490 Câu hỏi trắc nghiệm môn Dân số học
Bộ 490 câu hỏi trắc nghiệm môn Dân số học có đáp án được chia sẻ dành cho các bạn sinh viên chuyên ngành tham khảo ôn tập chuẩn bị cho kì thi sắp tới, bao gồm các kiến thức như khái quát về dân số học, các quy luật phát triển dân số và các quan điểm về dân số, các nguồn số liệu dân số, quy mô và cơ cấu, biến động dân số, dân số và phát triển,... Hi vọng sẽ trở thành nguồn tài liệu bổ ích giúp các bạn học tập và nghiên cứu một cách tốt nhất. Để ôn tập hiệu quả các bạn có thể ôn theo từng phần trong bộ câu hỏi này bằng cách trả lời các câu hỏi và xem lại đáp án và lời giải chi tiết. Sau đó các bạn hãy chọn mục "Thi thử" để hệ thống lại kiến thức đã ôn. Chúc các bạn thành công!
Chọn hình thức trắc nghiệm (25 câu/45 phút)
-
Câu 1:
Sử dụng thuốc an toàn và hợp lý là phải bắt buộc người dân không lạm dụng thuốc và tránh lệ thuộc vào thuốc, phát triển sử dụng thuốc Nam và các biện pháp không dùng thuốc.
A. Đúng.
B. Sai.
-
Câu 2:
Tỷ lệ tăng dân số (%) bình quân năm 1979 – 2009 giảm:
A. 1%
B. 2,2%
C. 1,2%
D. 1,1%
-
Câu 3:
Già hóa dân số là:
A. Quá trình tăng tỷ trọng người già trên 60 tuổi trong tổng số dân
B. Quá trình tăng tỷ trọng người độ tuổi lao động 15-59 trong tổng số dân
C. Quá trình tăng tỷ trọng người dưới 15 tuổi trong tổng số dân
D. Quá trình tăng tỷ lệ người già trên 60 tuổi trong tổng số dân
-
Câu 4:
Để tạo được sức khỏe cho con người, cần phải:
A. GDSK và phối hợp các ngành, đoàn thể xã hội
B. Nâng cao nhận thức tự bảo vệ sức khỏe cho mọi người
C. GDSK, hợp tác liên ngành với ngành y tế và gây sự chuyển biến quan tâm của toàn xã hội
D. Xã hội hóa ngành y tế
-
Câu 5:
Đối tượng được thực hành những điều đã học bằng cách tốt nhất là:
A. Được người làm GDSK hỗ trợ giúp đỡ
B. Giải quyết các vấn đề sức khỏe của chính bản thân họ và cộng đồng
C. Cộng đồng hỗ trợ cho họ nguồn lực
D. Cung cấp kiến thức và kỹ năng cho họ
-
Câu 6:
Những hoạt động của cán bộ y tế và cơ sở y tế có tác dụng giáo dục đối với nhân dân là thể hiện của nguyên tắc:
A. Tính thực tiễn
B. Tính đại chúng
C. Tính trực quan
D. Đối xử cá biệt và bảo đảm tính tập thể
-
Câu 7:
Khái niệm chất lượng dân số của Việt Nam, chất lượng dân số phảo được biểu thị bằng các thuộc tính của dân số bào gồm (chọn câu trả lời đúng nhất):
A. Thuộc tính về thể lực, trí lực, năng lực xã hội và tính năng động xã hội
B. Thuộc về thể lực, trí lực, năng lực xã hội và tái sản sinh xã hội
C. Thuộc về thể lực, trí lực, tái sản sinh xã hội
D. Thuộc về thể lực, trí lực, năng lực làm việc phát triển xã hội
-
Câu 8:
Theo Maslow, khi một loại nhu cầu được đặc biệt quan tâm để thoả mãn thì đối tượng sẽ:
A. Bắt đầu nghĩ đến nhu cầu khác
B. Hành động theo bản năng để đạt được mục đích
C. Tạm thời quên đi những loại nhu cầu khác
D. Hành động theo lý trí để đạt được mục đích
-
Câu 9:
Theo tổng điều tra dân số vào ngày 1 tháng 4 năm 1979 có khoảng bao nhiêu triệu người:
A. 53,742 triệu người
B. 64,375 triệu người
C. 76,323 triệu người
D. Tất cả đều sai
-
Câu 10:
Số công nhân có bằng cấp mới đạt gần:
A. 5%
B. 6%
C. 7%
D. 8%
-
Câu 11:
Yếu tố khách quan gây cản trở trực tiếp đến việc thay đổi hành vi sức khoẻ cá nhân là:
A. Nghề nghiệp và địa vị xã hội các nhân
B. Tác động của gia đình và cộng đồng
C. Điều kiện kinh tế của cá nhân và cộng đồng
D. Do trình độ văn hoá và và tính chất của mỗi cá nhân
-
Câu 12:
Kiến thức và niềm tin giống nhau ở điểm:
A. Được tích luỹ trong suốt cuộc đời
B. Cùng nằm trong một nhóm lý do ảnh hưởng đến hành vi
C. Được kiểm tra trước khi chấp nhận
D. Xuất phát từ học tập và kinh nghiệm cuộc sống
-
Câu 13:
Thuật ngữ dân số học được A.Guilliard dùng đầu tiên vào năm:
A. 1852
B. 1853
C. 1854
D. 1855
-
Câu 14:
Theo nguồn số liệu dân số Việt Nam thì cuộc điều tra dân số toàn miền bắc lần thứ nhất lấy thời điểm điều tra là:
A. 0 giờ ngày 1 tháng 3 năm 1960
B. 0 giờ ngày 1 tháng 4 năm 1974
C. 0 giờ ngày 5 tháng 2 năm 1976
D. 0 giờ ngày 1 tháng 10 năm 1976
-
Câu 15:
Tỷ số giới tính (SR) theo điều tra DS-KHHGĐ năm 2007 là:
A. 104
B. 106
C. 108
D. 111
-
Câu 16:
Tỷ lệ tăng dân số (%) bình quân năm 2009:
A. 1%
B. 1,1%
C. 1,2%
D. 2,2%
-
Câu 17:
Mỗi hành vi của con người là sự biểu hiện cụ thể các yếu tố cấu thành nên nó: kiến thức, niềm tin, thái độ và cách thực hành của người đó trong một tình huống hay một sự việc cụ thể.
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 18:
Chỉ số nghèo khổ (HPI) của Việt Nam xếp hạng:
A. 105/174
B. 106/174
C. 107/174
D. 108/174
-
Câu 19:
Tái sản xuất dân số theo nghĩa rộng đề cập tới vấn đề:
A. Sinh và chết
B. Đi, đến và di cư
C. Sinh, chết và đến
D. Sinh, chết và di cư
-
Câu 20:
Chất lượng dân số là khái niệm tổng hợp, có nội dung rất phong phú liên quan đến mọi mặt của cuộc sống con người. Nó thể hiện:
A. Những nhu cầu thỏa mãn về vật chất cũng như tinh thần của cá nhân, cộng đồng và toàn thể xã hội
B. Sự phát triển dân số, hệ thống chính trị xã hội, lối sống, các giá trị văn hóa, tôn giáo và trình độ phát triển kinh tế của xã hội
C. Trình độ sự phát triển của khoa học kỹ thuật và y tế là có tác động quan trọng nhất
D. Tốc độ phát triển dân số và việc sử dụng các nguồn tài nguyên thiên nhiên là quan trọng nhất
-
Câu 21:
Biện pháp thành công nhất giúp đối tượng thay đổi hành vi sức khoẻ là:
A. Cung cấp thông tin và ý tưởng cho đối tượng thực hiện hành vi sức khoẻ
B. Dùng sức ép buộc đối tượng phải thay đổi hành vi
C. Tạo ra dư luận cộng đồng để gây tác động đến đối tượng
D. Gặp đối tượng thảo luận vấn đề và tạo ra sự tự nhận thức để giải quyết vấn đề sức khoẻ của họ
-
Câu 22:
Tháp dân số mở rộng:
A. Thể hiện mức sinh cao, tuổi thọ trung bình thấp
B. Mức sinh có xu hướng giảm, tuổi thọ trung bình tăng cao
C. Có mức sinh thấp, tuổi thọ trung bình cao
D. Có mức sinh cao, tuổi thọ trung bình cao
-
Câu 23:
GDSK là nội dung thứ hai trong các nội dung CSSKBĐ:
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 24:
Tốc độ tăng dân số trung bình năm 2010 của Việt Nam là:
A. 1,26%
B. 1,4%
C. 1,2%
D. 1,05%
-
Câu 25:
Mọi hoạt động của đối tượng trong học tập và thực hành sẽ do:
A. Tập thể chịu trách nhiệm kiểm soát
B. Trạm y tế kiểm soát và điều chỉnh
C. Người làm GDSK chi phối điều khiển
D. Đối tượng tự chịu trách nhiệm, tự kiểm soát và tự điều chỉnh