1000+ câu trắc nghiệm thi viên chức ngành Y tế
Tổng hợp 1000+ câu trắc nghiệm "Ôn thi viên chức ngành Y tế" có đáp án nhằm giúp bạn ôn tập và luyện thi viên chức 2020 đạt kết quả cao. Để ôn tập hiệu quả các bạn có thể ôn theo từng phần trong bộ câu hỏi này bằng cách trả lời các câu hỏi và xem lại đáp án và lời giải chi tiết. Sau đó các bạn hãy chọn mục "Tạo đề ngẫu nhiên" để hệ thống lại kiến thức đã ôn tập nhé!. Chúc các bạn thành công!
Chọn hình thức trắc nghiệm (30 câu/30 phút)
Chọn phần
-
Câu 1:
Ngành y tế tìm cách bảo đảm sức khỏe cho con người bằng nhiều con đường, con đường tìm đến sức khỏe thông qua cộng đồng đó là con đường của y học xã hội và y tế công cộng:
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 2:
Ngành y tế tìm cách bảo đảm sức khỏe cho con người bằng nhiều con đường, con đường tìm đến sức khỏe thông qua cơ thể sống và xác chết không phải là con đường của y học xã hội và y tế công cộng:
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 3:
Y học xã hội và y tế công cộng cũng coi trọng công tác lâm sàng nhưng công tác dự phòng là mục tiêu của y học xã hội và y tế công cộng:
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 4:
Sinh y học không coi trọng công tác dự phòng bằng công tác chữa bệnh:
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 5:
Con đường đến với sức khỏe của y học lâm sàng là thông qua người bệnh:
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 6:
Con đường đến với sức khỏe của y tế công cộng là thông qua cộng đồng và xã hội:
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 7:
Đối tượng nghiên cứu của YHXH là sức khỏe của nhân dân trong mối quan hệ với môi trường sống và các điều kiện kinh tế xã hội:
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 8:
Chủ trương đề xướng tuyên ngôn Alma-Ata xuất phát từ:
A. Các nước TBCN
B. Các nước XHCN
C. Các nước Châu Á
D. Các nước châu Phi
-
Câu 9:
Tuyên ngôn Alma-Ata khẳng định:
A. Sức khỏe có thể đạt được.cho mọi người.
B. Sức khỏe là quan trọng. Sức khỏe có thể đạt được cho mọi người. Sức khỏe là quyền cơ bản của công dân.
C. Sức khỏe là quyền cơ bản của công dân.
D. Sức khỏe là tình trạng không ốm đau khuyết tật và là trạng thái thoải mái hoàn toàn về thể chất, tâm thần và xã hội.
-
Câu 10:
Tuyên ngôn Alma-Ata chú trọng biện pháp:
A. Phát triển y tế gắn với tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội về CSSK
B. Công bằng xã hội về CSSK
C. Y tế phải tiếp cận với cộng đồng, công bằng xã hội về CSSK, phát triển y tế gắn với tăng trưởng kinh tế và dự phòng là cơ bản
D. Dự phòng là cơ bản, y tế phải tiếp cận với cộng đồng
-
Câu 11:
Chăm sóc sức khỏe ban đầu:
A. Là những chăm sóc thiết yếu được xây dựng trên cơ sở các phương pháp khoa học và kỹ thuật thực hành đơn giản, dễ thực hiện, tiếp cận dễ dàng, chấp nhận được của cộng đồng qua các giai đoạn
B. Là chức năng quan trọng của hệ thống y tế quốc gia
C. Là bộ phận chính để đạt được mục tiêu “Sức khỏe cho mọi người năm 2000”
D. Chính là y tế cơ sở (Đ/v Việt Nam)
-
Câu 12:
Tính nguyên tắc của CSSKBĐ:
A. Tính công bằng. Tính dự phòng tích cực. Tính dự phòng tích cực. Tham gia của cộng đồng. Kỹ thuật thích hợp. Phối hợp liên ngành
B. Tính dự phòng tích cực. Phối hợp liên ngành
C. Tham gia của cộng đồng. Kỹ thuật thích hợp
D. Kỹ thuật thích hợp
-
Câu 13:
Nội dung CSSKBĐ của Việt Nam gồm:
A. 8 nội dung tối thiểu về CSSKBĐ của TCYTTG + 2 nội dung thêm vào của Việt Nam
B. Gồm 10 nội dung: chấp nhận sự phù hợp các nội dung tối thiểu của TCYTTG với các nội dung quan trọng của Việt Nam
C. 8 nội dung tối thiểu của TCYTTG
D. 10 nội dung cơ bản về y tế ở cơ sở
-
Câu 14:
Phương thức hoạt động chủ yếu CSSKBĐ:
A. Lồng ghép. Phối hợp. Hoạt động liên ngành và Xã hội hóa y tế
B. Phối hợp
C. Hoạt động liên ngành
D. Lồng ghép, hoạt động liên ngành và Xã hội hóa y tế
-
Câu 15:
Lồng ghép trong CSSKBĐ:
A. Phối hợp các nội dung CSSKBĐ, với các chương trình y tế quốc gia và các chương trình y tế khác với các hoạt động quản lý y tế và quản lý xã hội vì mục tiêu y tế.
B. Phối hợp các hoạt động trong nội bộ ngành y tế nhằm thực hiện mục tiêu y tế.
C. Phối hợp các tổ chức xã hội nhằm thực hiện mục tiêu y tế.
D. Phối hợp hoạt động theo ngành dọc với hoạt động cơ sở.
-
Câu 16:
Hoạt động liên ngành trong CSSKBĐ:
A. Huy động các ngành dưới sự điều hành của nhà nước do y tế làm nòng cốt.
B. Huy động các ngành dưới sự điều hành của nhà nước.
C. Huy động các ngành dưới sự diều hành của cấp ủy.
D. Huy động các ngành dưới sự điều hành của cấp ủy do y tế làm nòng cốt.
-
Câu 17:
Nguyên tắc cơ bản trong lồng ghép:
A. Giáo dục vận động người dân tham gia. Tác động vào cộng đồng. Phối hợp nhiều phương pháp và phương tiện phù hợp với nhóm đối tượng. Xác định vai trò nòng cốt.
B. Giáo dục vận động người dân tham gia.
C. Tác động vào cộng đồng.
D. Phối hợp nhiều phương pháp và phương tiện phù hợp với nhóm đối tượng.
-
Câu 18:
Y tế cơ sở của Việt Nam chính là:
A. Y tế cộng đồng. Y tế thực hiện CSSKBĐ.
B. Y tế thực hiện đường lối chính sách của Đảng.
C. Y tế thôn bản.
D. Y tế cộng đồng.
-
Câu 19:
Y tế tuyến chăm sóc sức khỏe ban đầu (gọi tắt là y tế tuyến ban đầu):
A. Y tế gia đình
B. Y tế cụm dân cư
C. Y tế thôn bản
D. Y tế xã phường thị trấn
-
Câu 20:
Y tế tuyến tiền ban đầu:
A. Y tế gia đình. Y tế cụm dân cư. Y tế thôn bản.
B. Y tế xã phường thị trấn.
C. Y tế cụm dân cư.
D. Y tế thôn bản.
-
Câu 21:
Y tế tuyến hỗ trợ trực tiếp ban đầu:
A. Y tế huyện quận, thị xã
B. Y tế gia đình.
C. Y tế cụm dân cư.
D. Y tế thôn bản.
-
Câu 22:
Kỹ thuật thực hiện trong CSSKBĐ là kỹ thuật:
A. Đơn giản. Dễ thực hiện. Khoa học. Thực hành. Đơn giản.
B. Dễ thực hiện.
C. Khoa học.
D. Thực hành.
-
Câu 23:
Nguyên tắc bao phủ tiếp cận trong CSSKBĐ:
A. Gần dân về cự ly. Sát dân (tới cá nhân và hộ gai đình). Thầy tại chỗ. Thuốc tại chỗ.
B. Gần dân về cự ly.
C. Sát dân (tới cá nhân và hộ gai đình)
D. Thầy tại chỗ. Thuốc tại chỗ.
-
Câu 24:
Sức khỏe là:
A. Trạng thái không bệnh tật
B. Trạng thái thoải mái về thể chất, tâm thần và xã hội
C. Khả năng thích nghi của cơ thể với môi trường sống
D. Trạng thái thoải mái hoàn toàn về thể chất, tâm thần, xã hội + không bệnh tật + quyền cơ bản của con người
-
Câu 25:
Sức khỏe là quyền cơ bản:
A. Quyền được bảo đảm về CSSK, nghĩa vụ bảo vệ SK mình, bảo vệ SK cộng đồng và bảo vệ môi trường.
B. Có quyền chọn sức khỏe cho mình, không cần đối với người khác
C. Có quyền hủy hoại SK mình nếu thấy cần không cần nghỉ đến ảnh hưởng hay không đối với người khác
D. Có quyền đòi hỏi có SK không cần nghĩa vụ
-
Câu 26:
Vươn tới tình trạng SK ngày càng tốt hơn:
A. Là trách nhiệm của nhà nước XHCN. Là trách nhiệm của công dân. Là trách nhiệm của xã hội.
B. Là quyền tự do không được xâm phạm.
C. Là trách nhiệm của nhà nước XHCN.
D. Là trách nhiệm của công dân.
-
Câu 27:
Khả năng vươn tới sức khoẻ (không bệnh tật) ở chế độ XHCN đạt được ở người:
A. Người thành thị.
B. Người nông thôn.
C. Người giàu. Người nghèo.
D. Cho tất cả mọi người
-
Câu 28:
Khả năng vươn tới SK (không bệnh tật) ở chế độ TBCN đạt được ở người:
A. Người giàu.
B. Người nghèo.
C. Người thành thị.
D. Người nông thôn.
-
Câu 29:
Mục tiêu của công tác CSSKBĐ:
A. Mọi người không có bệnh, có sức khỏe
B. Chữa bệnh
C. Phòng bệnh
D. Vệ sinh phòng chống dịch
-
Câu 30:
Mục tiêu của bệnh viện chúng ta:
A. Cứu chữa và chăm sóc bệnh nhân bằng mọi cách
B. Có nhiều người bệnh để chữa
C. Phát triển KHKT
D. Thực hiện chuyên môn sâu