1300+ câu trắc nghiệm môn Kinh tế học đại cương
Chia sẻ hơn 1300+ câu trắc nghiệm môn Kinh tế học đại cương có đáp án dành cho các bạn sinh viên khối ngành kinh tế có thêm tư liệu học tập, ôn tập chuẩn bị cho kì thi kết thúc học phần sắp diễn ra. Bộ đề có nội dung xoay quanh kiến thức kinh tế học như những vấn đề chung về kinh tế học, phân tích cung - cầu, lý thuyết về người tiêu dùng, lý thuyết về hãng, cơ cấu thị trường và quyết định của hãng,... Để việc ôn tập trở nên hiệu quả hơn, các bạn có thể ôn theo từng phần trong bộ câu hỏi này bằng cách trả lời lần lượt các câu hỏi cũng như so sánh đáp và lời giải chi tiết được đưa ra. Sau đó các bạn hãy chọn tạo ra đề ngẫu nhiên để kiểm tra lại kiến thức mình đã ôn tập được nhé!
Chọn hình thức trắc nghiệm (45 câu/60 phút)
Chọn phần
-
Câu 1:
Giả sử nền kinh tế Việt Nam ban đầu ở trạng thái cân bằng tại mức sản lượng tiềm năng. Trong năm 2008, giá nhập khẩu các nguyên liệu chủ yếu như (dầu, thép, phân bón, nhựa) tăng mạnh trên thị trường thế giới. Nếu các nhà hoạch định chính sách quyết định can thiệp để đưa sản lượng trở lại mức tiềm năng thì cần:
A. Kích cầu thông qua kênh tài khóa và tiền tệ sẽ giúp phục hồi kinh tế: tăng sản lượng và việc làm, nhưng đồng thời sẽ đẩy lạm phát lên mức cao hơn
B. Kích cầu thông qua kênh tài khóa và tiền tệ sẽ giúp phục hồi kinh tế: tăng sản lượng và việc làm, lạm phát giảm.
C. Thắt chặt tài khóa và tiền tệ sẽ giúp ổn định mức giá, nhưng lại đẩy nền kinh tế lún sâu hơn vào suy thoái
D. Chính phủ nên giảm hoặc miễn thuế nhập khẩu đánh vào các mặt hàng có giá quốc tế cao. Điều này sẽ làm dịu bớt tác động bất lợi của cú sốc ngoại sinh đến chi phí sản xuất. Điều này sẽ làm giảm áp lực lạm phát và góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
-
Câu 2:
Giả sử nền kinh tế Việt Nam ban đầu ở trạng thái cân bằng tại mức sản lượng tiềm năng. Trong năm 2008, giá nhập khẩu các nguyên liệu chủ yếu như (dầu, thép, phân bón, nhựa) tăng mạnh trên thị trường thế giới. Nếu các nhà hoạch định chính sách quyết định can thiệp để đưa mức giá trở về giá trị ban đầu thì cần:
A. Kích cầu thông qua kênh tài khóa và tiền tệ sẽ giúp phục hồi kinh tế: tăng sản lượng và việc làm, nhưng đồng thời sẽ đẩy lạm phát lên mức cao hơn
B. Kích cầu thông qua kênh tài khóa và tiền tệ sẽ giúp phục hồi kinh tế: tăng sản lượng và việc làm, lạm phát giảm.
C. Thắt chặt tài khóa và tiền tệ sẽ giúp ổn định mức giá, nhưng lại đẩy nền kinh tế lún sâu hơn vào suy thoái
D. Chính phủ nên giảm hoặc miễn thuế nhập khẩu đánh vào các mặt hàng có giá quốc tế cao. Điều này sẽ làm dịu bớt tác động bất lợi của cú sốc ngoại sinh đến chi phí sản xuất. Điều này sẽ làm giảm áp lực lạm phát và góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
-
Câu 3:
Giả sử nền kinh tế Việt Nam ban đầu ở trạng thái cân bằng tại mức sản lượng tiềm năng. Trong năm 2008, giá nhập khẩu các nguyên liệu chủ yếu như (dầu, thép, phân bón, nhựa) tăng mạnh trên thị trường thế giới. Nhằm đối phó với cú sốc trên, giải pháp nào chính phủ Việt Nam nên áp dụng để góp phần kiềm chế lạm phát, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế?
A. Kích cầu thông qua kênh tài khóa và tiền tệ sẽ giúp phục hồi kinh tế: tăng sản lượng và việc làm, nhưng đồng thời sẽ đẩy lạm phát lên mức cao hơn
B. Kích cầu thông qua kênh tài khóa và tiền tệ sẽ giúp phục hồi kinh tế: tăng sản lượng và việc làm, lạm phát giảm.
C. Thắt chặt tài khóa và tiền tệ sẽ giúp ổn định mức giá, nhưng lại đẩy nền kinh tế lún sâu hơn vào suy thoái
D. Chính phủ nên giảm hoặc miễn thuế nhập khẩu đánh vào các mặt hàng có giá quốc tế cao. Điều này sẽ làm dịu bớt tác động bất lợi của cú sốc ngoại sinh đến chi phí sản xuất. Điều này sẽ làm giảm áp lực lạm phát và góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
-
Câu 4:
Trong mô hình giao điểm Keynes, giả sử hàm tiêu dùng có dạng: C = 200 + 0,75(Y – T). Đầu tư dự kiến bằng 100, chi tiêu của chính phủ và thuế đều bằng 100. Hàm tổng chi tiêu dự kiến theo thu nhập là:
A. C0 + MPC(Y – T) + I + G
B. C(Y – T) + I + G
C. C + I + G
D. 0,75Y + 325
-
Câu 5:
Trong mô hình giao điểm Keynes, giả sử hàm tiêu dùng có dạng: C = 200 + 0,75(Y – T). Đầu tư dự kiến bằng 100, chi tiêu của chính phủ và thuế đều bằng 100. Hàm tổng chi tiêu dự kiến theo thu nhập là: AE bằng 0,75Y + 325. Mức thu nhập cân bằng là:
A. Y = 1300
B. Y = 3100
C. Y = 1030
D. Y = 130
-
Câu 6:
Trong mô hình giao điểm Keynes, giả sử hàm tiêu dùng có dạng: C = 200 + 0,75(Y – T). Đầu tư dự kiến bằng 100, chi tiêu của chính phủ bằng 125 và T = 100. Mức thu nhập cân bằng là:
A. Y = 1400
B. Y = 4200
C. Y = 4100
D. Y = 410
-
Câu 7:
Trong mô hình giao điểm Keynes, giả sử hàm tiêu dùng có dạng: C = 200 + 0,75(Y – T). Đầu tư dự kiến bằng 100, chi tiêu của chính phủ và thuế đều bằng 100. Chi tiêu của chính phủ phải bằng bao nhiêu để đạt được thu nhập cân bằng là 1600?
A. G = 175
B. G = 157
C. G = 1750
D. G = 150
-
Câu 8:
Trong mô hình giao điểm Keynes, giả sử hàm tiêu dùng có dạng: C = C0 + MPC(Y-T). Trong đó C0 là tham số được gọi là tiêu dùng tự định và MPC là xu hướng tiêu dùng cận biên. Điều gì sẽ xảy ra đối với thu nhập cân bằng khi người dân tiết kiệm nhiều hơn được biểu thị bằng sự giảm sút của C0?
A. Hàm AE sẽ dịch chuyển xuống dưới và thu nhập cân bằng sẽ giảm
B. Hàm AE sẽ dịch chuyển xuống dưới và thu nhập cân bằng sẽ tăng
C. Hàm AE sẽ dịch chuyển lên trên và thu nhập cân bằng sẽ giảm
D. Hàm AE sẽ dịch chuyển lên trên và thu nhập cân bằng sẽ tăng
-
Câu 9:
Giả sử hàm cầu tiền có dạng: MD/P = 1000 -100r. Trong đó r là lãi suất tính bằng phần trăm. Cung tiền danh nghĩa MS = 1000, mức giá là 2. Cung tiền thực tế và lãi suất cân bằng là:
A. MS/P = 500 và r = 5%
B. MS/P = 5000 và r = 5%
C. MS/P = 500 và r = 10%
D. MS/P = 50 và r = 15%
-
Câu 10:
Giả sử hàm cầu tiền có dạng: MD/P = 1000 -100r. Trong đó r là lãi suất tính bằng phần trăm. Cung tiền danh nghĩa MS = 1200, mức giá là 2. Cung tiền thực tế và lãi suất cân bằng là:
A. MS/P = 600 và r = 4%
B. MS/P = 600 và r = 5%
C. MS/P = 600 và r = 10%
D. MS/P = 60 và r = 15%
-
Câu 11:
Giả sử hàm cầu tiền có dạng: MD/P = 1000 -100r. Trong đó r là lãi suất tính bằng phần trăm. Mức giá là 2. Nếu muốn mức lãi suất cân bằng là 7%, Ngân hàng trung ương cần ấn định mức cung tiền danh nghĩa bằng bao nhiêu?
A. MS = 600
B. MS = 60
C. MS = 6000
D. MS = 500
-
Câu 12:
Thị trường hàng hóa và tiền tệ của một nền kinh tế đóng được mô tả như sau: Tiêu dùng C = 200 + 0,75(Y – T); Cung tiền danh nghĩa MS = 1000; Cầu tiền thực tế MD = Y – 100r; Mức giá P bằng 2. Đầu tư: I = 225 – 25r; Chi tiêu của chính phủ: G = 75; Thuế ròng: T = 100. Phương trình biểu diễn đường IS và LM lần lượt là:
A. Y = 1700 – 100r và Y = 500 + 100r
B. Y = 500 + 100r và Y = 1700 – 100r
C. Y = 1700 + 100r và Y = 500 – 100r
D. Y = 1700 + 100r và Y = 500 + 100r
-
Câu 13:
Thị trường hàng hóa và tiền tệ của một nền kinh tế đóng được mô tả như sau: Tiêu dùng C = 200 + 0,75(Y – T); Cung tiền danh nghĩa MS = 1000; Cầu tiền thực tế MD = Y – 100r; Mức giá P = 2; Đầu tư: I = 225 – 25r; Chi tiêu của chính phủ: G = 75; Thuế ròng: T = 100. Mức thu nhập và lãi suất cân bằng là:
A. Y = 1100 và r = 6%
B. Y = 1000 và r = 6%
C. Y = 100 và r = 16%
D. Y = 100 và r = 5%
-
Câu 14:
Thị trường hàng hóa và tiền tệ của một nền kinh tế đóng được mô tả như sau: Tiêu dùng C = 200 + 0,75(Y – T); Cung tiền danh nghĩa MS = 1000; Cầu tiền thực tế MD = Y – 100r; Mức giá P = 2; Đầu tư: I = 225 – 25r; Chi tiêu của chính phủ: G = 125; Thuế ròng: T = 100. Phương trình biểu diễn đường IS và LM lần lượt là:
A. Y = 1900 – 100r và Y = 500 + 100r
B. Y = 500 + 100r và Y = 1900 – 100r
C. Y = 1900 + 100r và Y = 500 – 100r
D. Y = 1900 + 100r và Y = 500 + 100r
-
Câu 15:
Thị trường hàng hóa và tiền tệ của một nền kinh tế đóng được mô tả như sau: Tiêu dùng C = 200 + 0,75(Y – T); Cung tiền danh nghĩa MS = 1000; Cầu tiền thực tế MD = Y – 100r; Mức giá P = 2; Đầu tư: I = 225 – 25r; Chi tiêu của chính phủ: G = 125; Thuế ròng: T = 100. Mức thu nhập và lãi suất cân bằng là:
A. Y = 1200 và r = 7%
B. Y = 1200 và r = 6%
C. Y = 1000 và r = 16%
D. Y = 100 và r = 5%
-
Câu 16:
Thị trường hàng hóa và tiền tệ của một nền kinh tế đóng được mô tả như sau: Tiêu dùng C = 200 + 0,75(Y – T); Cung tiền danh nghĩa MS = 1000; Cầu tiền thực tế MD = Y – 100r; Mức giá P = 2; Đầu tư: I = 225 – 25r; Chi tiêu của chính phủ: G = 75; Thuế ròng: T = 100. Phương trình biểu diễn đường IS và LM lần lượt là:
A. Y = 1700 – 100r và Y = 600 + 100r
B. Y = 600 + 100r và Y = 1700 – 100r
C. Y = 1700 + 100r và Y = 600 – 100r
D. Y = 1700 + 100r và Y = 600 + 100r
-
Câu 17:
Giả sử một nền kinh tế có đường Phillips: π = π-1 – 0,5(u – 0,06). Tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên là:
A. 0.06
B. 0,6%
C. 0,06%
D. 0.16
-
Câu 18:
Giả sử một nền kinh tế có đường Phillips: π = π-1 – 0,5(u – 0,06). Thất nghiệp chu kỳ phải là bao nhiêu để lạm phát 5%?
A. 0.16
B. 0.1
C. 0.06
D. 0,16%
-
Câu 19:
Theo mô hình IS – LM, điều gì sẽ xảy ra đối với thu nhập, lãi suất, tiêu dùng và đầu tư khi ngân hàng trung ương tăng mức cung tiền?
A. Thu nhập tăng, tiêu dùng tăng, lãi suất giảm và đầu tư tăng.
B. Thu nhập giảm, tiêu dùng tăng, lãi suất giảm và đầu tư tăng.
C. Thu nhập tăng, tiêu dùng tăng, lãi suất tăng và đầu tư giảm.
D. Thu nhập tăng, tiêu dùng giảm, lãi suất tăng và đầu tư giảm.
-
Câu 20:
Theo mô hình IS – LM, điều gì sẽ xảy ra đối với thu nhập, lãi suất, tiêu dùng và đầu tư khi chính phủ tăng chi tiêu?
A. Thu nhập, lãi suất và tiêu dùng tăng, đầu tư giảm.
B. Thu nhập, lãi suất và tiêu dùng giảm, đầu tư giảm.
C. Thu nhập, lãi suất, tiêu dùng và đầu tư giảm.
D. Thu nhập, lãi suất, tiêu dùng và đầu tư tăng.
-
Câu 21:
Theo mô hình IS – LM, điều gì sẽ xảy ra đối với thu nhập, lãi suất, tiêu dùng và đầu tư khi chính phủ tăng thuế?
A. Thu nhập và lãi suất giảm, tiêu dùng giảm và đầu tư tăng.
B. Thu nhập tăng và lãi suất giảm, tiêu dùng giảm và đầu tư tăng.
C. Thu nhập và lãi suất giảm, tiêu dùng và đầu tư tăng.
D. Thu nhập và lãi suất tăng, tiêu dùng giảm và đầu tư tăng.
-
Câu 22:
Theo mô hình IS – LM, điều gì sẽ xảy ra đối với thu nhập, lãi suất, tiêu dùng và đầu tư khi chính phủ tăng chi tiêu và thuế với quy mô như nhau?
A. Thu nhập tăng nhưng tăng ít hơn sự gia tăng của T và G, tiêu dùng giảm, lãi suất tăng và đầu tư giảm.
B. Thu nhập tăng nhiều hơn sự gia tăng của T và G, tiêu dùng tăng, lãi suất tăng và đầu tư giảm.
C. Thu nhập tăng nhưng tăng ít hơn sự gia tăng của T và G, tiêu dùng giảm, lãi suất giảm và đầu tư tăng.
D. Thu nhập tăng nhiều hơn sự gia tăng của T và G, tiêu dùng tăng, lãi suất giảm và đầu tư giảm.
-
Câu 23:
Trong một nền kinh tế, khi đầu tư ở mức cao sẽ dẫn đến tình trạng:
A. Lạm phát do cầu kéo.
B. Lạm phát do chi phí đẩy.
C. Lạm phát quán tính.
D. Lạm phát đình trệ.
-
Câu 24:
Lạm phát xuất hiện có thể do các nguyên nhân:
A. Tăng cung tiền.
B. Tăng chi tiêu chính phủ.
C. Tăng lượng và giá các yếu tố sản xuất.
D. Cả 3 câu đều đúng.
-
Câu 25:
Đường LM dốc lên về phía phải phản ánh quan hệ:
A. Lãi suất tăng dẫn đến sản lượng cân bằng tăng.
B. Sản lượng tăng dẫn đến lãi suất cân bằng tăng.
C. Lãi suất giảm dẫn đến sản lượng cân bằng giảm.
D. Lãi suất giảm dẫn đến sản lượng cân bằng tăng.
-
Câu 26:
Đường IS dốc xuống về phía phải phản ánh quan hệ:
A. Sản lượng giảm dẫn đến lãi suất cân bằng tăng.
B. Sản lượng tăng dẫn đến lãi suất cân bằng giảm.
C. Lãi suất giảm dẫn đến sản lượng cân bằng tăng.
D. Lãi suất giảm dẫn đến sản lượng cân bằng giảm
-
Câu 27:
Mỗi điểm trên đường LM chỉ ra mức lãi suất và sản lượng mà tại đó:
A. Sản lượng đạt mức cân bằng.
B. Cung về tiền bằng với cầu về tiền.
C. Sản lượng có thể đạt mức cân bằng hoặc không.
D. Cung về tiền bằng với cầu về tiền và sản lượng có thể đạt mức cân bằng hoặc không
-
Câu 28:
Điểm cân bằng trong mô hình IS-LM chỉ ra mức lãi suất và sản lượng mà tại đó:
A. Cung và cầu về hàng hoá và dịch vụ bằng nhau.
B. Cung về tiền bằng với cầu về tiền.
C. Cung và cầu cân bằng đồng thời trên cả 2 thị trường hàng hoá và tiền tệ.
D. Cung và cầu cân bằng hoặc trên thị trường hàng hoá hoặc trên thị trường tiền tệ.
-
Câu 29:
Nền kinh tế di chuyển dọc trên đường IS khi:
A. Lãi suất tăng làm cho đầu tư giảm.
B. Các nhà đầu tư lạc quan hơn và đầu tư nhiều hơn.
C. Chính phủ tăng chi tiêu.
D. Các lựa chọn đều sai.
-
Câu 30:
Trong mô hình IS-LM, chính sách tài chính mở rộng dẫn đến:
A. Đường IS dịch chuyển sang phải.
B. Lãi suất tăng, đầu tư giảm.
C. Sản lượng tăng và lãi suất giảm.
D. Đường IS dịch chuyển sang phải và lãi suất tăng, đầu tư giảm.
-
Câu 31:
Trong mô hình IS-LM, chính sách tiền tệ thắt chặt sẽ dẫn tới:
A. Đường LM dịch sang phải.
B. Lãi suất giảm, sản lượng tăng.
C. Lãi suất tăng, đầu tư giảm.
D. Đường LM dịch sang phải và lãi suất tăng, đầu tư giảm.
-
Câu 32:
Trong mô hình IS-LM, khi chính phủ áp dụng đồng thời chính sách tài chính mở rộng và chính sách tiền tệ thắt chặt thì:
A. Sản lượng chắc chắn tăng.
B. Lãi suất chắc chắn tăng.
C. Sản lượng chắc chắn giảm.
D. Lãi suất chắc chắn giảm.
-
Câu 33:
Trong mô hình IS-LM, khi sản lượng thấp hơn mức tiềm năng, chính phủ nên áp dụng:
A. Chính sách tài chính mở rộng.
B. Chính sách tiền tệ mở rộng.
C. Kết hợp chính sách tài chính mở rộng và chính sách tiền tệ mở rộng.
D. Chính sách tài chính mở rộng hoặc chính sách tiền tệ mở rộng hoặc kết hợp cả chính sách tài chính mở rộng và chính sách tiền tệ mở rộng.
-
Câu 34:
Câu nào dưới đây không đúng?
A. Đường LM có độ dốc càng nhỏ thì chính sách tài chính càng tác động mạnh đến sản lượng.
B. Đường IS có độ dốc càng nhỏ thì chính sách tài chính càng tác động mạnh đến sản lượng.
C. Đường LM có độ dốc càng nhỏ thì chính sách tiền tệ càng tác động mạnh đến sản lượng.
D. Đường IS có độ dốc càng nhỏ thì chính sách tiền tệ càng tác động mạnh đến sản lượng.
-
Câu 35:
Nếu đầu tư hoàn toàn không phụ thuộc vào lãi suất thì:
A. Đường IS có dạng thẳng đứng.
B. Đường IS có dạng nằm ngang.
C. Đường IS có dạng dốc lên về phía phải.
D. Đường LM có dạng thẳng đứng.
-
Câu 36:
Đường LM nằm ngang khi:
A. Cầu về tiền không phụ thuộc vào lãi suất.
B. Cầu về tiền vô cùng nhạy cảm với lãi suất.
C. Cầu về tiền không phụ thuộc vào sản lượng.
D. Cầu tiền vô cùng nhạy cảm với sản lượng.
-
Câu 37:
Nếu đường IS có dạng thẳng đứng thì:
A. Chính sách tiền tệ không tác động đến sản lượng.
B. Chính sách tiền tệ tác động mạnh đến sản lượng.
C. Chính sách tài chính tác động mạnh đến sản lượng.
D. Chính sách tiền tệ không tác động đến sản lượng và chính sách tài chính tác động mạnh đến sản lượng.
-
Câu 38:
Nếu đường LM nằm ngang thì:
A. Chính sách tài chính không làm thay đổi lãi suất.
B. Chính sách tài chính tác động mạnh đến sản lượng.
C. Chính sách tiền tệ không tác động đến sản lượng.
D. Chính sách tài chính không làm thay đổi lãi suất và chính sách tài chính không làm thay đổi lãi suất.
-
Câu 39:
Trong điều kiện tỷ giá hối đoái thả nổi, chính sách hạn chế nhập khẩu dẫn đến:
A. Xuất khẩu ròng tăng, tỷ giá hối đoái giảm.
B. Xuất khẩu ròng giảm, tỷ giá hối đoái giảm.
C. Xuất khẩu ròng tăng, tỷ giá hối đoái tăng.
D. Xuất khẩu ròng không đổi, tỷ giá hối đoái tăng.
-
Câu 40:
Trong điều kiện tỷ giá hối đoái cố định, chính sách hạn chế nhập khẩu dẫn đến:
A. Xuất khẩu ròng tăng, sản lượng tăng.
B. Xuất khẩu ròng giảm, sản lượng không đổi.
C. Cung tiền tăng, đầu tư tăng và sản lượng tăng.
D. Xuất khẩu giảm, xuất khẩu ròng không đổi.
-
Câu 41:
Trong điều kiện tỷ giá hối đoái thả nổi, việc tăng cung tiền đến tới:
A. Sản lượng tăng do đầu tư trong nước tăng.
B. Sản lượng giảm do đầu tư trong nước giảm.
C. Sản lượng tăng do xuất khẩu ròng tăng.
D. Sản lượng không đổi do xuất khẩu ròng không đổi.
-
Câu 42:
Trong điều kiện tỷ giá hối đoái cố định, chính sách tài chính mở rộng dẫn đến:
A. Đường IS* dịch chuyển sang phải và đường LM* dịch chuyển sang phải.
B. Đường IS* dịch chuyển sang phải và đường LM* không dịch chuyển.
C. Đường IS* dịch chuyển sang trái và đường LM* không dịch chuyển.
D. Đường IS* dịch chuyển sang trái và đường LM* dịch chuyển sang phải.
-
Câu 43:
Trong điều kiện tỷ giá hối đoái thả nổi, chính sách tài chính mở rộng dẫn đến:
A. Đường IS* dịch chuyển sang phải và đường LM* dịch chuyển sang phải.
B. Đường IS* dịch chuyển sang phải và đường LM* không dịch chuyển.
C. Đường IS* dịch chuyển sang trái và đường LM* không dịch chuyển.
D. Đường IS* dịch chuyển sang trái và đường LM* dịch chuyển sang phải.
-
Câu 44:
Khi chính phủ thực hiện phá giá đồng nội tệ, việc tăng cung tiền dẫn đến:
A. Lãi suất giảm, đầu tư tăng, sản lượng tăng.
B. Tỷ giá hối đoái giảm, xuất khẩu ròng tăng và sản lượng tăng.
C. Tỷ giá hối đoái giảm, xuất khẩu ròng giảm và sản lượng giảm.
D. Các câu đều sai.
-
Câu 45:
Trong điều kiện tỷ giá hối đoái thả nổi, lạc quan kinh doanh dẫn đến:
A. Đầu tư tăng, tổng cầu tăng và sản lượng tăng.
B. Đầu tư tăng, xuất khẩu ròng tăng, tổng cầu tăng và sản lượng tăng.
C. Đầu tư tăng, xuất khẩu ròng giảm tương ứng, tổng cầu không đổi và sản lượng không đổi.
D. Các lựa chọn đều sai.