1300+ câu trắc nghiệm môn Kinh tế học đại cương
Chia sẻ hơn 1300+ câu trắc nghiệm môn Kinh tế học đại cương có đáp án dành cho các bạn sinh viên khối ngành kinh tế có thêm tư liệu học tập, ôn tập chuẩn bị cho kì thi kết thúc học phần sắp diễn ra. Bộ đề có nội dung xoay quanh kiến thức kinh tế học như những vấn đề chung về kinh tế học, phân tích cung - cầu, lý thuyết về người tiêu dùng, lý thuyết về hãng, cơ cấu thị trường và quyết định của hãng,... Để việc ôn tập trở nên hiệu quả hơn, các bạn có thể ôn theo từng phần trong bộ câu hỏi này bằng cách trả lời lần lượt các câu hỏi cũng như so sánh đáp và lời giải chi tiết được đưa ra. Sau đó các bạn hãy chọn tạo ra đề ngẫu nhiên để kiểm tra lại kiến thức mình đã ôn tập được nhé!
Chọn hình thức trắc nghiệm (45 câu/60 phút)
Chọn phần
-
Câu 1:
Trong dài hạn, cầu tiền phụ thuộc nhiều nhất vào:
A. Mức giá
B. Sự sẵn có của thẻ tín dụng
C. Sự sẵn có của các đại lý ngân hàng
D. Lãi suất
-
Câu 2:
Nếu cung tiền tăng 5%, và sản lượng thực tế tăng 2%, giá cả sẽ tăng:
A. 0.05
B. < 5%
C. > 5%
D. Các lựa chọn đều sai
-
Câu 3:
Luật tiền lương tối thiểu có khuynh hướng:
A. Tạo ra nhiều thất nghiệp hơn trong thị trường việc làm kỹ năng cao so với trong thị trường việc làm kỹ năng thấp
B. Tạo ra nhiều thất nghiệp hơn trong thị trường việc làm kỹ năng thấp so với trong việc làm kỹ năng cao
C. Không tác động đến thất nghiệp nếu nó vẫn được đặt trên tiền lương cân bằng cạnh tranh.
D. Trợ giúp tất cả thanh niên bởi họ nhận được tiền lương cao hơn họ tự xoay sở
-
Câu 4:
Cho dù vì lý do nào, thì tiền lương được đặt cao hơn mức lương cân bằng cạnh tranh cũng:
A. Làm cho công đoàn có khả năng đình công và tiền lương sẽ hạ xuống mức cân bằng
B. Chất lượng công nhân hạ thấp xuống bởi sự lựa chọn tiêu cực của công nhân trong khi xin việc
C. Lượng cung về lao động vượt lượng cầu về lao động và sẽ có thất nghiệp
D. Lượng cầu về lao động vượt lượng cung về lao động và sẽ có thiếu hụt lao động
-
Câu 5:
Câu nào nói về tiền lương hiệu quả là đúng?
A. Doanh nghiệp không có sự lựa chọn nào về việc trả tiền lương hiệu quả hay không bởi vì tiền lương này được xác định bởi luật
B. Việc trả lương ở mức thấp nhất có thể luôn luôn đạt hiệu quả nhất
C. Việc trả trên mức lương cân bằng cạnh tranh tạo ra rủi ro về đạo đức vì nó làm cho công nhân vô trách nhiệm
D. Việc trả trên mức lương cân bằng cạnh tranh có thể cải thiện sức khoẻ công nhân, giảm bớt tốc độ thay thế công nhân, cải tiến chất lượng công nhân, và nâng cao nỗ lực công nhân.
-
Câu 6:
Loại thất nghiệp nào sau đây tồn tại ngay cả khi tiền lương ở mức cân bằng cạnh tranh:
A. Thất nghiệp do luật tiền lương tối thiểu
B. Thất nghiệp do công đoàn
C. Thất nghiệp do tiền lương hiệu quả
D. Thất nghiệp tạm thời
-
Câu 7:
Công đoàn có khuynh hướng làm tăng chênh lệch tiền lương giữa người trong cuộc và người ngoài cuộc vì:
A. Bằng việc làm tăng tiền lương trong khu vực có công đoàn, nó có thể tạo ra tăng cung về lao động trong khu vực không có công đoàn
B. Bằng việc làm tăng tiền lương trong khu vực có công đoàn, nó có thể tạo ra sự giảm sút cung về lao động trong khu vực không có công đoàn
C. Bằng việc giảm cầu về công nhân trong khu vực có công đoàn
D. Bằng việc tăng cầu về công nhân trong khu vực có công đoàn
-
Câu 8:
Theo quan điểm của Friedman thì sự đánh đổi giữa lạm phát và thất nghiệp chỉ xảy ra:
A. Trong ngắn hạn, khi đường Phillips chưa dịch chuyển
B. Khi các tác nhân kinh tế có kỳ vọng hợp lý
C. Khi chính phủ thành công trong việc cắt giảm kỳ vọng về lạm phát của các tác nhân kinh tế
D. Khi kỳ vọng được hình thành dựa trên kinh nghiệm quá khứ (giả thuyết kỳ vọng thích nghi) và thị trường nhanh chóng điều chỉnh để trung hoà ảnh hưởng của các cú sốc.
-
Câu 9:
Khi đầu tư làm tăng khối lượng tư bản trong nền kinh tế, đầu tư sẽ:
A. Làm cho đường tổng cung ngắn hạn dịch chuyển sang phải và đường tổng cung dài hạn dịch chuyển sang trái.
B. Làm cho đường tổng cung ngắn hạn dịch chuyển sang trái và đường tổng cung dài hạn dịch chuyển sang phải.
C. Không gây ra tác động gì tới mức tổng cung ngắn hạn, nhưng làm thay đổi mức sản lượng tiềm năng, qua đó làm dịch chuyển đường tổng cung dài hạn sang phải.
D. Gây ra tác động như một cú sốc cung thuận lợi và làm dịch chuyển đường tổng cung sang phải, qua đó làm tăng cả mức tổng cung và tổng cầu.
-
Câu 10:
Trong nền kinh tế giản đơn và nền kinh tế đóng có chính phủ:
A. Tổng sản phẩm quốc dân bằng tổng sản phẩm quốc nội
B. Tổng sản phẩm quốc dân nhỏ hơn tổng sản phẩm quốc nội
C. Tổng sản phẩm quốc dân lớn hơn tổng sản phẩm quốc nội
D. Tổng sản phẩm quốc dân và tổng sản phẩm quốc nội không có mối quan hệ với nhau
-
Câu 11:
Trong nền kinh tế mở:
A. Tổng sản phẩm quốc dân bằng tổng sản phẩm quốc nội
B. Tổng sản phẩm quốc dân nhỏ hơn tổng sản phẩm quốc nội
C. Tổng sản phẩm quốc dân lớn hơn tổng sản phẩm quốc nội
D. Tổng sản phẩm quốc dân và tổng sản phẩm quốc nội khác nhau ở phần thu nhập ròng từ tài sản ở nước ngoài
-
Câu 12:
Trong nền kinh tế giản đơn:
A. Chi tiêu của chính phủ luôn bằng thuế của chính phủ
B. Xuất khẩu luôn luôn bằng nhập khẩu
C. Tiết kiệm luôn luôn bằng đầu tư
D. Nhu cầu tiết kiệm luôn luôn bằng nhu cầu đầu tư
-
Câu 13:
Trong nền kinh tế đóng có chính phủ:
A. Cán cân thương mại luôn luôn cân bằng
B. Thặng dư của khu vực tư nhân phải bằng thâm hụt ngân sách của chính phủ và ngược lại
C. Tiết kiệm luôn luôn bằng đầu tư
D. Chi tiêu của chính phủ luôn luôn bằng thuế của chính phủ
-
Câu 14:
Nếu tính theo phương pháp giá trị gia tăng thì GDP?
A. Tổng thu nhập gia tăng của các nhân tố sản xuất trong nước
B. Tổng chi phí tăng thêm phát sinh từ việc sử dụng các nhân tố sản xuất như lao động, vốn, đất đai và năng lực kinh doanh
C. Tổng giá trị gia tăng của tất cả các ngành trong nền kinh tế
D. Tổng giá trị hàng hoá và dịch vụ trừ khấu hao
-
Câu 15:
Nếu trong một năm nào đó chỉ số GDP thực tế là 110% và chỉ số GDP danh nghĩa là 120% thì tốc độ tăng trưởng của năm đó bằng:
A. 1.2
B. 0.1
C. 1.1
D. 0.2
-
Câu 16:
Những đổi mới trong ngành ngân hàng như sử dụng rộng rãi thẻ tín dụng, máy rút tiền tự động,… sẽ làm cho:
A. Khối lượng tiền tệ tăng lên nếu ngân hàng trung ương không thu hẹp cơ sở tiền tệ
B. Khối lượng tiền tệ giảm vì mọi người không cần giữ nhiều tiền như trước
C. Lãi suất tăng vì mọi người phải vay tiền nhiều hơn
D. Lãi suất tăng vì các ngân hàng cạnh tranh nhau để nhận tiền gửi.
-
Câu 17:
Nhận định nào sau đây về tiết kiệm quốc gia là sai:
A. Tiết kiệm quốc gia bằng tổng của các khoản tiền gửi trong tài khoản tiết kiệm của hệ thống ngân hàng
B. Tiết kiệm quốc gia bằng tổng của tiết kiệm cá nhân và tiết kiệm công cộng
C. Tiết kiệm quốc gia chính là phần sản lượng còn lại sau khi đa thoả mãn nhu cầu của người tiêu dùng và chính phủ
D. Tiết kiệm quốc gia bằng đầu tư quốc gia tại mức lãi suất cân bằng
-
Câu 18:
Số người bị mất việc do nền kinh tế bước vào thời kỳ suy thoái được xếp vào dạng:
A. Thất nghiệp tạm thời
B. Thất nghiệp cơ cấu
C. Thất nghiệp do thiếu cầu
D. Thất nghiệp tự nhiên
-
Câu 19:
Lạm phát là sự gia tăng của:
A. Giá cả một mặt hàng
B. Mức giá chung
C. Mức thu nhập bình quân
D. GDP danh nghĩa
-
Câu 20:
Nếu chỉ số giá trong thời kỳ thứ ba là 125% và thời kỳ thứ tư là 140% thì mức lạm phát trong thời kỳ thứ tư so với thời kỳ thứ ba là:
A. 0.12
B. 11,2%
C. 0.15
D. Không thể tính được vì không có thông tin về thời kỳ gốc
-
Câu 21:
Nếu tỷ lệ lạm phát lớn hơn lãi suất danh nghĩa thì lãi suất thực tế sẽ:
A. Lớn hơn 0
B. Bằng 0
C. Nhỏ hơn 0
D. Không âm
-
Câu 22:
Việc Trung Quốc bán nhiều xe máy sang Việt Nam trong thời gian qua chứng tỏ
A. Trung Quốc trợ cấp cho việc xuất khẩu xe máy sang Việt Nam
B. Trung Quốc có lợi thế tuyệt đối so với Việt Nam trong việc sản xuất xe máy
C. Trung Quốc có lợi thế so sánh so với Việt Nam trong việc sản xuất xe máy
D. Người Việt Nam sính dùng hàng ngoại hơn hàng hoá sản xuất ở Việt Nam
-
Câu 23:
Nếu tổng sản lượng là không đổi và tiết kiệm quốc gia không có quan hệ với lãi suất, sự gia tăng của thuế sẽ:
A. Đẩy đường tiết kiệm thẳng đứng sang trái
B. Làm giảm đầu tư
C. Làm tăng tiêu dùng
D. Làm giảm mức lãi suất cân bằng và tăng đầu tư
-
Câu 24:
Tỷ giá hối đoái thực tế là:
A. Tỷ giá hối đoái danh nghĩa trừ tỷ lệ lạm phát trong nước
B. Giá của một đồng tiền quốc gia tính bằng một đơn vị của đồng tiền quốc gia khác
C. Tỷ giá hối đoái danh nghĩa đã điều chỉnh để loại trừ ảnh hưởng từ sự thay đổi của giá cả ở trong nước và nước ngoài
D. Tỷ giá hối đoái danh nghĩa tính theo giá hiện hành
-
Câu 25:
Những yếu tố nào sau đây không làm tăng xuất khẩu ròng của Việt Nam?
A. Đồng tiền Việt Nam giảm giá
B. Các nước bạn hàng chủ yếu của Việt Nam kích thích nền kinh tế của họ
C. Các đồng tiền nước ngoài đều giảm giá
D. Các nước bạn hàng dỡ bỏ hàng rào thuế quan
-
Câu 26:
Tiết kiệm công cộng bằng:
A. Thuế cộng các khoản chuyển giao của chính phủ trừ khoản mua hàng hoá – dịch vụ của chính phủ
B. Thuế trực thu cộng thuế gián thu trừ các khoản chuyển giao và mua hàng hoá – dịch vụ của chính phủ
C. Thuế cộng các khoản chuyển giao của chính phủ cộng khoản mua hàng hoá – dịch vụ của chính phủ
D. Thâm hụt ngân sách của chính phủ
-
Câu 27:
Nếu nền kinh tế đang nằm trong trạng thái cân bằng và đường tổng cung của nền kinh tế là đường tổng cung cổ điển thì sự gia tăng mức cung ứng tiền với tỷ lệ e % sẽ làm cho mức gia tăng:
A. e %
B. ít hơn e %
C. Nhiều hơn e %
D. Ở mức không thể dự báo được
-
Câu 28:
Nếu muốn cắt giảm mức cung tiền nhưng không làm thay đổi tổng cầu, chính phủ có thể:
A. Tăng thuế và giảm lãi suất chiết khấu
B. Giảm thuế và bán trái phiếu chính phủ
C. Tăng chi tiêu và giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc
D. Giảm chi tiêu và mua trái phiếu
-
Câu 29:
Một nền kinh tế nhỏ và mở cắt giảm chi tiêu cho quốc phòng, điều gì sẽ xảy ra với tiết kiệm, đầu tư, cán cân thương mại và tỷ giá hối đoái?
A. Tiết kiệm tăng, đầu tư không đổi, cán cân thương mại tăng và tỷ giá hối đoái thực tế giảm.
B. Tiết kiệm giảm, đầu tư không đổi, cán cân thương mại tăng và tỷ giá hối đoái thực tế giảm.
C. Tiết kiệm tăng, đầu tư tăng, cán cân thương mại tăng và tỷ giá hối đoái thực tế giảm.
D. Tiết kiệm giảm, đầu tư giảm, cán cân thương mại tăng và tỷ giá hối đoái thực tế giảm.
-
Câu 30:
Một nền kinh tế nhỏ và mở cấm nhập khẩu tivi của Nhật, điều gì sẽ xảy ra với tiết kiệm, đầu tư, cán cân thương mại, lãi suất và tỷ giá hối đoái?
A. Tiết kiệm, đầu tư và cán cân thương mại không đổi nhưng tỷ giá hối đoái thực tế tăng
B. Tiết kiệm, đầu tư và cán cân thương mại không đổi nhưng tỷ giá hối đoái thực tế giảm
C. Tiết kiệm, đầu tư không đổi, nhưng cán cân thương mại và tỷ giá hối đoái thực tế tăng
D. Tiết kiệm, đầu tư giảm nhưng cán cân thương mại và tỷ giá hối đoái thực tế tăng
-
Câu 31:
Trong một nền kinh tế nhỏ và mở, nếu sự bi quan của người tiêu dùng về tương lai làm cho họ chi tiêu ít hơn và tiết kiệm nhiều hơn thì sẽ dẫn đến:
A. Cán cân thương mại tăng, tỷ giá hối đoái danh nghĩa giảm, tỷ giá hối đoái thực tế giảm.
B. Cán cân thương mại giảm, tỷ giá hối đoái danh nghĩa giảm, tỷ giá hối đoái thực tế tăng.
C. Cán cân thương mại tăng, tỷ giá hối đoái danh nghĩa tăng, tỷ giá hối đoái thực tế giảm.
D. Cán cân thương mại tăng, tỷ giá hối đoái danh nghĩa giảm, tỷ giá hối đoái thực tế tăng.
-
Câu 32:
Trong một nền kinh tế nhỏ và mở, nếu Thái Lan tung ra thị trường một loại mỳ ăn liền hợp khẩu vị người Việt Nam khiến cho nhiều người Việt Nam ưa chuộng loại mỳ đó hơn mỳ ăn liền trong nước thì trong nền kinh tế Việt Nam ta thấy
A. Tiết kiệm, đầu tư và cán cân thương mại không đổi nhưng tỷ giá hối đoái danh nghĩa và tỷ giá hối đoái thực tế lại giảm.
B. Tiết kiệm, đầu tư và cán cân thương mại giảm nhưng tỷ giá hối đoái danh nghĩa và tỷ giá hối đoái thực tế lại không đổi.
C. Tiết kiệm, đầu tư và cán cân thương mại không đổi nhưng tỷ giá hối đoái danh nghĩa và tỷ giá hối đoái thực tế lại tăng.
D. Tiết kiệm, đầu tư và cán cân thương mại tăng nhưng tỷ giá hối đoái danh nghĩa và tỷ giá hối đoái thực tế lại không đổi.
-
Câu 33:
Xét một nền kinh tế được mô tả bằng các phương trình sau: Y= C + I + G + NX; C= 250 + 0,75(Y – T); I = 1000 – 50r; NX = 500 – 500ε; r = r* = 5; Y = 5000; G = 1000; T = 1000. Tiết kiệm quốc dân bằng:
A. 750
B. 570
C. 1750
D. 1570
-
Câu 34:
Xét một nền kinh tế được mô tả bằng các phương trình sau: Y= C + I + G + NX; C= 250 + 0,75(Y – T); I = 1000 – 50r; NX = 500 – 500ε; r = r* = 5; Y = 5000; G = 1000; T = 1000. Đầu tư, xuất khẩu ròng và tỷ giá cân bằng lần lượt là:
A. I = 750, NX = 0 và ε = 1
B. I = 570, NX = 1 và ε = 1
C. I = 750, NX = 1 và ε = 1
D. I = 570, NX = 0 và ε = 1
-
Câu 35:
Xét một nền kinh tế được mô tả bằng các phương trình sau: Y = C + I + G + NX; C= 250 + 0,75(Y – T); I = 1000 – 50r; NX = 500 – 500ε; r = r* = 5; Y = 5000; G = 1250; T = 1000. Tiết kiệm quốc dân và đầu tư lần lượt bằng:
A. S = 500 và I = 750
B. S = 750 và I = 500
C. S = 500 và I = 570
D. S = 750 và I = 750
-
Câu 36:
Xét một nền kinh tế được mô tả bằng các phương trình sau: Y = C + I + G + NX; C= 250 + 0,75(Y – T); I = 1000 – 50r; NX = 500 – 500ε; r = r* = 5; Y = 5000; G = 1250; T = 1000. Xuất khẩu ròng và tỷ giá cân bằng lần lượt bằng:
A. NX = -250 và ε = 1,5
B. NX = 250 và ε = 1,5
C. NX = -250 và ε = 1,15
D. NX = 250 và ε = 0,15
-
Câu 37:
Xét một nền kinh tế được mô tả bằng các phương trình sau: Y = C + I + G + NX; C= 250 + 0,75(Y – T); I = 1000 – 50r; NX = 500 – 500ε; r = r* = 5; Y = 5000; G = 1000; T = 1000. Tiết kiệm quốc dân và đầu tư lần lượt bằng:
A. S = 750 và I = 500
B. S = 750 và I = 1000
C. S = 7500 và I = 100
D. S = 75 và I = 100
-
Câu 38:
Xét một nền kinh tế được mô tả bằng các phương trình sau: Y = C + I + G + NX; C = 250 + 0,75(Y – T); I = 1000 – 50r; NX = 500 – 500ε; r = r* = 5; Y = 5000; G = 1000; T = 1000. Xuất khẩu ròng và tỷ giá cân bằng lần lượt bằng:
A. NX = 250 và ε = 0,5
B. NX = -250 và ε = 0,5
C. NX = 250 và ε = 1,5
D. NX = -250 và ε = 0,15
-
Câu 39:
Ở một thời kỳ, báo chí đưa tin rằng lãi suất danh nghĩa ở Việt Nam là 12% và ở Trung Quốc là 8%. Giả sử lãi suất thực tế của hai nước là như nhau và lý thuyết ngang bằng sức mua là đúng thì sử dụng phương trình Fisher, có thể rút ra kết luận là:
A. Lạm phát dự kiến ở Việt Nam cao hơn lạm phát dự kiến ở Trung Quốc là 4%
B. Lạm phát dự kiến ở Việt Nam thấp hơn lạm phát dự kiến ở Trung Quốc là 4%
C. Lạm phát dự kiến ở Việt Nam bằng lạm phát dự kiến ở Trung Quốc và bằng 4%
D. Không thể xác định được từ những thông tin đã cho
-
Câu 40:
Giả sử các công nhân và các hãng đột nhiên tin rằng lạm phát có thể sẽ tăng cao trong năm tới. Cũng giả sử rằng, nền kinh tế bắt đầu ở trạng thái cân bằng dài hạn, đường tổng cầu không dịch chuyển và coi mức giá là không đổi thì:
A. Công nhân sẽ đòi tăng lương danh nghĩa và tiền lương thực tế sẽ tăng
B. Công nhân sẽ đòi tăng lương danh nghĩa và tiền lương thực tế sẽ giảm
C. Công nhân sẽ không đòi tăng lương danh nghĩa và tiền lương thực tế sẽ tăng
D. Công nhân sẽ đòi tăng lương danh nghĩa và tiền lương thực tế sẽ không tăng
-
Câu 41:
Nếu các hộ gia đình quyết định sẽ tiết kiệm một tỷ lệ ít hơn trước trong thu nhập thì:
A. Đường AD dịch chuyển sang phải, kết quả là cả sản lượng và mức giá đều tăng
B. Đường AS ngắn hạn dịch chuyển sang trái và kết quả là sản lượng giảm và mức giá tăng
C. Cả đường AS và AD đều dịch chuyển sang trái, kết quả là sản lượng giảm, còn chưa có đủ thông tin để kết luận ảnh hưởng đến mức giá.
D. Đường AD dịch chuyển sang trái do xuất khẩu giảm, kết quả là cả sản lượng và mức giá đều giảm
-
Câu 42:
Các vườn cà phê ở Tây Nguyên trải qua một đợt hạn hán kéo dài:
A. Đường AD dịch chuyển sang phải, kết quả là cả sản lượng và mức giá đều tăng
B. Đường AS ngắn hạn dịch chuyển sang trái và kết quả là sản lượng giảm và mức giá tăng
C. Cả đường AS và AD đều dịch chuyển sang trái, kết quả là sản lượng giảm, còn chưa có đủ thông tin để kết luận ảnh hưởng đến mức giá.
D. Đường AD dịch chuyển sang trái do xuất khẩu giảm, kết quả là cả sản lượng và mức giá đều giảm
-
Câu 43:
Nhiều lao động trẻ tuổi có cơ hội ra nước ngoài làm việc:
A. Đường AD dịch chuyển sang phải, kết quả là cả sản lượng và mức giá đều tăng
B. Đường AS ngắn hạn dịch chuyển sang trái và kết quả là sản lượng giảm và mức giá tăng
C. Cả đường AS và AD đều dịch chuyển sang trái, kết quả là sản lượng giảm, còn chưa có đủ thông tin để kết luận ảnh hưởng đến mức giá.
D. Đường AD dịch chuyển sang trái do xuất khẩu giảm, kết quả là cả sản lượng và mức giá đều giảm
-
Câu 44:
Suy thoái kinh tế ở nước ngoài làm cho người nước ngoài mua hàng hóa Việt Nam ít hơn:
A. Đường AD dịch chuyển sang phải, kết quả là cả sản lượng và mức giá đều tăng
B. Đường AS ngắn hạn dịch chuyển sang trái và kết quả là sản lượng giảm và mức giá tăng
C. Cả đường AS và AD đều dịch chuyển sang trái, kết quả là sản lượng giảm, còn chưa có đủ thông tin để kết luận ảnh hưởng đến mức giá.
D. Đường AD dịch chuyển sang trái do xuất khẩu giảm, kết quả là cả sản lượng và mức giá đều giảm
-
Câu 45:
Giả sử nền kinh tế Việt Nam ban đầu ở trạng thái cân bằng tại mức sản lượng tiềm năng. Trong năm 2008, giá nhập khẩu các nguyên liệu chủ yếu như (dầu, thép, phân bón, nhựa) tăng mạnh trên thị trường thế giới.
A. Đây là cú sốc bất lợi đối với tổng cung. Ảnh hưởng của nó đến nền kinh tế là sản lượng và việc làm giảm, còn mức giá tăng.
B. Đây là cú sốc có lợi đối với tổng cung. Ảnh hưởng của nó đến nền kinh tế là sản lượng và việc làm giảm, còn mức giá tăng.
C. Đây là cú sốc bất lợi đối với tổng cung. Ảnh hưởng của nó đến nền kinh tế là sản lượng tăng, việc làm giảm và mức giá tăng.
D. Đây là cú sốc có lợi đối với tổng cung. Ảnh hưởng của nó đến nền kinh tế là sản lượng và việc làm tăng, còn mức giá giảm.