850 câu trắc nghiệm môn Hóa học đại cương
Nhằm giúp các bạn ôn tập và hệ thống lại kiến thức nhanh chóng để đạt kết quả cao trong kì thi sắp tới, tracnghiem.net tổng hợp và chia sẻ đến các bạn 850 câu trắc nghiệm môn Hóa học đại cương, bao gồm các kiến thức tổng quan về các định luật và khái niệm cơ bản về hóa học, cấu tạo nguyên tử, bảng hệ thống tuần hoàn, liên kết hóa học, hiệu ứng nhiệt của các quá trình hóa học,cân bằng hóa học và mức độ diễn ra các quá trình hóa học,... Hi vọng sẽ trở thành nguồn tài liệu bổ ích giúp các bạn học tập và nghiên cứu một cách tốt nhất. Để ôn tập hiệu quả các bạn có thể ôn theo từng phần trong bộ câu hỏi này bằng cách trả lời các câu hỏi và xem lại đáp án và lời giải chi tiết. Sau đó các bạn hãy chọn mục "Thi thử" để hệ thống lại kiến thức đã ôn. Chúc các bạn thành công với bộ đề "Cực Hot" này nhé!
Chọn hình thức trắc nghiệm (45 câu/50 phút)
Chọn phần
-
Câu 1:
Chọn phương án đúng: Tính nồng độ Pb2+ bão hòa trong dung dịch KI 0,1M. Biết tích số tan của PbI2 bằng 1,4 ×10-8:
A. 1,4 × 10-5
B. 2,4 × 10-3
C. 1,2 × 10-4
D. 1,4 × 10-6
-
Câu 2:
Chọn trường hợp đúng: Cho biết tích số tan của AgI ở 250C là 10–16. (1) Độ tan của AgI trong nước nguyên chất là 10–8 mol/l. (2) Độ tan của AgI trong dung dịch KI 0.1M giảm đi 107 lần so với trong nước nguyên chất. (3) Độ tan của AgI trong nước sẽ nhiều hơn trong dung dịch NaCl 0,1M. (4) Độ tan của AgI trong dung môi benzen sẽ lớn hơn trong dung môi nước.
A. 1, 3
B. 2, 4
C. 1, 3, 4
D. 1, 2
-
Câu 3:
Chọn các câu sai: (1) Một chất ít tan sẽ kết tủa khi tích số nồng độ các ion của nó (với số mũ bằng số nguyên tử trong công thức phân tử của nó) bằng đúng tích số tan. (2) Có thể làm tan một chất rắn ít tan bằng cách đưa vào dung dịch một loại ion có thể tạo với ion của chất ít tan đó một chất rắn ít tan hoặc ít điện ly khác. (3) Các base có hằng số điện li nhỏ hơn 1×10-7 không thể tồn tại với một lượng đáng kể dưới dạng phân tử trong dung dịch có mặt acid mạnh. (4) Dung dịch nước của các muối tạo thành từ acid và base có độ mạnh tương tương nhau luôn trung tính.
A. 1, 3 , 4
B. 1, 3
C. 1, 2 , 4
D. 3, 4
-
Câu 4:
Chọn phương án đúng: Cho 3 dung dịch nước BaCl2, Na2CO3 và NaCl và nước nguyên chất. BaCO3 tan nhiều hơn cả trong:
A. Dung dịch NaCl
B. Dung dịch BaCl2
C. Dung dịch Na2CO3
D. H2O
-
Câu 5:
Chọn giá trị đúng: Biết tích số tan ở 25oC của Fe(OH)3 là 1×10-37,6. Dung dịch FeCl3 0,1M sẽ bắt đầu xuất hiện kết tủa khi có độ pH của dung dịch bằng:
A. 1,8
B. > 1,8
C. < 1,8
D. > 12,2
-
Câu 6:
Trường hợp nào ứng với dung dịch chưa bão hòa của chất điện li khó tan AmBn:
A. [An+]m × [Bm-]n < TAmBn
B. [An+]m × [Bm-]n = TAmBn
C. [An+]m × [Bm-]n > TAmBn
D. [An+] × [Bm-] > TAmBn
-
Câu 7:
Trộn các dung dịch: (1) 100ml dung dịch AgNO3 10-4M với 100ml dung dịch HCl 10-5M. (2) 100ml dung dịch AgNO3 10-4M với 100ml dung dịch NaCl 10-4M. (3) 100ml dung dịch AgNO3 10-4M với 100ml dung dịch HCl 10-6 M. Trong trường hợp nào có sự tạo thành kết tủa AgCl? Cho biết tích số tan của AgCl là T = 10 -9,6.
A. Chỉ có trường hợp (1)
B. Các trường hợp (1), (2)
C. Chỉ có trường hợp (2)
D. Cả 3 trường hợp
-
Câu 8:
Chọn phương án đúng: Cho biết \(p{T_{BaS{O_4}}} = 9.96\) ; \(p{T_{CaS{O_4}}} = 5.7\) ; \(p{T_{PbS{O_4}}} = 7.8\) ; \(p{T_{SrS{O_4}}} = 6.49\).Thêm dần dần dung dịch Na2SO4 vào dung dịch chứa các ion kim loại Ba2+, Ca2+, Pb2+, Sr2+ có nồng độ bằng nhau là 0,01M. Hãy cho biết ion kim loại nào sẽ xuất hiện kết tủa sau cùng?
A. Pb2+
B. Ba2+
C. Sr2+
D. Ca2+
-
Câu 9:
Ba dung dịch của cùng một chất tan NaCN có nồng độ C1 < C2 < C3. Dung dịch có độ thủy phân h nhỏ nhất là:
A. Cả ba dung dịch có cùng độ thủy phân.
B. Dung dịch nồng độ C2.
C. Dung dịch nồng độ C3.
D. Dung dịch nồng độ C1.
-
Câu 10:
Ba dung dịch của cùng một chất tan CH3COONH4 có nồng độ C1 < C2 < C3. Dung dịch có độ thủy phân ht lớn nhất là:
A. Dung dịch nồng độ C1.
B. Dung dịch nồng độ C2.
C. Dung dịch nồng độ C3.
D. Cả ba dung dịch có cùng độ thủy phân.
-
Câu 11:
Chọn câu sai. Độ thủy phân của một muối bất kỳ sẽ càng lớn khi:
A. Dung dịch càng loãng.
B. Muối đó có hằng số thủy phân càng lớn.
C. Acid và base tạo thành nó càng yếu.
D. Nhiệt độ càng cao.
-
Câu 12:
Chọn phương án đúng: Sự thủy phân không xảy ra đối với các muối tạo thành từ:
A. acid yếu và base mạnh
B. acid mạnh và base yếu
C. acid yếu và base yếu
D. acid mạnh và base mạnh
-
Câu 13:
Chọn câu sai. Độ thủy phân của một muối càng lớn khi:
A. Acid tạo thành nó có hằng số điện ly càng nhỏ.
B. Dung dịch càng đặc.
C. Hằng số thủy phân càng lớn.
D. Base tạo thành nó càng yếu.
-
Câu 14:
Chọn đáp án đúng: Cho: \({K_{b\left( {N{H_3}} \right)}} = {10^{ - 4.75}}\) , \({K_{a\left( {HF} \right)}} = {10^{ - 3.17}}\) , \({K_{a\left( {HCN} \right)}} = {10^{ - 9.21}}\) , \({K_{a\left( {C{H_3}COOH} \right)}} = {10^{ - 4.75}}\).Trong các dung dịch sau, dung dịch nào có tính base: (1) Dung dịch NH4F 0,1M ; (2) Dung dịch NH4CN 0,1M ; (3) Dung dịch NaOH 10–9 M ; (4) Dung dịch Na3PO4 0,1M ; (5) Dung dịch CH3COOH 0,1M.
A. 2, 3
B. 2, 3, 4
C. 2, 4
D. 1, 2, 3, 4, 5
-
Câu 15:
Chọn phương án đúng. Xét môi trường dung dịch và ion tham gia thủy phân của các muối: (1) KNO3: môi trường trung tính, không có ion bị thủy phân. (2) NaClO4: môi trường base, anion bị thủy phân. (3) NH4CH3COO: môi trường trung tính, cation và anion đều bị thủy phân. (4) Fe2(SO4)3: môi trường trung tính, không có ion bị thủy phân.
A. 1, 2 và 3
B. 1 và 2
C. 3 và 4
D. 1, 3
-
Câu 16:
Chọn trường hợp đúng: Người ta trộn các dung dịch acid và base theo đúng tỷ lệ trung hòa. Đối với các cặp acid và base nào duới đây dung dịch thu được có môi trường trung tính hoặc coi như trung tính (1) KOH + HClO4 ; (2) NaOH + HF ; (3) NH3 + CH3COOH ; (4) NH3 + HCl ; (5) NaOH + NaHCO3 6) Ba(OH)2 + HNO3.
A. 1, 3, 6
B. 1, 3, 5
C. 1, 6
D. 1, 3, 5, 6
-
Câu 17:
Chọn câu đúng. Những dung dịch muối nào sau đây bị thuỷ phân tạo môi trường base. (1) NaCN ; (2) NH4NO3 ; (3) FeCl3 ; (4) (NH4)2S ; (5) CH3COONH4. Cho biết: \({K_{HCN}} = {10^{ - 9.3}} ; {K_{N{H_4}OH}} = {10^{ - 4.76}} ; {K_{{H_2}S}} = 1.57 \times {10^{ - 21}} ; {K_{C{H_3}COOH}} = {10^{ - 4.75}}\).
A. 1, 4, 5
B. 2, 3, 5
C. 1, 4
D. 1, 2, 5
-
Câu 18:
Chọn phương án đúng: Thêm thuốc thử nào dưới đây vào dung dịch FeCl3 sẽ làm tăng hoặc hạn chế sự thủy phân của muối: (1) Na2CO3 ; (2) HCl ; (3) NH4NO3 ; (4) Ca(CH3COO)2 ; (5)NaCl ; (6) BaCl2.
A. Làm tăng: Na2CO3; Ca(CH3COO)2; BaCl2 Hạn chế: NH4NO3 ; HCl
B. Làm tăng: Na2CO3 ; Ca(CH3COO)2 Hạn chế: NH4NO3 ; HCl
C. Làm tăng: Na2CO3 ; Ca(CH3COO)2 Hạn chế: NH4NO3 ; HCl ; BaCl2
D. Làm tăng: Na2CO3 Hạn chế: NH4NO3 ; HCl ; BaCl2
-
Câu 19:
Chọn phương án đúng: Cho phản ứng trao đổi ion: NH4Cl(dd) + Na2S(dd) + H2O ⇄ NH3.H2O(dd) + NaHS(dd) + NaCl(dd). Phương trình ion-phân tử của phản ứng trên là:
A. NH4+(dd) + S2-(dd) ⇄ NH3.H2O(dd) + HS-(dd)
B. NH4+(dd) + Na2S(dd) ⇄ NH3.H2O(dd) + HS-(dd) + 2Na+
C. NH4+(dd) + S2-(dd) + H2O ⇄ NH3.H2O(dd) + HS-(dd)
D. NH4+(dd) + Na2S(dd) ⇄ NH3.H2O(dd) + NaHS(dd) + Na+
-
Câu 20:
Chọn phương án đúng: Hãy cân bằng và viết phương trình sau đây về dạng phương trình ion rút gọn: La2(CO3)3(r) + HCl(dd) ® LaCl3(dd) + CO2(k) + H2O(l).
A. La2(CO3)3 + 6H+ ® 2La3+ + 3CO2 + 3H2O
B. \(CO_3^{2 - }\) + 2H+ ® CO2 + H2O
C. La3+ + 3Cl- ® LaCl3
D. 2La3+ + \(3CO_3^{2 - }\) + 6H+ +6Cl- ® 2LaCl3 + 3CO2 + 3H2O
-
Câu 21:
Chọn phương án đúng: Hãy cân bằng và viết phương trình sau đây về dạng phương trình ion rút gọn: H2O(l) +KCN(dd) + [Cu(NH3)4]Cl2(dd) ⇄ K2[Cu(CN)3](dd) + NH3(k) + KCN(dd) + NH4Cl(dd) + KCl(dd).
A. 2K+ + 3CN- + [Cu(NH3)4]Cl2 ⇄ K2[Cu(CN)3] + 4NH3 + 2Cl-
B. H2O + 3K+ +4CN- +[Cu(NH3)4]2+ ⇄ K2[Cu(CN)3] + 2NH3 + KCN + \(2NH_4^ +\)
C. 2H2O + 2K+ + 2CN- + Cu2+ + 4NH3 + 4Cl- ⇄ Cu+ + 4NH4Cl + 2KCN
D. H2O + 7CN- + 2[Cu(NH3)4]2+ ⇄ 2[Cu(CN)3]2- + 6NH3 + CN- + \(2NH_4^ +\)
-
Câu 22:
Chọn phát biểu sai: (1) Acid yếu và base yếu không thể cùng tồn tại trong một dung dịch. (2) Phản ứng trao đổi ion xảy ra khi tạo thành chất ít điện li hoặc chất ít tan. (3) Phản ứng trung hòa là phản ứng thu nhiệt. (4) Phản ứng trao đổi ion thường xảy ra với tốc độ lớn.
A. 1
B. 3
C. 1 và 3
D. 1, 3 và 4
-
Câu 23:
Chọn phương án đúng: Thêm thuốc thử nào dưới đây vào dung dịch Al(NO3)3 sẽ kìm hãm sự thủy phân của ion nhôm (III):
A. Zn(NO3)2
B. NaHCO3
C. KCl
D. NaCH3COO
-
Câu 24:
Chọn câu đúng: Trong phản ứng: 3Cl2 + I- + 6OH- = 6Cl- + IO3- + 3H2O
A. Chất oxy hóa là Cl2 , chất bị oxy hóa là I-
B. Chất khử là Cl2, chất oxy hóa là I-
C. Chất bị oxy hóa là Cl2, chất bị khử là I-
D. Cl2 bị khử, I- là chất oxy hóa
-
Câu 25:
Chọn phương án đúng: Trong phản ứng: 3K2MnO4 + 2H2SO4 = 2KMnO4 + MnO2 + 2K2SO4 + 2H2O. K2MnO4 đóng vai trò:
A. Chất khử
B. Chất oxi hóa
C. Chất tự oxi hóa, tự khử
D. Chất tạo môi trường
-
Câu 26:
Chọn phương án đúng: Trong phản ứng: FeS + HNO3 = NO2 + Fe(NO3)3 + Fe2(SO4)3 + H2O. HNO3 đóng vai trò:
A. Chất tự oxi hóa, tự khử
B. Chất khử
C. Chất oxi hóa
D. Chất oxi hóa và tạo môi trường
-
Câu 27:
Chọn phương án đúng: Cho phản ứng oxy hóa khử: K2Cr2O7 + FeSO4 + H2SO4 ® Cr2(SO4)3 + Fe2(SO4)3 + K2SO4 + H2O. Cân bằng phản ứng trên. Nếu hệ số trước K2Cr2O7 là 1 thì hệ số đứng trước H2SO4 và Fe2(SO4)3 lần lượt là:
A. 7, 6
B. 5, 3
C. 7, 3
D. 4, 5
-
Câu 28:
Chọn nhận xét sai. Cho nguyên tố Ganvanic gồm điện cực hidro tiêu chuẩn (1) và điện cực H2(\({\rho _{{H_2}}} = 1atm\) , Pt) nhúng vào trong dung dịch HCl 0,1M (2). Ở nhiệt độ nhất định nguyên tố này có:
A. Sức điện động giảm khi pha loãng dung dịch ở điện cực (2).
B. Thế điện cực của điện cực (2) giảm khi nồng độ của dung dịch HCl giảm.
C. Điện cực (1) làm điện cực dương.
D. Quá trình oxy hóa xảy ra trên điện cực (2).
-
Câu 29:
Chọn đáp án đúng. Cho nguyên tố ganvanic tạo bởi điện cực (1) (gồm một thanh Ag nhúng trong dung dịch AgNO3 0,001N) và điện cực (2) (gồm thanh Ag nhúng trong dung dịch AgNO3 0,1N). Đối với nguyên tố này có:
A. Quá trình khử xảy ra trên cực (1).
B. Cực (1) là cưc dương.
C. Điện cực (2) bị tan ra.
D. Ở mạch ngoài electron chuyển từ điện cực (1) sang điện cực (2).
-
Câu 30:
Chọn phương án đúng: Nguyên tố Ganvanic Zn ½ Zn2+(1M) ∥ Ag+(1M) ½ Ag có sức điện động thay đổi như thế nào khi tăng nồng độ Zn2+ và Ag+ một số lần như nhau. Cho biết thế khử tiêu chuẩn của các cặp Zn2+/Zn và Ag+/Ag lần lượt bằng –0,763V và 0,799V.
A. Không đổi
B. Giảm xuống
C. Tăng lên
D. Không xác định được
-
Câu 31:
Chọn đáp án sai. Cho nguyên tố ganvanic tạo bởi 2 điện cực hydro nhúng vào dung dịch HCl 1M. Điện cực (1) có áp suất hydro là 0,1atm. Điện cực (2) có áp suất hydro là 1atm. Đối với nguyên tố này có: (-1) Quá trình khử xảy ra trên cực (1). (-2) Ở mạch ngoài electron chuyển từ điện cực (1) sang điện cực (2). (-3) Cực (2) là cưc âm. (-4) Sức điện động của pin ở 25°C là 0,059V. (-5) Tại điện cực (2) có khí hydro bay lên.
A. 2, 5
B. 1, 3, 5
C. 2, 4
D. 1, 2, 4
-
Câu 32:
Chọn đáp án đúng. Cho nguyên tố ganvanic tạo bởi điện cực (1) (gồm một thanh Ag nhúng trong dung dịch AgNO3 0,001N) và điện cực (2) (gồm thanh Ag nhúng trong dung dịch AgNO3 0,1N). Đối với nguyên tố này có:
A. Quá trình oxy hóa xảy ra trên cực (2).
B. Cực (2) là anod.
C. Điện cực (1) có kết tủa bạc.
D. Sức điện động của pin ở 25°C là E = 0,118V.
-
Câu 33:
Chọn phương án đúng: Pin Sn | Sn2+ 1M ∥ Pb2+ 0,46M | Pb được thiết lập ở 250C. Cho biết thế điện cực tiêu chuẩn \(\varphi _{S{n^{2 + }}/Sn}^0 = - 0.14V ; \varphi _{P{b^{2 + }}/Pb}^0 = - 0.13V\). (1) Sức điện động của pin E = 0V. (2) Sức điện động của pin E = 0,01V. (3) Ở mạch ngoài, electron chuyển từ điện cực Sn sang điện cực Pb. (4) Ở điện cực Pb có Pb bám vào; ở điện cực Sn, Sn bị tan ra.
A. 2, 3, 4
B. 3, 4
C. 1
D. Tất cả đều sai
-
Câu 34:
Chọn phương án đúng: Cho các số liệu sau: (1) jo (Ca2+/Ca) = - 2,79 V ; (2) jo (Zn2+/Zn) = - 0,764 V ; (3) jo (Fe2+/Fe) = - 0,437 V ; (4) jo (Fe3+/Fe2+) = + 0,771 V. Các chất được sắp xếp theo thứ tự tính oxy hóa tăng dần như sau:
A. Fe3+ < Fe2+ < Zn2+ < Ca2+
B. Ca2+ < Zn2+ < Fe2+ < Fe3+
C. Zn2+ < Fe3+ < Ca2+ < Fe2+
D. Ca2+ < Zn2+ < Fe3+ < Fe2+
-
Câu 35:
Chọn phương án đúng: Cho các thế oxy hóa khử chuẩn:
Fe3+ + e = Fe2+ ; jo = +0,77V
Ti4+ + e = Ti3+ ; jo = -0,01V
Ce4+ + e = Ce3+ ; jo = +1,14V
Cho biết chất oxi hóa yếu nhất và chất khử yếu nhất trong số các ion trên (theo thứ tự tương ứng):
A. Ti4+ ; Ce3+
B. Fe3+ ; Ti3+
C. Ce4+ ; Fe2+
D. Ce4+ ; Ti3+
-
Câu 36:
Chọn phương án đúng: Cho hai pin có ký hiệu và sức điện động tương ứng:
(-)Zn½Zn2+ ∥Pb2+½Pb(+) ; E1 = 0,63V
(-)Pb½Pb2+ ∥Cu2+½Cu(+) ; E2 = 0,47V
Vậy sức điện động của pin (-)Zn½Zn2+∥Cu2+½Cu(+) sẽ là:
A. –1,1V
B. 1,1V
C. 1,16V
D. –0,16V
-
Câu 37:
Chọn trường hợp đúng: Tính thế khử chuẩn \(\varphi _{F{e^{3 + }}/F{e^{2 + }}}^0\) ở 25°C trong môi trường acid. Cho biết thế khử chuẩn ở 25°C trong môi trường acid: \(\varphi _{F{e^{3 + }}/F{e_3}{O_4}}^0 = 0.353V\) và \(\varphi _{F{e_3}{O_4}/F{e^{2 + }}}^0 = 0.980V\).
A. 0,771V
B. 0,667V
C. 1,33V
D. 0,627V
-
Câu 38:
Tính thế điện cực tiêu chuẩn của Cu2+/Cu+ khi có mặt ion I-. Cho biết \(\varphi _{C{u^{2 + }}/C{u^ + }}^0\) = 0,77V, TCuI = 1 ×10-11,96.
A. +0,430V
B. -0,859V
C. +0,859V
D. Không tính được vì không biết nồng độ của I-
-
Câu 39:
Tính thế điện cực tiêu chuẩn của Fe3+/Fe2+ khi có mặt ion OH-. Cho biết thế điện cực tiêu chuẩn của Fe3+/Fe2+ bằng 0,77V, tích số tan của Fe(OH)2 và Fe(OH)3 lần lượt là: 1 ×10-15,0, 1 × 10-37,5.
A. -0,279V
B. -0,558V
C. +0,558V
D. Không tính được vì không biết nồng độ của OH-
-
Câu 40:
Chọn phương án đúng: Một điện cực Cu nhúng vào dung dịch CuSO4, thế của điện cực này sẽ thay đổi như thế nào khi: (1) Thêm Na2S (có kết tủa CuS) ; (2) Thêm NaOH (có kết tủa Cu(OH)2) ; (3) Thêm nước (pha loãng) ; 4) Thêm NaCN (tao phức [Cu(CN)4]2-.
A. Chỉ giảm cho 3 trường hợp đầu.
B. Không đổi cho cả 4 trường hợp.
C. Giảm cho cả 4 trường hợp.
D. Tăng cho cả 4 trường hợp.
-
Câu 41:
Chọn phương án đúng: Thế của điện cực đồng thay đổi như thế nào khi pha loãng dung dịch muối Cu2+ của điện cực xuống 10 lần:
A. giảm 59 mV
B. tăng 29,5 mV
C. tăng 59 mV
D. giảm 29,5 mV
-
Câu 42:
Chọn câu đúng và đầy đủ nhất: Thế điện cực của điện cực kim loại có thể thay đổi khi một trong các yếu tố sau thay đổi: (1) Nồng độ muối của kim loại làm điện cực ; (2) nhiệt độ ; (3) Bề mặt tiếp xúc giữa kim loại với dung dịch ; (4) nồng độ muối lạ ; (5) bản chất dung môi.
A. 1, 2, 4, 5
B. 1, 2, 3, 4, 5
C. 1, 2
D. 3, 4, 5
-
Câu 43:
Chọn phương án đúng: Đối với điện cực hydro khi thay đổi nồng độ H+ thì tính oxi hóa của điện cực thay đổi. Vậy khi giảm nồng độ H+ thì:
A. Tính oxi hóa của H+ tăng do j tăng.
B. Tính oxi hóa của H+ tăng do j giảm.
C. Tính khử của H2 tăng do j giảm.
D. Tính khử của H2 tăng do j tăng.
-
Câu 44:
Chọn đáp án đúng: Cho thế khử tiêu chuẩn của các bán phản ứng sau: Fe3+ + e = Fe2+ ; jo = 0,77 V và I2 + 2e = 2I- ; jo = 0,54 V. Phản ứng: 2 Fe2+ + I2 = 2 Fe3+ + 2 I- có đặc điểm:
A. Eo = -1,00 V; phản ứng không thể xảy ra tự phát ở điều kiện tiêu chuẩn.
B. Eo = 1,00 V; phản ứng có thể xảy ra tự phát ở điều kiện tiêu chuẩn.
C. Eo = 0,23 V; phản ứng có thể xảy ra tự phát ở điều kiện tiêu chuẩn.
D. Eo = -0,23 V; phản ứng không thể xảy ra tự phát ở điều kiện tiêu chuẩn.
-
Câu 45:
Chọn phương án đúng: Các phản ứng nào dưới đây có thể xảy ra ở điều kiện tiêu chuẩn:
1) 2MnCl2(dd) + 2Cl2(k) + 8H2O = 2HMnO4(dd) + 14HCl(dd)
2) K2Cr2O7(dd) + 14HCl(dd) = 3Cl2(k) + 2CrCl3(dd) + 2KCl(dd) + 7H2O
3) MnO2(r) + 4HCl(dd) = MnCl2(dd) + Cl2(k) + 2H2O
Cho các thế khử tiêu chuẩn:
\(MnO_4^ -\) + 8H+ + 5e- = Mn2+ + 4H2O ; j0 = 1,51 V
Cl2(k) + 2e- = 2Cl- ; j0 = 1,359 V
\(C{r_2}O_7^{2 - }\) + 14H+ + 6e- = 2Cr3+ + 7H2O ; j0 = 1,33 V
MnO2(r) + 4H+ + 2e- = Mn2+ + 2H2O ; j0 = 1,23 V
A. 2, 3
B. 2
C. 1, 2, 3
D. không có phản ứng nào xảy ra được