1300+ câu trắc nghiệm môn Kinh tế học đại cương
Chia sẻ hơn 1300+ câu trắc nghiệm môn Kinh tế học đại cương có đáp án dành cho các bạn sinh viên khối ngành kinh tế có thêm tư liệu học tập, ôn tập chuẩn bị cho kì thi kết thúc học phần sắp diễn ra. Bộ đề có nội dung xoay quanh kiến thức kinh tế học như những vấn đề chung về kinh tế học, phân tích cung - cầu, lý thuyết về người tiêu dùng, lý thuyết về hãng, cơ cấu thị trường và quyết định của hãng,... Để việc ôn tập trở nên hiệu quả hơn, các bạn có thể ôn theo từng phần trong bộ câu hỏi này bằng cách trả lời lần lượt các câu hỏi cũng như so sánh đáp và lời giải chi tiết được đưa ra. Sau đó các bạn hãy chọn tạo ra đề ngẫu nhiên để kiểm tra lại kiến thức mình đã ôn tập được nhé!
Chọn hình thức trắc nghiệm (45 câu/60 phút)
Chọn phần
-
Câu 1:
Cho biết hàm số cầu và hàm số cung của thị trường là: P = 20 - Q và P = 2Q + 2. Nếu giá trên thị trường là 18, người bán sẽ bán được tối đa bao nhiêu đơn vị sản lượng?
A. 4
B. 7
C. 8
D. Tất cả đều sai.
-
Câu 2:
Cho biết hàm số cầu và hàm số cung của thị trường là: P = 20 - Q và P = 2Q + 2. Nếu giá trên thị trường là 10, người tiêu dùng mua được tối đa bao nhiêu đơn vị sản lượng?
A. 10
B. 5
C. 4
D. Tất cả đều sai.
-
Câu 3:
Cho biết hàm số cầu và hàm số cung của thị trường là: P = 20 - Q và P = 2Q + 2. Nếu Chính phủ đánh thuế theo sản lượng vào thị trường này là 3/sp, cầu không đổi. Hãy xác định mức giá và sản lượng cân bằng của thị trường?
A. Q = 5 ; P = 15
B. Q = 7 ; P = 13
C. Q = 5 ; P = 12
D. Tất cả đều sai.
-
Câu 4:
Cho biết hàm tổng chi phí của doanh nghiệp: TC = Q^2 + 5Q + 5000. Nếu doanh nghiệp sản xuất 100 đơn vị sản lượng thì định phí bình quân là bao nhiêu?
A. 10
B. 50
C. 100
D. Tất cả đều sai.
-
Câu 5:
Cho biết hàm tổng chi phí của doanh nghiệp: TC = Q^2 + 5Q + 5000. Nếu doanh nghiệp sản xuất 55 đơn vị sản lượng thì biên phí (MC) là bao nhiêu?
A. 60
B. 115
C. 110
D. Tất cả đều sai.
-
Câu 6:
Cho biết hàm tổng chi phí của doanh nghiệp: TC = Q^2 + 5Q + 5000. Nếu doanh nghiệp sản xuất 50 đơn vị sản lượng thì tổng biến phí là bao nhiêu?
A. 7.750
B. 5.000
C. 2.750
D. Tất cả đều sai.
-
Câu 7:
Giả sử rằng, cầu mặt hàng thuốc insulin là kém co giãn, việc giảm số lượng cung ứng sẽ ảnh hưởng đến doanh thu toàn bộ của mặt hàng này là như thế nào (những điều kiện khác không đổi).
A. Tổng doanh thu sẽ giảm
B. Tổng doanh thu sẽ tăng
C. Không thể dự đoán được
D. Tổng doanh thu không thay đổi
-
Câu 8:
Phát biểu nào bên dưới vi phạm giả thuyết về sở thích của người tiêu dùng trong kinh tế vi mô:
A. Tôi thích uống bia Đức nhất trong tất cả các loại bia
B. Tôi không biết mình thích bia Đức hay bia Tiệp
C. Tôi đã thử ba loại bia: “Đức”, “Tiệp” và “333”. Tôi thích bia Tiệp hơn là 333 nhưng lại thích bia Đức nhất.
D. Càng nhiều bia 333 cho sinh nhật của tôi thì càng tốt
-
Câu 9:
Sự thoả mãn mà một người cảm nhận được từ tiêu dùng hàng hoá và dịch vụ gọi là:
A. Hữu dụng (utility)
B. Hữu dụng biên (marginal utility)
C. Lợi ích biên (marginal benefit)
D. Tổng hữu dụng (total utility)
-
Câu 10:
Hữu dụng của Mỹ Linh sẽ tối đa khi mà cô ấy phân bổ số tiền mà mình dùng để mua hai hàng hoá nào đó sao cho hữu dụng biên trên mỗi đơn vị tiền của mỗi sản phẩm:
A. Phải tăng lên
B. Phải bằng nhau
C. Phải giảm xuống
D. Phải tối đa
-
Câu 11:
Khi bạn tiêu dùng ngày càng nhiều một hàng hoá nào đó, điều này có nghĩa là:
A. Hữu dụng biên của sản phẩm không đổi
B. Tổng hữu dụng của sản phẩm không đổi
C. Hữu dụng biên của sản phẩm giảm dần,
D. Tổng hữu dụng của sản phẩm giảm
-
Câu 12:
Tèo không thể nào tiêu dùng tại một điểm nằm bên phải của đường giới hạn ngân sách (budget line) bởi vì:
A. Không hiệu quả
B. Quá đắt
C. Không thích
D. Không đủ tiền
-
Câu 13:
Khi vẽ các đường đẳng ích (indifference curves) lên đồ thị, nếu thấy chúng là các đường thẳng song so với trục tung thì:
A. Hàng hoá biểu thị ở trục tung là vô dụng (useless)
B. Hàng hoá biểu thị ở trục hoành là vô dụng (useless)
C. Hai hàng hoá biểu thị ở đồ thị này bổ sung hoàn hảo
D. Hai hàng hoá biểu thị ở đồ thị này là thay thế hoàn hảo
-
Câu 14:
Mai Anh thích bơi lội hơn là chơi bóng chuyền. Cô ấy bơi một giờ thì_____________ của cô ấy sẽ _____________ nếu cũng một giờ ấy mà Mai Anh chơi bóng.
A. Tổng hữu dụng, lớn hơn
B. Hữu dụng biên, bằng với
C. Tổng hữu dụng, bằng với
D. Hữu dụng biên, nhỏ hơn
-
Câu 15:
Tăng Thanh Hà mua vòng đeo tay (v) và kẹp tóc (k). Cô ấy đang đạt được mức tối đa hoá hữu dụng. Hữu dụng biên từ (v) là 20 và của (k) là 60. Nếu giá của (k) 12$ thì giá của (v) là:
A. 2$
B. 4$
C. 6$
D. 12$
-
Câu 16:
Anh Bo tiêu dùng một hàng hoá thông thường (normal good). Nếu thu nhập của anh Bo tăng trong khi giá của hàng hoá là không đổi thì hữu dụng biên cho mỗi đơn vị tiêu dùng của Bo sẽ _____________ và tổng hữu dụng sẽ _____________
A. Tăng, tăng
B. Tăng, giảm
C. Giảm, tăng
D. Giảm, giảm
-
Câu 17:
Mai Phương Thuý thích trà sữa và hủ tiếu, mỗi tuần cô ấy dành 10$ để mua hai sản phẩm này. Giá của trà sữa là 2$ và giá của hủ tiếu là 1$. Thúy mua 3 ly trà và 4 tô hủ tiếu. Bây giờ giá của hủ tiếu tăng lên là 2$ thì cô ấy sẽ mua _____________ ly trà và
_____________ tô hủ tiếu.
A. 4; 1
B. 5; 0
C. 3; 2
D. 2; 3
-
Câu 18:
Công Vinh tiêu toàn bộ tiền cho giày Nice và điện thoại Nokia và đạt được hữu dụng tối đa. Nếu mức giá của mỗi đôi giày là 4$ và mỗi điện thoại là 1$ thì khi đó tỷ lệ _____________ là 4.
A. Giày trên điện thoại
B. Hữu dụng biên của giày trên hữu dụng biên của điện thoại
C. Hữu dụng biên của điện thoại trên hữu dụng biên của giày
D. Tổng hữu dụng của giày trên tổng hữu dụng của điện thoại.
-
Câu 19:
Tỷ lệ thay thế biên (MRS) bằng với:
A. Giá tương đối
B. Chi phí biên
C. Độ dốc của dường ngân sách
D. Độ dốc của đường đẳng ích (indifference curve)
-
Câu 20:
Hai hàng hoá mà chúng bổ sung nhau hoàn hảo, đường đẳng ích (indifference curve) sẽ có dạng:
A. Như chữ L
B. Đường thẳng dốc lên
C. Đường thẳng xuống
D. Đường cong lồi về gốc toạ độ.
-
Câu 21:
Brad Pitt tiêu 10$ mỗi tuần cho coffee (Qc) và tạp chí (Qt). Giá của coffee là 1$ và giá của tạp chí là 2$. Khi đó đường giới hạn ngân sách tiêu dùng của Brad là:
A. Qt + Qc = 20
B. Qt = 5 - 1/2Qc
C. Qt = 10 - Qc
D. Qc = 10 -1/2Qt
-
Câu 22:
Ông nội của Bờm có tiền lương thì thấp hơn Bờm nhưng làm việc nhiều giờ hơn. Bờm làm việc ít giờ hơn bởi vì _____________ của tiền lương cao là nhỏ hơn _____________
A. Tác động thay thế; tác động thu nhập
B. Tác động biên; tác động thu nhập.
C. Tác động của giá; tác động thu nhập
D. Tác động thu nhập, tác động thay thế.
-
Câu 23:
Với số tiền như cũ, Thuỳ Lâm quyết định ăn thêm 3 phần gà rán KFC và 1 ly Pepsi khi giá của gà rán giảm đi một nữa. Ngay cả khi không cần uống thêm Pepsi mà cô chỉ cần ăn thêm 1 phần gà thì hữu dụng của cô vẫn đảm bảo như lúc giá gà chưa giảm. Khi đó, tác động thay thế là:
A. 1 phần gà
B. 2 phần gà
C. 3 phần gà
D. 1 ly Pepsi
-
Câu 24:
Với số tiền như cũ, Thuỳ Lâm quyết định ăn thêm 3 phần gà rán KFC và 1 ly Pepsi khi giá của gà rán giảm đi một nữa. Ngay cả khi không cần uống thêm Pepsi mà co chỉ cần ăn thêm 1 phần gà thì hữu dụng của cô vẫn đảm bảo như lúc giá gà chưa giảm. Khi đó, tác động thu nhập là:
A. 1 phần gà
B. 2 phần gà
C. 3 phần gà
D. 1 ly Pepsi
-
Câu 25:
Lan tiêu 30$ mỗi tuần cho xem phim và tạp chí. Giá vé xem phim là 8$ và tạp chí là 2$, cô ấy mỗi tuần xem phim 3 lần và mua 3 tạp chí. Bây giờ giá của tạp chí tăng lên là 4$ và Điệp đưa thêm cho Lan 6$ mỗi tuần để cô ấy vẫn có thể tiếp tục xem phim 3 lần và đọc 3 tạp chí. Trong tình huống này Lan có thể xem phim __________ và mua tạp chí ___________
A. 3; 3
B. Nhiều hơn 3; ít hơn 3
C. Ít hơn 3; ít hơn 3
D. Ít hơn 3; nhiều hơn 3
-
Câu 26:
Hàm hữu dụng của Bắc là UB = X(Y-2) và của Nam là UN = X(2-Y) đối với sản phẩm X và Y. Phát biểu nào bên dưới là sai?
A. Cả Bắc và Nam đều thích X
B. Bắc thích Y nhưng Nam thì không
C. Bắc thích X nhưng Nam thì không
D. Cả Bắc và Nam khác nhau về sở thích
-
Câu 27:
Đường giới hạn ngân sách đối với Bưởi và Cam của ông Kẹ là 10 = 2QB + QC trong khi hàm hữu dụng là U = QB + 2QC. Khi đó ông Kẹ sẽ:
A. Dành hết tiền để mua cam
B. Dành hết tiền để mua bưởi
C. Cam hay bưởi gì cũng được, miễn sao hết tiền
D. Không có phương án tiêu dùng tối ưu
-
Câu 28:
Bất kỳ phương pháp nào được dùng để sản xuất ra hàng hoá và dịch vụ thì gọi là _____________ Nó _____________ lợi nhuận tối đa mà doanh nghiệp có thể có được.
A. Công nghệ; giới hạn
B. Thông tin; tăng.
C. Thông tin, giới hạn.
D. Công nghệ, tăng.
-
Câu 29:
Hiệu quả theo qui mô (economic of scale) hay lợi thế kinh tế theo qui mô, xuất hiện khi _____________ trên từng đơn vị sản phẩm _____________.
A. Giá; tăng khi sản lượng tăng
B. Chi phí; tăng khi sản lượng giảm.
C. Giá; giảm khi sản lượng giảm
D. Chi phí; giảm khi sản lượng tăng.
-
Câu 30:
Hiệu suất theo qui mô (returns to scale) tăng là tình huống mà nhà máy ___________ gấp đôi nhập lượng thì sản lượng sẽ _____________.
A. Tăng; tăng hơn gấp đôi.
B. Tăng; tăng bằng gấp đôi.
C. Tăng; giảm.
D. Tăng; tăng ít hơn gấp đôi.
-
Câu 31:
Cho hàm sản xuất Q = A*K*L1/2 (trong đó A là hệ số) và K, L là vốn và lao động. Nếu K và L giảm đi một nữa thì sản lượng sẽ:
A. Giảm đi một nữa.
B. Giảm ít hơn một nữa.
C. Giảm nhiều hơn một nữa.
D. Chưa biết, tuỳ vào hệ số A
-
Câu 32:
Cho hàm sản xuất là q = 2*K1/2*L1/2. Trong ngắn hạn, K = 100, nếu giá của K là 1$ và giá của L à 4$ thì hàm chi phí sẽ là:
A. STC = 100 + 4L.
B. STC = 100 + 0.5q.
C. STC = 100 + 0.5q2
D. STC = 100 + 4q.
-
Câu 33:
Cho hàm sản xuất là q = 2*K1/2*L1/2. Tại mức K = 100 và L = 81 thì tỷ lệ thay thế kỹ thuật biên (MRTS) của L đối với K là:
A. 9/10.
B. 10/9.
C. 100/81.
D. 81/100.
-
Câu 34:
Nhà máy làm bánh Như Lan sản xuất được 2 tấn bánh mỗi ngày và không thể sản xuất được nhiều hơn trừ khi họ mua thêm máy mới. Khi đó nhà máy đạt được hiệu quả _____________.
A. Kỹ thuật.
B. Kinh doanh.
C. Kinh tế.
D. Sản xuất
-
Câu 35:
Tất cả các quyết định của doanh nghiệp đều muốn đạt được một mục tiêu quan trọng nhất là:
A. Tối đa hoá sản lượng bán.
B. Tối đa hoá lợi nhuận.
C. Tối đa hoá doanh thu.
D. Tối đa hoá thị phần.
-
Câu 36:
Trong kinh tế học, ngắn hạn là khoảng thời gian trong đó _____________. Và dài hạn là giai đoạn mà _____________.
A. vài nguồn lực là cố định; tất cả nguồn lực là thay đổi.
B. tất cả nguồn lực là biến đổi nhưng công nghệ là cố định; công nghệ là thay đổi.
C. vài nguồn lực là biến đổi; tất cả nguồn lực là cố định.
D. tất cả nguồn lực là cố định; tất cả nguồn lực là thay đổi.
-
Câu 37:
Trường Kinh tế mua một máy vi tính với giá 500 USD, sau 2 năm thanh lý với giá 50 USD. Phát biểu nào bên dưới là đúng?
A. Chi phí cố định (fixed cost) của trường là 450.
B. Chi phí chìm (sunk cost) của trường là 450.
C. Chi phí kế toán (accounting cost) của trường là 450.
D. Chi phí kinh tế (economic cost) của trường là 500.
-
Câu 38:
Phát biểu nào dưới đây là đúng?
A. Khi sản phẩm biên lớn hơn sản phẩm trung bình thì sản phẩm trung bình đang tăng.
B. Khi sản phẩm trung bình lớn hơn sản phẩm biên thì sản phẩm biên đang tăng.
C. Khi sản phẩm trung bình tăng thì sản phẩm biên đang tăng.
D. Khi sản phẩm biên đang giảm thì sản phẩm trung bình giảm.
-
Câu 39:
Chọn phát biểu nào dưới dưới là đúng?
A. Khi sản phẩm biên lớn hơn sản phẩm trung bình, sản phẩm biên tăng.
B. Khi sản phẩm biên bằng sản phẩm trung bình, sản phẩm biên cực đại.
C. Khi sản phẩm trung bình bằng sản phẩm biên, sản phẩm trung bình giảm.
D. Khi sản phẩm biên bằng sản phẩm trung bình, sản phẩm trung bình cực đại.
-
Câu 40:
Ở mọi mức sản lượng, phát biểu nào bên dưới là sai?
A. Chi phí trung bình lớn hơn chi phí biến đổi trung bình.
B. Chi phí biến đổi trung bình lớn hơn chi phí cố định trung bình.
C. Chi phí biên lớn hơn chi phí biến đổi trung bình.
D. Chi phí trung bình lớn hơn chi phí cố định trung bình.
-
Câu 41:
Nếu chi phí biên đang thấp hơn ________, khi đó _______ đang ________.
A. Tổng chi phí trung bình; Tổng chi phí biến đổi; giảm.
B. Chi phí biến đổi trung bình; chi phí biến đổi trung bình; giảm.
C. Tổng chi phí trung bình; Chi phí biên; tăng.
D. Chi phí biến đổi trung bình; Chi phí biên; tăng.
-
Câu 42:
Nếu chi phí biên đang lớn hơn chi phí biến đổi trung bình thì ___________.
A. Chi phí biến đổi trung bình đang tăng.
B. Tổng chi phí trung bình đang tăng.
C. Tổng chi phí trung bình đạt cực tiểu.
D. Chi phí cố định trung bình đang tăng.
-
Câu 43:
Khi một hãng gặp lợi thế giảm theo qui mô (diseconomis of scale) thì độ dốc của đường chi phí _____________ của nó _____________.
A. Trung bình ngắn hạn; dốc xuống.
B. Biên; dốc xuống.
C. Trung bình dài hạn; dốc xuống.
D. Trung bình dài hạn; dốc lên.
-
Câu 44:
Khi sản phẩm biên là cực đại, thì sản phẩm trung bình _____________.
A. Tăng.
B. Bằng với sản phẩm biên.
C. Cực đại.
D. Giảm.
-
Câu 45:
Nếu tổng chi phí cố định tăng lên, khi đó đường tổng chi phí trung bình _____________ và đường chi phí biên _____________.
A. Dịch lên trên, không thay đổi.
B. Không thay đổi; không thay đổi.
C. Dịch lên trên; dịch lên trên
D. Không thay đổi; dịch lên trên.