850 câu trắc nghiệm môn Hóa học đại cương
Nhằm giúp các bạn ôn tập và hệ thống lại kiến thức nhanh chóng để đạt kết quả cao trong kì thi sắp tới, tracnghiem.net tổng hợp và chia sẻ đến các bạn 850 câu trắc nghiệm môn Hóa học đại cương, bao gồm các kiến thức tổng quan về các định luật và khái niệm cơ bản về hóa học, cấu tạo nguyên tử, bảng hệ thống tuần hoàn, liên kết hóa học, hiệu ứng nhiệt của các quá trình hóa học,cân bằng hóa học và mức độ diễn ra các quá trình hóa học,... Hi vọng sẽ trở thành nguồn tài liệu bổ ích giúp các bạn học tập và nghiên cứu một cách tốt nhất. Để ôn tập hiệu quả các bạn có thể ôn theo từng phần trong bộ câu hỏi này bằng cách trả lời các câu hỏi và xem lại đáp án và lời giải chi tiết. Sau đó các bạn hãy chọn mục "Thi thử" để hệ thống lại kiến thức đã ôn. Chúc các bạn thành công với bộ đề "Cực Hot" này nhé!
Chọn hình thức trắc nghiệm (45 câu/50 phút)
Chọn phần
-
Câu 1:
Chọn phát biểu đúng về orbitan nguyên tử (AO):
A. Là vùng không gian bên trong đó có xác suất gặp electron ≥ 90%
B. Là quỹ đạo chuyển động của electron
C. Là vùng không gian bên trong đó các electron chuyển động
D. Là bề mặt có mật độ electron bằng nhau của đám mây electron
-
Câu 2:
Trong các ký hiệu phân lớp lượng tử sau đây ký hiệu nào đúng?
A. 1s, 3d, 4s, 2p, 3f
B. 2p, 3s ,4d, 2d, 1p
C. 3g, 5f, 2p, 3d, 4s
D. 1s, 3d, 4f, 3p, 4d
-
Câu 3:
Chọn phương án sai theo thuyết cơ học lượng tử áp dụng cho nguyên tử đa electron:
A. Năng lượng của orbital chỉ phụ thuộc vào số lượng tử chính
B. Ở trạng thái cơ bản, các electron chiếm các mức năng lượng sao cho tổng năng lượng của chúng là nhỏ nhất
C. Các electron trong cùng một nguyên tử không thể có 4 số lượng tử giống nhau
D. Trong mỗi phân lớp, các electron sắp xếp sao cho số electron độc thân là tối đa
-
Câu 4:
Cấu hình electron nguyên tử của nguyên tử Brom (Z = 35) ở trạng thái cơ bản là:
A. 1s22s22p63s23p64s23d54p10
B. 1s22s22p63s23p64s23d104p5
C. 1s22s22p63s23p64s13d104p6
D. 1s22s22p63s23p63d104p7
-
Câu 5:
Cho biết nguyên tử Fe (Z = 26). Cấu hình electron của ion Fe2+ là:
A. Fe2+(Z = 24): 1s22s22p63s23p64s23d4
B. Fe2+(Z = 24): 1s22s22p63s23p64s03d6
C. Fe2+(Z = 26): 1s22s22p63s23p64s03d6
D. Fe2+(Z = 26): 1s22s22p63s23p64s13d5
-
Câu 6:
Giữa hai ion đơn giản Fe2+ và Fe3+, ion nào bền hơn? Giải thích?
A. Fe2+ và Fe3+ có độ bền tương đương vì là ion của cùng một nguyên tố
B. Fe3+ (3d5: bán bão hòa) bền hơn Fe2+ (3d6)
C. Fe3+ bền hơn Fe2+ vì điện tích dương càng lớn thì càng bền
D. Fe2+ bền hơn Fe3+ vì điện tích dương càng bé thì càng bền
-
Câu 7:
Chọn câu sai: 1) Khi phân bố electron vào một nguyên tử đa electron phải luôn luôn phân bố theo thứ tự từ lớp bên trong đến lớp bên ngoài. 2) Cấu hình electron của nguyên tử và ion tương ứng của nó thì giống nhau. 3) Cấu hình electron của các nguyên tử đồng vị thì giống nhau. 4) Các orbitan s có dạng khối cầu có nghĩa là electron s chỉ chuyển động bên trong khối cầu ấy. 5) Bán kính của ion Fe2+ lớn hơn ion Fe3+ vì chúng có cùng điện tích hạt nhân nhưng ion Fe3+ lại có số electron ít hơn ion Fe2+.
A. 1, 2, 4
B. 2, 4, 5
C. 1, 2, 3, 4
D. 1, 2, 4, 5
-
Câu 8:
Khối lượng của nguyên tử \({}_1^2H\) gồm:
A. Khối lượng của 1p +1e
B. Khối lượng của 1p +1e +2n
C. Khối lượng của 1p +2n
D. Khối lượng của 1p +1n
-
Câu 9:
Orbital 1s của nguyên tử H có dạng hình cầu nghĩa là:
A. Khoảng cách của electron này đến hạt nhân nguyên tử H luôn không đổi
B. Xác suất tìm thấy electron này giống nhau ở mọi hướng trong không gian
C. Electron 1s chỉ di chuyển bên trong khối cầu này
D. Electron 1s chỉ di chuyển trên bề mặt khối cầu này
-
Câu 10:
Chọn câu đúng: 1) Orbital 2s có kích thước lớn hơn orbitan 1s. 2) Orbital 2px có mức năng lượng thấp hơn orbitan 2py. 3) Orbital 2pz có xác xuất phân bố e lớn nhất trên trục z. 4) Orbital 3dxy có xác suất phân bố e lớn nhất trên trục x và y. 5) Phân lớp 4f có khả năng chứa số electron nhiều nhất trong lớp e thứ 4.
A. 3, 4, 5
B. 1, 2, 3
C. 1, 3, 5
D. 1, 3, 4, 5
-
Câu 11:
Cấu hình e của ion Cu2+ và S2- lần lượt là (cho 29Cu và 16S): 1) 1s22s22p63s23p64s23d7. 2) 1s22s22p63s23p64s13d8. 3) 1s22s22p63s23p64s03d9. 4) 1s22s22p63s23p64s23d104p1. 5) 1s22s22p63s23p6. 6) 1s22s22p63s23p2.
A. (3) và (5)
B. (1) và (5)
C. (2) và (6)
D. (4) và (5)
-
Câu 12:
Cho biết số e độc thân có trong các cấu hình e hóa trị của các nguyên tử sau (theo thứ tự từ trái sang phải): 1) 27Co(4s23d7). 2) 24Cr(4s13d5). 3) 44Ru(5s14d7). 4) 58Ce(6s25d14f1).
A. 7, 5, 7, 1
B. 9, 1, 8, 4
C. 3, 6, 4, 2
D. 2, 1, 1, 1
-
Câu 13:
Cấu hình electron nguyên tử của Cr (Z = 24) và Cu (Z = 29) ở trạng thái cơ bản theo thứ tự là: 1) Cr: 1s2 2s2 2p6 3s2 3p6 4s2 3d4. 2) Cr: 1s2 2s2 2p6 3s2 3p6 4s1 3d5. 3) Cr: 1s2 2s2 2p6 3s2 3p6 3d6. 4) Cu: 1s2 2s2 2p6 3s2 3p6 4s1 3d10. 5) Cu: 1s2 2s2 2p6 3s2 3p6 4s2 3d9. 6) Cu: 1s2 2s2 2p6 3s2 3p6 3d10 4p1.
A. (2); (4)
B. (1); (5)
C. (3); (6)
D. (2); (6)
-
Câu 14:
Nguyên tử X có tổng số hạt proton, nơtron và electron là 36, số hạt không mang điện bằng nửa số hạt mang điện. Cấu hình e của nguyên tử X là:
A. 1s2 2s2 2p6
B. 1s2 2s2 2p6 3s1
C. 1s2 2s2 2p6 3s2
D. 1s2 2s2 2p6 3s2 3p6
-
Câu 15:
Chọn câu sai: 1) Năng lượng của orbital 2px khác năng lượng của orbital 2pz vì chúng định hướng trong không gian khác nhau. 2) Năng lượng của orbital 1s của oxy bằng năng lượng của orbital 1s của flor. 3) Năng lượng của các phân lớp trong cùng một lớp lượng tử của nguyên tử Hydro thì khác nhau. 4) Năng lượng của các orbital trong cùng một phân lớp thì khác nhau.
A. 1, 2, 4
B. 2, 4
C. 1, 4
D. 1, 2, 3, 4
-
Câu 16:
Chọn các cấu hình e nguyên tử ở trạng thái cơ bản sai: 1) 1s22s22p63p5. 2) 1s22s22p63s13p5. 3) 1s22s22p63s23p53d14. 4) 1s22s22p63s23p64s23d10.
A. 1, 2
B. 1, 2, 3
C. 1, 2, 3, 4
D. 2, 3, 4
-
Câu 17:
Cho biết giá trị của số lượng tử chính n và số electron tối đa của lớp lượng tử O và Q?
A. Lớp O: n = 4 có 32e và lớp Q: n = 6 có 72e
B. Lớp O: n = 5 có 50e và lớp Q: n = 7 có 98e
C. Lớp O: n = 3 có 18e và lớp Q: n = 5 có 50e
D. Lớp O: n = 2 có 8e và lớp Q: n = 4 có 32e
-
Câu 18:
Chọn trường hợp đúng: Số orbital tối đa tương ứng với các ký hiệu sau: 3p; 4s; 3dxy; n = 4; n = 5.
A. 3, 1, 5, 16, 25
B. 3, 4, 5, 9, 16
C. 3, 1, 1, 16, 25
D. 1, 4, 5, 16, 25
-
Câu 19:
Chọn số electron độc thân đúng cho các cấu hình e hóa trị của các nguyên tử ở trạng thái cơ bản sau đây theo thứ tự: 1) 4f75d16s2. 2) 5f26d77s2. 3) 3d54s1. 4) 4f86s2.
A. 8, 5, 6, 6
B. 1, 8, 1, 2
C. 7, 2, 6, 8
D. 2, 7, 5, 10
-
Câu 20:
Chọn phát biểu đúng trong các phát biểu sau: 1) Trong cùng một nguyên tử, orbital np có kích thước lớn hơn orbital (n-1)p. 2) Trong cùng một nguyên tử, electron trên orbital ns có mức năng lượng lớn hơn electron trên orbital (n-1)s. 3) Trong cùng một nguyên tử, electron trên orbital 3dxy có mức năng lượng lớn hơn electron trên orbital 3dyz. 4) Xác suất gặp electron trên orbital 4f ở mọi hướng là như nhau.
A. 1, 2, 3, 4
B. 1, 2, 3
C. 1, 2, 4
D. 1, 2
-
Câu 21:
Electron cuối cùng của nguyên tử 15P có bộ 4 số lượng tử là (qui ước electron phân bố vào các orbitan trong phân lớp theo thứ tự mℓ từ -ℓ đến +ℓ):
A. n =3, ℓ =1, mℓ = +1, ms = -½
B. n =3, ℓ =1, mℓ = +1, ms = +½
C. n =3, ℓ =1, mℓ = -1, ms= +½
D. n =3, ℓ =2,mℓ =+1, ms = +½
-
Câu 22:
Electron ngoài cùng của nguyên tử 30Zn có bộ 4 số lượng tử là (qui ước electron phân bố vào các orbitan trong phân lớp theo thứ tự mℓ từ -ℓ đến +ℓ):
A. n = 4, ℓ = 0, mℓ = 0, ms = ±½.
B. n = 3, ℓ = 2, mℓ = +2, ms = -½.
C. n = 4, ℓ = 0, mℓ = 0, ms = -½.
D. n = 3, ℓ = 2, mℓ = -2, ms = -½.
-
Câu 23:
Nguyên tử Cs có năng lượng ion hóa thứ nhất nhỏ nhất trong bảng hệ thống tuần hoàn là 375.7 kJ/mol. Tính bước sóng dài nhất của bức xạ có thể ion hóa được nguyên tử Cs thành ion Cs+. Bức xạ này nằm trong vùng nào của quang phổ điện từ? (Cho h = 6.626 × 10-34 J.s và c = 3 ×108 ms-1)
A. 318.4 nm, hồng ngoại
B. 516.8 nm, ánh sáng thấy được
C. 318.4 nm, gần tử ngoại
D. 815.4 nm, hồng ngoại xa
-
Câu 24:
Ion X4+ có cấu hình e phân lớp cuối cùng là 3p6. Vậy giá trị của 4 số lượng tử của e cuối cùng của nguyên tử X là (qui ước mℓ có giá trị từ -ℓ đến +ℓ)
A. n = 3, ℓ = 2, mℓ =+1, ms = +½
B. n = 3, ℓ = 2, mℓ = -1, ms = +½
C. n = 3, ℓ = 2, mℓ =+1, ms = -½
D. n = 4, ℓ = 1, mℓ = -1, ms = -½
-
Câu 25:
Nguyên tố nào trong chu kỳ 4 có tổng spin trong nguyên tử bằng +3 theo qui tắc Hund?
A. 24Cr
B. 26Fe
C. 36Kr
D. Không có nguyên tố nào
-
Câu 26:
Cho các nguyên tử: 13Al; 14Si; 19K; 20Ca. Sắp xếp theo thứ tự tăng dần bán kính nguyên tử:
A. RAl < RSi < RK < RCa
B. RSi < RAl < RK < RCa
C. RSi < RAl < RCa < RK
D. RAl < RSi < RCa < RK
-
Câu 27:
Cho các ion sau: 7N3-; 8O2- ; 9F- ; 11Na+ ; 12Mg2+ ; 13Al3+. Chọn nhận xét sai:
A. Bán kính ion tăng dần từ trái sang phải
B. Tất cả ion đều đẳng electron
C. Ái lực electron của các ion tăng dần từ trái sang phải
D. Từ trái sang phải tính oxy hóa tăng dần, tính khử giảm dần
-
Câu 28:
Cho nguyên tử có cấu hình electron nguyên tử là: 1s22s22p63s23p64s23d104p3. Chọn câu sai:
A. Vị trí nguyên tử trong bảng HTTH là: chu kỳ 4, PN IIIA, ô số 33
B. Ở trạng thái cơ bản, nguyên tử có 3 e độc thân
C. Nguyên tử có số oxy hóa dương cao nhất là +5, số oxy hóa âm thấp nhất là -3
D. Nguyên tử có khuynh hướng thể hiện tính phi kim nhiều hơn là tính kim loại
-
Câu 29:
Tính số oxy hóa và hóa trị (cộng hóa trị hoặc điện hóa trị) của các nguyên tố trong hợp chất sau: KMnO4 (theo thứ tự từ trái sang phải):
A. K: +1,1; Mn: +7,7; O: -2,2.
B. K: +1,+1;Mn: +7,+7; O:-2,-2.
C. K: +1,+1; Mn: +6,6; O: -2,2.
D. K: +1,+1; Mn: +7,7; O: -2,2.
-
Câu 30:
Trong chu kỳ 4, nguyên tố nào ở trạng thái cơ bản có 3 electron độc thân? Cho: 23V; 24Cr; 25Mn; 26Fe; 27Co; 28Ni; 32Ge; 33As; 34Se; 35Br.
A. V, Fe, As
B. V, Co, As, Br
C. V, Co, As
D. Co, As, Cr
-
Câu 31:
Cho các nguyên tử A1 (Z = 1), A2 (Z = 7), A3 (Z = 22), A4 (Z = 35), A5 (Z = 13), A6 (Z = 30). Tiểu phân nào sau đây có cấu hình e không phải của khí trơ:
A. \(A_2^{3 - };A_3^{2 + }\)
B. \(A_3^{2 + };A_6^{2 + }\)
C. \(A_1^ - ;A_4^ -\)
D. \(A_4^ - ;A_5^{3 + }\)
-
Câu 32:
Cho các nguyên tử 20Ca, 26Fe, 33As, 50Sn, 53I. Các ion có cấu hình khí trơ gần nó nhất là:
A. Ca2+, As3-, Sn4+, I-
B. Ca2+, Fe3+, As3-, Sn4+, I-
C. Ca2+, Fe2+, As3-, I-
D. Ca2+, As3-, I-
-
Câu 33:
Cho các nguyên tử: 51Sb, 52Te, 53I, 55Cs, 56Ba. Các ion có cấu hình giống ion I- là:
A. Sb3-, Te2-, Cs+, Ba2+.
B. Sb3-, Te2+, Cs+, Ba2+.
C. Sb3+, Te2+, Cs-, Ba2-.
D. Sb3+, Te2+, Cs+, Ba2+.
-
Câu 34:
Cho hai nguyên tử với các phân lớp electron ngoài cùng là: X(3s23p1) và Y(2s22p4). Công thức phân tử của hợp chất giữa X và Y có dạng nào dưới đây:
A. XY2
B. XY3
C. X2Y3
D. X3Y
-
Câu 35:
Chọn trường hợp đúng: Cho cấu hình electron của các nguyên tử X, Y, Z, T như sau: X: 1s22s22p63s23p63d104s24p64d105s25p64f56s2. Y: 1s22s22p63s23p63d104s24p3. Z: 1s22s22p63s23p63d104s24p64d105s1. T: 1s22s22p63s23p63d104s2.
A. X là kim loại chuyển tiếp f thuộc phân nhóm IIIB.
B. Y là kim loại chuyển tiếp thuộc phân nhóm VB.
C. Z là kim loại kiềm thuộc phân nhóm IA.
D. T là kim loại chuyển tiếp thuộc phân nhóm VIIIB.
-
Câu 36:
Chọn phương án đúng: Nguyên tử của nguyên tố X có 5 electron ở lớp ngoài cùng và thuộc chu kỳ 4.
1) Cấu hình electron hóa trị của X là 4s23d3.
2) X có điện tích hạt nhân Z = 33.
3) X thuộc chu kỳ 4, phân nhóm chính VB trong bảng hệ thống tuần hoàn.
4) Số oxy hóa dương cao nhất của X là +5.
A. 1, 3
B. 2, 4
C. 2, 3, 4
D. 1, 2, 3
-
Câu 37:
Dựa trên quy tắc xây dựng bảng HTTH, dự đoán điện tích hạt nhân của nguyên tố kim loại kiềm (chưa phát hiện) ở chu kỳ 8. Biết 87Fr là nguyên tố kim loại kiềm thuộc chu kỳ 7.
A. 119
B. 137
C. 105
D. 147
-
Câu 38:
Chọn phát biểu sai: Nguyên tố X có cấu hình e lớp cuối cùng là 2s22p6.
A. X là nguyên tố trơ về mặt hóa học ở điều kiện khí quyển.
B. X là chất rắn ở điều kiện thường.
C. X ở chu kỳ 2 và phân nhóm VIIIA.
D. Là nguyên tố cuối cùng của chu kỳ 2.
-
Câu 39:
Ion X2+ có phân lớp e cuối cùng là 3d5. Hỏi nguyên tử X có electron cuối cùng có bộ 4 số lượng tử là gì? (Qui ước mℓ từ -ℓ đến +ℓ)
A. n = 3, ℓ = 2, mℓ =+2, ms = -½.
B. n = 4, ℓ = 0, mℓ = 0, ms = -½.
C. n = 3, ℓ =2, mℓ = -1, ms = -½.
D. n = 3, ℓ = 2, mℓ = +2, ms = +½.
-
Câu 40:
Chọn cấu hình e nguyên tử ở trạng thái cơ bản đúng của hai nguyên tố thuộc phân nhóm VIA và VIB: 1) 1s22s22p63s23p64s23d4. 2) 1s22s22p63s23p4. 3) 1s22s22p63s23p64s13d5. 4) 1s22s22p63s13p5.
A. 1, 2
B. 3, 4
C. 2, 3
D. 1, 4
-
Câu 41:
Xác định vị trí của các nguyên tử có cấu hình e sau trong bảng hệ thống tuần hoàn và cho biết chúng là kim loại hay phi kim: X: 4s23d7. Y: 4s23d104p5. T: 5s1.
A. X(CK3, PN VIIB, KL); Y(CK4, PN VA, PK); T(CK5, PN IA, KL).
B. X(CK4, PN IIB, KL); Y(CK3, PN VIIA, PK); T(CK5, PN IA, KL).
C. X(CK3, PN VIIIB, KL); Y(CK4, PN VIIB, KL); T(CK5, PN IA, KL).
D. X(CK4, PN VIIIB, KL); Y(CK4, PN VIIA, PK); T(CK5, PN IA, KL).
-
Câu 42:
Ion M3+ và ion X2- có phân lớp cuối cùng lần lượt là 2p6 và 4p6. Hãy xác định vị trí của các nguyên tử M và X trong bảng phân loại tuần hoàn và bản chất là kim loại hay phi kim.
A. M(CK2, PN IIIB, KL) ; X(CK4, PN VIIIA, Khí hiếm).
B. M(CK3, PN IIIA, KL) ; X(CK4, PN VIA, PK).
C. M(CK2, PN VIIIA, Khí hiếm) ; X(CK2, PN IIA, KL).
D. M(CK3, PN VA, PK) ; X(CK4, PN VIA, KL).
-
Câu 43:
Chọn phương án không chính xác: Các nguyên tố có cấu hình electron phân lớp ngoài cùng ns1: 1) chỉ là kim loại. 2) chỉ có số oxy hóa +1. 3) là nguyên tố họ s. 4) chỉ có 1 e hóa trị.
A. 1, 2
B. 1, 3, 4
C. 2, 3, 4
D. 1, 2, 3, 4
-
Câu 44:
Chọn phát biểu đúng trong các câu sau đây:
A. Trong một chu kỳ từ trái sang phải bán kính nguyên tử tăng dần.
B. Phân nhóm phụ bắt đầu có từ chu kỳ 3.
C. Trong một chu kỳ, các nguyên tố phân nhóm VIIA có độ âm điện lớn nhất.
D. Trong bảng hệ thống tuần hoàn phân nhóm VIIIB có chứa nhiều nguyên tố nhất.
-
Câu 45:
Chọn phát biểu sai: 1) Trong một phân nhóm phụ từ trên xuống bán kính nguyên tử tăng đều đặn. 2) Trong bảng HTTH, nguyên tử Flor có ái lực electron âm nhất. 3) Trong một chu kỳ các nguyên tố phân nhóm IA có năng lượng ion hóa I1 lớn nhất. 4) Trong bảng HTTH, phân nhóm IIIB có chứa nhiều nguyên tố nhất.
A. 1, 3
B. 1, 2, 3
C. 1, 2, 3, 4
D. 3, 4