490 Câu hỏi trắc nghiệm môn Dân số học
Bộ 490 câu hỏi trắc nghiệm môn Dân số học có đáp án được chia sẻ dành cho các bạn sinh viên chuyên ngành tham khảo ôn tập chuẩn bị cho kì thi sắp tới, bao gồm các kiến thức như khái quát về dân số học, các quy luật phát triển dân số và các quan điểm về dân số, các nguồn số liệu dân số, quy mô và cơ cấu, biến động dân số, dân số và phát triển,... Hi vọng sẽ trở thành nguồn tài liệu bổ ích giúp các bạn học tập và nghiên cứu một cách tốt nhất. Để ôn tập hiệu quả các bạn có thể ôn theo từng phần trong bộ câu hỏi này bằng cách trả lời các câu hỏi và xem lại đáp án và lời giải chi tiết. Sau đó các bạn hãy chọn mục "Thi thử" để hệ thống lại kiến thức đã ôn. Chúc các bạn thành công!
Chọn hình thức trắc nghiệm (25 câu/45 phút)
Chọn phần
-
Câu 1:
Đặc điểm của tỷ suất chết thô:
A. Phụ thuộc vào cơ cấu dân số, không phản ánh đầy đủ trình độ phát triển kinh tế xã hội, mức sống và thành tựu y tế
B. Là chỉ số đơn giản dễ thành lập và thông dụng
C. Người ta ghi nhận có sự khác biệt lớn giữa các nhóm nước phát triển và đang phát triển, nhưng có sự khác biệt rất ít giữa các vùng và các nước riêng biệt
D. Có sự thay đổi theo thời kỳ của lịch sử phát triển của xã hội loài người
-
Câu 2:
Để so sánh mức độ chết giữa các nước, giữa các thời kỳ thì dùng chỉ số:
A. Tỷ suất chết thô
B. Tỷ suất chết đặc trưng theo tuổi
C. Tỷ suất chết trẻ em dưới 1 tuổi
D. Tỷ suất chết mẹ
-
Câu 3:
Chỉ số nào ảnh hưởng rất lớn đến mức chết chung và tuổi thọ bình quân của người dân:
A. Tỷ suất chết thô
B. Tỷ suất chết đặc trưng theo tuổi
C. Tỷ suất chết trẻ em dưới 1 tuổi
D. Tỷ suất chết trẻ em dưới 5 tuổi
-
Câu 4:
Chỉ tiêu tốt nhất đo lường mức chết của trẻ em là:
A. Tỷ suất chết thô
B. Tỷ suất chết đặc trưng theo tuổi
C. Tỷ suất chết trẻ em dưới 1 tuổi
D. Tỷ suất chết trẻ em dưới 5 tuổi
-
Câu 5:
Ở dân số bình thường, chết theo tuổi cao nhất ở lứa tuổi nào?
A. 0 tuổi
B. 10 tuổi
C. 24 tuổi
D. 60 tuổi
-
Câu 6:
Ở dân số bình thường, chết theo tuổi thấp nhất ở lứa tuổi nào?
A. 0 tuổi
B. 10 – 14 tuổi
C. 15 – 60 tuổi
D. > 60 tuổi
-
Câu 7:
Tỷ suất chết mẹ là:
A. Phản ánh mức độ chết của các bà mẹ do những nguyên nhân có liên quan đến thai sản, sinh đẻ
B. Phản ánh mức độ chết của các bà mẹ
C. Phản ánh mức độ chết các bà mẹ do những nguyên nhân khác nhau
D. Phản ánh mức độ chết của các bà mẹ do tất cả nguyên nhân
-
Câu 8:
Chết theo tuổi của dân số được gọi là bình thường khi biểu đồ có dạng:
A. Chữ U
B. Chữ J
C. Chữ V
D. A và B đúng
-
Câu 9:
Sức khỏe không phải chỉ là không có bệnh tật hoặc là tàn phế mà là:
A. Một tình trạng thoải mái hoàn toàn về thể chất, tâm thần và xã hội
B. Một tình trạng thoải mái hoàn toàn về thể chất và xã hội.
C. Một tình trạng thoải mái hoàn toàn về tâm thần và xã hội.
D. Một tình trạng thoải mái hoàn toàn về thể chất và tâm thần
-
Câu 10:
Định nghĩa GDSK bao gồm:
A. 2 lĩnh vực
B. 1 lĩnh vực
C. 4 lĩnh vực
D. 3 lĩnh vực
-
Câu 11:
Giáo dục sức khỏe là một quá trình:
A. Cung cấp thông tin
B. Nhận thông tin
C. Cung cấp thông tin và nhận phản hồi
D. Dạy và học
-
Câu 12:
Trung tâm của các chương trình giáo dục sức khỏe là:
A. Dự phòng bệnh tật
B. Nâng cao sức khỏe cho cộng đồng
C. Điều trị và dự phòng bệnh tật.
D. Tìm ra nhũng nhu cầu chăm sóc sức khỏe của các cá nhân, gia đình và cộng đồng
-
Câu 13:
Giáo dục sức khỏe được thực hiện bởi:
A. Điều dưỡng viên
B. Cán bộ y tế nói chung
C. Bác sĩ
D. Thầy cô giáo
-
Câu 14:
Nâng cao sức khỏe là một quá trình tạo cho nhân dân có khả năng:
A. Tăng thêm sức khỏe
B. Kiểm sóat sức khỏe
C. Cải thiện sức khỏe
D. Kiểm sóat và cải thiện sức khỏe
-
Câu 15:
Chính nhờ sự hiểu biết được lý do của hành vi, ta có thể:
A. Điều chỉnh hành vi trở thành có lợi cho sức khỏe
B. Đưa ra đề tài thay đổi và những giải pháp hợp lý cho vấn đề đó
C. Thay đổi hành vi của một cá thể
D. Thay đổi các tập quán văn hóa
-
Câu 16:
Để người dân có kiến thức về BVSK, một số bệnh tật, phòng bệnh, các yếu tố ảnh hưởng đến sức khỏe để dự phòng, nhà nước cần phải:
A. Nâng cao trình độ văn hóa
B. Phát triển kinh tế xã hội
C. Nâng cao trình độ văn hóa và tiến hành công tác tuyên truyền GDSK
D. Tuyên truyền GDSK rộng khắp
-
Câu 17:
Để tạo được sức khỏe cho con người, cần phải:
A. GDSK và phối hợp các ngành, đoàn thể xã hội
B. Nâng cao nhận thức tự bảo vệ sức khỏe cho mọi người
C. GDSK, hợp tác liên ngành với ngành y tế và gây sự chuyển biến quan tâm của toàn xã hội
D. Xã hội hóa ngành y tế
-
Câu 18:
GDSK giúp mọi người:
A. Hiểu rõ hành vi ảnh hưởng đến sức khỏe của họ.
B. Hiểu rõ hành vi ảnh hưởng đến sức khỏe của họ, khuyên bảo, động viên và vận động họ chọn một cuộc sống lành mạnh.
C. Chon một cuộc sống lành mạnh, không có bệnh tật.
D. Nâng cao tuổi thọ.
-
Câu 19:
Mục đích chủ yếu của GDSK là nhằm giúp cho mọi người:
A. Biết cách tìm đến các dịch vụ y tế khi ốm đau, bệnh tật
B. Đạt được sức khỏe bằng chính những hành động và nỗ lực của bản thân mình
C. Hiểu được kiến thức về phát hiện bệnh sớm và đi điều trị sớm
D. Nâng cao tuổi thọ và giảm tỉ lệ tử vong ở một số bệnh
-
Câu 20:
Thông qua việc giáo dục sức khỏe, cá nhân và cộng đồng phải ngoại trừ:
A. Tự chịu trách nhiệm về mọi hoạt động bảo vệ sức khỏe
B. Tự quyết định lấy những biện pháp bảo vệ sức khỏe thích hợp
C. Tự quyết định lấy những phương pháp điều trị y tế phù hợp
D. Biết sử dụng hợp lý những dịch vụ y tế
-
Câu 21:
GDSK là nội dung thứ hai trong các nội dung CSSKBĐ:
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 22:
GDSK là hình thức cung cấp thông tin một chiều:
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 23:
GDSK tạo ra những hòan cảnh giúp mọi người tự giáo dục mình:
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 24:
Giáo dục sức khỏe là chức năng tự nguyệncủa mọi loại cán bộ y tế và của mọi cơ quan y tế ở bất cứ cấp nào, thuộc bất cứ chuyên ngành nào:
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 25:
Kế hoạch và chương trình GDSK không nên được lồng ghép với những kế hoạch và chương trình y tế đang được thực hiện tại địa phương:
A. Đúng
B. Sai