1350 câu trắc nghiệm Mô học đại cương
Nhằm giúp các bạn ôn tập và hệ thống lại kiến thức nhanh chóng để đạt kết quả cao trong kì thi sắp tới, mời các bạn cùng tham khảo 1350 câu trắc nghiệm Mô học đại cương có đáp án, bao gồm các kiến thức về cấu tạo hình thái ở cấp độ đại thể, vi thể và siêu vi thể của các tế bào, mô và cơ quan của cơ thể người bình thường trong mối liên quan chặt chẽ với chức năng của chúng,... Hi vọng sẽ trở thành nguồn tài liệu bổ ích giúp các bạn học tập và nghiên cứu một cách tốt nhất. Để ôn tập hiệu quả các bạn có thể ôn theo từng phần trong bộ câu hỏi này bằng cách trả lời các câu hỏi và xem lại đáp án và lời giải chi tiết. Sau đó các bạn hãy chọn mục "Thi thử" để hệ thống lại kiến thức đã ôn. Chúc các bạn thành công với bộ đề "Cực Hot" này nhé.
Chọn hình thức trắc nghiệm (40 câu/30 phút)
Chọn phần
-
Câu 1:
Hệ thống Havers chính thức không có thành phần này:
A. Ống Havers
B. Ống tuỷ
C. Tế bào xương
D. Vi quản xương
-
Câu 2:
Mô xương không có cấu tạo này:
A. Tạo cốt bào
B. Tế bào xương
C. Huỷ cốt bào
D. Đại thực bào
-
Câu 3:
Hệ thống Havers xốp khác hệ thống Havers chính thức ở điểm:
A. Có ống Havers
B. Nằm ở đầu xương
C. Có tế bào xương
D. Có tiểu quản xương
-
Câu 4:
Thiếu protein ở xương:
A. Làm giảm tổng hợp collagen → giảm phát triển của xương
B. Sự calci hóa chất nền xương không hoàn toàn → giảm độ cứng rắn của xương
C. Làm giảm sự hấp thụ calci từ thức ăn
D. Gây bệnh còi xương ở trẻ em và loãng xương ở người lớn tuổi
-
Câu 5:
Thiếu calci ở xương:
A. Gây bệnh còi xương ở trẻ em
B. Sự calci hóa chất nền xương không hoàn toàn → giảm độ cứng rắn của xương
C. Gây bệnh loãng xương ở người lớn tuổi
D. Không có đáp án sai
-
Câu 6:
Thiếu vitamin D ở xương:
A. Gây bệnh còi xương ở trẻ em và loãng xương ở người lớn tuổi
B. Làm giảm sự hấp thụ calci từ thức ăn
C. Ức chế và làm chậm sự phát triển của xương
D. Ung thư xương
-
Câu 7:
Ở người trưởng thành vẫn còn tạo cốt bào hoạt động?
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 8:
Vi quản xương là nhánh bào tương của cốt bào?
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 9:
Trong vi quản xương có thể có dịch lỏng lưu thông?
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 10:
Mức calci trong máu phụ thuộc vào hoạt động của hủy cốt bào?
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 11:
Màng xương ở đầu xương và thân xương có cấu tạo khác nhau?
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 12:
Tạo cốt bào chỉ có ở xương trẻ em?
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 13:
Hủy cốt bào không có ở xương phôi thai?
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 14:
Trong chất căn bản xương cũng có collagen và proteoglycan?
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 15:
Xương luôn được sửa sang trong suốt đời sống cá thể?
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 16:
Da có các chức năng sau, ngoại trừ:
A. Điều hòa thân nhiệt
B. Bảo vệ
C. Cảm giác
D. Tổng hợp vitamin E
-
Câu 17:
Các tế bào sừng phân bố trong:
A. Lớp sinh sản
B. Lớp gai
C. Lớp hạt
D. Cả A, B và C đều đúng
-
Câu 18:
Ở biểu bì da, tế bào không thuộc biểu mô là:
A. Tế bào sừng
B. Tế bào Merkel
C. Tế bào Langerhans
D. Tế bào lớp hạt
-
Câu 19:
Thân tế bào sắc tố thường nằm ở:
A. Lớp sinh sản
B. Lớp Manpighi
C. Lớp hạt
D. Trong nhú chân bì
-
Câu 20:
Tuyến mồ hôi có các đặc điểm sau, ngoại trừ:
A. Cấu tạo kiểu ống đơn cong queo
B. Có thể chế tiết kiểu toàn vẹn
C. Có thể chế tiết kiểu bán hủy
D. Có thể chế tiết kiểu toàn hủy
-
Câu 21:
Tuyến bã có các đặc điểm sau, ngoại trừ:
A. Cấu tạo kiểu ống
B. Không có ở vùng mặt
C. Có thể chế tiết bán hủy
D. Tất cả đều sai
-
Câu 22:
Cơ đựng lông là:
A. Bó cơ trơn
B. Bó các tế bào cơ biểu mô
C. Những sợi cơ vân
D. Cấu tạo chứa mạch nuôi dưỡng biểu bì
-
Câu 23:
Loại tế bào của da phân bố trong biểu bì:
A. Tế bào sừng
B. Tế bào Langerhans
C. Cả hai loại tế bào
D. Không có đáp án đúng
-
Câu 24:
Loại tế bào của da phân bố trong chân bì:
A. Tế bào sừng
B. Tế bào Langerhans
C. Cả hai loại tế bào
D. Không có đáp án đúng
-
Câu 25:
Loại tế bào chỉ thấy chủ yếu trong lớp gai:
A. Tế bào sừng
B. Tế bào Langerhans
C. Cả hai loại tế bào
D. Không có đáp án đúng
-
Câu 26:
Loại tế bào của da có nhiều thể liên kết:
A. Tế bào sừng
B. Tế bào Langerhans
C. Cả hai loại tế bào
D. Không có đáp án đúng
-
Câu 27:
Loại tế bào của da có nhiều tơ trương lực:
A. Tế bào sừng
B. Tế bào Langerhans
C. Cả hai loại tế bào
D. Không có đáp án đúng
-
Câu 28:
Loại tế bào của da có thể có nguồn gốc từ mono bào:
A. Tế bào sừng
B. Tế bào Langerhans
C. Cả hai loại tế bào
D. Không có đáp án đúng
-
Câu 29:
Loại tế bào của da tạo melanin:
A. Tế bào sừng
B. Tế bào Langerhans
C. Cả hai loại tế bào
D. Không có đáp án đúng
-
Câu 30:
Loại tế bào của da còn gọi là tế bào Merkel:
A. Tế bào sừng
B. Tế bào Langerhans
C. Cả hai loại tế bào
D. Không có đáp án đúng
-
Câu 31:
Loại da có tuyến mồ hôi dày đặc hơn:
A. Da dày
B. Da mỏng
C. Da dày và da mỏng
D. Không có đáp án đúng
-
Câu 32:
Loại da có tuyến mồ hôi thường có kiểu chế tiết toàn vẹn:
A. Da dày
B. Da mỏng
C. Da dày và da mỏng
D. Không có đáp án đúng
-
Câu 33:
Loại da thường không có nhú chân bì:
A. Da dày
B. Da mỏng
C. Da dày và da mỏng
D. Không có đáp án đúng
-
Câu 34:
Loại da có nhú chân bì rõ rệt:
A. Da dày
B. Da mỏng
C. Da dày và da mỏng
D. Không có đáp án đúng
-
Câu 35:
Loại da mà phần da có lông:
A. Da dày
B. Da mỏng
C. Da dày và da mỏng
D. Không có đáp án đúng
-
Câu 36:
Loại da mà phần da hầu như không có lông:
A. Da dày
B. Da mỏng
C. Da dày và da mỏng
D. Không có đáp án đúng
-
Câu 37:
Loại da không có mạch máu:
A. Da dày
B. Da mỏng
C. Da dày và da mỏng
D. Không có đáp án đúng
-
Câu 38:
Loại da có phức hợp Merkel:
A. Da dày
B. Da mỏng
C. Da dày và da mỏng
D. Không có đáp án đúng
-
Câu 39:
Loại da có tuyến bã phong phú:
A. Da dày
B. Da mỏng
C. Da dày và da mỏng
D. Không có đáp án đúng
-
Câu 40:
Loại da không có tuyến bã:
A. Da dày
B. Da mỏng
C. Da dày và da mỏng
D. Không có đáp án đúng