850 câu trắc nghiệm môn Hóa học đại cương
Nhằm giúp các bạn ôn tập và hệ thống lại kiến thức nhanh chóng để đạt kết quả cao trong kì thi sắp tới, tracnghiem.net tổng hợp và chia sẻ đến các bạn 850 câu trắc nghiệm môn Hóa học đại cương, bao gồm các kiến thức tổng quan về các định luật và khái niệm cơ bản về hóa học, cấu tạo nguyên tử, bảng hệ thống tuần hoàn, liên kết hóa học, hiệu ứng nhiệt của các quá trình hóa học,cân bằng hóa học và mức độ diễn ra các quá trình hóa học,... Hi vọng sẽ trở thành nguồn tài liệu bổ ích giúp các bạn học tập và nghiên cứu một cách tốt nhất. Để ôn tập hiệu quả các bạn có thể ôn theo từng phần trong bộ câu hỏi này bằng cách trả lời các câu hỏi và xem lại đáp án và lời giải chi tiết. Sau đó các bạn hãy chọn mục "Thi thử" để hệ thống lại kiến thức đã ôn. Chúc các bạn thành công với bộ đề "Cực Hot" này nhé!
Chọn hình thức trắc nghiệm (45 câu/50 phút)
Chọn phần
-
Câu 1:
Chọn phương án đúng: Phản ứng đơn giản: 2HI = I2 + H2 có biểu thức tốc độ phản ứng là: v = k[HI]2. Từ đó suy ra rằng:
A. Hai phân tử HI tác dụng với nhau để tạo I2 và H2.
B. Một phân tử HI tự phân hủy thành các nguyên tử I và H, sau đó các nguyên tử I và H kết hợp lại tạo I2 và H2.
C. Biểu thức v = k[HI]2 được xác định dựa vào phương trình phản ứng.
D. Không thể viết phương trình phản ứng ở dạng HI = ½ I2 + ½ H2.
-
Câu 2:
Chọn phương án đúng: Tốc độ phản ứng dị thể:
A. chỉ được quyết định bởi tương tác hóa học của bản thân chất phản ứng
B. tăng lên khi tăng bề mặt tiếp xúc pha
C. phụ thuộc vào bề mặt tiếp xúc pha mà không phụ thuộc vào nồng độ chất phản ứng
D. của bất kỳ phản ứng nào cũng tăng lên khi khuấy trộn
-
Câu 3:
Chọn phương án đúng: Trong các phản ứng:
N2 (k) + O2 (k) = 2NO (k) (1)
KClO4 (r) = KCl (r) + 2O2 (k) (2)
C2H2 (k) + 2H2 (k) = C2H6 (k) (3)
Chọn phản ứng có DS lớn nhất, DS nhỏ nhất (cho kết quả theo thứ tự vừa nêu)
A. 1, 3
B. 3, 1
C. 1, 2
D. 2, 3
-
Câu 4:
Chọn phương án đúng: Tính hằng số cân bằng của phản ứng: NH4Cl(dd) + Na2S(dd) + H2O = NH4OH(dd) + NaHS(dd) + NaCl(dd). (Biết hằng số điện ly của H2S Ka1 = 1 ×10– 6,99, Ka2 = 1 ×10–12,89, hằng số điện ly của NH4OH Kb = 1 ×10–4,76 và tích số ion của nước Kn = 1 ×10–14).
A. 1 ×10–2,25
B. 1 ×1010,64
C. 1 ×10–10,64
D. 1 ×103,65
-
Câu 5:
Chọn phương án đúng và đầy đủ: (1) Một hệ đang ở trạng thái cân bằng, nếu ta thay đổi một trong các yếu tố (áp suất, nhiệt độ, nồng độ) thì cân bằng sẽ chuyển dịch theo chiều chống lại sự thay đổi đó. (2) Khi tăng nhiệt độ, cân bằng sẽ chuyển dịch theo chiều phản ứng tỏa nhiệt; khi giảm nhiệt độ, cân bằng sẽ chuyển dịch theo chiều phản ứng thu nhiệt. (3) Hằng số cân bằng của một phản ứng là một đại lượng không đổi ở nhiệt độ xác định. (4) Khi thêm một chất (tác chất hay sản phẩm) vào hệ cân bằng, cân bằng sẽ dịch chuyển theo chiều làm giảm lượng chất đó.
A. 1 và 3
B. 1 và 4
C. 1, 3 và 4
D. 1 và 2
-
Câu 6:
Chọn phương án đúng: Ion nào sau đây có thể tác dụng vừa như một acid Bronsted, vừa như một baz Bronsted? (1) HOOC – COO– ; (2) (CH3)3CH+ ; (3) \(C{H_3}NH_3^ +\) ; (4) OH–.
A. 1, 2, 3
B. 1
C. 1, 4
D. 2, 3
-
Câu 7:
Chọn phương án đúng: Ở 400C và 600C, KNO3 có độ hòa tan trong nước lần lượt là C1 = 63,9 g/100g nước, C2 = 109,9 g/100g nước. Hãy tính nhiệt hòa tan trong nước ∆H của KNO3 trong khoảng nhiệt độ đó.
A. -25,5 kJ/mol
B. +25,5 kJ/mol
C. +51 kJ/mol
D. -51 kJ/mol
-
Câu 8:
Chọn phương án đúng: Khi tăng nhiệt độ, vận tốc phản ứng tăng vì sự tăng nhiệt độ đó:
A. làm giảm hằng số tốc độ của phản ứng
B. làm cho DG < 0
C. làm tăng số tiểu phân hoạt động trong hệ
D. chủ yếu là làm tăng số lần va chạm giữa các phân tử
-
Câu 9:
Chọn câu sai. Độ thủy phân của một muối bất kỳ càng lớn khi:
A. Acid tạo thành nó có hằng số điện ly càng nhỏ
B. Nhiệt độ càng cao
C. Hằng số thủy phân càng nhỏ
D. Base tạo thành nó càng yếu
-
Câu 10:
Chọn giá trị đúng. Tính năng lượng mạng lưới tinh thể BaCl2 từ các dữ liệu sau ở điều kiện tiêu chuẩn:
Nhiệt tạo thành BaCl2(r): \(\Delta H_{298,tt}^0\) = -859,41 kJ/mol
Năng lượng liên kết của Cl2(k): Elk = 238,26 kJ/mol
Nhiệt thăng hoa của Ba(r): \(\Delta H_{298,th}^0\) = 192,28 kJ/mol
Năng lượng ion hóa thứ nhất và thứ hai của Ba: I1 + I2 = 1462,16 kJ/mol
Ái lực electron của Clo: FCl = -363,66 kJ/mol
A. 2794 kJ/mol
B. –2389 kJ/mol
C. 2145 kJ/mol
D. –2025 kJ/mol
-
Câu 11:
Chọn phương án đúng: Máy đo pH hoạt động dựa vào việc đo hiệu điện thế giữa điện cực calomen bão hoà KCl: Pt, Hg | Hg2Cl2 | KCl bão hòa (có thế điện cực ổn định j = + 0,268V) và điện cực hydro: Pt | H2 1 atm | H+ (dung dịch cần đo pH). Hãy tính pH của dung dịch ở 250C nếu hiệu điện thế của hai điện cực này là 0,327V.
A. 5,0
B. 1,0
C. 4,0
D. 3,0
-
Câu 12:
Chọn phương án đúng: Cho biết: (1) jo (SO_4^{2 - } , H2O/S) = – 0,75V ; (2) jo (Sn2+/Sn) = – 0,140V ; (3) jo (HClO/Cl-) = +1,64V ; (4) jo (Fe3+/Fe2+) = + 0,771V. Các chất được sắp xếp theo thứ tự tính oxy hóa tăng dần như sau:
A. HClO < Fe3+ < Sn2+ < \(SO_4^{2 - }\)
B. \(SO_4^{2 - }\) < Sn2+ < Fe3+ < HClO
C. S < Sn < Fe2+ < Cl–
D. Cl– < Fe2+ < Sn < S
-
Câu 13:
Chọn phương án đúng: (1) Ở cùng áp suất ngoài, chất lỏng nguyên chất nào có áp suất hơi bão hòa càng lớn thì nhiệt độ sôi càng thấp. (2) Khi áp suất ngoài tăng thì nhiệt độ sôi của chất lỏng nguyên chất sẽ tăng. (3) Khi áp suất ngoài không đổi, nhiệt độ sôi của chất lỏng nguyên chất là hằng số. (4) Nhiệt độ sôi của chất lỏng nguyên chất là nhiệt độ tại đó áp suất hơi bão hòa của chất lỏng bằng với áp suất ngoài.
A. 1, 2
B. 3, 4
C. 1, 2, 3, 4
D. 1, 2, 4
-
Câu 14:
Chọn phương án đúng: Một lít dung dịch chứa 5g muối ăn NaCl và 1 lít dung dịch chứa 20g đường C6H12O6. Cho biết khối lượng nguyên tử của Na, Cl, C, O, H lần lượt là 23; 35,5; 12; 16; 1. Giả sử độ điện ly của dung dịch muối là 1. Ở cùng nhiệt độ:
A. Dung dịch muối có nhiệt độ bắt đầu đông đặc cao hơn
B. Không thể so sánh được vì khác nhau về nồng độ và bản chất chất tan
C. Dung dịch đường có nhiệt độ bắt đầu sôi cao hơn
D. Dung dịch muối có áp suất thẩm thấu lớn hơn
-
Câu 15:
Chọn quá trình đúng: Xét phản ứng: NO(k) + ½O2(k) = NO2(k). Phản ứng được thực hiện trong xilanh với pistong chịu một áp suất không đổi, sau đó phản ứng được đưa về nhiệt độ ban đầu. Quá trình như thế là quá trình:
A. Đẳng tích, đẳng nhiệt
B. Đẳng tích, thể tích giảm
C. Đẳng áp, đẳng nhiệt
D. Đẳng áp, thể tích tăng
-
Câu 16:
Chọn phương án đúng: Tính độ biến thiên entropi của sự hình thành 1 mol hỗn hợp khí lý tưởng gồm 20% N2, 50% H2 và 30% NH3 theo thể tích. Hỗn hợp này được hình thành do sự khuyếch tán ba khí vào nhau ở cùng nhiệt độ và áp suất. Hệ được xem là cô lập. Cho R = 8,314 J/mol.K.
A. 4,81 J/K
B. 10,31 J/K
C. 6,15 J/K
D. 8,56 J/K
-
Câu 17:
Hãy chọn một phương án sai:
A. Phản ứng tỏa nhiệt nhiều thường có khả năng xảy ra ở nhiệt độ thường.
B. Phản ứng có DG° < 0 có thể xảy ra tự phát.
C. Phản ứng có DG° > 0 không thể xảy ra tự phát ở mọi điều kiện.
D. Phản ứng có các biến thiên entanpi và entropi đều dương có khả năng xảy ra ở nhiệt độ cao.
-
Câu 18:
Chọn phương án đúng: Sơ đồ các pin hoạt động trên cơ sở các phản ứng oxy hóa khử:
3Cl2 + I– + 6OH– = 6Cl– + \(IO_3^ -\) + 3H2O
\(ClO_3^ -\) + 3MnO2 + 6OH– ® 3 \(MnO_4^{2 - }\) + Cl– (dd) + 3H2O
A. \(\begin{array}{l} \left( - \right)Pt\left| {C{l_2}} \right|\left. {2C{l^ - }} \right|\left| {{I^ - },IO_3^ - ,O{H^ - }} \right|Pt\left( + \right)\\ \left( - \right)Pt\left| {Mn{O_2}} \right|\left. {MnO_4^{2 - },O{H^ - }} \right|\left| {ClO_3^ - ,C{l^ - },O{H^ - }} \right|Pt\left( + \right) \end{array}\)
B. \(\begin{array}{l} \left( - \right)Pt\left| {C{l_2}} \right|\left. {2C{l^ - }} \right|\left| {{I^ - },IO_3^ - ,O{H^ - }} \right|Pt\left( + \right)\\ \left( - \right)Pt\left| {Mn{O_2}} \right|\left. {MnO_4^{2 - },O{H^ - }} \right|\left| {ClO_3^ - ,C{l^ - },O{H^ - }} \right|Pt\left( + \right) \end{array}\)
C. \(\begin{array}{l} \left( - \right)Pt\left| {{I^ - },IO_3^ - ,O{H^ - }} \right|\left| {2C{l^ - }} \right|\left. {C{l_2}} \right|Pt\left( + \right)\\ \left( - \right)Pt\left| {Mn{O_2}} \right|\left. {MnO_4^{2 - },O{H^ - }} \right|\left| {ClO_3^ - ,C{l^ - },O{H^ - }} \right|Pt\left( + \right) \end{array}\)
D. \(\begin{array}{l} \left( - \right)Pt\left| {C{l_2}} \right|\left. {2C{l^ - }} \right|\left| {{I^ - },IO_3^ - ,O{H^ - }} \right|Pt\left( + \right)\\ \left( - \right)Pt\left| {ClO_3^ - ,C{l^ - },O{H^ - }} \right|\left| {MnO_4^{2 - },O{H^ - }} \right|\left. {Mn{O_2}} \right|Pt\left( + \right) \end{array}\)
-
Câu 19:
Chọn trường hợp đúng: Xét cân bằng: \(Co\left( {{H_2}O} \right)_6^{2 + }\left( {dd} \right) + 4C{l^ - } \mathbin{\lower.3ex\hbox{$\buildrel\textstyle\rightarrow\over {\smash{\leftarrow}\vphantom{_{\vbox to.5ex{\vss}}}}$}} CoCl_4^{2 - }\left( {dd} \right) + 6{H_2}O,\Delta H > 0\)
Màu hồng màu xanh
Trong trường hợp nào dung dịch có màu hồng?
A. Làm lạnh dd bằng nước đá
B. Đun nóng hệ
C. Ở nhiệt độ phòng
D. Cho thêm NaCl vào hệ
-
Câu 20:
Hãy chọn câu sai:
A. Nồng độ của ion trong dung dịch thường lớn hơn hoạt độ của nó.
B. Chỉ áp dụng khái niệm hoạt độ cho dung dịch chất điện li mạnh.
C. Hoạt độ của ion phụ thuộc vào lực ion của dung dịch.
D. Hoạt độ của chất là nồng độ biểu kiến của chất đó trong dung dịch.
-
Câu 21:
Chọn trường hợp đúng. Tính pH của dung dịch bão hòa Mg(OH)2 ở 25°C. Biết \({T_{Mg{{\left( {OH} \right)}_2}}} = {10^{ - 11}}\).
A. 10,13
B. 10,63
C. 10,43
D. 10,33
-
Câu 22:
Chọn phương án đúng: Trong dung dịch HA 0,1M ở 25oC có 10% HA bị ion hóa. Hỏi hằng số điện li của HA ở nhiệt độ này bằng bao nhiêu?
A. 1,0 .10-3
B. 1,1 .10-3
C. 1,1 .10-4
D. 1,0 .10-4
-
Câu 23:
Chọn phương án đúng: Ở nhiệt độ cao, các quá trình có khả năng dễ xảy ra hơn cả là:
A. Có biến thiên entropi tăng
B. Có biến thiên entanpi tăng
C. Có biến thiên entanpi giảm
D. Có biến thiên entropi giảm
-
Câu 24:
Chọn phương án đúng: Cho \(\varphi _{F{e^{3 + }}/F{e^{2 + }}}^0 = 0.77V\) và \(\varphi _{S{n^{4 + }}/S{n^{2 + }}}^0 = + 0.15V\). Tính hằng số cân bằng ở 25oC của phản ứng 2Fe3+(dd) + Sn2+(dd) ⇄ 2Fe2+(dd) + Sn4+(dd)
A. 1027
B. 1014
C. 1018
D. 1021
-
Câu 25:
Chọn phương án đúng: Cho 1 mol chất điện ly AB2 vào nước thì có 0,2 mol bị điện ly ra ion, vậy hệ số đẳng trương i bằng:
A. 1,4
B. 1,6
C. Không tính được
D. 1,9
-
Câu 26:
Chọn phương án đúng: Tính hiệu ứng nhiệt ở 250C của phản ứng: CO(k) + H2O(k) = CO2(k) + H2(k) khi có 1g CO tham gia phản ứng. Cho biết \(\Delta H_{tt,298}^0\) (kJ/mol) của CO(k), H2O(k), CO2(k), lần lượt là: -110,52; -241,82; -393,51.
A. – 41,17 kJ
B. – 1,47 kJ
C. + 1,47 kJ
D. không tính được vì không có giá trị \(\Delta H_{tt,298}^0\) của H2
-
Câu 27:
Chọn phương án đúng: Cho quá trình điện cực: \(C{r_2}O_7^{2 - }\) + 14H+ + 6e ® 2Cr3+ + 7H2O. Phương trình Nerst đối với quá trình đã cho ở 250C có dạng:
A. \(\varphi = {\varphi ^0} + 0.059\lg \frac{{\left[ {C{r_2}O_7^{2 - }} \right]{{\left[ {{H^ + }} \right]}^{14}}}}{{{{\left[ {C{r^{3 + }}} \right]}^2}}}\)
B. \(\varphi = {\varphi ^0} + \frac{{0.059}}{5}\lg \frac{{{{\left[ {C{r^{3 + }}} \right]}^2}}}{{\left[ {C{r_2}O_7^{2 - }} \right]{{\left[ {{H^ + }} \right]}^{14}}}}\)
C. \(\varphi = {\varphi ^0} + \frac{{0.059}}{5}\lg \frac{{\left[ {C{r_2}O_7^{2 - }} \right]{{\left[ {{H^ + }} \right]}^{14}}}}{{{{\left[ {C{r^{3 + }}} \right]}^2}}}\)
D. \(\varphi = {\varphi ^0} + 0.059\lg \frac{{{{\left[ {C{r^{3 + }}} \right]}^2}}}{{\left[ {C{r_2}O_7^{2 - }} \right]{{\left[ {{H^ + }} \right]}^{14}}}}\)
-
Câu 28:
Hãy chọn ra phát biểu sai.
A. Tất cả các quá trình sinh công có ích là quá trình tự xảy ra
B. Ở điều kiện bình thường, các quá trình toả nhiều nhiệt là quá trình có khả năng tự xảy ra
C. Tất cả các quá trình bất thuận nghịch trong tự nhiên là quá trình tự xảy ra
D. Tất cả các quá trình kèm theo sự tăng độ hỗn loạn của hệ là quá trình tự xảy ra
-
Câu 29:
Chọn phương án đúng: Hãy sắp xếp các dung dịch sau theo thứ tự pH tăng dần: HCl 0,2M (1); HCl 0,1M (2); H2SO4 0,1M (3); HF 0,1M (4); NaOH 10-9M (5); NH4OH 0,1M (6); NaOH 0,1M (7).
A. 1 < 3 < 2 < 4 < 5 < 6 < 7
B. 1 < 3 = 2 < 4 < 7 < 5 < 6
C. 2 < 3 < 1 < 4 < 6 < 5 < 7
D. 1 = 3 < 2 < 4 < 6 < 5 < 7
-
Câu 30:
Chọn phương án sai: Hằng số tốc độ phản ứng:
A. không phụ thuộc chất xúc tác
B. phụ thuộc năng lượng hoạt hóa của phản ứng
C. không phụ thuộc nồng độ chất phản ứng
D. phụ thuộc nhiệt độ
-
Câu 31:
Chọn phương án đúng: Thêm thuốc thử nào dưới đây vào dung dịch CuCl2 sẽ làm tăng hoặc hạn chế sự thủy phân của muối: (1) Na2CO3 ; (2) HClO4 ; (3) NH4NO3 ; (4) CaSO3 ; (5) KCl ; (6) MgCl2.
A. Làm tăng: Na2CO3; MgCl2 Hạn chế: NH4NO3; HClO4
B. Làm tăng: Na2CO3; CaSO3 Hạn chế: NH4NO3; HClO4
C. Làm tăng: Na2CO3; CaSO3 Hạn chế: NH4NO3; MgCl2
D. Làm tăng: CaSO3; KCl Hạn chế: HClO4; MgCl2
-
Câu 32:
Chọn phương án đúng: Ở cùng các điều kiện, dung dịch điện ly so với dung dịch phân tử (chất tan không bay hơi) có:
A. Áp suất hơi bão hòa cao hơn, nhiệt độ sôi cao hơn
B. Nhiệt độ đông đặc cao hơn, áp suất hơi bão hòa cao hơn
C. Áp suất hơi bão hòa thấp hơn, nhiệt độ đông đặc cao hơn
D. Áp suất hơi bão hòa thấp hơn, nhiệt độ sôi cao hơn
-
Câu 33:
Chọn phương án đúng: Tính \(\Delta S_{298}^0\) của phản ứng: 2Mg(r) + CO2(k) = 2MgO(r) + C(gr). Biết \(\Delta S_{298}^0\) (J/mol.K) của các chất: Mg(r), CO2(k), MgO(r) và C(gr) lần lượt bằng: 33; 214; 27 và 6.
A. 208 J/K
B. -187 J/K
C. -220 J/K
D. -214 J/K
-
Câu 34:
Chọn phương án sai: Chất xúc tác:
A. Không làm thay đổi các đặc trưng nhiệt động của phản ứng.
B. Làm thay đổi hằng số cân bằng của phản ứng.
C. Chỉ có tác dụng xúc tác với một phản ứng nhất định.
D. Làm giảm năng lượng hoạt hóa của phản ứng.
-
Câu 35:
Chọn trường hợp đúng: Tính thế khử chuẩn \(\varphi _{F{e^{3 + }}/F{e^{2 + }}}^0\) ở 250C trong môi trường acid. Cho biết thế khử chuẩn ở 250C trong môi trường acid: \(\varphi _{F{e^{3 + }}/F{e_3}{O_4}}^0 = 0.353V\) và \(\varphi _{F{e_3}{O_4}{/_{F{e^{2 + }}}}}^0 = 0.980V\).
A. 0,627V
B. 0,667V
C. 1,33V
D. 0,771V
-
Câu 36:
Chọn câu đúng: (1) Công thức tính công dãn nở A = DnRT chỉ đúng cho hệ khí lý tưởng. (2) Trong trường hợp tổng quát, khi cung cấp cho hệ đẳng tích một lượng nhiệt Q thì toàn bộ lượng nhiệt Q sẽ chỉ làm tăng nội năng của hệ. (3) Biến thiên nội năng của phản ứng hóa học chính là hiệu ứng nhiệt của phản ứng đó trong điều kiện đẳng tích.
A. 1, 3
B. 1, 2
C. Không có câu đúng
D. Tất cả cùng đúng
-
Câu 37:
Chọn phương án đúng: Phản ứng giữa bột MnO2 và dung dịch NaCl trong môi trường acid không xảy ra. Muốn phản ứng xảy ra phải dùng biện pháp nào? Cho: \(\varphi _{Mn{O_2},{H^ + }/M{n^ + }}^0\) = 1,2V; \(\varphi _{C{l_2}/2C{l^ - }}^0\) = 1,358V.
A. Thêm HCl đậm đặc
B. Thêm NaOH
C. Tăng nồng độ NaCl
D. Không có cách nào ngoại trừ thay thế MnO2 bằng chất oxi hóa khác
-
Câu 38:
Chọn câu đúng: (1) Entanpi là một hàm trạng thái và là một thông số cường độ. (2) Áp suất là một hàm trạng thái và là một thông số cường độ. (3) Nhiệt độ, khối lượng, thành phần là các thông số dung độ.
A. 2
B. 1 và 2
C. 2 và 3
D. 1
-
Câu 39:
Chọn phương án đúng: Lập công thức tính hiệu ứng nhiệt (DH0 ) của phản ứng 2A ® B, thông qua hiệu ứng nhiệt của các phản ứng sau: A ® C , DH1 ; A ® D , DH2 ; D + C® E , DH3 ; E ® B , DH4.
A. DH0 = DH1 + DH2 + DH3 + DH4
B. DH0 = DH3 + DH2 - DH1 + DH4
C. DH0 = -DH1 + DH2 - DH3 + DH4
D. DH0 = -DH1 - DH2 + DH3 + DH4
-
Câu 40:
Chọn phương án đúng: Hãy chỉ rõ chất nào trong các chất dưới đây có giá trị entropi tiêu chuẩn cao hơn: (1) 20Ca(r) và 12Mg(r) ; (2) H2O(k) và H2S(k) ; (3) PCl3(k) và PCl5(k) ; (4) Cl2(k) và F2(k) ; (5) Br2(l) và I2(r).
A. Ca, H2S, PCl5, Cl2, I2
B. Mg, H2O, PCl3, F2, I2
C. Mg, H2O, PCl3, F2, Br2
D. Ca, H2S, PCl5, Cl2, Br2