1300+ câu trắc nghiệm môn Kinh tế học đại cương
Chia sẻ hơn 1300+ câu trắc nghiệm môn Kinh tế học đại cương có đáp án dành cho các bạn sinh viên khối ngành kinh tế có thêm tư liệu học tập, ôn tập chuẩn bị cho kì thi kết thúc học phần sắp diễn ra. Bộ đề có nội dung xoay quanh kiến thức kinh tế học như những vấn đề chung về kinh tế học, phân tích cung - cầu, lý thuyết về người tiêu dùng, lý thuyết về hãng, cơ cấu thị trường và quyết định của hãng,... Để việc ôn tập trở nên hiệu quả hơn, các bạn có thể ôn theo từng phần trong bộ câu hỏi này bằng cách trả lời lần lượt các câu hỏi cũng như so sánh đáp và lời giải chi tiết được đưa ra. Sau đó các bạn hãy chọn tạo ra đề ngẫu nhiên để kiểm tra lại kiến thức mình đã ôn tập được nhé!
Chọn hình thức trắc nghiệm (45 câu/60 phút)
Chọn phần
-
Câu 1:
Các đường đồng lượng tương ứng với các mức sản lượng lớn hơn:
A. Bằng nhau so với gốc tọa độ
B. Càng xa gốc tọa độ hơn
C. Là một đường duy nhất
D. Càng gần gốc tọa độ hơn
-
Câu 2:
Năng suất biên của một yếu tố sản xuất biến đổi là:
A. Sản phẩm tăng thêm trong tổng sản phẩm khi sử dụng thêm 1 đồng chi phí của các YTSX
B. Sản phẩm tăng thêm trong tổng sản phẩm của các YTSX
C. Sản phẩm tăng thêm trong tổng sản phẩm khi sử dụng thêm 1 đơn vị YTSX biến đổi, các YTSX còn lại giữ nguyên
D. Sản phẩm trung bình tính cho mỗi đơn vị YTSX biến đổi
-
Câu 3:
Doanh thu biên là:
A. Doanh thu tăng thêm trong tổng doanh thu khi giá cả sản phẩm thay đổi
B. Là độ dốc của đường phí
C. Là độ dốc của đường tổng cầu sản phẩm
D. Doanh thu tăng thêm trong tổng doanh thu khi bán thêm 1 sản phẩm
-
Câu 4:
Hàm sản xuất ngắn hạn của một hãng mô tả:
A. Chi phí tối thiểu để sản xuất một lượng đầu ra nhất định
B. Sản lượng đầu ra thay đổi như thế nào khi qui mô sản xuất thay đổi và lượng lao động không đổi
C. Sản lượng đầu ra thay đổi như thế nào khi qui mô sản xuất không đổi và lượng lao động thay đổi
D. Không có đáp án đúng
-
Câu 5:
Khi đường năng suất biên của lao động (MPL) nằm cao hơn đường năng suất bình quân của lao động (APL) thì:
A. Đường năng suất biên dốc lên
B. Cả 2 đường đều dốc lên
C. Đường năng suất bình quân dốc xuống
D. Đường năng suất bình quân dốc lên
-
Câu 6:
Một nhà sản xuất chi ra khoản tiền TC = 15.000 để mua 2 yếu tố K và L với giá PK = 600, PL= 300. Hàm sản xuất được cho Q = 2*K*(L2) Phương án sản xuất tối ưu là:
A. Không có đáp án đúng.
B. K = 10; L = 30
C. K = 12; L = 26
D. K = 5; L = 40
-
Câu 7:
Để tối đa hóa lượng bán mà không bị lỗ, doanh nghiệp độc quyền nên sản xuất theo nguyên tắc:
A. AC = P
B. MC = MR
C. MC = P
D. P = ACmin
-
Câu 8:
Một hãng cạnh tranh hoàn hảo có chi phí chi phí biến đổi bình quân AVC = 3*Q + 6. Đường cung của hãng là:
A. Ps = 2*Q*Q + 6
B. Ps = 3*Q + 6
C. Ps = 3*Q*Q + 6
D. Ps = 6*Q + 6
-
Câu 9:
Nếu một hãng cạnh tranh hoàn hảo đang sản xuất tại mức sản lượng mà tại đó giá bằng tổng chi phí bình quân thì hãng:
A. Nên đóng cửa
B. Đang bị lỗ
C. Vẫn thu được lợi nhuận
D. Đang hòa vốn
-
Câu 10:
Điều nào dưới đây không đúng trong trường hợp hãng cạnh tranh hoàn hảo:
A. Doanh thu cận biên bằng giá
B. Sự thay đổi tổng doanh thu bằng giá nhân với sự thay đổi lượng bán
C. Giá không đổi khi lượng bán thay đổi
D. Doanh thu cận biên thường nhỏ hơn doanh thu bình quân
-
Câu 11:
Nhà độc quyền đối diện với đường cầu dốc xuống, doanh thu cận biên không bao giờ lớn hơn giá vì:
A. Nhà độc quyền sẽ là một tập đoàn lớn hơn với chi phí cố định cao hơn
B. Người sản xuất sản phẩm thay thế duy trì giá thấp
C. Nhà độc quyền phải giảm giá bán để bán thêm sản phẩm trong bất kỳ giai đoạn nào
D. Nhà độc quyền phải chấp nhận doanh thu cận biên vì nó được suy ra từ đường cầu thị trường
-
Câu 12:
Khi hãng cạnh tranh hoàn hảo đạt được lợi nhuận tối đa trong ngắn hạn:
A. Giá bán bằng chi phí biên trong ngắn hạn
B. Giá bán lớn hơn chi phí trung bình
C. Chi phí biên ngắn hạn tăng dần
D. Cả 3 đáp án còn lại đều đúng
-
Câu 13:
Nhà độc quyền tối đa hóa lợi nhuận bằng cách:
A. Đặt mức giá cao nhất mà thị trường có thể chấp nhận
B. Đặt mức giá bằng chi phí cận biên
C. Sản xuất ở mức sản lượng mà tại đó chi phí cận biên bằng giá
D. Sản xuất ở mức sản lượng mà tại đó chi phí cận biên bằng doanh thu cận biên
-
Câu 14:
Nếu một hãng đối diện với đường cầu hoàn toàn co giãn đối với sản phẩm của hãng đó thì:
A. Hãng sẽ giảm giá để bán được nhiều hàng hóa hơn
B. Doanh thu cận biên bằng giá sản phẩm
C. Hãng sẽ tăng giá để tăng tổng doanh thu
D. Hãng không phải là người chấp nhận giá
-
Câu 15:
Trong thị trường cạnh hoàn hảo, các doanh nghiệp trong trạng thái cân bằng dài hạn khi:
A. P > = LAC
B. P = SAC = LAC
C. SMC = LMC = MR = P
D. MC = MR = P
-
Câu 16:
Khi nhà độc quyền nâng lượng bán từ 6 đến 7 sản phẩm thì giá của sản phẩm bị giảm từ 5 triệu đồng xuống 4 triệu đồng. Doanh thu cận biên của sản phẩm thứ 7 là:
A. -28 triệu
B. 28 triệu
C. 1 triệu
D. -2 triệu
-
Câu 17:
Một hãng đóng cửa tạm thời nếu tổng doanh thu không đủ bù đắp:
A. Chi phí biến đổi
B. Chi phí sản xuất
C. Chi phí cố định cộng chi phí biến đổi
D. Chi phí cố định
-
Câu 18:
Một thị trường cạnh tranh hoàn hảo có hàm cung và hàm cầu như sau: (S): Qs = 0,5Ps – 6; (D): Qd = 43 – 0,5Pd. Khi chính phủ áp đặt mức giá P = 35, trên thị trường sẽ:
A. Dư thừa 15 sản phẩm
B. Thiếu hụt 15 sản phẩm
C. Thiếu hụt 14 sản phẩm
D. Không có đáp án đúng
-
Câu 19:
Một doanh nghiệp cạnh tranh hoàn hảo đang sản xuất 100 sản phẩm, tổng chi phí cố định là 300, chi phí biên = chi phí trung bình = 15. Tại mức sản lượng trung bình 50, chi phí biên = chi phí biến đổi bình quân = 10. Giá bán sản phẩm trên thị trường là 14. Tại mức sản lượng hiện tại, doanh nghiệp đang:
A. Bị lỗ và phần lỗ bằng tổng chi phí cố định
B. Bị lỗ và phần lỗ nhỏ hơn tổng chi phí cố định
C. Lợi nhuận bằng 0
D. Bị lỗ và phần lỗ lớn hơn tổng chi phí cố định
-
Câu 20:
Một doanh nghiệp cạnh tranh hoàn hảo đang sản xuất 100 sản phẩm, tổng chi phí cố định là 300, chi phí biên bằng chi phí trung bình bằng 15. Tại mức sản lượng trung bình 50, chi phí biên bằng chi phí biến đổi bình quân bằng 10. Giá bán sản phẩm trên thị trường là 14. Đơn vị san phẩm thứ 100:
A. Không cótać động đến lợi nhuận hoặc thua lỗ của DN
B. Tăng thêm lợi nhuận hoặc giảm thua lỗ 4 đơn vị tiền
C. Tăng thua lỗ 1 đơn vị tiền
D. Giảm lỗ 1 đơn vị tiền
-
Câu 21:
Một doanh nghiệp cạnh tranh hoàn hảo đang sản xuất 100 sản phẩm, tổng chi phí cố định là 300, chi phí biên bằng chi phí trung bình bằng 15. Tại mức sản lượng trung bình 50, chi phí biên bằng chi phí biến đổi bình quân bằng 10. Giá bán sản phẩm trên thị trường là 14. Để tối đa hóa lợi nhuận hay tối thiểu hóa thua lỗ, doanh nghiệp phải.
A. Ngừng sản xuất
B. Giảm sản lượng
C. Tiếp tục sản xuất ở mức sản lượng hiện tại
D. Tăng sản lượng
-
Câu 22:
Một hãng chấp nhận giá là hãng:
A. Phải chấp nhận giá đưa ra bởi một nhà độc quyền
B. Có thể tăng giá nếu giảm sản lượng
C. Phải giảm giá nếu muốn bán nhiều hàng hóa hơn
D. Không thể tác động đến giá sản phẩm của hãng
-
Câu 23:
Trong cạnh tranh hoàn hảo, doanh thu bình quân của một hãng bằng:
A. Giá bán
B. Tổng doanh thu chia tổng chi phí
C. Doanh thu nhận được khi thuê thêm một đơn vị lao động
D. Doanh thu cận biên chia cho giá
-
Câu 24:
Một hãng cạnh tranh hoàn hảo quyết định sản lượng tối ưu khi:
A. Chi phí cận biên bằng giá và giá lớn hơn chi phí cố định bình quân tối thiểu
B. Chi phí biến đổi bình quân tối thiểu
C. Tổng chi phí bình quân tối thiểu
D. Chi phí cận biên bằng giá và giá lớn hơn chi phí biến đổi bình quân tối thiểu
-
Câu 25:
Điểm hòa vốn xảy ra ở mức sản lượng mà tại đó:
A. Hãng chịu thua lỗ
B. Chi phí bình quân nhỏ nhất
C. Tổng doanh thu bằng tổng chi phí biến đổi
D. Hãng có lợi nhuận kinh tế
-
Câu 26:
Một thị trường độc quyền bán:
A. Chỉ có duy nhất một người mua
B. Có nhiều sản phẩm thay thế
C. Chỉ có một hãng sản xuất duy nhất
D. Không có rào cản đối với sự gia nhập của các hãng đối thủ
-
Câu 27:
Nếu doanh thu cận biên của một hãng cạnh tranh hoàn hảo nhỏ hơn chi phí cận biên, hãng:
A. Nên giảm sản lượng
B. Đang bị thua lỗ
C. Nên tăng sản lượng
D. Đang có lợi nhuận
-
Câu 28:
Đường cung ngắn hạn của doanh nghiệp cạnh tranh hoàn hảo là:
A. Phần đường chi phí biên nằm ở phía trên đường AVC
B. Phần đường chi phí biên nằm ở phía trên đường AC
C. Phần đường chi phí biên nằm ở phía dưới đường AVC
D. Đường chi phí biên ngắn hạn của doanh nghiệp
-
Câu 29:
Một thị trường cạnh tranh hoàn hảo có hàm cung và hàm cầu như sau: (S) : Qs = 0,5Ps – 4; (D) : Qd = 46 – 0,5Pd. Khi chính phủ áp đặt mức giá P = 35, trên thị trường sẽ:
A. Dư thừa 15 sản phẩm
B. Thiếu hụt 15 sản phẩm
C. Không có đáp án đúng
D. Dư thừa 38 sản phẩm
-
Câu 30:
Một nhà độc quyền sẽ tăng mức giá tối đa hóa lợi nhuận khi:
A. Chi phí biến đổi giảm
B. Tổng chi phí bình quân giảm
C. Chi phí cận biên tăng
D. Chi phí cố định bình quân tăng
-
Câu 31:
Một hãng đóng cửa không sản xuất một đơn vị sản phẩm nào sẽ chịu thua lỗ bằng:
A. Chi phí biến đổi
B. Chi phí cố định
C. Chi phí bình quân
D. Chi phí cận biên
-
Câu 32:
Nếu doanh thu cận biên của một hãng cạnh tranh hoàn hảo lớn hơn chi phí cận biên, hãng:
A. Đang có lợi nhuận
B. Nên giảm sản lượng
C. Nên đóng cửa
D. Nên tăng sản lượng
-
Câu 33:
Điểm đóng cửa sản xuất xảy ra ở điểm:
A. Chi phí biến đổi bình quân tối thiểu
B. Chi phí cận biên tối thiểu
C. Tổng chi phí tối thiểu
D. Chi phí cố định bình quân tối thiểu
-
Câu 34:
Khả năng tối đa hóa lợi nhuận bằng việc đặt giá là:
A. Có thể chỉ khi hãng là độc quyền tự nhiên
B. Có thể chỉ khi hãng giữ một bằng sáng chế về sản phẩm mà hãng bán
C. Một đặc trưng cơ bản của độc quyền
D. Một đặc trưng cơ bản của thị trường cạnh tranh hoàn hảo
-
Câu 35:
Doanh thu cận biên của một hãng độc quyền bán là:
A. Sự thay đổi tổng doanh thu khi bán thêm một đơn vị sản phẩm
B. Chênh lệch về lợi nhuận mà nhà độc quyền thu được so với lợi nhuận mà một hãng trong ngành cạnh tranh thu được
C. Giá mà nhà độc quyền đặt cho sản phẩm
D. Thường lớn hơn giá.
-
Câu 36:
Đường cung của hãng độc quyền bán là:
A. Đường chi phí cận biên
B. Đường chi phí cận biên tính từ điểm tối thiểu của đường chi phí biến đổi trung bình
C. Đường doanh thu cận biên
D. Không có đáp án đúng
-
Câu 37:
Trong điều kiện nào dưới đây, một hãng cạnh tranh hoàn hảo sẽ có được lợi nhuận kinh tế:
A. ATC > MR
B. MR > AVC
C. MR > ATC
D. ATC > AR
-
Câu 38:
Nếu một hãng độc quyền muốn tối đa hóa lợi nhuận thì hãng cần:
A. Lựa chọn mức sản lượng tại đó chi phí bình quân là nhỏ nhất
B. Tối đa hóa lợi nhuận đơn vị
C. Tối đa hóa doanh thu
D. Không có đáp án đúng
-
Câu 39:
Đối với một hãng độc quyền tự nhiên, đường tổng chi phí bình quân:
A. Luôn giảm khi hãng tăng sản lượng
B. Không đổi khi hãng tăng sản lượng
C. Luôn tăng khi hãng tăng sản lượng
D. Có thể giảm hoặc tăng khi hãng tăng sản lượng
-
Câu 40:
Một thị trường cạnh tranh hoàn hảo có hàm cung và hàm cầu như sau:(S) : Qs = Ps – 8; (D) : Qd = 48 – Pd. Giá và sản lượng tại điểm cân bằng:
A. Pe = 41; Qe = 49
B. Pe = 28; Qe = 20
C. Pe = 49; Qe = 41
D. Pe = 20; Qe = 28
-
Câu 41:
Một thị trường cạnh tranh hoàn hảo có hàm cung và hàm cầu như sau: (S) : Qs = 0,5Ps – 6; (D) : Qd = 43 – 0,5Pd. Khi chính phủ áp đặt mức giá P = 66, trên thị trường sẽ:
A. Dư thừa 12 sản phẩm
B. Dư thừa 17 sản phẩm
C. Thiếu hụt 17 sản phẩm
D. Không có đáp án đúng
-
Câu 42:
Khi P < AVCmin, doanh nghiệp cạnh tranh hoàn hảo nên quyết định:
A. Sản xuất ở mức sản lượng mà MC = MR
B. Sản xuất tại mức sản lượng có P = MC
C. Ngừng sản xuất
D. Sản xuất tại mức sản lượng có AVCmin
-
Câu 43:
Rào cản gia nhập thị trường bao gồm:
A. Tính kinh tế của qui mô
B. Bằng phát minh sáng chế
C. Đặc quyền kinh doanh của chính phủ
D. Cả 3 đáp án còn lại đều đúng
-
Câu 44:
Một hãng nên đóng cửa sản xuất nếu giá:
A. Nhỏ hơn doanh thu bình quân tối thiểu
B. Lớn hơn chi phí cố định bình quân tối thiểu
C. Lớn hơn chi phí biến đổi bình quân tối thiểu
D. Nhỏ hơn chi phí biến đổi bình quân tối thiểu
-
Câu 45:
Đường cung của một hãng cạnh tranh hoàn hảo là:
A. Đường giá
B. Đường chi phí biến đổi bình quân
C. Đường chi phí cố định bình quân
D. Không có đáp án đúng