830 câu trắc nghiệm Nguyên lý Kế toán
Môn nguyên lý Kế toán là môn học cung cấp những kiến thức nền tảng về kế toán, qua đó tạo cơ sở để tiếp tục học tập, nghiên cứu các môn học kế toán chuyên ngành. Bộ câu hỏi ôn thi Nguyên lý Kế toán có đáp án giúp các bạn củng cố thêm kiến thức nhằm đạt kết quả cao nhất cho kì thi sắp đến. Để ôn tập hiệu quả các bạn có thể ôn theo từng phần trong bộ câu hỏi này bằng cách trả lời các câu hỏi và xem lại đáp án và lời giải chi tiết. Sau đó các bạn hãy chọn tạo ra đề ngẫu nhiên để kiểm tra lại kiến thức đã ôn.
Chọn hình thức trắc nghiệm (30 câu/40 phút)
Chọn phần
-
Câu 1:
Chọn câu phát biểu đúng
A. Nợ phải trả ko phải là NVốn để DN hoạt động vì DN phải có trách nhiệm thanh toán
B. Nợ phải trả là 1 phần NVốn để DN hoạt động trong 1 thời gian nhất định
C. Nợ phải trả = tổng giá trị của các tài sản mà DN mua chịu
D. Nợ phải trả = tổng số dư các TK phải trả như phải trả ng bán, thuế, các khoản phải nộp nhà nc, phải trả ng lao động, phải trả khác…
-
Câu 2:
Kế toán sẽ ghi nợ vào các TK nguyên vật liệu hàng hoá khi
A. Doanh nghiệp nhập kho vật tư hàng hoá
B. DN xuất kho vật tư hàng hoá
C. DN mua vật tư hàng hoá
D. Một trong các nghiệp vụ trên
-
Câu 3:
Mối quan hệ giữa số dư và số phát sinh của 1 TK
A. Số dư CK của 1 TK = Số dư ĐK + tổng số phát sinh nợ trong kỳ - tổng số phát sinh có trong kỳ
B. Số dư CK của 1 TK = Số dư ĐK + tổng số phát sinh có trong kỳ - tổng số phát sinh nợ trong kỳ
C. Số dư CK của 1 TK = Số dư ĐK + tổng số phát sinh tăng trong kỳ - tổng số phát sinh giảm trong kỳ
D. Số dư CK của 1 TK = Số dư ĐK + tổng số phát sinh giảm trong kỳ - tổng số phát sinh tăng trong kỳ
-
Câu 4:
Theo chế độ KT Việt Nam
A. KT phải tuân thủ các quy định của nhà nước về số hiệu, tên gọi, nội dung ghi chép vào TK KT cấp 1
B. KT có quyền chọn số hiệu tên gọi cho các TK cấp 2 và 3
C. Đối với các TK chi tiết mà nhà nc chưa quy định số hiệu, tên gọi, nội dung ghi chép thì KT có quyền tự quyết định số hiệu, tên gọi, nội dung ghi chép
D. A và C
-
Câu 5:
Các nguyên tắc cần tuân thủ khi đánh giá các đối tượng kế toán
A. Nguyên tắc giá phí, nguyên tắc khách quan
B. Nguyên tắcnhất quán, Nguyên tắc thận trọng và giả thiết DN hoạt động liên tục
C. Nguyên tắc tập trung dân chủ và nguyên tắc đa số thắng thiểu số
D. A và B
-
Câu 6:
Trên sổ cái, sổ TK hàng tồn kho đc đánh giá theo (giá gốc = giá mua chưa VAT + chi phí phát sinh)
A. Giá thanh toán với ng bán (có VAT)
B. Giá chưa có VAT
C. Giá gốc còn gọi là giá thực tế
D. Giá đã có VAT
-
Câu 7:
Trên BC TC chính cuối năm, hàng tồn kho được đánh giá theo
A. Giá gốc
B. Giá bán
C. Giá mua
D. Giá thấp nhất giữa giá sổ sách và giá trị thuần có thể thực hiện được
-
Câu 8:
Giả sử, cuối kỳ, số dư và số phát sinh của các tài khoản trong kỳ được vào sổ cái. Khi lập bảng cân đối kế toán, kế toán sẽ căn cứ vào:
A. Số dư từ tài khoản loại 1 đến loại 4 trên sổ cái
B. Số phát sinh từ Tài khoản loại 1 đến loại 9 trên sổ cái
C. Số phát sinh từ Tài khoản loại 5 đến loại 9
D. Tài khoản 4 đến 9
-
Câu 9:
Giả sử cuối kỳ, số dư và số phát sinh của các tài khoản trong kỳ được vào sổ cái. Khi lập bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, kế toán sẽ căn cứ vào:
A. Số phát sinh từ Tài khoản loại 1 đến loại 9 trên sổ cái
B. Số dư cuối kỳ từ tài khoản loại 1 đến tài khoản loại 9
C. Tài khoản 4 đến 9
D. Số liệu phát sinh từ tài khoản loại 5 đến loại 9 trên sổ cái
-
Câu 10:
Công thức xác định giá trị vật liệu tồn kho cuối kỳ theo phương pháp kiểm kê định kỳ:
A. Trị giá vật liệu tồn kho = Trị giá vật liệu tồn đầu kỳ + Trị giá vật liệu nhập trong kỳ + Trị giá vật li ệu xuất trong kỳ
B. Trị giá vật liệu tồn kho = Trị giá vật liệu tồn đầu kỳ – Trị giá vật liệu nhập trong kỳ + Trị giá vật li ệu xuất trong kỳ.
C. Kiểm kê cuối kỳ số lượng, định giá
D. Trị giá vật liệu tồn kho = Trị giá vật liệu tồn đầu kỳ + Trị giá vật liệu nhập trong kỳ – Trị giá vật liệu xuất trong kỳ.
-
Câu 11:
Nghiệp vụ kinh tế phát sinh (Nợ TK 111 : 50.000.000, Nợ TK 112 : 30.000.000/Có TK 341 : 60.000.000, Có TK 331 : 20.000.000) sẽ làm cho Số tổng cộng của Bảng cân đối kế toán:
A. Thay đổi theo chiều hướng tăng lên và tỷ trọng của tất cả tài sản ảnh hưởng có sự thay đổi
B. Thay đổi theo chiều hướng tăng lên và tỷ trọng của tài sản và nguồn vốn chịu ả nh hưởng có sự thay đổi
C. Thay đổi theo chi ều hướng tăng lên và tỷ trọng của tài sản và nguồn vốn chịu ảnh hưởng không có sự thay đổi
D. Không Thay đổi nhưng tỷ trọng của tài sản và nguồn vốn chịu ảnh hưởng có sự thay đổi
-
Câu 12:
Ngày 10/03/2008 Doanh nghiệp M nhập khẩu tài sản cố định, giá nhập khẩu theo điều kiện CIF là 20.000 USD, thuế NK thuế suất 10%, thuế GTGT hàng nhập khẩu 10%- thuế khấu trừ. Ngày 31/12/2008, Tài sản cố định đó ước tính trên thị trường khoảng 25.000 USD. Kế toán đã điều chỉnh giá tài sản cố định từ 22.000 USD lên 25.000 USD. Việc này vi phạm vào nguyên tắc:
A. Giá gốc
B. Phù hợp
C. Thận trọng
D. Cơ sở dồn tích
-
Câu 13:
Công ty M tại thời điểm ngày 31/12/X như sau:
Số dư tài khoản 131 (bên nợ ) : 200.000.000, số dư tài khoản 131 (bên có): 100.000.000.
Số dư tài khoản 331 (bên có) : 100.000.000, số dư bên nợ 50.000.000
Khi lập Bảng cân đối kế toán, Số liệu TK 131 và 331 sẽ được kế toán xử lý:
A. Không bù trừ mà lấy số dư bên nợ TK 131 số tiền 200.000.000 và số dư bên Nợ TK 331 50.000.000 ghi vào phần tài sản, số dư bên có TK 331 số tiền 100.000.000, và số dư bên có tài khoản 131 số tiền 100.000.000 sẽ ghi vào phần nguồn vốn
B. TK 131 sẽ có số dư 100.000.000 ghi bên tài sản, TK 331 : 50.000.000 sẽ ghi bên nguồn vốn
C. Không bù trừ mà lấy số dư bên nợ và bên có TK 131 ghi vào phần tài sản, số dư bên có và bên nợ TK 331 ghi vào phần nguồn vốn
D. Tất cả đều sai
-
Câu 14:
Tại ngày 31/07. Tổng tài sản : 500.000.000, Tổng nguồn vốn : 500.000.000. Ngày 01/08 phát sinh nghiệp vụ:
+ Nợ TK 111 : 10.000.000/Có TK 311 : 10.000.000.
+ Nợ TK 331 : 20.000.000/Có TK 341 : 20.000.000.
Vậy bảng cân đối kế toán tại ngày 1/08 (sau khi phát sinh 2 nghiệp vụ trên) sẽ có Tổng tài sản và Tổng nguồn vốn là:
A. 510.000.000 và 510.000.000
B. 530.000.000 và 530.000.000
C. 520.000.000 và 520.000.000
D. 490.000.000 và 490.000.000
-
Câu 15:
Tại ngày 31/07. Tổng tài sản : 500.000.000, Tổng nguồn vốn : 500.000.000. Ngày 01/08 phát sinh nghiệp vụ:
+ Nợ TK 111 : 10.000.000/Có TK 311 : 10.000.000.
+ Nợ TK 331 : 20.000.000/Có TK 341 : 20.000.000.
Vậy bảng cân đối kế toán tại ngày 1/08 (sau khi phát sinh 2 nghiệp vụ trên) sẽ:
A. Thay đổ theo chiều hướng tăng lên và tỷ trọng của tiền mặt, Nợ phải trả thay đổi
B. Không thay đổi nhưng tỷ trọng của tiền mặt, Nợ phải trả thay đổi
C. Thay đổi theo chiều hướng tăng lên và tỷ trọng của tiền mặt, Nợ phải trả không thay đổi
D. Thay đổi theo chiều hướng giảm xuống và tỷ trọng của tiền mặt, Nợ phải trả thay đổi
-
Câu 16:
Khoản nào sau đây không được phản ánh trên bảng cân đối kế toán:
A. Vật tư nhận gia công trị giá 30.000.000
B. Người mua ứng trước tiền hàng 30.000.000 bằng tiền gửi ngân hàng
C. Chi tiền mặt tạm ứng cho công nhân viên
D. Mua tài sản cố định 30.000.000. bằng tiền gửi ngân hàng
-
Câu 17:
Tổng tài sản của doanh nghiệp được xác định bằng:
A. Tài sản ngắn hạn + TS cố định
B. Nguồn vốn kinh doanh + Nợ phải trả
C. Nguồn vốn chủ sở hữu + Nợ phải trả
D. Nguồn vốn kinh doanh
-
Câu 18:
Khoản trả trước ngắn hạn cho người bán thuộc:
A. Tài sản ngắn hạn
B. Tài sản dài hạn
C. Nợ phải trả ngắn hạn
D. Tài sản cố định
-
Câu 19:
Khi doanh nghiệp nhận ký quỹ dài hạn bằng tiền mặt 200 triệu VNĐ, tài sản và nguồn vốn của doanh nghiệp sẽ:
A. Cùng biến động tăng 200 triệu VNĐ
B. Cùng biến động giảm 200 triệu VNĐ
C. Không thay đổi
D. Không có đáp án nào đúng
-
Câu 20:
Nghiệp vụ ”Xuất kho thành phẩm gửi bán” được phản ánh:
A. Nợ TK thành phẩm, Có tài khoản hàng gửi bán
B. Nợ TK hàng gửi bán, Có TK thành phẩm
C. Nợ TK hàng hóa, Có TK thành phẩm
D. Nợ TK hàng hóa, Có TK thành phẩm
-
Câu 21:
Trường hợp nào dưới đây không làm thay đổi nguyên giá Tài sản cố định:
A. Đánh giá lại TSCĐ theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền
B. Trang bị thêm một số chi tiết cho TSCĐ
C. Sửa chữa lớn TSCĐ lop hoc ke toan truong
D. Sữa chữa nâng cấp TSCĐ
-
Câu 22:
Chi phí khấu hao TSCĐ dùng ở văn phòng công ty được hạch toan vào:
A. Chi phí sản xuất
B. Chi phí quản lý doanh nghiệp
C. Chi phí tài chính
D. Chi phí hoạt động khác
-
Câu 23:
Doanh nghiệp tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ mua 1 TSCĐ với giá mua bao gồm của thuế GTGT 10% là 220.000.000 đồng , chi phí vận chuyển về doanh nghiệp là 1.000.000 chưa gồm 10% thuế GTGT ( được người bán tài trợ chi phí vận chuyển ) Nguyên giá của TSCĐ:
A. 220.000.000 đồng
B. 200.000.000 đồng
C. 201.000.000 đồng
D. 221.000.000 đồng
-
Câu 24:
Số tiền giảm giá được hưởng khi mua nguyên liệu vật liệu được tính:
A. Tăng giá trị nguyên liệu vật liệu nhập kho
B. Giảm giá trị nguyên liệu vật liệu nhập kho
C. Tăng thu nhập khác
D. Tất cả các đáp án trên đề sai
-
Câu 25:
Nghiệp vụ ứng trước tiền cho người bán nguyên vật liệu bằng tiền mặt được hạch toán:
A. Nợ TK phải trả người bán
B. Nợ TK tiền mặt, Có TK phải trả người bán
C. Nợ TK tiền mặt, Có TK phải trả người bán
D. Nợ Tk nguyên vật liệu, Có TK phải thu khách hàng
-
Câu 26:
Khoản chiết khấu thương mại được hưởng khi mua nguyên vật liệu được hạch toán:
A. Giảm trừ giá mua
B. Giảm chi phí thu mua
C. Tính vào doanh thu hoạt động tài chính
D. Tính vào thu nhập khác
-
Câu 27:
Số dư bên nợ TK phải trả người lao động phản ánh:
A. Số tiền còn nợ Người lao động
B. Số tiền trả thừa cho người lao động
C. Số tiền trả thừa cho người lao động
D. Tất cả đáp án trên đề sai
-
Câu 28:
Tiền lương trả cho nhân viên khối văn phòng được tính vào:
A. Chi phí bán hàng
B. Chi phí nhân công trực tiếp
C. Chi phí sản xuất chung
D. Chi phí quản lý doanh nghiệp
-
Câu 29:
Khoản trích nộp quỹ bảo hiểm xã hội của coogn nhân sản xuất sản phẩm , đơn vị sử dụng lao động được tính vào:
A. Chi phí sản xuất chung
B. Chi phí bán hàng
C. Chi phí nhân công trực tiếp
D. Chi phí quản lý doanh nghiệp
-
Câu 30:
Khi sản phẩm sản xuất hoàn thành nhập kho, kế toán ghi:
A. Nợ TK 155 , Có TK 154
B. Nợ TK 157, có TK 154
C. Nợ TK 632, Có Tk 154
D. Nợ TK 551 , có TK 154