830 câu trắc nghiệm Nguyên lý Kế toán
Môn nguyên lý Kế toán là môn học cung cấp những kiến thức nền tảng về kế toán, qua đó tạo cơ sở để tiếp tục học tập, nghiên cứu các môn học kế toán chuyên ngành. Bộ câu hỏi ôn thi Nguyên lý Kế toán có đáp án giúp các bạn củng cố thêm kiến thức nhằm đạt kết quả cao nhất cho kì thi sắp đến. Để ôn tập hiệu quả các bạn có thể ôn theo từng phần trong bộ câu hỏi này bằng cách trả lời các câu hỏi và xem lại đáp án và lời giải chi tiết. Sau đó các bạn hãy chọn tạo ra đề ngẫu nhiên để kiểm tra lại kiến thức đã ôn.
Chọn hình thức trắc nghiệm (30 câu/40 phút)
Chọn phần
-
Câu 1:
Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh đƣợc lập dựa trên sự cân bằng nào sau đây của kế toán:
A. Tài sản = Nguồn vốn
B. Kết quả kinh doanh = Doanh thu, thu nhập – Chi phí
C. Lưu chuyển tiền thuần = Tổng thu – Tổng chi
D. Tất cả các câu trên
-
Câu 2:
Bảng cân đối kế toán của công ty XYZ có tổng nợ phải trả là 20.000, vốn chủ sở hữu là 33.000. Điều này có nghĩa là:
A. Tổng tài sản của công ty là 53.000
B. Tổng nguồn vốn của công ty là 53.000
C. Câu A và B đều đúng
D. Câu A và B đều sai
-
Câu 3:
Công ty MNQ có tổng tài sản là 180.000, vốn chủ sở hữu là 120.000. Nợ phải trả của công ty là:
A. a. 40.000
B. 50.000
C. 60.000
D. 70.000
-
Câu 4:
Trên bảng cân đối kế toán, nguồn vốn được phân loại thành:
A. Nợ ngắn hạn và nợ dài hạn
B. Nợ phải trả và vốn chủ sở hữu
C. Nợ đến hạn trả và nợ chưa đến hạn trả
D. Các câu trên đều sai
-
Câu 5:
Lợi nhuận gộp trong kỳ của công ty NTA là 120.000, doanh thu thuần là 800.000. Giá vốn hàng bán sẽ là:
A. 600.000
B. 680.000
C. 920.000
D. Không phải các câu trên
-
Câu 6:
Nghiệp vụ vay ngắn hạn ngân hàng trả nợ người bán sẽ làm:
A. Tổng nguồn vốn không đổi
B. Tổng nguồn vốn tăng
C. Tổng nguồn vốn giảm
D. Các câu trên đều sai.
-
Câu 7:
Trong kỳ, luồng tiền thu vào là 100, luồng tiền chi ra là 80. Lưu chuyển tiền thuần trong kỳ là:
A. 20
B. 80
C. 100
D. Không thể xác định
-
Câu 8:
Lưu chuyển tiền thuần trong kỳ là (500). Điều này có nghĩa là:
A. Luồng tiền thu vào > Luồng tiền chi ra
B. Luồng tiền thu vào < Luồng tiền chi ra c. Luồng tiền thu vào = Luồng tiền chi ra d. Các câu trên đều sai.
-
Câu 9:
Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh thuộc loại báo cáo:
A. Thời kỳ
B. Thời kỳ kết hợp thời điểm
C. Thời điểm
D. Tất cả đều sai
-
Câu 10:
Mục đích cơ bản của việc lập các báo cáo tài chính là:
A. Cung cấp thông tin cho các đối tượng có liên quan
B. Đánh giá năng lực của kế toán
C. Xác định số thuế phải nộp
D. Tất cả các câu trên
-
Câu 11:
Công ty TNHH NAH có tài liệu sau: Tài sản đầu kỳ: 300.000 Tài sản cuối kỳ: 450.000 Nợ phải trả đầu kỳ: 180.000 Nợ phải trả cuối kỳ: 140.000 Giả sử trong kỳ ngoại trừ lợi nhuận thì các khoản mục khác thuộc vốn chủ sở hữu không thay đổi, lợi nhuận trong kỳ sẽ là:
A. 40.000
B. 80.000
C. 150.000
D. 190.000
-
Câu 12:
Trên thực tế biểu hiện của tài khoản là:
A. Các sổ kế toán
B. Các chứng từ kế toán
C. Các tài khoản chữ T
D. Các câu trên đều đúng
-
Câu 13:
Tài khoản ngoài bảng áp dụng nguyên tắc nào để ghi chép nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh?
A. Nguyên tắc thận trọng
B. Nguyên tắc ghi sổ kép
C. Nguyên tắc ghi đơn
D. Tất cả đều sai
-
Câu 14:
Nghiệp vụ “Vay ngắn hạn ngân hàng 100.000.000đ nhập quỹ tiền mặt” sẽ làm cho:
A. Tổng tài sản cao hơn tổng nguồn vốn 100.000.000đ
B. Một khoản mục tài sản tăng, một khoản mục vốn chủ sở hữu giảm
C. Một khoản mục tài sản giảm, một khoản mục nợ phải trả tăng
D. Tổng tài sản tăng 100.000.000đ, tổng nguồn vốn tăng 100.000.000đ
-
Câu 15:
Nghiệp vụ “Chi tiền mặt trợ cấp cho nhân viên 20.000.000đ do quỹ phúc lợi đài thọ” làm cho:
A. Tài sản giảm 20.000.000đ, nợ phải trả giảm 20.000.000đ
B. Tài sản giảm 20.000.000đ, nợ phải trả tăng 20.000.000đ
C. Tài sản tăng 20.000.000đ, vốn chủ sở hữu giảm 20.000.000đ
D. Tất cả đều sai
-
Câu 16:
Điểm giống nhau giữa bảng cân đối kế toán và tài khoản:
A. Cùng sử dụng đơn vị tính: hiện vật, thời gian lao động, tiền tệ
B. Cùng phản ánh tài sản và nguồn vốn
C. Cùng phản ánh doanh thu và chi phí
D. Cùng phản ánh tài sản và nguồn vốn trong một thời kỳ nhất định
-
Câu 17:
Tài khoản “Hao mòn tài sản cố định” có số dƣ cuối kỳ:
A. Bên Nợ
B. Bên Có
C. Cả hai câu trên đều sai
D. Cả hai câu trên đều đúng
-
Câu 18:
Các tài khoản điều chỉnh giảm (nhƣ tài khoản 139, 159, 229, 214…) có nguyên tắc ghi chép:
A. Giống nhóm tài khoản mà nó điều chỉnh
B. Ngược lại với nhóm tài khoản mà nó điều chỉnh
C. Cả hai câu trên đều sai
D. Cả hai câu trên đều đúng
-
Câu 19:
Điều nào sau đây là đúng khi nói về kết cấu của TK 131 – Phải thu khách hàng:
A. Số phát sinh tăng bên Có
B. Số dư bên Nợ
C. Số dư bên Có
D. Có thể có số dư bên Nợ và số dư bên Có
-
Câu 20:
Để lập bảng cân đối kế toán cuối kỳ, kế toán căn cứ vào:
A. Số phát sinh tăng của tất cả các tài khoản
B. Số phát sinh giảm của tất cả các tài khoản
C. Số dư đầu kỳ của tất cả các tài khoản
D. Số dư cuối kỳ của tất cả các tài khoản và các sổ chi tiết
-
Câu 21:
Bảng cân đối tài khoản được xem là cân đối khi:
A. Tổng số dư đầu kỳ bên Nợ = Tổng số dư đầu kỳ bên Có
B. Tổng số phát sinh bên Nợ = Tổng số phát sinh bên Có
C. Tổng số dư cuối kỳ bên Nợ = Tổng số dư đầy kỳ bên Có
D. Tất cả đều sai
-
Câu 22:
Tài khoản dùng để phản ánh:
A. Sự biến động của từng đối tượng kế toán dưới thước đo hiện vật
B. Sự biến động của từng loại tài sản dưới thước đo hiện vật
C. Sự biến động của từng loại nguồn vốn dưới thước đo bằng tiền
D. Sự biến động của từng đối tượng kế toán dưới thước đo bằng tiền.
-
Câu 23:
Nguyên tắc ghi chép trên tài khoản tài sản:
A. Số dư đầu kỳ bên Có
B. Số phát sinh tăng bên Nợ
C. Số phát sinh giảm bên Nợ
D. Số dư cuối kỳ bên Có
-
Câu 24:
Nguyên tắc ghi chép trên tài khoản nguồn vốn:
A. Số dư đầu kỳ bên Có
B. Số phát sinh tăng bên Nợ
C. Số phát sinh giảm bên Có
D. Số dư cuối kỳ bên Nợ
-
Câu 25:
Định khoản giản đơn là định khoản:
A. Có liên quan đến 1 tài khoản
B. Có liên quan đến 2 tài khoản
C. Ghi Nợ một tài khoản đối ứng với ghi Có nhiều tài khoản
D. Ghi Nợ nhiều tài khoản đối ứng với ghi Có một tài khoản
-
Câu 26:
Định khoản phức tạp là định khoản:
A. Có liên quan đến 1 tài khoản
B. Có liên quan đến 2 tài khoản
C. Ghi Nợ một tài khoản đối ứng với ghi Có một tài khoản
D. Có liên quan từ 3 tài khoản trở lên.
-
Câu 27:
Kế toán tổng hợp là kế toán:
A. Phản ánh chi tiết từng đối tượng kế toán
B. Ghi chép số tiền của nghiệp vụ kinh tế phát sinh vào tài khoản cấp 1
C. Sử dụng thước đo hiện vật, thời gian lao động, tiền
D. Các nội dung trên
-
Câu 28:
Kế toán chi tiết là:
A. Ghi chép tỉ mỉ, chi tiết từng đối tượng kế toán
B. Phản ánh trên tài khoản cấp 2 và sổ chi tiết
C. Sử dụng thước đo hiện vật, thời gian lao động, tiền
D. Các nội dung trên
-
Câu 29:
Để phục vụ công tác kiểm tra số liệu ghi chép trên các tài khoản tổng hợp, kế toán lập:
A. Bảng cân đối kế toán
B. Bảng cân đối tài khoản
C. Bảng tổng hợp chi tiết
D. Các nội dung trên
-
Câu 30:
Để phục vụ công tác kiểm tra số liệu ghi chép trên tài khoản với các sổ chi tiết liên quan, kế toán lập:
A. Bảng cân đối kế toán
B. Bảng cân đối tài khoản
C. Bảng tổng hợp chi tiết
D. Các nội dung trên