830 câu trắc nghiệm Nguyên lý Kế toán
Môn nguyên lý Kế toán là môn học cung cấp những kiến thức nền tảng về kế toán, qua đó tạo cơ sở để tiếp tục học tập, nghiên cứu các môn học kế toán chuyên ngành. Bộ câu hỏi ôn thi Nguyên lý Kế toán có đáp án giúp các bạn củng cố thêm kiến thức nhằm đạt kết quả cao nhất cho kì thi sắp đến. Để ôn tập hiệu quả các bạn có thể ôn theo từng phần trong bộ câu hỏi này bằng cách trả lời các câu hỏi và xem lại đáp án và lời giải chi tiết. Sau đó các bạn hãy chọn tạo ra đề ngẫu nhiên để kiểm tra lại kiến thức đã ôn.
Chọn hình thức trắc nghiệm (30 câu/40 phút)
Chọn phần
-
Câu 1:
Khi tính giá thì kế toán cần tôn trọng nguyên tắc:
A. Giá gốc, phù hợp, thận trọng, nhất quán, hoạt động liên tục
B. Giá gốc, thận trọng, nhất quán, dồn tích, yêu cầu khách quan
C. Giá gốc, hoạt động liên tục, thận trọng, nhất quán, yêu cầu khách quan
D. Giá gốc, trọng yếu, dồn tích, phù hợp, hoạt động liên tục, yêu cầu khách quan
-
Câu 2:
Khi bán hàng thì sẽ làm cho các nhân tố sau ảnh hưởng như thế nào?
A. Giá vốn hàng bán: Tăng Doanh thu: Tăng Tài sản: Tăng
B. Giá vốn hàng bán: Tăng Doanh thu: Tăng Tài sản: Giảm
C. Giá vốn hàng bán: Giảm Doanh thu: Tăng Tài sản: Tăng
D. Giá vốn hàng bán: Giảm Doanh thu: Giảm Tài sản: Giảm
-
Câu 3:
Doanh nghiệp được cấp 1 tài sản cố định hữu hình đã sử dụng, số liệu được cung cấp như sau:
- Nguyên giá: 30.000.000 đồng
- Giá trị hao mòn: 2.000.000 đồng
- Giá trị còn lại: 28.000.000 đồng
- Chi phí vận chuyển: 1.000.000 đồng
Nguyên giá của tài sản cố định khi doanh nghiệp nhận về được xác định là:
A. 28.000.000 đồng
B. 29.000.000 đồng
C. 30.000.000 đồng
D. 31.000.000 đồng
-
Câu 4:
Trường hợp nào sau đây được ghi vào sổ kế toán:
A. Ký hợp đồng thuê nhà xưởng để sản xuất, giá trị hợp đồng 20 triệu/năm.
B. Mua tài sản cố định 50 triệu, chưa thanh toán.
C. Nhận được lệnh chi tiền phục vụ tiếp khách của doanh nghiệp 5 triệu (tiền chưa chi).
D. Tất cả trường hợp trên đều được ghi vào sổ kế toán.
-
Câu 5:
Nhóm nào sau đây sử dụng thông tin kế toán trong việc dự kiến khả năng sinh lời và khả năng thanh toán công nợ:
A. Ban lãnh đạo
B. Các chủ nợ
C. Các nhà đầu tư (quan tâm lợi nhuận)
D. Cơ quan thuế (quan tâm lợi nhuận)
-
Câu 6:
Đặc điểm của tài sản trong một doanh nghiệp:
A. Hữu hình hoặc vô hình
B. Doanh nghiệp có thể kiểm soát được chúng, được toàn quyền sử dụng
C. Chúng có thể mang lợi ích cho doanh nghiệp trong tương lai
D. Tất cả A, B, C đều đúng
-
Câu 7:
Tài sản trong doanh nghiệp khi tham gia vào quá trình sản xuất sẽ biến động như thế nào?
A. Không biến động
B. Thường xuyên biến động
C. Giá trị tăng dần
D. Giá trị giảm dần
-
Câu 8:
Sự kiện nào sau đây sẽ được ghi nhận là nghiệp vụ kinh tế phát sinh của kế toán:
A. Khách hàng thanh toán tiền nợ cho doanh nghiệp
B. Phỏng vấn ứng cử viên xin việc
C. Nhân viên sử dụng vật dụng văn phòng
D. Không có sự kiện nào
-
Câu 9:
Người sử dụng thông tin kế toán gián tiếp:
A. Nhà quản lý
B. Nhà đầu tư
C. Người môi giới
D. Cả A, B, C đều sai
-
Câu 10:
Doanh nghiệp đang xây nhà kho, công trình xây dựng dở dang này là:
A. Nguồn vốn hình thành nên tài sản của doanh nghiệp
B. Tài sản của doanh nghiệp
C. Tuỳ thuộc quan điểm của từng nhân viên kế toán
D. Phụ thuộc vào quy định của…
-
Câu 11:
Nguồn vốn trong doanh nghiệp bao gồm các nguồn nào sau đây:
A. Chủ đầu tư doanh nghiệp đầu tư thêm vốn vào doanh nghiệp.
B. Chủ doanh nghiệp phân bổ tổ chức hay cá nhân khác.
C. Chủ doanh nghiệp dùng lợi nhuận để bổ sung vào vốn.
D. Tất cả A, B, C đều đúng.
-
Câu 12:
Kế toán tài chính là việc:
A. Cung cấp thông tin qua sổ kế toán.
B. Cung cấp thông tin qua báo cáo tài chính.
C. Cung cấp thông tin qua mạng.
D. Tất cả A, B, C đều đúng.
-
Câu 13:
Kỳ kế toán năm của đơn vị kế toán được xác định:
A. Dương lịch.
B. Năm hoạt động.
C. Cả A và B đều đúng.
D. Có thể A hoặc B.
-
Câu 14:
Hai tài sản giống nhau được doanh nghiệp mua ở 2 thời điểm khác nhau nên có giá khác nhau, khi ghi giá của 2 tài sản này kế toán phải tuân thủ:
A. 2 tài sản giống nhau thì phải ghi cùng giá.
B. Căn cứ vào chi phí thực tế mà doanh nghiệp đã bỏ ra để có được tài sản.
C. Căn cứ vào sự thay đổi của giá thị trường.
D. Tất cả A, B, C đều sai.
-
Câu 15:
Đầu kỳ tài sản của doanh nghiệp là 800 triệu, trong đó vốn chủ sở hữu là 500 triệu, trong kỳ doanh nghiệp thua lỗ 100 triệu, tài sản và vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp lúc này là:
A. 800 và 400
B. 700 và 500
C. 700 và 400
D. Tất cả A, B, C đều sai
-
Câu 16:
Đối tượng nào sau đây là tài sản:
A. Phải thu khách hàng
B. Phải trả người bán
C. Lợi nhuận chưa phân phối
D. Quỹ đầu tư phát triển
-
Câu 17:
Đối tượng nào sau đây là Nợ phải trả:
A. Khoản khách hàng trả trước
B. Phải thu khách hàng
C. Khoản trả trước người bán
D. Lợi nhuận chưa phân phối
-
Câu 18:
Đối tượng nào sau đây là vốn chủ sở hữu:
A. Phải thu khách hàng
B. Phải trả người bán
C. Nguồn kinh phí
D. Quỹ đầu tư phát triển
-
Câu 19:
Trong kỳ doanh nghiệp thu được 10 triệu trong đó thu nợ 2 triệu và doanh thu trong kỳ là:
A. 10 triệu
B. 2 triệu
C. 8 triệu
D. Chưa đủ thông tin để kết luận
-
Câu 20:
Ví dụ nào sau đây thuộc khái niệm dồn tích:
A. Một khoản thu đã thực hiện và đã thu tiền.
B. Một khoản doanh thu đã thu trước nhưng chưa thực hiện.
C. Ghi chép bằng việc bán hàng đã thu tiền.
D. Không phải các trường hợp trên.
-
Câu 21:
Trong tháng 4, doanh nghiệp bán sản phẩm thu tiền mặt 20 triệu, thu bằng = TGNH 30 triệu, cung cấp sản phẩm dịch vụ cho khách hàng chưa thu tiền 10 triệu, khách hàng trả nợ 5 triệu, khách hàng ứng tiền trước 20 triệu chưa nhận hàng. Vậy doanh thu tháng 4 của doanh nghiệp là:
A. 85 triệu
B. 55 triệu
C. 50 triệu
D. 60 triệu
-
Câu 22:
Tháng 1, đại lý bán vé máy bay VNA bán được 500 vé thu được 800 triệu, trong đó 300 vé có trị giá 500 triệu sẽ thực hiện chuyến bay trong tháng 1, còn lại sẽ thực hiện trong tháng 2. Doanh thu tháng 1 là:
A. 800 triệu
B. 500 triệu
C. 300 triệu
D. Cả A, B, C đều sai
-
Câu 23:
Sự việc nào sau đây không phải là nghiệp vụ kinh tế:
A. Thiệt hại do hoả hoạn.
B. Chi phí phát sinh nhưng chưa trả tiền.
C. Giảm giá cho một sản phẩm.
D. Vay được một khoản nợ.
-
Câu 24:
Bảng CĐKT là:
A. 1 báo cáo kế toán
B. 1 phương pháp kế toán
C. 1 chứng từ kế toán
D. Cả A và B đều đúng
-
Câu 25:
Khoản mục nào không thể hiện trên báo cáo kế hoạch hoạt động kinh doanh:
A. Thuế nhập khẩu
B. Hàng bán bị trả lại
C. Chi phí phải trả
D. Chi phí tài chính
-
Câu 26:
Tài khoản (TK) là:
A. Sơ đồ chữ T ghi chép từng đối tượng kế toán
B. Là các quyển sổ ghi chép từng đối tượng kế toán
C. Là một phương pháp của kế toán trên cơ sở phân loại kế toán phản ảnh một cách thường xuyên liên tục và có hệ thống tình hình tăng giảm của từng đối tượng kế toán. Biểu hiện cụ thể là kế toán dùng một hệ thống sổ sách để ghi chép tình hình biến động của từng đối tượng kế toán
D. Cả A, B, C đều đúng
-
Câu 27:
Tác dụng của việc định khoản kế toán:
A. Để phản ảnh ngắn gọn nghiệp vụ kinh tế phát sinh
B. Để giảm bớt việc ghi sổ kế toán
C. Để giảm bớt sai sót khi ghi sổ kế toán
D. Cả A, C đều đúng
-
Câu 28:
Kế toán tổng hợp được thể hiện ở:
A. Các tài khoản cấp 1 và các sổ kế toán tổng hợp khác
B. Các sổ tài khoản cấp 2
C. Các sổ tài khoản cấp 2 và các sổ tài khoản cấp 3
D. Cả A, B đều đúng
-
Câu 29:
Doanh nghiệp mua một tài sản cố định, giá mua đã có thuế GTGT là 315.000.000 đồng (biết rằng GTGT là 5%) chưa trả tiền người bán. Chi phí vận chuyển là 220.000 đồng (trong đó GTGT là 10%) bằng tiền mặt. Chi phí lắp đặt là 400.000 đồng, GTGT là 5% chưa thanh toán. Nguyên giá của tài sản cố định sẽ là?
A. 300.000.000 đồng
B. 315.640.000 đồng
C. 300.600.000 đồng
D. 300.640.000 đồng
-
Câu 30:
Tài khoản “Hao mòn tài sản cố định” là:
A. Tài khoản tài sản
B. Tài khoản điều chỉnh giảm tài sản
C. Tài khoản nguồn vốn
D. Tài khoản điều chỉnh giảm nguồn vốn