830 câu trắc nghiệm Nguyên lý Kế toán
Môn nguyên lý Kế toán là môn học cung cấp những kiến thức nền tảng về kế toán, qua đó tạo cơ sở để tiếp tục học tập, nghiên cứu các môn học kế toán chuyên ngành. Bộ câu hỏi ôn thi Nguyên lý Kế toán có đáp án giúp các bạn củng cố thêm kiến thức nhằm đạt kết quả cao nhất cho kì thi sắp đến. Để ôn tập hiệu quả các bạn có thể ôn theo từng phần trong bộ câu hỏi này bằng cách trả lời các câu hỏi và xem lại đáp án và lời giải chi tiết. Sau đó các bạn hãy chọn tạo ra đề ngẫu nhiên để kiểm tra lại kiến thức đã ôn.
Chọn hình thức trắc nghiệm (30 câu/40 phút)
Chọn phần
-
Câu 1:
Những trường hợp nào sau đây được xác định là NVKT phát sinh và ghi sổ kế toán:
A. Ký hợp đồng thuê nhà xưởng để sản xuất, trị giá hợp đồng 20tr/năm
B. Mua TSCĐ 50tr chưa thanh toán
C. Nhận được lệnh chi tiền phục vụ tiếp khách của DN là 5tr
D. Tất cả các trường hợp trên
-
Câu 2:
Hãy cho biết câu phát biểu nào sau đây là đúng:
A. Tài sản cân bằng với nợ phải trả cộng với vốn chủ sở hữu
B. Tài sản cộng với nợ phải trả luôn cân bằng với VCSH
C. Chủ sở hữu là chủ nợ của DN
D. Vốn chủ SH là tiền mặt của chủ SH có tại DN
-
Câu 3:
Có số dư đầu kỳ của các TK tại một DN như sau: TK 152: 300; TK 111: 800; TK 131: 400; TK 211: 3.500; TK 214: 500; TK 331: 600 và TK411. TK 411?
A. 4.500
B. 3.900
C. 4.900
D. Các câu trên đều sai
-
Câu 4:
Hãy cho biết yếu tố liên quan đến việc tính giá bao gồm:
A. Chứng từ kế toán
B. Tài khoản kế toán
C. Hạch toán chi phí SX và tính giá thành Sp
D. Tất cả các yếu tố trên
-
Câu 5:
Doanh nghiệp mua một thiết bị, giá mua chưa có thuế 50.000; thuế VAT 2%. Phí vận chuyển trả bằng tiền mặt, giá cước chưa thuế 2.000, thuế VAT 5%. Nguyên giá thiết bị:
A. 50.100
B. 51.000
C. 52.000
D. 53.100
-
Câu 6:
Trong thời kỳ giá cả hàng hóa đang tăng, phương pháp nào cho giá trị hàng tồn kho thấp nhất?
A. FIFO
B. LIFO
C. Bình quân gia quyền
D. Thực tế đích danh
-
Câu 7:
Điểm giống nhau giữa tài khoản và Bảng Cân đối kế toán:
A. Cùng phản ánh thường xuyên, liên tục
B. Cùng đối tượng phản ánh và giám đốc là Tài sản của DN
C. Cả hai đều đúng
D. Không câu nào đúng
-
Câu 8:
Cột số dư cuối kỳ bên Nợ của bảng cân đối số phát sinh:
A. Chỉ gồm số dư của các loại TK 3 và 4
B. Chỉ gồm số dư của các loại TK 1 và 2
C. Chỉ gồm số của các loại TK 5 đến 9
D. Cả a và b
-
Câu 9:
Tình hình tồn kho đầu kỳ, mua vào, bán ra tại công ty X như sau:
- Tồn đầu kỳ: 1.200 đ.vị x 500 đ/đ.vị
- Mua vào: 800 đ.vị x 600 đ/đ.vị
- Bán ra: 1.400 đ.vị
Xác định giá vốn hàng bán theo P.P bình quân gia quyền cố định?
A. 728.000
B. 742.000
C. 756.000
D. 765.000
-
Câu 10:
Đầu năm TS của DN là 400.000; nguồn vốn CSH là 380.000. Trong năm DN bổ sung nguồn vốn đầu tư XDCB từ lợi nhuận chưa phân phối là 50.000. Cuối năm nợ phải trả là?
A. 50.000
B. 40.000
C. 30.000
D. 20.000
-
Câu 11:
Chênh lệch giữa lợi nhuận gộp và doanh thu thuần là:
A. Hàng bán bị trả lại và giảm giá hàng bán
B. Giá vốn hàng bán
C. Chiết khấu thương mại
D. Chi phí bán hàng và chi phí quản lý DN
-
Câu 12:
Bảng cân đối số phát sinh chứng minh:
A. Tổng dư nợ bằng tổng dư có các TK
B. Tổng số phát sinh nợ bằng tổng phát sinh có các TK
C. Hoặc a, hoặc b
D. Cả a và b
-
Câu 13:
DN trong năm phát sinh Doanh thu bán hàng 100.000; thuế tiêu thụ đặc biệt 10.000; giá vốn hàng bán 40.000; doanh thu tài chính 5.000; chi phí tài chính 4.000; chi phí bán hàng 17.000; chi phí quản lý DN 20.000. Tính lợi nhuận thuần trong năm?
A. 12.000
B. 14.000
C. 16.000
D. 18.000
-
Câu 14:
Việc sử dụng TK 214 là để đảm bảo:
A. Nguyên tắc giá gốc
B. Nguyên tắc nhất quán
C. Nguyên tắc phù hợp
D. Cả 3 câu trên đều đúng
-
Câu 15:
Nếu DN có nợ phải trả là 19.000 và nguồn vốn chủ sở hữu là 57.000 thì tài sản của DN là:
A. 38.000
B. 76.000
C. 57.000
D. 19.000
-
Câu 16:
Mua một TSCĐ, giá hóa đơn chưa thuế 30tr, VAT 10%. Chi phí lắp đặt trước khi sử dụng có giá chưa thuế 2tr, VAT 10%. Vậy nguyên giá TSCĐ:
A. 30.000
B. 32.000
C. 33.000
D. 35.200
-
Câu 17:
Nhóm TK điều chỉnh giảm giá trị của tài sản là nhóm tài khoản:
A. Có kết cấu ngược với kết cấu của TK mà nó điều chỉnh
B. Trên BCĐKT được ghi bên phần TS và ghi số âm
C. Gồm các TK 129, 139, 159, 229 và 214
D. Cả 3 câu trên đều đúng
-
Câu 18:
Mua NVL giá chưa thuế 3.000 kg x 18 đ/kg; thuế VAT 10%. Chi phí vận chuyển 300đ, trả bằng tiền mặt. Trong kỳ xuất kho 4.000 kg để sử dụng theo P.P LIFO. Giá trị tồn đầu kỳ 2.000 kg x 16 đ/kg. Tính giá trị tồn kho cuối kỳ:
A. 10.600
B. 10.900
C. 16.300
D. 16.000
-
Câu 19:
Tài khoản nào sau đây là TK điều chỉnh giảm cho TK doanh thu?
A. TK chi phí trả trước (142)
B. TK hao mòn TSCĐ (214)
C. TK Dự phòng giảm giá đầu tư ngắn hạn (129)
D. TK Hàng bán bị trả lại (531)
-
Câu 20:
Ghi nhận nghiệp vụ mua công cụ là khoản chi phí trong kỳ thay vì tài sản, sẽ ảnh hưởng đến:
A. Bảng cân đối kế toán
B. Báo cáo kết quả kinh doanh
C. Cả hai nội dung trên
D. Không phải hai nội dung
-
Câu 21:
Số dư đầu tháng của các TK: TK 111: 3.000; TK 214: 4.000; TK 411: 66.000; TK 152: X; TK 311: 6.000; TK 112: 3.000; TK 211: Y. Các số dư còn lại từ 1 đến 4 đều là 0. Tìm X, Y; biết TS ngắn hạn bằng ½ tài sản cố định.
A. X = 18.000 Y = 52.000
B. X = 16.000 Y = 46.222
C. X = 17.000 Y = 49.111
D. X = 20.000 Y = 57.778
-
Câu 22:
Bảng CĐKT ngày 1/1/09 gồm: TK 111: 300; TK 331: 100; TK 131: 200 và vốn chủ SH. Sau nghiệp vụ: vay ngắn hạn NH để mua hàng hóa 100 thì vốn chủ SH và tổng tài sản sẽ là:
A. 500 và 500
B. 400 và 600
C. 500 và 600
D. 400 và 500
-
Câu 23:
Trong thời kỳ giá cả hàng hóa đang tăng, phương pháp tính giá hàng tồn kho nào cho kết quả kinh doanh cao nhất?
A. FIFO
B. LIFO
C. Bình quân gia quyền
D. Không xác định
-
Câu 24:
Người nào sau đây không phải người sử dụng thông tin kế toán quản trị?
A. Quản lý cửa hàng
B. Ban lãnh đạo công ty
C. Chủ nợ
D. Giám đốc tài chính
-
Câu 25:
Việc thu tiền từ một khoản phải thu của khách hàng sẽ làm:
A. TS tăng và NV tăng
B. TS tăng và TS giảm
C. TS giảm và Nợ phải trả tăng
D. TS giảm và NV giảm
-
Câu 26:
Khi ghi chép nghiệp vụ kinh tế phát sinh, kế toán cần trả lời cho các câu hỏi sau, ngoại trừ:
A. NVKT phát sinh được phân loại như thế nào?
B. Vì sao phải ghi chép?
C. Khi nào thì ghi chép?
D. Giá trị nào dùng để ghi chép?
-
Câu 27:
Số liệu liên quan đến TK 421 như sau: số dư đầu kỳ (bên Có) 300. Trong kỳ kết chuyển lỗ 1.000. Vậy khi lập BCĐKT, chỉ tiêu lợi nhuận chưa phân phối cuối kỳ được phản ánh:
A. Ghi bên phần tài sản và ghi số âm 700
B. Ghi bên phần nguồn vốn và ghi số âm 700
C. Ghi bên phần nguồn vốn và ghi số dương
D. Không trường hợp nào
-
Câu 28:
Ví dụ nào sau đây thuộc khái niệm dồn tích?
A. Một khoản doanh thu đã thực hiện nhưng chưa thu tiền
B. Một khoản doanh thu đã thu trước nhưng chưa thực hiện
C. Ghi chép việc bán hàng đã thu tiền
D. Không phải các trường hợp trên
-
Câu 29:
Khi DN ứng trước tiền cho người bán, kế toán định khoản:
A. Nợ TK 131/ Có TK111
B. Nợ TK 141/ Có TK111
C. Nợ TK 331/ Có TK111
D. Không phải các trường hợp trên
-
Câu 30:
Số dư đầu tháng TK 331, chi tiết:
- TK 331 X: 5.000
- TK 331 Y: 4.000
Trong tháng phát sinh các nghiệp vụ:
(1) Mua NVL 6.000 chưa trả tiền người bán X là 3.000; người bán Y là 3.000
(2) Chi trả tiền cho người bán X là 7.000; người bán Y là 5.000
Số dư cuối tháng TK 331 là:
A. 1.000
B. 2.000
C. 3.000
D. 4.000