1300+ câu trắc nghiệm môn Kinh tế học đại cương
Chia sẻ hơn 1300+ câu trắc nghiệm môn Kinh tế học đại cương có đáp án dành cho các bạn sinh viên khối ngành kinh tế có thêm tư liệu học tập, ôn tập chuẩn bị cho kì thi kết thúc học phần sắp diễn ra. Bộ đề có nội dung xoay quanh kiến thức kinh tế học như những vấn đề chung về kinh tế học, phân tích cung - cầu, lý thuyết về người tiêu dùng, lý thuyết về hãng, cơ cấu thị trường và quyết định của hãng,... Để việc ôn tập trở nên hiệu quả hơn, các bạn có thể ôn theo từng phần trong bộ câu hỏi này bằng cách trả lời lần lượt các câu hỏi cũng như so sánh đáp và lời giải chi tiết được đưa ra. Sau đó các bạn hãy chọn tạo ra đề ngẫu nhiên để kiểm tra lại kiến thức mình đã ôn tập được nhé!
Chọn hình thức trắc nghiệm (45 câu/60 phút)
Chọn phần
-
Câu 1:
Để tính tốc độ tăng trưởng kinh tế giữa các thời kỳ người ta sử dụng:
A. Chỉ tiêu theo giá thị trường.
B. Chỉ tiêu thực.
C. Chỉ tiêu danh nghĩa.
D. Chỉ tiêu sản xuất.
-
Câu 2:
Trong năm 2 có các chỉ tiêu thống kê theo lãnh thổ một nước như sau: tổng đầu tư: 3 , đầu tư ròng: , tiền lương: 46 , tiền thuê đất: 70, tiền trả lãi vay: 50, lợi nhuận: 120, thuế gián thu: 100, thu nhập ròng từ nước ngoài: 100, chỉ số giá năm 2 : 5 , chỉ số giá năm 2 : 2 (đơn vị tính năm gốc: 100). GDP danh nghĩa theo giá thị trường:
A. 1000
B. 1100
C. 1200
D. 900
-
Câu 3:
Chỉ tiêu đo lường tốt nhất sự gia tăng trong của cải vật chất của một nền kinh tế:
A. Đầu tư ròng.
B. Tổng đầu tư
C. Tổng đầu tư gồm cơ sở sản xuất và thiết bị.
D. Tái đầu tư
-
Câu 4:
Đồng nhất thức nào sau đây không thể hiện sự cân bằng:
A. Y = C + I + G
B. C + I = C + S
C. S + T = I + G
D. S = f(Y)
-
Câu 5:
Chỉ tiêu đo lường giá trị bằng tiền của toàn bộ hàng hóa và dịch vụ cuối cùng do công dân một nước sản xuất ra trong một thời kỳ nhất định là:
A. Thu nhập quốc dân.
B. Tổng sản phẩm quốc dân.
C. Sản phẩm quốc dân ròng
D. Thu nhập khả dụng.
-
Câu 6:
Yếu tố nào sau đây không phải là tính chất của GNP danh nghĩa:
A. Tính theo giá cố định.
B. Chỉ đo lường sản phẩm cuối cùng.
C. Tính cho một thời kỳ nhất định.
D. Không cho phép tính giá trị hàng hóa trung gian.
-
Câu 7:
Chỉ tiêu không đo lường giá trị hàng hóa và dịch vụ cuối cùng:
A. Tổng sản phẩm quốc dân.
B. Sản phẩm quốc dân ròng.
C. Thu nhập khả dụng.
D. Không có câu nào đúng.
-
Câu 8:
Yếu tố nào sau đây không phải là một yếu tố chi phí:
A. Thu nhập của chủ sở hữu doanh nghiệp.
B. Tiền lương của người lao động.
C. Trợ cấp trong kinh doanh.
D. Tiền thuế đất
-
Câu 9:
Khoản nào sau đây không phải là thuế gián thu trong kinh doanh:
A. Thuế giá trị gia tăng.
B. Thuế thừa kế tài sản.
C. Thuế thu nhập doanh nghiệp.
D. Câu B và C đúng
-
Câu 10:
.................. được tính bằng cách cộng toàn bộ các yếu tố chi phí trên lãnh thổ một quốc gia trong một thời kỳ nhất định:
A. Tổng sản phẩm quốc nội.
B. Tổng sản phẩm quốc dân.
C. Sản phẩm quốc dân ròng
D. Thu nhập khả dụng.
-
Câu 11:
.................. không nằm trong thu nhập cá nhân.
A. Lợi nhuận của chủ doanh nghiệp.
B. Thuế thu nhập doanh nghiệp.
C. Thuế giá trị gia tăng.
D. Câu B và C đúng.
-
Câu 12:
Chi chuyển nhượng là các khoản:
A. Chính phủ trợ cấp cho cựu chiến binh.
B. Trợ cấp thất nghiệp.
C. Trợ cấp hưu trí.
D. Tất cả các câu trên.
-
Câu 13:
Giới hạn của kế toán tổng thu nhập quốc dân là:
A. Không đo lường chi phí xã hội
B. Không đo lường được các hoạt động kinh tế ngầm.
C. Không bao gồm giá trị của thời giờ nhàn rỗi.
D. Tất cả các câu trên
-
Câu 14:
Tổng sản phẩm quốc dân danh nghĩa của quốc gia A năm 2 5 là 36 tỷ USD, năm 2010 là 672 tỷ USD. Chỉ số giá năm 2 5 là 9 và chỉ số giá cả năm 2 là 2 . Tổng sản phẩm quốc dân thực giữa năm 2 5 và 2 sẽ là:
A. Giữ nguyên không thay đổi.
B. Chênh lệch khoảng 40%.
C. Chênh lệch khoảng 70%.
D. Chênh lệch khoảng 86,6%.
-
Câu 15:
Chỉ tiêu nào nhỏ nhất trong những chỉ tiêu đo lường sản phẩm quốc gia:
A. Tổng sản phẩm quốc dân.
B. Sản phẩm quốc dân ròng.
C. Thu nhập cá nhân.
D. Thu nhập khả dụng.
-
Câu 16:
GDP danh nghĩa bao gồm:
A. Tiền mua bột mì của một lò bánh mì.
B. Tiền mua sợi của một nhà máy dệt vải.
C. Bột mì được mua bởi một bà nội trợ.
D. Không có câu nào đúng
-
Câu 17:
Theo hệ thống MPS, tổng sản lượng quốc gia chỉ tính:
A. Sản phẩm của những ngành sản xuất vật chất.
B. Sản phẩm của những ngành sản xuất vật chất và sản phẩm của những ngành dịch vụ phục vụ cho sản xuất và lưu thông hàng hóa.
C. Sản phẩm của những ngành sản xuất vật chất và sản phẩm của những ngành dịch vụ nói chung.
D. A, B, C đều đúng.
-
Câu 18:
GDP là chỉ tiêu sản lượng quốc gia được tính theo:
A. Quan điểm lãnh thổ
B. Sản phẩm cuối cùng được tạo ra trong năm.
C. Giá trị gia tăng của tất cả các ngành sản xuất hàng hóa và dịch vụ trong và ngoài nước trong năm
D. Câu A và B đúng.
-
Câu 19:
GNP là chỉ tiêu sản lượng quốc gia được tính theo:
A. Sản phẩm trung gian được tạo ra trong năm.
B. Quan điểm sở hữu.
C. Câu A và B đều đúng.
D. Câu A và B đều sai.
-
Câu 20:
Sản lượng tiềm năng là:
A. Mức sản lượng mà nền kinh tế có thể đạt được tương ứng với tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên.
B. Mức sản lượng tối đa mà nền kinh tế có thể đạt được tương ứng với tỷ lệ thất nghiệp bằng không.
C. Mức sản lượng mà nền kinh tế có thể đạt được khu sử dụng 100% các nguồn lực.
D. Các câu trên đều sai
-
Câu 21:
Tổng sản phẩm quốc gia là chỉ tiêu:
A. Phản ánh giá trị của toàn bộ sản phẩm cuối cùng và dịch vụ được tạo ra trên lãnh thổ một nước.
B. Phản ánh giá trị của toàn bộ sản phẩm cuối cùng và dịch vụ do công dân một nước sản xuất ra trong một năm.
C. Phản ánh toàn bộ thu nhập được quyền sử dụng theo ý muốn của công chúng trong một năm.
D. Phản ánh toàn bộ thu nhập mà công dân trong nước kiếm được ở nước ngoài
-
Câu 22:
Thu nhập khả dụng là:
A. Thu nhập được quyền dùng tự do theo ý muốn dân chúng.
B. Thu nhập của công chúng bao gồm cả thuế thu nhập cá nhân.
C. Tiết kiệm còn lại sau khi đã tiêu dùng.
D. Thu nhập tài sản ròng từ nước ngoài.
-
Câu 23:
Tăng trưởng kinh tế xảy ra khi:
A. Giá trị sản lượng hàng hóa tăng.
B. Thu nhập trong dân cư tăng lên.
C. Đường giới hạn khả năng sản xuất dịch chuyển sang phải.
D. Các câu trên đều đúng.
-
Câu 24:
GDP thực và GDP danh nghĩa một năm bằng nhau nếu:
A. Tỷ lệ làm phát của năm hiện hành bằng tỷ lệ lạm phát của năm trước.
B. Chỉ số giá năm hiện hành bằng chỉ số giá năm trước.
C. Tỷ lệ lạm phát của năm hiện hành bằng tỷ lệ lạm phát của năm gốc.
D. Chỉ số giá của năm đó bằng chỉ số giá của năm gốc.
-
Câu 25:
Giá trị gia tăng của một doanh nghiệp là:
A. Phần còn lại của giá trị sản phẩm sau khi trừ đi những chi phí nguyên liệu để sản xuất sản phẩm
B. Phần còn lại của giá trị sản phẩm sau khi trừ đi những chi phí vật chất mua ngoài để sản xuất sản phẩm.
C. Phần còn lại của giá trị sản phẩm sau khi trừ đi toàn bộ chi phí vật chất để sản xuất sản phẩm.
D. Phần còn lại của giá trị sản phẩm sau khi trừ đi chi phí tiền lương để sản xuất sản phẩm.
-
Câu 26:
Quy luật tâm lý cơ bản Keynes cho rằng:
A. Tiêu dùng của các hộ gia đình sẽ luôn luôn gia tăng bằng mức gia tăng thu nhập
B. Người ta sẽ tiết kiệm thêm nếu như thu nhập của họ cao hơn nhưng sẽ không tiết kiệm bất cứ điều gì nếu như thu nhập thấp hơn.
C. Người ta sẽ tiết kiệm một phần trong bất cứ gia tăng nào trong thu nhập
D. Khi tiêu dùng gia tăng sẽ gia tăng thu nhập.
-
Câu 27:
Độ dốc của hàm số tiêu dùng được quyết định bởi:
A. Khuynh hướng tiêu dùng trung bình.
B. Tổng số tiêu dùng tự định.
C. Khuynh hướng tiêu dùng biên.
D. Không có câu nào đúng.
-
Câu 28:
Nếu khuynh hướng tiêu dùng biên là một hằng số thì đường tiêu dùng có dạng:
A. Một đường thẳng.
B. Một đường cong lồi.
C. Một đường cong lõm.
D. Một đường vừa cong lồi vừa cong lõm.
-
Câu 29:
Giả sử không có chính phủ và ngoại thương, nếu tiêu dùng tự định là 30, đầu tư là 40, MPS = 0,1. Mức sản lượng cân bằng là:
A. Khoảng 77
B. 430
C. 700
D. 400
-
Câu 30:
Nếu đầu tư gia tăng thêm một lượng 15 và khuynh hướng tiêu dùng biên là 0,8; khuynh hướng đầu tư biên là 0. Mức sản lượng sẽ:
A. Tăng thêm là 19
B. Tăng thêm là 27
C. Tăng thêm là 75
D. Không có câu nào đúng.
-
Câu 31:
Nếu có một sự giảm sút trong đầu tư của tư nhân 10 tỷ, Cm = 0,75; Im = 0, mức sản lượng sẽ:
A. Giảm xuống 40 tỷ
B. Tăng lên 40 tỷ.
C. Giảm xuống 13,33 tỷ.
D. Tăng lên 13,33 tỷ
-
Câu 32:
Một sự rò rỉ lớn hơn từ dòng chu chuyển kinh tế sẽ dẫn đến:
A. Số nhân lớn hơn.
B. Số tiền thuế của chính phủ nhiều hơn.
C. Khuynh hướng tiêu dùng biên lớn hơn.
D. Số nhân nhỏ hơn.
-
Câu 33:
Nếu MPS là 0,3; MPI là 0,1; khi đầu từ giảm bớt 5 tỷ, mức sản lượng sẽ thay đổi:
A. Giảm xuống 10 tỷ.
B. Tăng thêm 25 tỷ.
C. Tăng thêm 10 tỷ.
D. Giảm xuống 25 tỷ
-
Câu 34:
Nếu MPI là 0,2; sản lượng gia tăng 10 tỷ, vậy đầu tư sẽ gia tăng:
A. 0 tỷ
B. 50 tỷ
C. 2 tỷ
D. Khoảng 5 tỷ
-
Câu 35:
Nếu tiêu dùng tự định là 45 tỷ, đầu tư tự định là 35 tỷ. MPI là 0,2 và MPC là 0,7. Mức sản lượng cân bằng là:
A. 800 tỷ
B. 350 tỷ
C. 210 tỷ
D. 850 tỷ
-
Câu 36:
Trong một nền kinh tế đơn giản chỉ có hai khu vực có các hàm số: C = 120 + 0,7Yd; I = 50 + 0,1Y; Yp = 1000 Un = 5%. Mức sản lượng cân bằng:
A. 850
B. 600
C. 750
D. 1000
-
Câu 37:
Tại giao điểm của 2 đường AS và AD trong đồ thị 450:
A. Tổng cung hàng hóa và dịch vụ bằng tổng cầu hàng hóa và dịch vụ
B. Tổng thu nhập bằng tổng chi tiêu.
C. Tổng sản lượng bằng tổng thu nhập.
D. Cả A, B, C đều đúng.
-
Câu 38:
Chi tiêu đầu tư phụ thuộc:
A. Đồng biến với lãi suất.
B. Đồng biến với sản lượng quốc gia.
C. Nghịch biến với lãi suất.
D. Câu B và C đúng.
-
Câu 39:
Khi nền kinh tế đạt được mức toàn dụng, điều đó có nghĩa là gì?
A. Không còn lạm phát.
B. Không còn thất nghiệp
C. Vẫn tồn tại một tỷ lệ lạm phát và thất nghiệp.
D. Cả A, B, C đều sai.
-
Câu 40:
Nếu hàm tiêu dùng là một đường thẳng:
A. Thu nhập khả dụng càng tăng thì tiêu dùng càng tăng.
B. Thu nhập khả dụng tăng thì tiêu dùng biên không đổi.
C. A và B đều đúng
D. A và B đều sai
-
Câu 41:
Tiêu dùng tự định là:
A. Tiêu dùng tối thiểu
B. Tiêu dùng không phụ thuộc thu nhập.
C. Tiêu dùng tương ứng với tiết kiệm tự định.
D. Cả A, B, C đều đúng.
-
Câu 42:
Giao điểm của hai hàm tiêu dùng và tiết kiệm cho biết tại đó:
A. Tiêu dùng bằng tiết kiệm
B. Tiêu dùng bằng thu nhập khả dụng.
C. Tiết kiệm bằng thu nhập khả dụng.
D. Cả A, B, C đều sai.
-
Câu 43:
Thu nhập giảm làm cho tiêu dùng giảm, tiêu dùng giảm kéo mức thu nhập xuống, như vậy:
A. Thu nhập là biến số của tiêu dùng.
B. Tiêu dùng là biến số của thu nhập.
C. Thu nhập và tiêu dung đôi khi vừa là hàm số, vừa là biến số.
D. Cả A, B, C đều đúng.
-
Câu 44:
Tổng cầu tăng thêm (1) làm sản lượng tăng thêm, cuối cùng lượng cầu tăng thêm (2) bằng đúng sản lượng tăng thêm. Như vậy:
A. Tổng cầu tăng thêm (1) là ∆AD ban đầu.
B. Tổng cầu tăng thêm (2) là ∆AD cuối cùng
C. Cả A và B đều đúng
D. Cả A và B đều sai.
-
Câu 45:
Điểm vừa đủ (điểm trung hòa) trong hàm tiêu dùng của công chúng là điểm mà tại đó:
A. Tiêu dùng bằng thu nhập khả dụng C = Yd
B. Tiết kiệm bằng không S = 0.
C. Đường tiêu dùng cắt đường 450.
D. Các câu trên đều đúng