850 câu trắc nghiệm môn Hóa học đại cương
Nhằm giúp các bạn ôn tập và hệ thống lại kiến thức nhanh chóng để đạt kết quả cao trong kì thi sắp tới, tracnghiem.net tổng hợp và chia sẻ đến các bạn 850 câu trắc nghiệm môn Hóa học đại cương, bao gồm các kiến thức tổng quan về các định luật và khái niệm cơ bản về hóa học, cấu tạo nguyên tử, bảng hệ thống tuần hoàn, liên kết hóa học, hiệu ứng nhiệt của các quá trình hóa học,cân bằng hóa học và mức độ diễn ra các quá trình hóa học,... Hi vọng sẽ trở thành nguồn tài liệu bổ ích giúp các bạn học tập và nghiên cứu một cách tốt nhất. Để ôn tập hiệu quả các bạn có thể ôn theo từng phần trong bộ câu hỏi này bằng cách trả lời các câu hỏi và xem lại đáp án và lời giải chi tiết. Sau đó các bạn hãy chọn mục "Thi thử" để hệ thống lại kiến thức đã ôn. Chúc các bạn thành công với bộ đề "Cực Hot" này nhé!
Chọn hình thức trắc nghiệm (45 câu/50 phút)
Chọn phần
-
Câu 1:
Chọn các chất có cực trong số các chất cộng hóa trị sau: CO2, SO2, NH3, CCl4, CS2, NO2, BF3, SiF4, SiO2 , C2H2.
A. CO2, BH3, CS2, NO2.
B. SO2, SiF4, SiO2 , C2H2.
C. SO2, NH3, NO2.
D. CCl4, CS2, NO2.
-
Câu 2:
Chọn các chất có thể tan nhiều trong nước: CO2, NH3, CCl4, CS2, NO2, HCl, SO3, N2.
A. CO2, N2, NO2, HCl.
B. NH3, NO2, HCl, SO3.
C. CO2, CCl4, CS2, NO2.
D. NH3, SO3, CS2, HCl.
-
Câu 3:
Xác định trạng thái lai hóa của các nguyên tử cacbon trong các phân tử sau (từ trái sang phải): C2H6, C2H4, C2H2, C6H6, CCl4.
A. sp3, sp2, sp, sp2, sp3.
B. sp, sp2, sp3, sp2, sp3.
C. sp, sp2, sp3, sp, sp3.
D. sp3, sp2, sp, sp, sp3.
-
Câu 4:
Xác định trạng thái lai hóa của các nguyên tử cacbon trong phân tử sau (từ trái sang phải): CH3–CH═CH–C≡CH.
A. sp3, sp, sp, sp2, sp3.
B. sp, sp2, sp3, sp, sp2.
C. sp2, sp3, sp2, sp2, sp3.
D. sp3, sp2, sp2, sp, sp.
-
Câu 5:
Chọn các phân tử hoặc ion có chứa đôi e không liên kết ở nguyên tử trung tâm: CO2, SO2, NH3, CCl4, CS2, SO3, CH4, H2O, CO32-, SO42-, SO32-, NH2-.
A. CO2, CCl4, CH4, SO3, SO42-.
B. SO2, NH3, H2O, SO32-, NH2-.
C. CS2, SO3, CH4, H2O, CO32-.
D. SO2, NH3, SO3, CS2 , SO32-.
-
Câu 6:
Chọn so sánh đúng về góc liên kết:
A. NF3 > NCl3 > NBr3 > NI3.
B. CO2 > SO2 > NO2.
C. CH4 > NH3 > NF3.
D. C2H6>C2H4>C2H2(góc CĈH).
-
Câu 7:
Khi trộn lẫn hỗn hợp đồng mol của SbCl3 và GaCl3 trong dung môi SO2 lỏng người ta thu được một hợp chất ion rắn có công thức GaSbCl6. Khảo sát cấu trúc các ion người ta thấy cation có dạng góc. Vậy công thức ion nào sau đây là phù hợp nhất: (cho 31Ga và 51Sb)
A. (SbCl2+)(GaCl4-)
B. (GaCl2+)(SbCl4-)
C. (SbCl2+)(GaCl52-)
D. (GaCl2+)(SbCl52-)
-
Câu 8:
Chọn phát biểu sai về phương pháp MO giải thích cho liên kết cộng hóa trị:
A. Tất cả các electron trong phân tử đều chịu tương tác hút của tất cả hạt nhân trong phân tử.
B. Chỉ có các AO có mức năng lượng gần bằng nhau và có cùng tính đối xứng của các nguyên tử mới tham gia tổ hợp tuyến tính có hiệu quả.
C. Các MO có mức năng lượng thấp hơn AO là MO liên kết, cao hơn AO là MO phản liên kết và bằng AO là MO không liên kết.
D. Khi tổ hợp tuyến tính các AO chỉ thu được hai loại là MO liên kết và MO phản liên kết.
-
Câu 9:
Chọn phát biểu đúng theo phương pháp MO: 1) Phân tử là một tổ hợp thống nhất của các hạt nhân nguyên tử và electron. Trạng thái của electron trong phân tử được biểu diễn bằng hàm sóng phân tử. 2) Trong phân tử không còn tồn tại orbitan nguyên tử (AO), tất cả đều đã tổ hợp để tạo thành các orbitan phân tử (MO). 3) Sự phân bố các electron vào các MO cũng tuân theo các qui luật giống như nguyên tử nhiều electron, gồm: nguyên lý vững bền, qui tắc Klechkowski, nguyên lý ngoại trừ Pauli, qui tắc Hünd. 4) Các MO tạo thành do sự tổ hợp tuyến tính các AO (phép LCAO). Số MO tạo thành bằng số AO tham gia tổ hợp tuyến tính.
A. 1, 2, 3, 4
B. 1, 3, 4
C. 1, 2, 4
D. 2, 3, 4
-
Câu 10:
Chọn phương án đúng: Sự thêm electron vào MO phản liên kết dẫn đến hệ quả nào sau đây?
A. Tăng độ dài liên kết và giảm năng lượng liên kết
B. Tăng độ dài liên kết và tăng năng lượng liên kết.
C. Giảm độ dài liên kết và tăng năng lượng liên kết.
D. Giảm độ dài liên kết và giảm năng lượng liên kết.
-
Câu 11:
Chọn phương án đúng: Xét các phân tử và ion sau: \(O_2^ + ,{O_2},O_2^ - ,O_2^{2 - }\)
1) Ion \(O_2^{2 - }\) nghịch từ.
2) Độ bền liên kết tăng dần từ trái sang phải.
3) Độ dài liên kết tăng dần từ trái sang phải.
4) Bậc liên kết tăng dần từ trái sang phải.
A. 2, 4
B. 1, 2, 4
C. 1, 3
D. 2, 3
-
Câu 12:
Chọn phương án đúng: Cấu hình e hóa trị của phân tử CO là (chọn z là trục liên kết)
A. \({\left( {{\sigma _{2s}}} \right)^2}{\left( {\sigma _{2s}^ \bullet } \right)^2}{\left( {{\sigma _{2{p_x}}}} \right)^2}{\left( {{\pi _{2{p_x}}}{\pi _{2{p_y}}}} \right)^4}\)
B. \({\left( {{\sigma _{2s}}} \right)^2}{\left( {\sigma _{2s}^ \bullet } \right)^2}{\left( {{\pi _{2{p_x}}}{\pi _{2{p_y}}}} \right)^4}{\left( {{\sigma _{2{p_x}}}} \right)^2}\)
C. \({\left( {{\sigma _{2s}}} \right)^2}{\left( {\sigma _{2s}^ \bullet } \right)^2}{\left( {{\pi _{2{p_x}}}} \right)^2}{\left( {{\sigma _{2{p_x}}}} \right)^2}{\left( {{\pi _{2{p_y}}}} \right)^2}\)
D. \({\left( {{\sigma _{2s}}} \right)^2}{\left( {\sigma _{2s}^ \bullet } \right)^2}{\left( {{\pi _{2{p_x}}}{\pi _{2{p_y}}}} \right)^4}{\left( {{\sigma _{2{p_x}}}} \right)^1}{\left( {\sigma _{2{p_x}}^ \bullet } \right)^1}\)
-
Câu 13:
Chọn phương án đúng: Cấu hình e hóa trị của ion CN- là (chọn z là trục liên kết)
A. \({\left( {{\sigma _{2s}}} \right)^2}{\left( {\sigma _{2s}^ \bullet } \right)^2}{\left( {{\sigma _{2{p_x}}}} \right)^2}{\left( {{\pi _{2{p_x}}}{\pi _{2{p_y}}}} \right)^4}\)
B. \({\left( {{\sigma _{2s}}} \right)^2}{\left( {\sigma _{2s}^ \bullet } \right)^2}{\left( {{\pi _{2{p_x}}}} \right)^2}{\left( {{\sigma _{2{p_x}}}} \right)^2}{\left( {{\pi _{2{p_y}}}} \right)^2}\)
C. \({\left( {{\sigma _{2s}}} \right)^2}{\left( {\sigma _{2s}^ \bullet } \right)^2}{\left( {{\pi _{2{p_x}}}{\pi _{2{p_y}}}} \right)^4}{\left( {{\sigma _{2{p_x}}}} \right)^1}{\left( {\sigma _{2{p_x}}^ \bullet } \right)^1}\)
D. \({\left( {{\sigma _{2s}}} \right)^2}{\left( {\sigma _{2s}^ \bullet } \right)^2}{\left( {{\pi _{2{p_x}}}{\pi _{2{p_y}}}} \right)^4}{\left( {{\sigma _{2{p_x}}}} \right)^2}\)
-
Câu 14:
Chọn câu đúng: Theo thuyết MO:
1) Độ dài liên kết trong các tiểu phân sau \(H_2^ - ,{H_2},H_2^ +\) tăng dần theo thứ tự \(H_2^ - < {H_2} < H_2^ +\).
2) Bậc liên kết của CO lớn hơn bậc liên kết của O2.
3) Các electron nằm trên các MO không liên kết không có ảnh hưởng gì đến bậc liên kết.
4) Không thể tồn tại các liên kết cộng hóa trị tạo bởi số lẻ (1,3) electron.
5) Các phân tử hoặc ion có chứa electron độc thân thì có tính thuận từ.
A. 1, 2, 4, 5
B. 2, 3, 4, 5
C. 2, 3, 5
D. 2, 5
-
Câu 15:
Chọn câu sai: Theo thuyết MO:
1) Chỉ tồn tại các phân tử có bậc liên kết là một số nguyên.
2) Không tồn tại các phân tử sau: He2, Be2, Ne2.
3) Chỉ có các electron hóa trị của các nguyên tử mới tham gia tạo liên kết.
4) Các phân tử hoặc ion chỉ có electron ghép đôi thì nghịch từ.
5) Liên kết cộng hóa trị chỉ có kiểu liên kết σ và π mà không có kiểu liên kết δ.
A. 1, 3, 5
B. 1, 2, 5
C. 2, 3, 4
D. 1, 4, 5
-
Câu 16:
Chọn phương án đúng: Cho 6C, 7N, 8O.Theo thuyết MO, bậc liên kết của các tiểu phân sau đây N2 ; CO ; CN- ; NO+ theo thứ tự là:
A. 3 ; 3 ; 2,5 ; 2,5
B. 3 ; 2 ; 3 ; 3
C. 3 ; 3 ; 3 ; 2,5
D. Bằng nhau và đều bằng 3
-
Câu 17:
Cho: 1H, 2He, 4Be, 9F, 14Si, 20Ca. Chọn các phân tử hoặc ion không thể tồn tại trong số sau: \(BeF_6^{4 - },SiF_6^{2 - },He_2^ + ,H_2^ - ,C{a_2}\)
A. \(SiF_6^{2 - }, H_2^ - , C{a_2}\)
B. \(BeF_6^{4 - } , He_2^ + , C{a_2}\)
C. \(BeF_6^{4 - } , C{a_2}\)
D. \(He_2^ + , H_2^ - \)
-
Câu 18:
Chọn phương án đúng: Liên kết ion có các đặc trưng cơ bản khác với liên kết cộng hóa trị là:
1) Tính không bão hòa và tính không định hướng.
2) Độ phân cực cao hơn.
3) Có mặt trong đa số hợp chất hóa học.
A. 1, 2, 3
B. 1, 2
C. 2, 3
D. 2
-
Câu 19:
Cho: 3Li, 4Be, 9F, 11Na, 19K. Hãy sắp xếp các phân tử sau theo chiều tăng dần tác dụng phân cực của cation: LiF (1), NaF (2), KF (3), BeF2 (4).
A. 3 < 2 < 1 < 4
B. 4 < 1 < 2 < 3
C. 1 < 2 < 3 < 4
D. 4 < 3 < 2 < 1
-
Câu 20:
Chọn phương án đúng: Cho: 3Li, 4Be, 5B, 6C, 7N, 8O, 12Mg, 17Cl, 20Ca, 23V. Các dãy sắp xếp theo tính cộng hóa trị giảm dần (hay tính ion tăng dần):
1) BeCl2 , MgCl2 , CaCl2
2) V2O5 , VO2 , V2O3 , VO
3) Li2O , B2O3 ,CO2 ,N2O5
A. 2, 3
B. 1
C. 2
D. 1, 2
-
Câu 21:
Cho: 23V, 17Cl. Sắp xếp các hợp chất sau theo chiều tăng dần tính cộng hóa trị của liên kết: VCl2, VCl3, VCl4, VCl5.
A. VCl5 < VCl4 < VCl3 < VCl2
B. VCl2 < VCl3 < VCl4 < VCl5
C. VCl5 < VCl3 < VCl4 < VCl2
D. Cả bốn hợp chất tương đương
-
Câu 22:
Cho 9F, 11Na, 17Cl, 35Br, 53I. Hãy sắp xếp các phân tử sau đây theo chiều tăng dần độ bị phân cực của ion âm: 1) NaF ; 2) NaCl ; 3) NaBr ; 4) NaI.
A. NaI < NaBr < NaCl < NaF
B. NaCl < NaF < NaI < NaBr
C. NaF < NaCl < NaBr < NaI
D. Cả bốn hợp chất tương đương
-
Câu 23:
Cho: 5B, 12Mg, 13Al, 17Cl, 19K. Trong các hợp chất sau: AlCl3 , BCl3 , KCl và MgCl2, hợp chất nào có tính cộng hóa trị nhiều nhất và hợp chất nào có tính ion nhiều nhất? (theo thứ tự)
A. BCl3 , KCl
B. AlCl3, KCl
C. MgCl2, BCl3
D. AlCl3, MgCl2
-
Câu 24:
Chọn phương án đúng: Cho: 12Mg, 17Cl, 20Ca, 26Fe, 80Hg. So sánh độ ion của mỗi cặp hợp chất sau: (FeCl2 và FeCl3) ; (FeCl2 và MgCl2) ; (CaCl2 và HgCl2)
A. FeCl2 > FeCl3 ; FeCl2 < MgCl2 ; CaCl2 > HgCl2
B. FeCl2 < FeCl3 ; FeCl2 < MgCl2 ; CaCl2 < HgCl2
C. FeCl2 > FeCl3 ; FeCl2 < MgCl2 ; CaCl2 < HgCl2
D. FeCl2 < FeCl3 ; FeCl2 > MgCl2 ; CaCl2 > HgCl2
-
Câu 25:
Cho: 5B, 7N, 9F, 20Ca, 53I, 82Pb. Xác định xem trong các hợp chất sau chất nào là hợp chất ion: 1) CaF2 ; 2) PbI2 ; 3)BN.
A. 1, 2
B. 1
C. 1, 2, 3
D. Không có chất nào
-
Câu 26:
Chọn câu sai trong các phát biểu sau về hợp chất ion:
A. Dẫn nhiệt kém.
B. Nhiệt độ nóng chảy cao.
C. Phân ly thành ion khi tan trong nước.
D. Dẫn điện ở trạng thái tinh thể.
-
Câu 27:
Chọn phát biểu đúng trong các phát biểu dưới đây:
A. Hợp chất có chứa F, O, N thì luôn luôn cho liên kết hydro
B. Hợp chất tạo được liên kết hydro với nước thì luôn luôn hòa tan trong nước theo bất kỳ tỉ lệ nào
C. Liên kết hydro liên phân tử làm tăng nhiệt độ sôi của hợp chất
D. Liên kết hydro chỉ có khi hợp chất ở thể rắn
-
Câu 28:
Ở trạng thái tinh thể, hợp chất Na2SO4 có những loại liên kết nào:
A. Liên kết ion và liên kết cộng hóa trị.
B. Liên kết cộng hóa trị, liên kết ion và liên kết hydro.
C. Liên kết cộng hóa trị, liên kết ion và liên kết Van Der Waals.
D. Liên kết ion.
-
Câu 29:
Chọn phương án đúng: Lực tương tác giữa các phân tử CH3OH mạnh nhất là:
A. Van der Waals
B. Liên kết Hydrô
C. Ion – lưỡng cực
D. Lưỡng cực – lưỡng cực
-
Câu 30:
Chọn một phương án đúng: Trong dãy hợp chất với hydro của các nguyên tố nhóm VIA: H2O, H2S, H2Se, H2Te, nhiệt độ sôi các chất biến thiên thể hiện như sau:
A. Tăng dần từ H2O đến H2Te vì khối lượng mol phân tử tăng dần.
B. Chúng có nhiệt độ sôi xấp xỉ nhau vì có cấu trúc phân tử tương tự nhau.
C. Nhiệt độ sôi của H2S < H2Se < H2Te < H2O.
D. Không so sánh được vì độ phân cực của chúng khác nhau.
-
Câu 31:
Chọn phát biểu sai trong các phát biểu sau:
A. Liên kết Van der Waals là liên kết yếu.
B. Liên kết cộng hoá trị và liên kết ion là các loại liên kết mạnh.
C. Liên kết kim loại là liên kết không định chỗ.
D. Liên kết hydro nội phân tử sẽ làm tăng nhiệt độ sôi của chất lỏng.
-
Câu 32:
Chọn phát biểu đúng: CaCl2 và CdCl2 đều là các hợp chất ion. Các ion Ca2+ và Cd2+ có kích thước xấp xỉ nhau. Cho 17Cl, 20Ca, 48Cd.
A. Nhiệt độ nóng chảy của hai hợp chất xấp xỉ nhau vì chúng được cấu tạo từ các ion có điện tích và kích thước xấp xỉ nhau.
B. Nhiệt độ nóng chảy của CaCl2 nhỏ hơn của CdCl2 vì CaCl2 nhẹ hơn CdCl2.
C. Nhiệt độ nóng chảy của CaCl2 nhỏ hơn của CdCl2 vì Ca2+ có khả năng phân cực ion khác mạnh hơn Cd2+.
D. Nhiệt độ nóng chảy của CaCl2 lớn hơn của CdCl2 vì CaCl2 có tính ion lớn hơn.
-
Câu 33:
Cho: 1H, 2He, 6C, 7N, 8O, 16S. Trong các khí CO2, SO2, NH3 và He, khí khó hóa lỏng nhất là:
A. CO2
B. He
C. NH3
D. SO2
-
Câu 34:
Chọn phương án đúng: Cho: 1H, 2He, 6C, 7N, 8O, 9F, 11Na, 17Cl, 20Ca, 23V, 26Fe, 35Br, 37Rb, 53I, 80Hg. Các dãy sắp xếp theo nhiệt độ nóng chảy của các chất giảm dần là: 1) NaF > NaCl > NaBr > NaI ; 2) CaCl2 > FeCl2 > HgCl2 ; 3) VCl2 > VCl3 > VCl4 > VCl5 ; 4) RbF > NH3 > CO2 > He.
A. 1, 4
B. 2, 3
C. 3
D. 1, 2, 3, 4
-
Câu 35:
Chọn phát biểu đúng trong các câu sau:
A. Chỉ có hợp chất ion mới tan trong nước.
B. Các hợp chất cộng hóa trị phân tử nhỏ và tạo được liên kết hydro với nước thì tan nhiều trong nước.
C. Các hợp chất cộng hóa trị đều không tan trong nước.
D. Các hợp chất có năng lượng mạng tinh thể (U) nhỏ thì khó tan trong nước.
-
Câu 36:
Sắp các chất sau đây: C6H14, CH3-O-CH3 và C2H5OH theo thứ tự độ tan trong nước tăng dần:
A. C6H14 < CH3-O-CH3 < C2H5OH
B. CH3-O-CH3 < C6H14 < C2H5OH
C. C6H14 < C2H5OH < CH3-O-CH3
D. C2H5OH < CH3-O-CH3 < C6H14
-
Câu 37:
Chọn câu sai trong các phát biểu sau về các hợp chất ion:
A. Khả năng phân ly tạo ion không phụ thuộc vào bản chất dung môi mà chỉ phụ thuộc bản chất hợp chất ion.
B. Dễ phân ly thành ion trong nước.
C. Không dẫn điện ở trạng thái tinh thể.
D. Dẫn điện ở trạng thái nóng chảy.
-
Câu 38:
Chọn phát biểu sai: 1) Các chất lỏng sẽ tan nhiều trong các chất lỏng. 2) Các chất rắn có liên kết cộng hóa trị không tan trong dung môi phân cực. 3) HCl là phân tử phân cực nên tan nhiều hơn C6H14.
A. 1
B. 2
C. 3
D. 1, 2, 3
-
Câu 39:
Chọn phát biểu đúng về các trạng thái lỏng và rắn của nước ở áp suất khí quyển. 1) Nước có thể tích riêng lớn nhất ở trạng thái rắn tại 0°C. 2) Nước đá có khối lượng riêng lớn hơn nước lỏng. 3) Nước lỏng tại mọi nhiệt độ đều có thể tích riêng bằng nhau.
A. 1 đúng
B. 3 đúng
C. 1, 2 đúng
D. Tất cả đều sai
-
Câu 40:
Chọn phát biểu đúng: Ở trạng thái khí, các phân tử của một hợp chất có đặc điểm: 1) Không bị giới hạn bởi một thể tích cố định nếu để tự do trong khí quyển. 2) Luôn tuân đúng theo phương trình trạng thái khí lý tưởng. 3) Có thể hòa tan trong bất kỳ dung môi nào vì khả năng khuếch tán rất cao.
A. 1, 2 đúng.
B. 3 đúng.
C. 1 đúng.
D. 1, 2, 3 đúng.
-
Câu 41:
Chọn phát hiểu đúng: Các phân tử chất lỏng có đặc điểm: 1) Có tính đẳng hướng. 2) Hình dạng không nhất định. 3) Có cấu trúc tương tự chất rắn vô định hình.
A. 1 đúng.
B. 2 đúng.
C. 3 đúng.
D. 1, 2, 3 đúng.
-
Câu 42:
Chọn phát biếu đúng: Các muối vô cơ ở trạng thái rắn có các đặc điểm: 1) Đều dễ tan trong các dung môi phân cực. 2) Không có khả năng thăng hoa. 3) Dễ dàng điện ly trong nước.
A. 1, 2 đúng.
B. 2, 3 đúng.
C. 1, 2, 3 đúng.
D. Tất cả đều chưa chính xác.
-
Câu 43:
Chọn phát biểu đúng về các phân tử khí:
A. Phân tử NH3 ở trạng thái khí có khả năng hòa tan cao trong xăng vì còn dư 1 cặp electron.
B. Nước ở trạng thái khí sẽ ngưng tụ ở 100°C.
C. Phân tử NO2 ở trạng thái khí có khả năng nhị hợp tạo N2O4 vì còn orbital chứa 1 elecron độc thân.
D. O2 dễ kết hợp với nhau để tạo thành O3.
-
Câu 44:
Chọn phát biểu đúng trong các phát biểu sau đây:
A. Hầu hết chất rắn có độ tan tăng khi nhiệt độ tăng.
B. Tất cả chất khí có độ tan giảm trong dung môi phân cực.
C. Các chất lỏng đều dễ bay hơi ở nhiệt độ thường.
D. Chất khí càng ít phân cực thì càng dễ hóa lỏng.
-
Câu 45:
Chọn phát biểu đúng (giả sử không có thất thoát các chất khi diễn ra quá trình): 1) 100 ml chất lỏng A cho vào 100 ml chất lỏng B sẽ thu được 200 ml sản phẩm. 2) 100 g chất A tác dụng với 100g chất B sẽ thu được 200 g sản phẩm. 3) Khi cho chất lỏng hòa tan vào chất lỏng chắc chắn sẽ thu được sản phẩm trạng thái lỏng ở cùng điều kiện.
A. 1 đúng.
B. 2 đúng.
C. 3 đúng.
D. Tất cả đều không chính xác.