830 câu trắc nghiệm Nguyên lý Kế toán
Môn nguyên lý Kế toán là môn học cung cấp những kiến thức nền tảng về kế toán, qua đó tạo cơ sở để tiếp tục học tập, nghiên cứu các môn học kế toán chuyên ngành. Bộ câu hỏi ôn thi Nguyên lý Kế toán có đáp án giúp các bạn củng cố thêm kiến thức nhằm đạt kết quả cao nhất cho kì thi sắp đến. Để ôn tập hiệu quả các bạn có thể ôn theo từng phần trong bộ câu hỏi này bằng cách trả lời các câu hỏi và xem lại đáp án và lời giải chi tiết. Sau đó các bạn hãy chọn tạo ra đề ngẫu nhiên để kiểm tra lại kiến thức đã ôn.
Chọn hình thức trắc nghiệm (30 câu/40 phút)
Chọn phần
-
Câu 1:
Tài khoản doanh thu có cách ghi chép:
A. SPS Nợ tăng, SPS có giảm, số dư Nợ
B. SPS Nợ tăng, SPS có giảm, không có số dư
C. SPS Nợ giảm, SPS có tăng, số dư Có
D. SPS Nợ giảm, SPS có tăng, không có số dư
-
Câu 2:
Nhập kho thành phẩm vào cuối kì, kế toán định khoản:
A. Nợ TK154/ Có TK 155
B. Nợ TK 154/ Có TK 621
C. Nợ TK 155/ Có Tk 154
D. Tất cả đều sai
-
Câu 3:
Nghiệp vụ “Doanh thu bán hàng thu bằng tiền mặt” ảnh hưởng đến Báo cáo tài chính nào?
A. Bảng cân đối kế toán
B. Báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh
C. Cả a,b đều đúng
D. Cả a, b đều sai
-
Câu 4:
Trên bảng cân đối kế toán, tài khoản 214 sẽ được trình bày:
A. Bên phần tài sản và ghi âm
B. Bên phần nguồn vốn và ghi dương
C. Bên phần tài sản và ghi dương
D. Bên phần nguồn vốn và ghi âm
-
Câu 5:
Trong thời gian giá cả vật liệu ngoài thị trường đang biến động tăng, phương pháp tính giá trị vật liệu xuất kho nào cho kết quả kinh doanh cao nhất?
A. FIFO
B. Đơn giá bình quân
-
Câu 6:
Bảng cân đối kế toán là:
A. Một báo cáo sản xuất kinh doanh
B. Một bảng cân đối tài khoản
C. Một báo cáo tài chính tổng hợp
D. Cả 3 đáp án đều sai
-
Câu 7:
Giá vốn hàng bán được xác định dựa trên:
A. Giá nhập kho đã có thuế của hàng hoá, thành phẩm
B. Giá xuất kho của hàng hoá, thành phẩm
C. Giá bán chưa thuế của hàng hoá, thành phẩm
D. Giá bán đã có thuế của hàng hoá, thành phẩm
-
Câu 8:
Khi ghi sai các quan hệ đối ứng của các tài khoản trong sổ kế toán, sửa sai bằng các phương pháp:
A. Cải chính
B. Ghi số âm
C. Ghi bổ sung
D. Cải chính và ghi số âm
-
Câu 9:
Khi ghi sai các quan hệ đối ứng của các tài khoản trong sổ kế toán, sửa sai bằng các phương pháp:
A. Cải chính
B. Ghi số âm
C. Ghi bổ sung
D. Cải chính và ghi số âm
-
Câu 10:
Với CPSXDD đầu kỳ 0 đ, CPSXDD cuối kỳ 1.500.000 đ và chi phí phát sinh trong kỳ bao gồm: chi phí nguyên vật liệu trực tiếp 25.000.000 đ, chi phí nhân công trực tiếp 11.900.000 đ, chi phí sản xuất chung 8.600.000 đ, chi phí bán hàng 4.500.000 đ. Vậy giá thành sản phẩm sản xuất trong kỳ được xác định là:
A. 44.000.000 đ
B. 54.000.000 đ
C. 49.500.000 đ
D. 47.000.000 đ
-
Câu 11:
Tính chất cơ bản của bảng cân đối kế toán:
A. Sự nhất quán
B. Sự cân bằng
C. Sự liên tục
D. Cả 3 đáp án đều sai
-
Câu 12:
Nghiệp vụ “Chuyển khoản thanh toán tiền mua chịu nguyên vật liệu cho nhà cung cấp” liên quan đến đối tượng kế toán nào?
A. Tài sản ngắn hạn và nợ phải trả
B. Tài sản dài hạn và vốn chủ sở hữu
C. Các tài khoản chi phí kinh doanh
D. Cả 3 đáp án đều sai
-
Câu 13:
Khấu hao tài sản cố định cho trựuc tiếp sản xuất 700, quản lý sản xuất 300. Bút toán ghi nhận sau:
A. Nợ Tk 627 700/ Nợ Tk 627 300/ Có TK 214 1000
B. Nợ Tk 621 700/ Nợ Tk 627 300/ Có TK 214 1000
C. Nợ Tk 627 1000/ Nợ Tk 214 1000
D. Nợ Tk 621 1000/ Nợ Tk 214 1000
-
Câu 14:
Tại Việt Nam. Các văn bản pháp quy mà kế toán phải tuân thủ có hiệu lực pháp lý từ cao đến thấp theo thứ tự:
A. Luật kế toán, Chế độ kế toán, Chuẩn mực kế toán
B. Chế độ kế toán, Chuẩn mực kế toán, Luật kế toán
C. Chuẩn mực kế toán, Luật kế toán, Chế độ kế toán
D. Luật kế toán, Chuẩn mực kế đoán, Chế độ kế toán
-
Câu 15:
Giá gốc của hàng hoá tồn kho không bao gồm:
A. Gia mua thực tế
B. Chi phí vận chuyển hàng hoá
C. Các khoản thuế đầu vào không được hoàn lại
D. Chi phí bảo hiểm mua hàng
-
Câu 16:
Số dư cuối kỳ trên sổ cái tài khoản 154 phản ánh:
A. Tổng chi phí sản xuất
B. Tổng giá thành sản phẩm
C. Giá thành đơn vị sản phẩm
D. Giá trị sản phẩm dở dang
-
Câu 17:
Có số dư đầu kỳ của các tài khoản tại một doanh nghiệp như sau: TK 152: 300, TK 111: 800, TK 131: 400, TK 211: 3500, TK 214: 500, TK 331: 600 và TK 411. Vậy số dư tài khoản 411 trên bảng cân đối kế toán sẽ là:
A. 4900
B. 4500
C. 3900
D. Không có đáp án nào đúng
-
Câu 18:
Doanh nghiệp đang sử dụng phương pháp tính giá trị hàng xuất là bình quân gia quyền. Hiện tại giá hàng đang có chiều hướng tăng, kế toán chọn lại phương pháp nhập trước, xuất trước thì giá vốn bán so với phương pháp cũ là:
A. Cao hơn
B. Thấp hơn
C. Không thay đổi
D. Không thể xác định
-
Câu 19:
Khi ghi sổ kép phải đảm bảo số liệu:
A. SPS Nợ bằng SPS Có
B. Số dư Nợ bằng Số dư Có
C. Cả a,b đúng
D. Cả a,b sai
-
Câu 20:
Giá trị hàng tồn kho trên bảng cân đối kế toán gần với giá trị hiện hành nhất khi công ty đánh giá hàng tồn kho theo phương pháp:
A. Nhập trước, xuất trước
B. Bình quân gia quyền
C. Cả hai phương pháp trên
D. Không phải các phương pháp trên
-
Câu 21:
Vật liệu tồn kho đầu tháng là 10kg, đơn giá X. Mua nhập kho 10kg giá chưa thuế 10.000đ/kg, thuế GTGT là 10%, chi phí vận chuyển 500đ/kg. Xuất kho 15kg theo phương pháp FIFO là 152.500đ. Giá trị X sẽ là: (Đvt: đồng)
A. 10000
B. 10500
C. 10800
D. 9850
-
Câu 22:
Cho dữ liệu: Vật liệu tồn kho đầu tháng: 600 kg, đơn giá 20 đồng/kg. Tình hình nhập xuất trong tháng: Ngày 01: mua nhập kho 1.200 kg, đơn giá 18 đồng/kg. Ngày 04: xuất 1.600kg để sản xuất sản phẩm. Ngày 10: mua nhập kho 600kg, đơn giá 21 đồng/kg. Ngày 20: xuất 500 kg để sản xuất sản phẩm. Đơn giá tính theo phương pháp bình quân cả kỳ dự trữ là:
A. 19 đồng/kg
B. 19,25 đồng/kg
C. 19,5 đồng/kg
D. 19,667 đồng/kg
-
Câu 23:
Doanh nghiệp kê khai thường xuyên, có tình hình vật liệu như sau: Tồn kho đầu kỳ: 300kg, đơn giá 1.000d/kg, Ngày 5, nhập kho: 500kg, đơn giá mua 1.200 đ/kg, chi phí vận chuyển 200đ/kg. Ngày 10, xuất kho 400kg. Trị giá xuất kho trong kỳ tính theo phương pháp nhập trước xuất trước là:
A. 400.000đ
B. 420.000đ
C. 440.000đ
D. Tất cả các câu đều sai
-
Câu 24:
Công ty NNL tính giá hàng hóa xuất kho theo phương pháp nhập trước xuất trước. Thông tin về hàng hóa như sau: Đầu tháng 8/2020 tồn 2.000kg, đơn giá 10/kg. Ngày 9/8, mua 5.500kg với tổng giá mua có thuế GTGT 10% là 69.575. Ngày 15/8, mua thêm 8.000kg với đơn giá đã có thuế GTGT 10% là 13,2. Tính giá vốn hàng bán của 7.600kg hàng hóa đã xuất bán trong kì?
A. 84450
B. 88000
C. 97856
D. 76000
-
Câu 25:
Vào ngày 1/5/N, công ty DG tồn kho 200 sản phẩm với đơn giá 7. Trong tháng 5, công ty mua nhập kho: 800 sản phẩm đơn giá 7, 600 sản phẩm đơn giá 8. Công ty đã bán được 1.000 sản phẩm với giá 12 mỗi sản phẩm. DG sử dụng phương pháp bình quân cả kì. Xác định giá trị hàng tồn kho cuối kì?
A. 4100
B. 4333
C. 4425
D. 5200
-
Câu 26:
Số liệu Hàng tồn kho của công ty AAN tháng 11 như sau: Ngày 1, tồn đầu kì: 30 sản phẩm, đơn giá 8. Ngày 8, Mua 120 sản phẩm, đơn giá 8,3. Ngày 17, Mua 60 sản phẩm, đơn giá 8,7. Ngày 25, Mua 90 sản phẩm, đơn giá 8,8. Cuối kì tồn kho 80 sản phẩm, hãy xác định Giá trị hàng tồn kho theo phương pháp FIFO?
A. 1812
B. 655
C. 704
D. 1758
-
Câu 27:
Công ty Ánh Linh thổi phồng giá trị hàng tồn kho 15.000 vào ngày 31/12/2018. Việc này sẽ làm cho lợi nhuận của công ty Ánh Linh:
A. Giảm đi vào 31/12/2018 và giảm đi vào 31/12/2019
B. Tăng lên vào 31/12/2018 và giảm đi vào 31/12/2019
C. Tăng lên vào 31/12/2018 và tăng lên vào 31/12/2019
D. Tăng lên vào 31/12/2018 và đúng vào 31/12/2019
-
Câu 28:
Khi giá trị hàng tồn kho cuối kì bị đánh giá cao hơn thực tế, hành vi này sẽ khiến:
A. GVHB cao hơn, lợi nhuận báo cáo cao hơn
B. GVHB cao hơn, lợi nhuận báo cáo thấp hơn
C. GVHB thấp hơn, lợi nhuận báo cáo cao hơn
D. GVHB thấp hơn, lợi nhuận báo cáo thấp hơn
-
Câu 29:
Mua một ô tô với giá mua 2.200.000 (trong đó thuế GTGT 10%), dùng cho mục đích là bán lại. Xe ô tô được ghi nhận là (đơn vị:1.000đ)
A. Công cụ dụng cụ
B. Hàng hóa
C. Nguyên vật liệu
D. Tài sản cố định hữu hình
-
Câu 30:
Nhà kho đang xây dựng dở dang của doanh nghiệp thuộc:
A. Giá trị sản phẩm dở dang của doanh nghiệp
B. Nguồn vốn hình thành nên tài sản của doanhh nghiệp
C. Phụ thuộc vào quan điểm của kế toán viên
D. Tài sản của doanh nghiệp