1000+ câu trắc nghiệm thi viên chức ngành Y tế
Tổng hợp 1000+ câu trắc nghiệm "Ôn thi viên chức ngành Y tế" có đáp án nhằm giúp bạn ôn tập và luyện thi viên chức 2020 đạt kết quả cao. Để ôn tập hiệu quả các bạn có thể ôn theo từng phần trong bộ câu hỏi này bằng cách trả lời các câu hỏi và xem lại đáp án và lời giải chi tiết. Sau đó các bạn hãy chọn mục "Tạo đề ngẫu nhiên" để hệ thống lại kiến thức đã ôn tập nhé!. Chúc các bạn thành công!
Chọn hình thức trắc nghiệm (30 câu/30 phút)
Chọn phần
-
Câu 1:
Theo Luật Bảo hiểm y tế số 25/2008/QH12, đâu là Chính sách của Nhà nước về bảo hiểm y tế?
A. Nhà nước đóng hoặc hỗ trợ tiền đóng bảo hiểm y tế cho người có công với cách mạng và một số nhóm đối tượng xã hội
B. Nhà nước có chính sách ưu đãi đối với hoạt động đầu tư từ quỹ bảo hiểm y tế để bảo toàn và tăng trưởng quỹ. Nguồn thu của quỹ và số tiền sinh lời từ hoạt động đầu tư từ quỹ bảo hiểm y tế được miễn thuế
C. Nhà nước tạo điều kiện để tổ chức, cá nhân tham gia bảo hiểm y tế hoặc đóng bảo hiểm y tế cho các nhóm đối tượng
D. Cả 3 ý trên đều đúng
-
Câu 2:
Theo Luật Bảo hiểm y tế số 25/2008/QH12, cơ quan nào thống nhất quản lý nhà nước về bảo hiểm y tế?
A. Chính phủ
B. Bộ Y tế
C. Uỷ ban nhân dân
D. Sở Y tế
-
Câu 3:
Theo Luật Bảo hiểm y tế số 25/2008/QH12, cơ quan nào chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về bảo hiểm y tế?
A. Chính phủ
B. Bộ Y tế
C. Uỷ ban nhân dân
D. Sở Y tế
-
Câu 4:
Theo Luật Bảo hiểm y tế số 25/2008/QH12, Định kỳ bao nhiêu năm, Kiểm toán nhà nước thực hiện kiểm toán quỹ bảo hiểm y tế và báo cáo kết quả với Quốc hội?
A. 2 năm
B. 3 năm
C. 4 năm
D. 5 năm
-
Câu 5:
Theo Luật Bảo hiểm y tế số 25/2008/QH12, có bao nhiêu hành vi bị nghiêm cấm liên quan đến bảo hiểm y tế?
A. 6
B. 7
C. 8
D. 9
-
Câu 6:
Theo Luật Bảo hiểm y tế số 25/2008/QH12, hành vi nào bị nghiêm cấm liên quan đến bảo hiểm y tế?
A. Không đóng hoặc đóng bảo hiểm y tế không đầy đủ theo quy định
B. Gian lận, giả mạo hồ sơ, thẻ bảo hiểm y tế
C. Sử dụng tiền đóng bảo hiểm y tế, quỹ bảo hiểm y tế sai mục đích
D. Cả 3 ý trên đều đúng
-
Câu 7:
Theo Luật Bảo hiểm y tế số 25/2008/QH12, hành vi nào bị nghiêm cấm liên quan đến bảo hiểm y tế?
A. Cản trở, gây khó khăn hoặc làm thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của người tham gia bảo hiểm y tế và của các bên liên quan đến bảo hiểm y tế
B. Cố ý báo cáo sai sự thật, cung cấp sai lệch thông tin, số liệu về bảo hiểm y tế
C. Lợi dụng chức vụ, quyền hạn, chuyên môn, nghiệp vụ để làm trái với quy định của pháp luật về bảo hiểm y tế
D. Cả 3 ý trên đều đúng
-
Câu 8:
Theo Luật Bảo hiểm y tế số 25/2008/QH12, đâu là Đối tượng tham gia bảo hiểm y tế?
A. Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 3 tháng trô lên theo quy định của pháp luật về lao động
B. Người lao động là người quản lý doanh nghiệp hưởng tiền lương, tiền công theo quy định của pháp luật về tiền lương, tiền công; cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của pháp luật
C. Sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ và sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn, kỹ thuật đang công tác trong lực lượng Công an nhân dân
D. Cả 3 ý trên đều đúng
-
Câu 9:
Theo Luật Bảo hiểm y tế số 25/2008/QH12, đâu là Đối tượng tham gia bảo hiểm y tế?
A. Cán bộ xã, phường, thị trấn đã nghỉ việc đang hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội hằng tháng
B. Cán bộ xã, phường, thị trấn đi nghỉ việc đang hưởng trợ cấp từ ngân sách nhà nước hằng tháng
C. Người đang hưởng trợ cấp thất nghiệp
D. Cả 3 ý trên đều đúng
-
Câu 10:
Theo Luật Bảo hiểm y tế số 25/2008/QH12, Mức đóng bảo hiểm y tế hằng tháng của Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 3 tháng trở lên là bao nhiêu?
A. tối đa bằng 6% mức tiền lương, tiền công tháng của người lao động
B. tối thiểu bằng 6% mức tiền lương, tiền công tháng của người lao động
C. tối đa bằng 5% mức tiền lương, tiền công tháng của người lao động
D. tối đa bằng 7% mức tiền lương, tiền công tháng của người lao động
-
Câu 11:
Theo Luật Bảo hiểm y tế số 25/2008/QH12, Đối với người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định thì căn cứ để đóng bảo hiểm y tế là gì?
A. tiền lương hưu, trợ cấp mất sức lao động, trợ cấp thất nghiệp hằng tháng
B. tiền lương, tiền công tháng được ghi trong hợp đồng lao động
C. tiền lương tháng theo ngạch bậc, cấp quân hàm và các khoản phụ cấp chức vụ, phụ cấp thâm niên vượt khung, phụ cấp thâm niên nghề
D. mức lương tối thiểu
-
Câu 12:
Theo Luật Bảo hiểm y tế số 25/2008/QH12, Đối với người lao động hưởng tiền lương, tiền công theo quy định của người sử dụng lao động thì căn cứ để đóng bảo hiểm y tế là gì?
A. tiền lương hưu, trợ cấp mất sức lao động, trợ cấp thất nghiệp hằng tháng
B. tiền lương, tiền công tháng được ghi trong hợp đồng lao động
C. tiền lương tháng theo ngạch bậc, cấp quân hàm và các khoản phụ cấp chức vụ, phụ cấp thâm niên vượt khung, phụ cấp thâm niên nghề
D. mức lương tối thiểu
-
Câu 13:
Theo Luật Bảo hiểm y tế số 25/2008/QH12, đối với người hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động, trợ cấp thất nghiệp hằng tháng thì căn cứ để đóng bảo hiểm y tế là gì?
A. tiền lương hưu, trợ cấp mất sức lao động, trợ cấp thất nghiệp hằng tháng
B. tiền lương, tiền công tháng được ghi trong hợp đồng lao động
C. tiền lương tháng theo ngạch bậc, cấp quân hàm và các khoản phụ cấp chức vụ, phụ cấp thâm niên vượt khung phụ cấp thâm niên nghề
D. mức lương tối thiểu
-
Câu 14:
Theo Luật Bảo hiểm y tế số 25/2008/QH12, Mức tiền công, tiền lương tối đa để tính mức đóng bảo hiểm y tế là bao nhiêu lần mức lương tối thiểu?
A. 12
B. 15
C. 20
D. 22
-
Câu 15:
Theo Luật Bảo hiểm y tế số 25/2008/QH12, người sử dụng lao động đóng bảo hiểm y tế cho người lao động và trích tiền đóng bảo hiểm y tế từ tiền lương, tiền công của người lao động để nộp cùng một lúc vào quỹ bảo hiểm y tế theo định kỳ nào?
A. Hằng tháng
B. Hằng quý
C. Hằng năm
D. 06 tháng
-
Câu 16:
Theo Luật Bảo hiểm y tế số 25/2008/QH12, Đối với các doanh nghiệp nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, diêm nghiệp không trả lương theo tháng thì bao nhiêu tháng, người sử dụng lao dộng đóng bảo hiểm y tế cho người lao động và trích tiền đóng bảo hiểm y tế từ tiền lương, tiền công của người lao động để nộp cùng một lúc vào quỹ bảo hiểm y tế?
A. 3 tháng hoặc mỗi tháng một lần
B. 3 tháng 1 lần
C. 6 tháng 1 lần
D. 4 tháng 1 lần
-
Câu 17:
Theo Luật Bảo hiểm y tế số 25/2008/ỌH12, Mỗi người chỉ được cấp mấy thẻ bảo hiểm y tế?
A. 1
B. 2
C. 3
D. Không giới hạn
-
Câu 18:
Theo Luật Bảo hiểm y tế số 25/2008/QH12, Đối với trẻ em dưới 6 tuổi thì thẻ bảo hiểm y tế có giá trị sử dụng đến ngày trẻ đủ bao nhiêu tháng tuổi?
A. 70 tháng tuổi
B. 75 tháng tuổi
C. 74 tháng tuổi
D. 72 tháng tuổi
-
Câu 19:
Theo Luật Bảo hiểm y tế số 25/2008/QH12, thẻ bảo hiểm y tế không có giá trị sử dụng trong mấy trường hợp?
A. 3
B. 4
C. 5
D. 6
-
Câu 20:
Theo Luật Bảo hiểm y tế số 25/2008/QH12, thẻ bảo hiểm y tế không có giá trị sử dụng trong trường hợp nào?
A. Thẻ đã hết thời hạn sử dụng
B. Thẻ bị sửa chữa, tẩy xoá
C. Người có tên trong thẻ không tiếp tục tham gia bảo hiểm y tế
D. Cả 3 ý trên đều đúng
-
Câu 21:
Theo Luật Bảo hiểm y tế số 25/2008/QH12, Trong thời hạn bao nhiêu ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ quy định, tổ chức bảo hiểm y tế phải cấp thẻ bảo hiểm y tế cho người tham gia bảo hiểm y tế?
A. 10 ngày
B. 15 ngày
C. 20 ngày
D. 30 ngày
-
Câu 22:
Theo Luật Bảo hiểm y tế số 25/2008/QH12, Thẻ bảo hiểm y tế được cấp lại trong trường hợp nào?
A. Bị rách
B. Bị nát
C. Bị hỏng
D. Bị mất
-
Câu 23:
Theo Luật Bảo hiểm y tế số 25/2008/QH12, Trong thời hạn bao nhiêu ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đơn đề nghị cấp lại thể, tổ chức bảo hiểm y tế phải cấp lại thẻ cho người tham gia bảo hiểm y tế?
A. 10 ngày
B. 15 ngày
C. 7 ngày
D. 20 ngày
-
Câu 24:
Theo Luật Bảo hiểm y tế số 25/2008/QH12, Thẻ bảo hiểm y tế được đổi trong mấy trường hợp?
A. 3
B. 4
C. 5
D. 6
-
Câu 25:
Theo Luật Bảo hiểm y tế số 25/2008/QH12, Thẻ bảo hiểm y tế được đổi trong trường hợp nào sau đây?
A. Rách, nát hoặc hỏng
B. Thay đổi nơi đăng ký khám bệnh, chữa bệnh ban đầu
C. Thông tin ghi trong thẻ không đúng
D. Cả 3 ý trên đều đúng
-
Câu 26:
Theo Luật Bảo hiểm y tế số 25/2008/QH12, Trong thời hạn bao nhiêu ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ quy định tại khoản 2 Điều này, tổ chức bảo hiểm y tế phải đổi thẻ cho người tham gia bảo hiểm y tế?
A. 10 ngày
B. 15 ngày
C. 7 ngày
D. 20 ngày
-
Câu 27:
Theo Luật Báo hiểm y tế số 25/2008/QH12, Thẻ bảo hiểm y tế bị thu hồi trong mấy trường hợp?
A. 2
B. 3
C. 4
D. 5
-
Câu 28:
Theo Luật Bảo hiểm y tế số 25/2008/QH12, Thẻ bảo hiểm y tế bị thu hồi trong trường hợp nào sau đây?
A. Gian lận trong việc cấp thẻ bảo hiểm y tế
B. Người có tên trong thẻ bảo hiểm y tế không tiếp tục tham gia bảo hiểm y tế
C. Đáp án 1 và 2 đúng
D. Đáp án 1 và 2 sai
-
Câu 29:
Theo Luật Bảo hiểm y tế số 25/2008/QH12, Thẻ bảo hiểm y tế bị tạm giữ trong trường hợp nào?
A. Người đi khám bệnh, chữa bệnh sử dụng thẻ bảo hiểm y tế của người khác
B. Thẻ trái phép
C. Thẻ bị hư hỏng
D. Thẻ giả
-
Câu 30:
Theo Luật Bảo hiểm y tế số 25/2008/QH12, mức hưởng bảo hiểm y tế là bao nhiêu % chi phí khám bệnh, chữa bệnh đối với trường hợp chi phí cho một lần khám bệnh, chữa bệnh thấp hơn mức do Chính phủ quy định và khám bệnh, chữa bệnh tại tuyến xã?
A. 95%
B. 80%
C. 85%
D. 100%