1000+ câu trắc nghiệm thi viên chức ngành Y tế
Tổng hợp 1000+ câu trắc nghiệm "Ôn thi viên chức ngành Y tế" có đáp án nhằm giúp bạn ôn tập và luyện thi viên chức 2020 đạt kết quả cao. Để ôn tập hiệu quả các bạn có thể ôn theo từng phần trong bộ câu hỏi này bằng cách trả lời các câu hỏi và xem lại đáp án và lời giải chi tiết. Sau đó các bạn hãy chọn mục "Tạo đề ngẫu nhiên" để hệ thống lại kiến thức đã ôn tập nhé!. Chúc các bạn thành công!
Chọn hình thức trắc nghiệm (30 câu/30 phút)
Chọn phần
-
Câu 1:
Theo Luật Bảo hiểm y tế số 25/2008/QH12, tổ chức bảo hiểm y tế có trách nhiệm nào sau đây?
A. Tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật về bảo hiểm y tế
B. Hướng dẫn hồ sơ, thủ tục, tổ chức thực hiện chế độ bảo hiểm y tế bảo đảm nhanh chóng, đơn giản và thuận tiện cho người tham gia bảo hiểm y tế
C. Thu tiền đóng bảo hiểm y tế và cấp thẻ bảo hiểm y tế
D. Cả 3 ý trên đều đúng
-
Câu 2:
Theo Luật Bảo hiểm y tế số 25/2008/QH12, tổ chức bảo hiểm y tế có trách nhiệm nào sau đây?
A. Quản lý, sử dụng quỹ bảo hiểm y tế
B. Ký hợp đồng khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh
C. Thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế
D. Cả 3 ý trên đều đúng
-
Câu 3:
Theo Luật Bảo hiểm y tế số 25/2008/QH12, việc kiểm tra chất lượng khám bệnh, chữa bệnh; giám định bảo hiểm y tế là trách nhiệm của ai?
A. tổ chức bảo hiểm y tế
B. tổ chức, cá nhân đóng bảo hiểm y tế
C. người tham gia bảo hiểm y tế
D. cơ sở khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế
-
Câu 4:
Theo Luật Bảo hiểm y tế số 25/2008/QH12, việc tổ chức thực hiện công tác thống kê, báo cáo về bảo hiểm y tế là trách nhiệm của ai?
A. tổ chức bảo hiểm y tế
B. tổ chức, cá nhân đóng bảo hiểm y tế
C. người tham gia bảo hiểm y tế
D. cơ sở khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế
-
Câu 5:
Theo Luật Bảo hiểm y tế số 25/2008/QH12, việc giao thẻ bảo hiểm y tế cho người tham gia bảo hiểm y tế là trách nhiệm của ai?
A. tổ chức bảo hiểm y tế
B. tổ chức, cá nhân đóng bảo hiểm y tế
C. người tham gia bảo hiểm y tế
D. cơ sở khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế
-
Câu 6:
Theo Luật Bảo hiểm y tế số 25/2008/QH12, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế có quyền nào sau đây?
A. Yêu cầu tổ chức bảo hiểm y tế cung cấp đầy đủ, chính xác các thông tin có liên quan đến người tham gia bảo hiểm y tế, kinh phí khám bệnh, chữa bệnh cho người tham gia bảo hiểm y tế tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh
B. Được tổ chức bảo hiểm y tế tạm ứng kinh phí và thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh theo hợp đồng khám bệnh, chữa bệnh đã ký
C. Kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý tổ chức, cá nhân vi phạm pháp luật về bảo hiểm y tế
D. Cả 3 ý trên đều đúng
-
Câu 7:
Theo Luật Bảo hiểm y tế số 25/2008/QH12, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế có trách nhiệm nào sau đây?
A. Tổ chức khám bệnh, chữa bệnh bảo đảm chất lượng với thủ tục đơn giản, thuận tiện cho người tham gia bảo hiểm y tế
B. Cung cấp hồ sơ bệnh án, tài liệu liên quan đến khám bệnh, chữa bệnh và thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh của người tham gia bảo hiểm y tế theo yêu cầu của tổ chức bảo hiểm y tế và cơ quan nhà nước có thẩm quyền
C. Quản lý và sử dụng kinh phí từ quỹ bảo hiểm y tế theo đúng quy định của pháp luật
D. Cả 3 ý trên đều đúng
-
Câu 8:
Theo Luật Bảo hiểm y tế số 25/2008/QH12, tổ chức đại diện người lao động và tổ chức đại diện người sử dụng lao động có quyền nào sau đây?
A. Yêu cầu tổ chức bảo hiểm y tế, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh và người sử dụng lao động cung cấp đầy đủ, chính xác thông tin liên quan đến chế độ báo hiểm y tế của người lao động
B. Kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử ìý hành vi vi phạm pháp luật về bảo hiểm y tế làm ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động, người sử dụng lao động
C. Đáp án 1 và 2 đúng
D. Đáp án 1 và 2 sai
-
Câu 9:
Theo Luật Bảo hiểm y tế số 25/2008/QH12, tổ chức đại diện người lao động và tổ chức đại diện người sử dụng lao động có trách nhiệm nào sau đây?
A. Tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật về bảó hiểm y tế đối với người lao động, người sử dụng lao động
B. Tham gia xây dựng, kiến nghị sửa đổi, bổ sung chính sách, pháp luật về bảo hiểm y tế
C. Tham gia giám sát việc thi hành pháp luật về bảo hiểm y tế
D. Cả 3 ý trên đều đúng
-
Câu 10:
Theo Luật Bảo hiểm y tế số 25/2008/QH12, Tranh chấp về bảo hiểm y tế là tranh chấp liên quan đến quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm bảo hiểm y tế giữa các đối tượng nào sau đây?
A. Người tham gia bảo hiểm y tế theo quy định, người đại diện của người tham gia bảo hiểm y tế
B. Tổ chức, cá nhân đóng bảo hiểm y tế theo quy định
C. Tổ chức bảo hiểm y tế
D. Cả 3 ý trên đều đúng
-
Câu 11:
Theo Luật Dược số 105/2016/QH13, Dược là gì?
A. thuốc và nguyên liệu làm thuốc
B. thuốc
C. nguyên liệu làm thuốc
D. cả 3 ý trên đều sai
-
Câu 12:
Theo Luật Dược số 105/2016/QH13, nguyên liệu làm thuốc có nguồn gốc tự nhiên từ thực vật, động vật, khoáng vật và đạt tiêu chuẩn làm thuốc được gọi là gì?
A. Nguyên liệu làm thuốc
B. Dược chất
C. Dược liệu
D. Thuốc
-
Câu 13:
Theo Luật Dược số 105/2016/QH13, chất hoặc hỗn hợp các chất dùng để sản xuất thuốc, có tác dụng dược lý hoặc có tác dụng trực tiếp trong phòng bệnh, chẩn đoán bệnh, chữa bệnh, điều trị bệnh, giảm nhẹ bệnh, điều chỉnh chức năng sinh lý cơ thể người được gọi là gì?
A. Nguyên liệu làm thuốc
B. Dược chất
C. Dược liệu
D. Thuốc
-
Câu 14:
Theo Luật Dược số 105/2016/QH13, thuốc được sản xuất bằng công nghệ hoặc quá trình sinh học từ chất hoặc hỗn hợp các chất cao phân tử có nguồn gốc sinh học bao gồm cả dẫn xuất của máu và huyết tương người được gọi là gì?
A. Sinh phẩm
B. Sinh phẩm tham chiếu
C. Sinh phẩm tương tự
D. Vị thuốc cổ truyền
-
Câu 15:
Theo Luật Dược số 105/2016/QH13, thuốc chứa kháng nguyên tạo cho cơ thể khả năng đáp ứng miễn dịch được dừng với mục đích phòng bệnh, chữa bệnh được gọi là gì?
A. Thuốc generic
B. Thuốc mới
C. Vắc xin
D. Biệt dược gốc
-
Câu 16:
Theo Luật Dược số 105/2016/QH13, thuốc đầu tiên được cấp phép lưu hành trên cơ sở có đầy đủ dữ liệu về chất lượng, an toàn, hiệu quả được gọi là gì?
A. Thuốc generic
B. Thuốc mới
C. Vắc xin
D. Biệt dược gốc
-
Câu 17:
Theo Luật Dược số 105/2016/QH13, Thuốc giả là thuốc được sản xuất thuộc một trong các trường hợp nào sau đây?
A. Không có dược chất, dược liệu
B. Có dược chất không đúng với dược chất ghi trên nhãn hoặc theo tiêu chuẩn đã đăng ký lưu hành hoặc ghi trong giấy phép nhập khẩu
C. Có dược chất, dược liệu nhưng không đúng hàm lượng, nồng độ hoặc khối lượng đã đăng ký lưu hành hoặc ghi trong giấy phép nhập khẩu, trừ thuốc không đạt tiêu chuẩn chất lượng quy định
D. Cả 3 ý trên đều đúng
-
Câu 18:
Theo Luật Dược số 105/2016/QH13, Dược liệu giả là dược liệu thuộc một trong mấy trường hợp?
A. 2
B. 3
C. 4
D. 5
-
Câu 19:
Theo Luật Dược số 105/2016/QH13, Dược liệu giả là dược liệu thuộc một trong trường hợp nào sau đây?
A. Không đúng loài, bộ phận hoặc nguồn gốc được cơ sở kinh doanh cố ý ghi trên nhãn hoặc ghi trong tài liệu kèm theo
B. Bị cố ý trộn lẫn hoặc thay thể bằng thành phần không phải là dược liệu ghi trên nhãn; dược liệu bị cố ý chiết xuất hoạt chất
C. Được sản xuất, trình bày hoặc dán nhân nhằm mạo danh nhà sản xuất, nước sản xuất hoặc nước xuất xứ
D. Cả 3 ý trên đều đúng
-
Câu 20:
Theo Luật Dược số 105/2016/QH13, thuốc để phòng, chẩn đoán, điều trị bệnh hiếm gặp hoặc thuốc không sẵn có theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế được gọi là gì?
A. Thuốc hiếm
B. Thuốc kê đơn
C. Thuốc thiết yếu
D. Thuốc không kê đơn
-
Câu 21:
Theo Luật Dược số 105/2016/QH13, Nhà nước thực hiện dự trữ quốc gia về thuốc và nguyên liệu làm thuốc để sử dụng trong mấy trường hợp?
A. 4
B. 5
C. 6
D. 7
-
Câu 22:
Theo Luật Dược số 105/2016/QH13, Nhà nước thực hiện dự trữ quốc gia về thuốc và nguyên liệu làm thuốc để sử dụng trong trường hợp nào sau đây?
A. Phòng, chống dịch bệnh và khắc phục hậu quả thiên tai, thảm họa
B. Bảo đảm quốc phòng, an ninh
C. Phòng, chẩn đoán và Điều trị các bệnh hiếm gặp
D. Cả 3 ý trên đều đúng
-
Câu 23:
Theo Luật Dược số 105/2016/QH13, cơ quan nào thống nhất quản lý nhà nước về dược?
A. Chính phủ
B. Bộ Y tế
C. Bộ Văn hóa
D. Bộ Tài chính
-
Câu 24:
Theo Luật Dược số 105/2016/QH13, Hội về dược là tổ chức xã hội - nghề nghiệp hoạt động trong lĩnh vực nào?
A. Y học
B. Dược
C. Văn hóa
D. Y tế
-
Câu 25:
Theo Luật Dược số 105/2016/QH13, Hội về dược có các trách nhiệm và quyền hạn nào sau đây?
A. Ban hành quy tắc đạo đức nghề nghiệp trong hành nghề dược trên cơ sở nguyên tắc đạo đức hành nghề dược do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành
B. Tham gia xây dựng, tổ chức triển khai, giảm sát thi hành văn bản quy phạm pháp luật về dược
C. Tham gia giám sát việc hành nghề dược, thực hiện đạo đức hành nghề dược và phản biện xã hội hoạt động liên quan đến dược
D. Cả 3 ý trên đều đúng
-
Câu 26:
Theo Luật Dược số 105/2016/QH13, có bao nhiêu hành vi bị nghiêm cấm liên quan đến lĩnh vực dược?
A. 15
B. 16
C. 17
D. 18
-
Câu 27:
Theo Luật Dược số 105/2016/QH13, hành vi nào bị nghiêm cấm liên quan đến lĩnh vực dược?
A. Kinh doanh dược mà không có Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược hoặc trong thời gian bị đinh chỉ hoạt động hoặc trong thời gian bị tước quyền sử dụng Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược
B. Kinh doanh dược tại nơi không phải là địa điểm kinh doanh dược đã đăng ký
C. Kinh doanh dược không thuộc phạm vi chuyên môn được ghi trong Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược
D. Cả 3 ý trên đều đúng
-
Câu 28:
Theo Luật Dược số 105/2016/QH13, hành vi nào bị nghiêm cấm liên quan đến lĩnh vực dược?
A. Làm giả, sửa chữa hồ sơ, giấy tờ, tài liệu, giấy chứng nhận của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền và tổ chức, cá nhân trong các hoạt động về dược
B. Hành nghề mà không có Chứng chỉ hành nghề dược hoặc trong thời gian bị tước quyền sử dụng Chứng chỉ hành nghề dược tại vị trí công việc
C. Thuê, mượn, cho thuê, cho mượn hoặc cho người khác sử dụng Chứng chỉ hành nghề dược, Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược để hành nghề hoặc kinh doanh dược
D. Cả 3 ý trên đều đúng
-
Câu 29:
Theo Luật Dược số 105/2016/QH13, hành vi kinh doanh dược nào bị nghiêm cấm?
A. Kinh doanh thuốc giả, nguyên liệu làm thuốc giả
B. Kinh doanh thuốc, nguyên liệu làm thuốc không đạt tiêu chuẩn chất lượng
C. Kinh doanh thuốc, nguyên liệu làm thuốc thuộc danh mục thuốc, nguyên liệu làm thuốc cần nhập khẩu, cấm sản xuất
D. Cả 3 ý trên đều đúng
-
Câu 30:
Theo Luật Dược số 105/2016/QH13, Lĩnh vực ưu tiên trong phát triển công nghiệp dược gồm?
A. Nghiên cứu sản xuất nguyên liệu làm thuốc từ nguồn dược liệu sẵn có tại Việt Nam để phục vụ công nghiệp bào chế, sản xuất thuốc dược liệu, thuốc cổ truyền
B. Sản xuất thuốc ngay khi hết hạn bằng sáng chế hoặc các độc quyền có liên quan, vắc xin, sinh phẩm, dược liệu, thuốc dược liệu, thuốc cổ truyền, thuốc hiếm
C. Phát triển nguồn dược liệu, vùng nuôi trồng dược liệu; bảo tồn nguồn gen và phát triển những loài, chủng loại dược liệu quý, hiếm, đặc hữu
D. Cả 3 ý trên đều đúng