1000+ câu trắc nghiệm thi viên chức ngành Y tế
Tổng hợp 1000+ câu trắc nghiệm "Ôn thi viên chức ngành Y tế" có đáp án nhằm giúp bạn ôn tập và luyện thi viên chức 2020 đạt kết quả cao. Để ôn tập hiệu quả các bạn có thể ôn theo từng phần trong bộ câu hỏi này bằng cách trả lời các câu hỏi và xem lại đáp án và lời giải chi tiết. Sau đó các bạn hãy chọn mục "Tạo đề ngẫu nhiên" để hệ thống lại kiến thức đã ôn tập nhé!. Chúc các bạn thành công!
Chọn hình thức trắc nghiệm (30 câu/30 phút)
Chọn phần
-
Câu 1:
Theo Luật Dược số 105/2016/QH13, Cơ sở kinh doanh dược có các trách nhiệm báo cáo Bộ Y tế hoặc Sở Y tế và thực hiện các nghĩa vụ theo quy định của pháp luật trong trường hợp tạm dừng hoạt động bao nhiêu tháng trở lên?
A. 06 tháng trở lên hoặc chấm dứt hoạt động
B. 03 tháng trở lên
C. 12 tháng trở lên
D. 24 tháng trở lên
-
Câu 2:
Theo Luật Dược số 105/2016/QH13, Cơ sở kinh doanh dược có các trách nhiệm lưu giữ chứng từ, tài liệu có liên quan đến từng lô thuốc, nguyên liệu làm thuoc trong thời gian ít nhất là bao nhiêu năm kể từ ngày thuốc, nguyên liệu làm thuốc hết hạn dùng?
A. 01 năm
B. 02 năm
C. 03 năm
D. 04 năm
-
Câu 3:
Theo Luật Dược số 105/2016/QH13, Cơ sở kinh doanh dược có các trách nhiệm ghi rõ thông tin gì cho người sử dụng trong trường hợp bán lẻ thuốc không đựng trong bao bị ngoài của thuốc?
A. tên thuốc, hàm lượng
B. tên thuốc, hàm lượng, hạn dùng
C. hàm lượng, hạn dùng
D. hạn dùng
-
Câu 4:
Theo Luật Dược số 105/2016/QH13, Cơ sở kinh doanh dược có các trách nhiệm bán thuốc nào tại cơ sở bán lẻ thuốc khi cỏ đơn thuốc?
A. thuốc kê đơn
B. thuốc không kê đơn
C. bất kể thuốc nào
D. biệt dược
-
Câu 5:
Theo Luật Dược số 105/2016/QH13, Cơ sở kinh doanh dược có các trách nhiệm niêm yết nội dung gì sau đây tại nơi giao dịch hoặc nơi bán thuốc của cơ sở kinh doanh dược?
A. giá bán lẻ bằng đồng Việt Nam
B. giá bán buôn bằng đồng Việt Nam
C. giá bán buôn, bán lẻ bằng đồng Việt Nam
D. cả 3 đáp án trên đều sai
-
Câu 6:
Theo Luật Dược số 105/2016/QH13, Cơ sở sản xuất thuốc, nguyên liệu làm thuốc có các quyền nào sau đây?
A. Nghiên cứu, sản xuất thử; sản xuất thuốc, nguyên liệu làm thuốc; nhượng quyền và nhận nhượng quyền sản xuất; gia công và nhận gia công thuốc, nguyên liệu làm thuốc
B. Đăng ký lưu hành thuốc, nguyên liệu làm thuốc; chuyển sở hữu giấy đăng ký lưu hành thuốc, nguyên liệu làm thuốc; đề nghị thu hồi giấy đăng ký lưu hành thuốc, nguyên liệu làm thuốc mà cơ sở để sản xuất; đề nghị thu hồi thuốc, nguyên liệu làm thuốc
C. Nhập khẩu, mua nguyên liệu làm thuốc để phục vụ sản xuất; nhập khẩu thuốc, nguyên liệu làm thuốc để phục vụ nghiên cứu, kiểm nghiệm, sử dụng làm mẫu đăng ký lưu hành thuốc của cơ sở
D. Cả 3 ý trên đều đúng
-
Câu 7:
Theo Luật Dược số 105/2016/QH13, Cơ sở sản xuất thuốc, nguyên liệu làm thuốc có các trách nhiệm nào sau đây?
A. Sản xuất thuốc, nguyên liệu làm thuốc theo đúng quy trình sản xuất và tiêu chuẩn chất lượng đã đăng ký hoặc công bố
B. Chịu trách nhiệm về nguồn gốc, chất lượng thuốc, nguyên liệu làm thuốc do cơ sở sản xuất và chỉ được phép xuất xưởng thuốc, nguyên liệu làm thuốc đạt tiêu chuẩn chất lượng đã đăng ký
C. Theo dõi chất lượng, an toàn, hiệu quả của thuốc, nguyên liệu làm thuốc do cơ sở sản xuất trong thời gian lưu hành trên thị trường và thu hồi thuốc, nguyên liệu làm thuốc theo quy định
D. Cả 3 ý trên đều đúng
-
Câu 8:
Theo Luật Dược số 105/2016/QH13, Cơ sở xuất khẩu, nhập khẩu thuốc, nguyên liệu làm thuốc có các quyền nào sau đây?
A. Nhập khẩu thuốc, nguyên liệu làm thuốc quy định
B. Đăng ký lưu hành thuốc, nguyên liệu làm thuốc; chuyển sở hữu giấy đăng ký lưu hành thuốc, nguyên liệu làm thuốc; đề nghị thu hồi giấy đăng ký lưu hành thuốc, nguyên liệu làm thuốc; đề nghị thu hồi thuốc, nguyên liệu làm thuốc theo quy định
C. Xuất khẩu thuốc, nguyên liệu làm thuốc quy định
D. Cả 3 ý trên đều đúng
-
Câu 9:
Theo Luật Duợc số 105/2016/QH13, Nguyên liệu làm thuốc phải đăng ký trước khi lưu hành tại Việt Nam, trừ trường hợp sau đây?
A. Nguyên liệu làm thuốc là dược chất để sản xuất thuốc theo hồ sơ đăng ký thuốc đa có giấy đăng ký lưu hành tại Việt Nam
B. Nguyên liệu làm thuốc được nhập khẩu theo quy định
C. Đáp án 1 và 2 đúng
D. Đáp án 1 và 2 sai
-
Câu 10:
Theo Luật Dược số 105/2016/QH13, Cơ sở được đứng tên đăng ký thuốc, nguyên liệu làm thuốc trong trường hợp nào sau đây?
A. Cơ sở có hoạt động sản xuất, bán buôn, xuất khẩu, nhập khẩu thuốc, nguyên liệu làm thuốc tại Việt Nam
B. Cơ sở kinh doanh thuốc, nguyên liệu làm thuốc của nước ngoài có văn phòng đại diện tại Việt Nam
C. Đáp án 1 và 2 đúng
D. Đáp án 1 và 2 sai
-
Câu 11:
Theo Luật Dược số 105/2016/QH13, Thuốc, nguyên liệu làm thuốc được cấp giấy đăng ký lưu hành tại Việt Nam khi đáp ứng các yêu cầu nào sau đây?
A. Bảo đảm yêu cầu về an toàn, hiệu quả
B. Được sản xuất tại cơ sở sản xuất thuốc, nguyên liệu làm thuốc đáp ứng điều kiện theo quy định
C. Được sản xuất theo quy trình sản xuất thuốc, nguyên liệu làm thuốc và đạt tiêu chuẩn chất lượng theo quy định
D. Cả 3 ý trên đều đúng
-
Câu 12:
Theo Luật Dược số 105/2016/QH13, Đối với thuốc, nguyên liệu làm thuốc nhập khẩu khi đăng ký lưu hành tại Việt Nam, cơ sở sản xuất thuốc, nguyên liệu làm thuốc tại nước ngoài phải được đánh giá việc đáp ứng thực hành tốt sản xuất theo một trong các hình thức nào sau đây?
A. Thẩm định hồ sơ liên quan đến điều kiện sản xuất
B. Công nhận, thừa nhận lẫn nhau về kết quả thanh tra, kiểm tra của cơ quan quản lý nhà nước về dược đối với yêu cầu đáp ứng thực hành tốt sản xuất thuốc, nguyên liệu làm thuốc
C. Kiểm tra tại cơ sở sản xuất thuốc, nguyên liệu làm thuốc
D. Cả 3 ý trên đều đúng
-
Câu 13:
Theo Luật Dược số 105/2016/QH13, Thuốc, nguyên liệu làm thuốc được đăng ký theo một trong các hình thức nào sau đây?
A. Cấp giấy đăng ký lưu hành thuốc, nguyên liệu làm thuốc
B. Gia hạn giấy đăng ký lưu hành thuốc, nguyên liệu làm thuốc
C. Thay đổi, bổ sung giấy đăng ký lưu hành thuốc, nguyên liệu làm thuốc
D. Cả 3 ý trên đều đúng
-
Câu 14:
Theo Luật Dược số 105/2016/QH13, việc cấp giấy đăng ký lưu hành thuốc, nguyên liệu làm thuốc cho thuốc, nguyên liệu làm thuốc chưa được cấp giấy đăng ký lưu hành tại đâu?
A. Việt Nam
B. Quốc tế
C. Khu vực
D. Thế giới
-
Câu 15:
Theo Luật Dược số 105/2016/QH13, việc cấp giấy đăng ký lưu hành thuốc, nguyên liệu làm thuốc cho thuốc đã được cấp giây đăng ký lưu hành nhưng có thay đổi về thông tin gì?
A. thành phần dược chất, dược liệu
B. hàm lượng, nồng độ hoặc khối lượng các thành phần dược chất, dược liệu có tác dụng
C. dạng bào chế; đường dùng; cơ sở sản xuất, trừ trường hợp thay đổi cơ sở đóng gói thứ cấp, cơ sở xuất xưởng, địa điểm xuất xưởng
D. cả 3 ý trên đều đúng
-
Câu 16:
Theo Luật Dược số 105/2016/QH13, việc cấp giấy đăng ký lưu hành thuốc, nguyên liệu làm thuốc được thực hiện cho nguyên liệu làm thuốc đã được cấp giấy đăng ký lưu hành nhưng có thay đổi về cơ sở sản xuất, trừ trường hợp thay đổi thông tin gì?
A. cơ sở đóng gói thứ cấp
B. cơ sở xuất xưởng
C. địa điểm xuất xưởng
D. cả 3 ý trên đều đúng
-
Câu 17:
Theo Luật Dược số 105/2016/QH13, việc Gia hạn giấy đăng ký lưu hành thuốc, nguyên liệu làm thuốc được thực hiện khi nào?
A. giấy đăng ký lưu hành hết thời hạn hiệu lực bao gồm cả thuốc, nguyên liệu làm thuốc có thay đổi về hồ sơ hành chính tại thời điểm đăng ký gia hạn
B. giấy đăng ký lưu hành bị mất
C. giấy đăng ký lưu hành bị hỏng
D. giấy đăng ký lưu hành sai thông tin
-
Câu 18:
Theo Luật Dược số 105/2016/QH13, Thời hạn cấp, gia hạn hoặc thay đổi, bổ sung giấy đăng ký lưu hành thuốc, nguyên liệu làm thuốc là không quá bao nhiêu tháng kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đối với việc cập giấy đăng ký lưu hành thuốc, nguyên liệu làm thuốc?
A. 03 tháng
B. 06 tháng
C. 12 tháng
D. 24 tháng
-
Câu 19:
Theo Luật Dược số 105/2016/QH13, Thời hạn cấp, gia hạn hoặc thay đổi, bổ sung gìẩy đăng ký lưu hành thuốc, nguyên liệu làm thuốc là không quá bao nhiêu tháng tháng kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đối với việc gia hạn, thay đổi, bổ sung giấy đăng ký lưu hành thuốc, nguyên liệu làm thuốc?
A. 03 tháng
B. 06 tháng
C. 12 tháng
D. 24 tháng
-
Câu 20:
Theo Luật Dược số 105/2016/QH13, Thời hạn hiệu lực của giấy đăng ký lưu hành thuốc, nguyên liệu làm thuốc là bao nhiêu năm kể từ ngày cấp hoặc gia hạn?
A. 03 năm
B. 04 năm
C. 05 năm
D. 06 năm
-
Câu 21:
Theo Luật Dược số 105/2016/QH13, Thời hạn hiệu lực của giấy đăng ký lưu hành thuốc là bao nhiêu năm kể từ ngày cấp đối với thuốc có yêu cầu tiếp tục theo dõi an toàn, hiẹu quả?
A. 03 năm
B. 04 năm
C. 05 năm
D. 06 năm
-
Câu 22:
Theo Luật Dược số 105/2016/QH13, Giấy đăng ký lưu hành thuốc, nguyên liệu làm thuốc bị thu hồi trong trường hợp nào sau đây?
A. Thuốc bị thu hồi do vi phạm ở mức độ 1
B. Thuốc nhập khẩu bị cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài thu hồi Giấy chứng nhận sản phẩm dược phẩm mà giấy đó là căn cứ để Bộ Y tế cấp giấy đăng ký lưu hành thuốc, nguyên liệu làm thuốc tại Việt Nam
C. Giấy đăng ký lưu hành thuốc, nguyên liệu làm thuốc được cấp dựa trên hồ sơ giả mạo
D. Cả 3 ý trên đều đúng
-
Câu 23:
Theo Luật Dược số 105/2016/QH13, Giấy đăng ký lưu hành thuốc, nguyên liệu làm thuốc bị thu hồi trong trường hợp nào sau đây?
A. Trong thời hạn 60 tháng có 02 lô thuốc bị thu hồi bắt buộc do vi phạm ở mức độ 2 hoặc 03 lô thuốc trở lên vi phạm chất lượng
B. Trong thời hạn 60 tháng có 03 lô thuốc bị thu hồi bắt buộc do vi phạm ở mức độ 2 hoặc 03 lô thuốc trở lên vi phạm chất lượng
C. Trong thời hạn 60 tháng có 02 lô thuốc bị thu hồi bắt buộc do vi phạm ở mức độ 3 hoặc 03 lô thuốc trở lên vi phạm chất lượng
D. Trong thời hạn 60 tháng có 02 lô thuốc bị thu hồi bắt buộc do vi phạm ở mức độ 2 hoặc 02 lô thuốc trở lên vi phạm chất lượng
-
Câu 24:
Theo Luật Dược số 105/2016/QH13, Các loại thuốc, nguyên liệu làm thuốc lưu hành trên thị trường bao gồm?
A. Thuốc, nguyên liệu làm thuốc đã được cấp giấy đăng ký lưu hành
B. Thuốc, nguyên liệu làm thuốc nhập khẩu
C. Thuốc, nguyên liệu làm thuốc sản xuất trong nước được phép tiếp tục lưu hành đến hết hạn dùng trong trường hợp được sản xuất trước ngày giấy đăng ký lưu hành hết thời hạn hiệu lực
D. Cả 3 ý trên đều đúng
-
Câu 25:
Theo Luật Dược số 105/2016/QH13, Thuốc lưu hành trên thị trường phải đáp ứng mấy yêu cầu?
A. 2
B. 3
C. 4
D. 5
-
Câu 26:
Theo Luật Dược số 105/2016/QH13, Thuốc lưu hành trên thị trường phài đáp ứng yêu cầu nào sau đây?
A. Đạt tiêu chuẩn chất lượng và bảo đảm về an toàn, hiệu quả
B. Đáp ứng yêu cầu về nhãn thuốc và các quy định khác của pháp luật có liên quan
C. Vật liệu bao bì và dạng đóng gói phải đáp ứng yêu cầu bảo đảm chất lượng thuốc
D. Cả 3 ý trên đều đúng
-
Câu 27:
Theo Luật Dược số 105/2016/QH13, Thuốc chưa có giấy đăng ký lưu hành thuốc tại Việt Nam được cấp phép nhập khẩu và chỉ được nhập khẩu không quá số lượng ghi trong giây phép nhập khẩu trong trường hợp nào sau đây?
A. Có chứa dược chất chưa cố giấy đăng ký lưu hành thuốc hoặc đã có giấy đăng ký lưu hành thuốc nhưng thuốc chưa đáp ứng đủ cho nhu cầu điều trị
B. Có chứa dược liệu lần đầu sử dụng làm thuốc tại Việt Nam hoặc đã từng sử dụng làm thuốc tại Việt Nam nhưng thuốc chưa đáp ứng đủ cho nhu cầu điều trị
C. Đáp ứng nhu cầu cấp bách cho quốc phòng, an ninh, phòng, chống dịch bệnh, khắc phục hậu quả thiên tai, thảm họa, nhu cầu điều trị đặc biệt
D. Cả 3 ý trên đều đúng
-
Câu 28:
Theo Luật Dược số 105/2016/QH13, Nguyên liệu làm thuốc là dược chất chưa có giấy đăng ký lưu hành tại Việt Nam được cấp phép nhập khẩu và chỉ được nhập khẩu không quá số lượng ghi trong giấy phép nhập khẩu trong trường hợp nào sau đây?
A. Để làm mẫu đăng ký, mẫu kiểm nghiệm, nghiên cứu thuốc, tham gia trưng bày tại triển lãm, hội chợ
B. Để sản xuất thuốc xuất khẩu, thuốc phục vụ yêu cầu quổc phòng, an ninh, phòng, chống dịch bệnh, khắc phục hậu quả thiên tai, thảm họa
C. Đáp án 1 và 2 đúng
D. Đáp án 1 và 2 sai
-
Câu 29:
Theo Luật Dược số 105/2016/QH13, nhãn của thuốc cổ truyền thuộc Danh Mục bí mật của Nhà nưỏc và của thuốc gia truyền được phép không thể hiện một số thành phần dược liệu, hàm lượng, khối lượng dược liệu và phải có dòng chữ nào?
A. “Công thức sản xuất thuốc là bí mật nhà nước” hoặc “Công thức sản xuất thuốc là bí mật gia truyền”
B. “Công thức sản xuất thuốc là bí mật”
C. “Công thức sản xuất thuốc là bí mật gia truyền”
D. “Công thức sản xuất thuốc là đặc biệt”
-
Câu 30:
Theo Luật Dược số 105/2016/QH13, Thuốc bị thu hồi trong trường hợp nào sau đây?
A. Không thuộc trường hợp được phép lưu hành
B. Giấy đăng ký lưu hảnh thuốc bị thu hồi
C. Thuốc không đạt tiêu chuẩn chất lượng, thuốc sản xuất từ nguyên liệu làm thuốc không đạt tiêu chuân chất lượng
D. Cả 3 ý trên đều đúng