1350 câu trắc nghiệm Mô học đại cương
Nhằm giúp các bạn ôn tập và hệ thống lại kiến thức nhanh chóng để đạt kết quả cao trong kì thi sắp tới, mời các bạn cùng tham khảo 1350 câu trắc nghiệm Mô học đại cương có đáp án, bao gồm các kiến thức về cấu tạo hình thái ở cấp độ đại thể, vi thể và siêu vi thể của các tế bào, mô và cơ quan của cơ thể người bình thường trong mối liên quan chặt chẽ với chức năng của chúng,... Hi vọng sẽ trở thành nguồn tài liệu bổ ích giúp các bạn học tập và nghiên cứu một cách tốt nhất. Để ôn tập hiệu quả các bạn có thể ôn theo từng phần trong bộ câu hỏi này bằng cách trả lời các câu hỏi và xem lại đáp án và lời giải chi tiết. Sau đó các bạn hãy chọn mục "Thi thử" để hệ thống lại kiến thức đã ôn. Chúc các bạn thành công với bộ đề "Cực Hot" này nhé.
Chọn hình thức trắc nghiệm (40 câu/30 phút)
Chọn phần
-
Câu 1:
Các tuyến thực quản có nguồn gốc:
A. Nội bì miệng nguyên thuỷ
B. Nội bì đoạn trước ruột trước
C. Nội bì đoạn sau ruột trước
D. Trung mô xung quanh nội bì đoạn sau ruột trước
-
Câu 2:
Mô liên kết tầng dưới niêm mạc của thực quản có nguồn gốc:
A. Nội bì miệng nguyên thuỷ
B. Nội bì ruột trước
C. Nội bì ruột giữa
D. Trung mô xung quanh nội bì đoạn sau ruột trước
-
Câu 3:
Thời gian bắt đầu tạo dạ dày:
A. Tuần thứ 3
B. Tuần thứ 4
C. Tuần thứ 5
D. Tuần thứ 6
-
Câu 4:
Nguồn gốc bờ cong nhỏ của dạ dày:
A. Thành trước dạ dày
B. Thành sau dạ dày
C. Thành phải dại dày
D. Thành trái dạ dày
-
Câu 5:
Nguồn gốc bờ cong lớn của dạ dày:
A. Thành trước dạ dày
B. Thành sau dạ dày
C. Thành phải dại dày
D. Thành trái dạ dày
-
Câu 6:
Vị trí phát triển của nụ gan:
A. Trong vách ngang
B. Trong khoang màng ngoài tim
C. Trong khoang màng bụng
D. Trong khoang màng phổi
-
Câu 7:
Bờ cong nhỏ của dạ dày được đưa về bên phải nhờ:
A. Dạ dày xoay 90 độ theo chiều kim đồng hồ
B. Dạ dày xoay 90 độ ngược chiều kim đồng hồ
C. Dạ dày xoay theo trục trước sau
D. Dạ dày xoay theo trục nghiêng
-
Câu 8:
Bờ cong lớn của dạ dày hơi hạ xuống dưới, bờ cong nhỏ hơi nhô lên nhờ:
A. Dạ dày xoay 90 độ theo chiều kim đồng hồ
B. Dạ dày xoay 90 độ ngược chiều kim đồng hồ
C. Dạ dày xoay theo trục trước sau
D. Dạ dày xoay theo trục nghiêng
-
Câu 9:
Nguồn gốc của tuỵ:
A. Nội bì miệng nguyên thuỷ
B. Nội bì ruột trước
C. v
D. Nội bì ruột sau
-
Câu 10:
Cấu trúc không có nguồn gốc hoàn toàn từ đoạn sau ruột trước:
A. Biểu mô dạ dày
B. Gan và các đường dẫn mật
C. Biểu mô tá tràng
-
Câu 11:
Cấu trúc có nguồn gốc từ đoạn sau ruột trước và ruột giữa:
A. Dạ dày.
B. Tá tràng
C. Hỗng tràng
D. Đại tràng lên
-
Câu 12:
2/3 phải của đại tràng ngang có nguồn gốc:
A. Đoạn sau ruột trước
B. Ruột giữa
C. Ruột sau
D. Ruột cuối
-
Câu 13:
Cấu trúc có nguồn gốc từ ruột giữa và ruột cuối:
A. Hồi tràng
B. Đại tràng lên
C. Đại tràng ngang
D. Đại tràng xuống
-
Câu 14:
Hiện tượng không xảy ra trong quá trình phát triển của ruột giữa:
A. Tạo ra các quai ruột
B. Thoát vị sinh lý các quai ruột
C. Sự nhân đôi của các quai ruột
D. Chuyển động xoay của các quai ruột
-
Câu 15:
Chuyển động xoay của các quai ruột:
A. Xoay 90 độ ngược chiều kim đồng hồ
B. Xoay 180 độ ngược chiều kim đồng hồ
C. Xoay 270 độ ngược chiều kim đồng hồ
D. Xoay 270 độ cùng chiều kim đồng hồ
-
Câu 16:
1/3 trái của đại tràng ngang có nguồn gốc:
A. Đoạn sau ruột trước
B. Ruột giữa
C. Ruột sau
D. Ruột cuối
-
Câu 17:
1/3 trái của đại tràng ngang có nguồn gốc:
A. Đoạn sau ruột trước
B. Ruột giữa
C. Ruột sau
D. Ruột cuối
-
Câu 18:
Cấu trúc không có nguồn gốc từ nội bì ống ruột nguyên thuỷ:
A. Gan
B. Tuỵ
C. Tuyến giáp
D. Lách
-
Câu 19:
Nguyên nhân gây dị tật tịt thực quản:
A. Vách khí - thực quản phát triển bất thường
B. Vách khí- thực quản bị đẩy lùi ra sau
C. Vách khí - thực quản bị đẩy lùi về phía trước
D. Vách khí - thực quản không hình thành
-
Câu 20:
Nguyên nhân của dị tật phì đại môn vị bẩm sinh:
A. Lớp cơ vòng môn vị phát triển bất thường
B. Lớp cơ dọc môn vị phát triển bất thường
C. Tầng cơ môn vị phát triển bất thường
D. Do dạ dày xoay bất thường
-
Câu 21:
Biểu mô 1/3 dưới trực tràng có nguồn gốc từ:
A. Nội bì ruột giữa
B. Nội bì ruột sau
C. Nội bì ruột cuối
D. Ngoại bì da
-
Câu 22:
Biểu mô 2/3 trên của trực tràng có nguồn gốc từ:
A. Nội bì ruột giữa
B. Nội bì ruột sau
C. Nội bì ruột cuối
D. Ngoại bì da
-
Câu 23:
Vách niệu-trực tràng chia phần trước ổ nhớp thành:
A. Xoang tiết niệu
B. Xoang sinh dục
C. Xoang niệu-sinh dục
D. Ống hậu môn-trực tràng
-
Câu 24:
Vách niệu-trực tràng chia phần sau ổ nhớp thành:
A. Ống hậu môn
B. Ống trực tràng
C. Xoang niệu-sinh dục
D. Ống hậu môn-trực tràng
-
Câu 25:
Dị tật không do sự thoái triển bất thường của ống (túi) noãn hoàng:
A. Túi thừa Meckel
B. Dò rốn-hồi tràng
C. Nang ống noãn hoàng
D. Thoát vị rốn
-
Câu 26:
Nguyên nhân gây dị tật dò khí-thực quản:
A. Vách khí - thực quản phát triển bất thường
B. Vách khí - thực quản bị đẩy lùi ra sau
C. Vách khí - thực quản bị đẩy lùi về phía trước
D. Tất cả các nguyên nhân trên
-
Câu 27:
Nguyên nhân có thể gây ra tật đảo phủ tạng trong ổ bụng:
A. Thoát vị sinh lý bất thường của các quai ruột
B. Sự dài ra bất thường của các quai ruột
C. Sự thụt vào bất thường của các quai ruột
D. Chuyển động xoay bất thường của các các quai ruột
-
Câu 28:
Biểu mô của niêm mạc miệng là:
A. Biểu mô trụ tầng
B. Biểu mô lát tầng không sừng hoá
C. Biểu mô trụ đơn
D. Biểu mô trụ giả tầng
-
Câu 29:
Niêm mạc miệng không có các đặc điểm sau:
A. Có biểu mô lát tầng không sừng hoá
B. Có tuyến nước bọt trong lớp đệm
C. Cơ ở dưới niêm mạc là cơ trơn
D. Mạch máu thần kinh phân bố phong phú
-
Câu 30:
Loại nhú lưỡi có số lượng nhiều nhất là:
A. Nhú dạng chỉ
B. Nhú dạng lá
C. Nhú dạng nấm
D. Nhú dạng đài
-
Câu 31:
Loại nhú xếp thành hàng ở V lưỡi là:
A. Nhú dạng chỉ
B. Nhú dạng lá
C. Nhú dạng nấm
D. Nhú dạng dài
-
Câu 32:
Trong răng thì phần có cấu tạo giống xương nhất là:
A. Men răng
B. Ngà răng
C. Xi măng răng
D. Ranh giới men - ngà
-
Câu 33:
Trong răng phần có tỷ lệ can xi cao nhất và cứng rắn nhất là:
A. Tuỷ răng.
B. Men răng
C. Ngà răng
D. Xi măng răng
-
Câu 34:
Tiền ngà là cấu trúc:
A. Nằm sát men răng
B. Nằm sát xi măng răng
C. Chứa các trụ men răng
D. Nằm sát vùng có tạo ngà bào
-
Câu 35:
Biểu mô thực quản là:
A. Biểu mô trụ đơn
B. Biểu mô trụ giả tầng có lông chuyển
C. Biểu mô lát đơn
D. Biểu mô lát tầng không sừng hoá
-
Câu 36:
Đám rối thần kinh Meissner phân bố ở:
A. Mô liên kết đệm ở niêm mạc
B. Lớp hạ niêm mạc
C. Lớp cơ
D. Lớp vỏ ngoài
-
Câu 37:
Đám rối thần kinh Auerbach phân bố ở:
A. Mô liên kết đệm niêm mạc
B. Lớp hạ niêm mạc
C. Lớp cơ
D. Lớp vỏ ngoài
-
Câu 38:
Biểu mô niêm mạc dạ dày vùng đáy không có các đặc điểm sau:
A. Là biểu mô trụ đơn
B. Có tế bào chính
C. Có tế bào viền
D. Nhiều tế bào hấp thu
-
Câu 39:
Tuyến đáy vị không có các loại tế bào sau:
A. Tế bào mâm khía
B. Tế bào chính
C. Tế bào thành
D. Tế bào nội tiết
-
Câu 40:
Niêm mạc ba vùng của dạ dày khác nhau chủ yếu ở:
A. Biểu mô bề mặt
B. Thành phần tế bào của tuyến
C. Lớp đệm niêm mạc
D. Cơ Niêm