhập
C. Của cải hay tài sản
D. Yếu tố tâm lý, tập quán sinh hoạt
-
Câu 33:
Trong mô hình IS-LM, lãi suất được quyết định bởi:
A. Mức cầu và lượng tiền cung ứng
B. Tiết kiệm và đầu tư
C. Mối quan hệ giữa thị trường hàng hóa và thị trường tiền tệ
D. Mối quan hệ giữa tiết kiệm đầu tư và lượng cung ứng tiền
-
Câu 34:
Số nhân tiền có mối quan hệ:
A. Tỷ lệ thuận với tỷ lệ dự trữ bắt buộc
B. Tỷ lệ nghịch với lãi suất
C. Tỷ lệ thuận với cơ số tiền
D. Tỷ lệ nghịch với tỷ lệ dự trữ bắt buộc
-
Câu 35:
Trong mô hình IS-LM, nếu chi tiêu của chính phủ và thuế tăng cùng một lượng như nhau thì:
A. Thu nhập cùng tăng một lượng tương ứng
B. Thu nhập sẽ giữ nguyên vì đường IS không thay đổi
C. Thu nhập sẽ chỉ tăng nếu ngân hàng trung ương cũng tăng cung tiền
D. Cả thu nhập và lãi suất cùng tăng
-
Câu 36:
Chức năng nào dưới đây không phải là chức năng của ngân hàng trung ương:
A. Hoạt động để thu lợi nhuận
B. Điều chỉnh lượng cung tiền
C. Điều chỉnh lãi suất thị trường
D. Đóng vai trò là người cho vay cuối cùng đối với các ngân hàng thương mại
-
Câu 37:
Thị trường tiền tệ cho tỷ lệ dự trữ thực tế là 10%, tỷ lệ giữ tiền mặt của dân chúng (so với tiền gửi) là 80%, lượng tiền cơ sở là 750. Giả sử cầu về tiền không phụ thuộc vào thu nhập và có hàm cầu tiền thực tế là MD=2500 - 80R. Thị trường hàng hóa có C=300+0,8Y; I=20040R; G=500. Sản lượng và lãi suất cân bằng là:
A. Y=3000; R=10%
B. Y=2800; R=11%
C. Y=2500; R=12,5%
D. Y=2100; R=14,5%
-
Câu 38:
Giả sử lượng cung ứng tiền cho nền kinh tế là 2000, tiền cơ sở là 1000, tỷ lệ tiền mặt ngoài ngân hàng so với tiền ký gửi ngân hàng là 50%, dự trữ tùy ý là 10%. Vậy dự trữ bắt buộc sẽ là:
A. 20%
B. 15%
C. 13%
D. 10%
-
Câu 39:
Trong mô hình IS-LM, chính sách tiền tệ thắt chặt được thể hiện bằng:
A. Sự dịch chuyển sang phải của LM
B. Sự dịch chuyển sang phải của đường IS
C. Sự dịch chuyển sang trái của đường IS
D. Sự dịch chuyển sang trái của đường LM
-
Câu 40:
Thị trường hàng hóa và thị trường tiền tệ của nền kinh tế có các đại lượng và các hàm số sau: C=500+0,6Y; I=200 - 40R; G=300. Cầu tiền thực tế MD=4000 - 100R; Tỷ lệ dự trữ thực tế là 20%, tỷ lệ giữ tiền mặt của dân chúng (so với tiền gửi) là 60%, lượng tiền cơ sở là 1000. Mức lãi suất và sản lượng cân bằng là:
A. R=16%; Y=800
B. R=20%; Y=200
C. R=20%; Y=500
D. R=7%; Y=600
-
Câu 41:
Giả sử tiền mặt ngoài ngân hàng là 23%, tỷ lệ dự trữ bắt buộc là 6%, tỷ lệ dự trữ thừa là 1%, và cung tiền là 820 tỷ đồng. Lượng tiền cơ sở là:
A. 240 tỷ đồng
B. 300 tỷ đồng
C. 120 tỷ đồng
D. 200 tỷ đồng
-
Câu 42:
Nếu chứng khoán ở mức giá cân bằng, lúc đó:
A. Lãi suất có xu hướng giảm xuống
B. Mức cầu về tiền cho đầu cơ giảm xuống
C. Lãi suất có xu hướng tăng lên
D. Mức cầu về tiền cho đầu cơ tăng lên
-
Câu 43:
Giả sử tỷ lệ dự trữ bắt buộc là 15%, dự trữ tùy ý là 15%, tỷ lệ tiền mặt ngoài ngân hàng so với tiền gửi ở ngân hàng là 20%. Số nhân tiền tệ trong trường hợp này là:
A. 2,4
B. 4,2
C. 2
D. 3
-
Câu 44:
Một người chuyển 1000 ngàn đồng từ tài khoản tiết kiệm sang tài khoản tiền gửi có thể viết séc, khi đó:
A. M1 tăng, còn M2 không thay đổi
B. M1 và M2 tăng lên
C. M1 giảm còn M2 Tăng lên
D. M1 và M2 đều giảm