850 câu trắc nghiệm môn Hóa học đại cương
Nhằm giúp các bạn ôn tập và hệ thống lại kiến thức nhanh chóng để đạt kết quả cao trong kì thi sắp tới, tracnghiem.net tổng hợp và chia sẻ đến các bạn 850 câu trắc nghiệm môn Hóa học đại cương, bao gồm các kiến thức tổng quan về các định luật và khái niệm cơ bản về hóa học, cấu tạo nguyên tử, bảng hệ thống tuần hoàn, liên kết hóa học, hiệu ứng nhiệt của các quá trình hóa học,cân bằng hóa học và mức độ diễn ra các quá trình hóa học,... Hi vọng sẽ trở thành nguồn tài liệu bổ ích giúp các bạn học tập và nghiên cứu một cách tốt nhất. Để ôn tập hiệu quả các bạn có thể ôn theo từng phần trong bộ câu hỏi này bằng cách trả lời các câu hỏi và xem lại đáp án và lời giải chi tiết. Sau đó các bạn hãy chọn mục "Thi thử" để hệ thống lại kiến thức đã ôn. Chúc các bạn thành công với bộ đề "Cực Hot" này nhé!
Chọn hình thức trắc nghiệm (45 câu/50 phút)
Chọn phần
-
Câu 1:
Chọn phát biểu đúng: (1) Phần lớn quá trình hòa tan các hợp chất ion vào trong nước là quá trình thu nhiệt. (2) Dung dịch lý tưởng là những dung dịch mà tương tác giữa các phân tử cùng loại và khác loại là như nhau. (3) Dung dịch lý tưởng không tồn tại trong thực tế. (4) Quá trình solvate hóa là quá trình có ∆Hs < 0 và ∆Ss < 0. (5) Quá trình hòa tan chất rắn vào chất lỏng có ∆Hcp < 0.
A. 1, 2, 3, 5 đúng
B. 2, 3, 4 đúng
C. 1, 2, 4 đúng
D. Tất cả đều đúng
-
Câu 2:
Chọn đáp án sai: Dung dịch bão hòa A có nồng độ phần trăm a, nồng độ mol CM, khối lượng riêng d (g/ml), phân tử lượng của A là M, s là độ tan tính theo g/100g H2O:
A. \(a = \frac{{100s}}{{100 - s}}\)
B. \(s = \frac{{100a}}{{100 - a}}\)
C. \({C_M} = \frac{{10a \times d}}{M}\)
D. \(a = \frac{{{C_M} \times M}}{{10d}}\)
-
Câu 3:
Chọn các phát biểu sai: (1) Dung dịch loãng là dung dịch chưa bão hòa vì nồng độ chất tan nhỏ. (2) Dung dịch là một hệ đồng thể. (3) Thành phần của một hợp chất là xác định còn thành phần của dung dịch có thể thay đổi. (4) Dung dịch bão hòa là dung dịch đậm đặc.
A. 1, 3
B. 2, 4
C. 2, 3
D. 1, 4
-
Câu 4:
Chọn phát biểu đúng trong các câu sau.
A. Khi hòa tan một chất A trong dung môi B, áp suất hơi bão hòa của dung môi B có thể bị giảm.
B. Một chất lỏng luôn sôi ở nhiệt độ mà áp suất hơi bão hòa của nó bằng 1 atm.
C. Nước luôn luôn sôi ở 100°C.
D. Nước muối sôi ở nhiệt độ thấp hơn nước nguyên chất.
-
Câu 5:
Chọn ra phát biểu sai.
A. Nhiệt độ sôi của chất lỏng là nhiệt độ ở đó áp suất hơi bão hòa của nó bằng với áp suất môi trường.
B. Nhiệt độ đông đặc của dung môi nguyên chất luôn thấp hơn nhiệt độ đông đặc của dung môi trong dung dịch.
C. Nhiệt độ sôi của dung dịch chứa chất tan không bay hơi luôn luôn cao hơn nhiệt độ sôi của dung môi nguyên chất ở cùng điều kiện áp suất ngoài.
D. Ở cùng nhiệt độ, áp suất hơi bão hòa của dung môi trong dung dịch luôn nhỏ hơn áp suất hơi bão hòa của dung môi tinh khiết.
-
Câu 6:
Xác định nồng độ phần mol của các cấu tử ZnI2 và H2O trong dung dịch ZnI2 bão hòa ở 20oC, biết độ tan của ZnI2 ở nhiệt độ này là 432,0 g/100 ml H2O.
A. 0,743 và 0,257
B. 0,128 và 0,872
C. 0,872 và 0,128
D. 0,257 và 0,743
-
Câu 7:
Xác định nồng độ molan của các cấu tử C6H12O6 và H2O trong dung dịch C6H12O6 bão hòa ở 20oC, biết độ tan của C6H12O6 ở nhiệt độ này là 200,0 g/100 ml H2O.
A. 11,1 m
B. 1,1 m
C. 0,11 m
D. 0,011 m
-
Câu 8:
Xác định độ tan của KOH ở 20oC biết nồng độ phần mol của KOH trong dung dịch KOH bão hòa ở nhiệt độ này là 0,265.
A. 11,2 g/100 ml H2O.
B. 112 g/100 ml H2O.
C. 56 g/100 ml H2O.
D. 5,6 g/100 ml H2O.
-
Câu 9:
Xác định độ tan của NaCl ở 20oC biết nồng độ molan của NaCl trong dung dịch NaCl bão hòa ở nhiệt độ này là 5,98 m.
A. 350 g/100 ml H2O.
B. 17,5 g/100 ml H2O.
C. 35 g/100 ml H2O.
D. Không thể xác định được.
-
Câu 10:
Chọn phát biểu đúng: (1) Ở nhiệt độ không đổi, độ tan của chất khí tỉ lệ thuận với áp suất riêng phần của nó. (2) Thể tích chất khí hòa tan trong một thể tích xác định chất lỏng phụ thuộc vào áp suất. (3) Tất cả các chất lỏng đều có thể tan vô hạn vào nhau. (4) Ở mọi điều kiện áp suất khác nhau, áp suất hầu như không có ảnh hưởng đến độ tan tương hỗ của hai chất lỏng. (5) Nhiệt độ không ảnh hưởng đến sự hòa tan chất rắn trong chất lỏng.
A. 1, 2, 3 đúng
B. 1, 4, 5
C. 1, 2 đúng
D. Tất cả đều đúng
-
Câu 11:
Áp suất hơi bão hòa của dung dịch là:
A. Áp suất hơi trên bề mặt chất lỏng.
B. Áp suất hơi trên bề mặt chất lỏng tại một nhiệt độ bất kỳ.
C. Áp suất hơi trên bề mặt chất lỏng và là một giá trị cố định ứng với mọi giá trị nhiệt độ.
D. Đại lượng đặc trưng cho sự bay hơi của các chất lỏng, không đổi tại nhiệt độ nhất định.
-
Câu 12:
Chọn phát biểu đúng về áp suất hơi:
A. Áp suất hơi bão hòa của dung dịch các dung dịch bão hòa là như nhau.
B. Áp suất hơi bão hòa của dung dịch luôn nhỏ hơn áp suất hơi bão hòa của dung môi và tỷ lệ thuận với phần mol của dung môi trong dung dịch.
C. Áp suất hơi bão hòa của dung dịch bằng với áp suất môi trường bên ngoài.
D. Độ giảm tương đối áp suất hơi bão hòa của dung môi trong dung dịch tỷ lệ thuận với phần mol của dung môi trong dung dịch.
-
Câu 13:
Chọn phát biểu đúng: (1) Hiện tượng khuếch tán xảy ra khi cho hai dung dịch có nồng độ chất tan khác nhau tiếp xúc với nhau. (2) Khi hiện tượng khuếch tán xảy ra chỉ có các phân tử dung môi khuyếch tán từ dung dịch loãng sang dung dịch đặc hơn. (3) Nguyên tắc cơ bản của quá trình khuếch tán là sự di chuyển của các tiểu phân từ nơi có nồng độ cao sang nơi có nồng độ thấp. (4) Màng bán thẩm là màng tạo ra sự thẩm thấu 1 chiều.
A. 1, 3, 4 đúng
B. 1, 2, 4 đúng
C. 2, 3 đúng
D. Tất cả đều đúng
-
Câu 14:
Xác định độ giảm áp suất hơi bão hòa của dung dịch C6H12O6 bão hòa ở 20oC, biết độ tan của C6H12O6 ở nhiệt độ này là 200,0 g/100 ml H2O và nước tinh khiết có áp suất hơi bão hòa bằng 23,76mmHg.
A. 19,79 mm Hg
B. 3,79 mm Hg
C. 3,97 mm Hg
D. 1,73 mm Hg
-
Câu 15:
Xác định độ tăng nhiệt độ sôi của dung dịch C6H12O6 bão hòa ở 20oC, biết độ tan của C6H12O6 ở nhiệt độ này là 200,0 g. Biết hằng số nghiệm sôi của H2O là 0,51 độ/mol.
A. 0,566oC
B. 3,40oC
C. 2,7oC
D. 5,66oC
-
Câu 16:
Xác định độ giảm nhiệt độ đông của dung dịch C6H12O6 bão hòa ở 20oC, biết độ tan của C6H12O6 ở nhiệt độ này là 200,0 g. Biết hằng số nghiệm đông của H2O là 1,86 độ/mol.
A. 2,56oC
B. 20,65oC
C. 5,45oC
D. 8,465oC
-
Câu 17:
Xác định áp suất thẩm thấu của 100 ml dung dịch chứa 2 g C6H12O6 ở 20oC và thể tích dung dịch gần như không tăng sau quá trình hòa tan.
A. 2,715 atm
B. 0,275 atm
C. 2,715 mmHg
D. 27,15 mmHg
-
Câu 18:
Xác định khối lượng phân tử của chất A biết khi hòa tan 1 g chất tan này vào 1000 ml H2O, áp suất thẩm thấu của dung dịch là 0,436 atm ở 250C.
A. 28 g/mol
B. 65 g/mol
C. 40 g/mol
D. 56 g/mol
-
Câu 19:
Xác định khối lượng phân tử của chất A biết khi hòa tan 1 g chất tan này vào 100 ml H2O, nhiệt độ sôi của dung dịch tăng lên 0,1275oC, hằng số nghiệm sôi của H2O là 0,51 độ/mol.
A. 20 g/mol
B. 56 g/mol
C. 40 g/mol
D. 74 g/mol
-
Câu 20:
Chọn đáp án đúng: Trong quá trình sôi của dung dịch loãng chứa chất tan không bay hơi, nhiệt độ sôi của dung dịch:
A. Không đổi
B. Giảm xuống
C. Tăng dần
D. Lúc tăng lúc giảm
-
Câu 21:
Với đại lượng k trong công thức định luật Rault 2: DT = kCm, phát biểu nào sau đây là chính xác:
A. k là hằng số chỉ phụ thuộc vào bản chất dung môi.
B. k là hằng số phụ thuộc vào nồng độ chất tan, nhiệt độ và bản chất dung môi.
C. k là hằng số phụ thuộc vào nhiệt độ và bản chất dung môi.
D. k là hằng số phụ thuộc vào bản chất chất tan và dung môi.
-
Câu 22:
Ở 25°C, áp suất hơi bão hòa của nước nguyên chất là 23,76mmHg. Khi hòa tan 2,7mol glyxerin vào 100mol H2O ở nhiệt độ trên thì độ giảm áp suất hơi bão hòa của dung dịch bằng:
A. 23,13mmHg
B. 0,64mmHg
C. 0,62mmHg
D. 23,10mmHg
-
Câu 23:
So sánh nhiệt độ sôi của các dung dịch CH3OH (t1), CH3CHO (t2) và C2H5OH (t3) cùng chứa B gam chất tan trong 1000g nước có: (biết rằng các chất này cũng bay hơi cùng với nước).
A. t3 > t2 > t1
B. t1 > t2 > t3
C. t2 > t1 > t3
D. không đủ dữ liệu để tính
-
Câu 24:
Trong 200g dung môi chứa A g đường glucôzơ có khối lượng phân tử M; hằng số nghiệm đông của dung môi là Kđ. Hỏi biểu thức nào đúng đối với DTđ:
A. DTđ = 5kđ.(A/M)
B. DTđ = kđ.(A/M)
C. DTđ = 1/5kđ.(A/M)
D. DTđ = kđ.A
-
Câu 25:
Chọn đáp án đúng: Tính áp suất hơi bão hòa của nước trong dung dịch chứa 5g chất tan không điện ly trong 100g nước ở nhiệt độ 25°C. Cho biết ở nhiệt độ này nước tinh khiết có áp suất hơi bão hòa bằng 23,76mmHg và khối lượng phân tử chất tan bằng 62,5g.
A. 23,4mmHg
B. 0,34mmHg
C. 22,6mmHg
D. 19,0mmHg
-
Câu 26:
Chọn đáp án đúng: Dung dịch nước của một chất tan bay hơi không điện li sôi ở 105,2°C. Nồng độ molan của dung dịch này là: (hằng số nghiệm sôi của nước Ks = 0,52)
A. 10
B. 1
C. 5
D. không đủ dữ liệu để tính
-
Câu 27:
Chọn phương án đúng: Ở áp suất 1atm, nước nguyên chất sôi ở 100°C. Hỏi khi áp suất môi trường xung quanh bằng 2atm thì nước sôi ở nhiệt độ bao nhiêu? Coi nhiệt hóa hơi của nước trong hai trường hợp trên là không đổi và bằng 40,65kJ/mol. (R = 8,314 J/mol.K)
A. 110,5°C
B. 101,4°C
C. 120,8°C
D. 105°C
-
Câu 28:
Chọn phương án đúng: 1 lít dung dịch nước chứa 2g chất tan không điện ly, không bay hơi có áp suất thẩm thấu p = 0,2 atm ở 25°C. Hãy tính khối lượng mol của chất đó (cho R = 0,082 lít.atm/mol.K = 8,314 J/mol.K = 1,987 cal/mol.K).
A. 244 g/mol
B. 20,5 g/mol
C. 208 g/mol
D. 592 g/mol
-
Câu 29:
Chọn nhận xét chính xác. Ở cùng các điều kiện, dung dịch điện li so với dung dịch phân tử (chất tan không bay hơi) có:
A. Áp suất hơi bão hòa cao hơn, nhiệt độ sôi cao hơn.
B. Nhiệt độ đông đặc cao hơn, áp suất hơi bão hòa cao hơn.
C. Áp suất hơi bão hòa thấp hơn, nhiệt độ sôi cao hơn.
D. Áp suất hơi bão hòa thấp hơn, nhiệt độ đông đặc cao hơn.
-
Câu 30:
Chọn câu đúng. Cho các dung dịch nước loãng của C6H12O6, NaCl, MgCl2, Na3PO4. Biết chúng có cùng nồng độ molan và độ điện li của các muối NaCl, MgCl2 và Na3PO4 đều bằng 1. Ở cùng điều kiện áp suất ngoài, nhiệt độ sôi của các dung dịch theo dãy trên có đặc điểm:
A. Tăng dần
B. Bằng nhau
C. Giảm dần
D. Không có quy luật
-
Câu 31:
Chọn phương án đúng: Trật tự sắp xếp nào của các dung dịch 0,01M của những chất cho dưới đây là phù hợp với sự giảm dần áp suất thẩm thấu (các muối điện li hoàn toàn):
A. CH3COOH – NaCl– C6H12O6 - CaCl2
B. C6H12O6 - CH3COOH– NaCl - CaCl2
C. CaCl2 - CH3COOH– C6H12O6 – NaCl
D. CaCl2 – NaCl – CH3COOH – C6H12O6
-
Câu 32:
Chọn phương án đúng: Hoà tan 0,585 gam NaCl vào trong nước thành 1 lít dung dịch. Áp suất thẩm thấu của dung dịch này ở 25oC có giá trị là: (Cho biết MNaCl = 58,5 và R = 0,082 lit.atm/mol.K, NaCl trong dung dịch được coi như điện ly hoàn toàn)
A. 0,244 atm
B. 0,488 atm
C. 0,041 atm
D. 0,0205 atm
-
Câu 33:
Chọn phát biểu sai. (1) Khả năng điện ly của chất điện ly càng yếu khi tính có cực của dung môi càng lớn. (2) Độ điện ly a của mọi dung dịch chất điện ly mạnh luôn bằng 1 ở mọi nồng độ. (3) Độ điện ly a của các hợp chất cộng hóa trị có cực yếu và không phân cực gần bằng không. (4) Độ điện ly a không phụ thuộc vào nhiệt độ và nồng độ của chất điện ly.
A. 1, 2, 3, 4
B. 1, 3
C. 1, 2, 4
D. 2, 4
-
Câu 34:
Chọn phương án đúng: Khả năng điện li thành ion trong dung dịch nước xảy ra ở các hợp chất có liên kết cộng hóa trị không cực (1), cộng hóa trị phân cực mạnh (2), ion (3), cộng hóa trị phân cực yếu (4) thay đổi theo chiều:
A. (1) < (4) < (2) < (3)
B. (1) < (2) < (3) < (4)
C. (1) > (2) > (3) > (4)
D. (1) < (2) < (4) < (3)
-
Câu 35:
Chọn phương án đúng: Một chất điện ly trung bình ở 25°C có độ điện ly biểu kiến a trong dung dịch nước là:
A. 0,03 < a < 0,3 ở nồng độ dung dịch bằng 1 N
B. 0,03 < a < 0,3 ở nồng độ dung dịch bằng 0,1 N
C. 0,03 < a < 0,3 ở nồng độ dung dịch bằng 0,1M
D. 0,03 < a < 0,3 ở nồng độ dung dịch bằng 1M
-
Câu 36:
Chọn phát biểu chính xác: (1) Độ điện li (a) tăng khi nồng độ của chất điện li tăng. (2) Độ điện li (a) không thể lớn hơn 1. (3) Trong đa số trường hợp, độ điện li tăng lên khi nhiệt độ tăng. (4) Chất điện li yếu là chất có a < 0.03.
A. 2, 3
B. 1, 2, 3
C. 3, 4
D. Tất cả đều đúng
-
Câu 37:
Chọn phát biểu đúng: (1) Khi hòa tan vào nước, chỉ các hợp chất ion mới bị điện li. (2) Hằng số điện li không thay đổi khi thay đổi nồng độ dung dịch. (3) Hằng số điện li là đại lượng phụ thuộc vào bản chất chất điện li, bản chất dung môi và nhiệt độ. (4) Hằng số điện li là hằng số cân bằng tuân theo định luật tác dụng khối lượng Guldberg – Waage.
A. 1, 2, 4
B. 1, 3, 4
C. 2, 3, 4
D. 1, 2, 3, 4
-
Câu 38:
Chọn đáp án đúng: Cho 1 mol chất điện ly A3B vào nước thì có 0,3 mol bị điện ly ra ion, vậy hệ số đẳng trương i bằng:
A. 3,4
B. 1,9
C. 2,1
D. Không tính được
-
Câu 39:
Chọn đáp án đúng: Hoà tan 155 mg một base hữu cơ đơn chức (M = 31) vào 50ml nước, dung dịch thu được có pH = 10. Tính độ phân li của base này (giả sử thể tích dung dịch không đổi khi pha loãng):
A. 5%
B. 1%
C. 0,1%
D. 0,5%
-
Câu 40:
Chọn đáp án đúng: Hòa tan 1 mol KNO3 vào 1 lít nước, nhiệt độ đông đặc của dung dịch thấp hơn nhiệt độ đông đặc của nước là 3,01°C ở cùng áp suất. Hằng số nghiệm đông của nước là 1,86 độ/mol. Vậy độ điện li biểu kiến của KNO3 trong dung dịch trên là:
A. 61,8%
B. 52,0%
C. 5,2%
D. 6,2%
-
Câu 41:
Chọn đáp số chính xác nhất. Trong dung dịch HF 0,1M ở 25°C có 8% HF bị ion hóa. Hỏi hằng số điện li của HF ở nhiệt độ này bằng bao nhiêu?
A. 7,0.10-2
B. 6,4.10-2
C. 6,4.10-4
D. 7,0.10-4
-
Câu 42:
Chọn phương án đúng: Nhiệt độ sôi của dung dịch BaCl2 có nồng độ molan Cm = 0,159m là 100,208°C. Độ điện ly biểu kiến của BaCl2 trong dung dịch nước là: (cho hằng số nghiệm sôi của nước là 0,52)
A. 2,5
B. 1
C. 0,76
D. kết quả khác
-
Câu 43:
Chọn phương án đúng: Hằng số cân bằng của phản ứng: 2NaH2PO4(dd) + 3Ca(CH3COO)2(dd) ⇄ Ca3(PO4)2(r) + 2NaCH3COO(dd) + 4CH3COOH(dd) được tính theo công thức:
A. \({K_{cb}} = \frac{{{T_{C{a_3}{{(P{O_4})}_2}}}.K_{C{H_3}COOH}^4}}{{K_{{a_2}({H_3}P{O_4})}^2.K_{{a_3}({H_3}P{O_4})}^2}}\)
B. \({K_{cb}} = \frac{{K_{{a_2}({H_3}P{O_4})}^2.K_{{a_3}({H_3}P{O_4})}^2}}{{{T_{C{a_3}{{(P{O_4})}_2}}}.K_{C{H_3}COOH}^4}}\)
C. \({K_{cb}} = \frac{{{K_{{a_2}({H_3}P{O_4})}}.{K_{{a_3}({H_3}P{O_4})}}}}{{{T_{C{a_3}{{(P{O_4})}_2}}}.{K_{C{H_3}COOH}}}}\)
D. \({K_{cb}} = \frac{{{T_{C{a_3}{{(P{O_4})}_2}}}.{K_{C{H_3}COOH}}}}{{{K_{{a_2}({H_3}P{O_4})}}.{K_{{a_3}({H_3}P{O_4})}}}}\)
-
Câu 44:
Chọn phương án đúng: Cho phản ứng trao đổi ion: Na2[Ni(CN)4](dd) + H2S(dd) ⇄ NiS(r) + 2HCN(dd) + 2NaCN(ddđ). Hằng số không bền của ion phức [Ni(CN)4]2- bằng 1×10-31, tích số tan của NiS bằng 1×10-19 , hằng số điện li acid của HCN bằng 1×10-9,21 và các hằng số điện li acid của H2S lần lượt bằng 1×10-7,2 và 1 ×10-14. Hằng số cân bằng của phản ứng trên bằng:
A. 1×1014,78
B. 1×10-14,78
C. 1×10-0,78
D. 1×100,78
-
Câu 45:
Chọn phương án đúng: Cho phản ứng trao đổi ion: NH4Cl(dd) + Na2S(dd) + H2O = NH4OH(dd) + NaHS(dd) + NaCl(dd). Biết hằng số điện ly thứ hai của H2S , Ka2 = 1×10-12,89, hằng số điện ly của NH4OH , KB = 1×10-4,76 và tích số ion của nước Kn = 1×10-14. Hằng số cân bằng của phản ứng trên bằng:
A. 1×10-3,65
B. 1×1022,13
C. 1×103,65
D. Đáp số khác