748 câu trắc nghiệm thi nghiệp vụ Kế toán kho bạc nhà nước
Tổng hợp 748 câu trắc nghiệm "Kế toán kho bạc nhà nước" có đáp án nhằm giúp bạn ôn tập và luyện thi viên chức 2020 đạt kết quả cao. Để ôn tập hiệu quả các bạn có thể ôn theo từng phần trong bộ câu hỏi này bằng cách trả lời các câu hỏi và xem lại đáp án và lời giải chi tiết. Sau đó các bạn hãy chọn mục "Tạo đề ngẫu nhiên" để hệ thống lại kiến thức đã ôn tập nhé!. Chúc các bạn thành công!
Chọn hình thức trắc nghiệm (25 câu/30 phút)
Chọn phần
-
Câu 1:
Báo cáo tài chính quy định trong kế toán NSNN và hoạt động nghiệp vụ KBNN phản ánh tình hình thu, chi, vay nợ của NSNN và hoạt động nghiệp vụ KBNN trong:
A. Một kỳ kế toán hoặc một niên độ ngân sách
B. Một quý hoặc một niên độ ngân sách
C. Một tháng hoặc một niên độ ngân sách
-
Câu 2:
Trách nhiệm in Báo cáo tài chính tháng để phục vụ công tác lưu trữ số liệu theo yêu cầu và cung cấp cho các cơ quan, đơn vị theo quy định in là của:
A. Cơ quan Tài chính
B. KBNN các cấp
C. UBND các cấp
-
Câu 3:
Quy định về in Báo cáo năm và báo cáo quyết toán thế nào là đúng:
A. KBNN in báo cáo trên giấy để cung cấp cho các cơ quan, đơn vị và phục vụ công tác lưu trữ tài liệu kế toán theo quy định. Báo cáo thu chi ngân sách xã (phường, thị trấn), KBNN các cấp in báo cáo trên giấy gửi cho Ủy ban nhân dân xã (phường, thị trấn)
B. Cơ quan Tài chính in báo cáo trên giấy để cung cấp cho các cơ quan, đơn vị và phục vụ công tác lưu trữ tài liệu kế toán theo quy định. Báo cáo thu chi ngân sách xã (phường, thị trấn), KBNN các cấp in báo cáo trên giấy gửi cho Ủy ban nhân dân xã (phường, thị trấn)
C. Cơ quan Tài chính và KBNN in báo cáo trên giấy để cung cấp cho các cơ quan, đơn vị và phục vụ công tác lưu trữ tài liệu kế toán theo quy định. Báo cáo thu chi ngân sách xã (phường, thị trấn), CQTC cấp in báo cáo trên giấy gửi cho Ủy ban nhân dân xã (phường, thị trấn)
D. Cơ quan Tài chính và KBNN in báo cáo trên giấy để cung cấp cho các cơ quan, đơn vị và phục vụ công tác lưu trữ tài liệu kế toán theo quy định. Báo cáo thu chi ngân sách xã (phường, thị trấn), KBNN các cấp in báo cáo trên giấy gửi cho Ủy ban nhân dân xã (phường, thị trấn)
-
Câu 4:
Thời điểm chốt số liệu để nộp báo cáo tài chính tháng, năm (12 tháng):
A. Ngày 03 của tháng tiếp theo (lấy theo ngày kết sổ)
B. Ngày 04 của tháng tiếp theo (lấy theo ngày kết sổ)
C. Ngày 05 của tháng tiếp theo (lấy theo ngày kết sổ)
D. Ngày 05 của tháng tiếp theo (không lấy theo ngày kết sổ)
-
Câu 5:
Thời điểm chốt số liệu báo cáo quyết toán thu, chi NSNN hàng năm:
A. Được chia làm 1 giai đoạn (hết ngày 31/3 năm sau theo ngày kết sổ)
B. Được chia làm 1 giai đoạn (hết ngày 30/11 năm sau theo ngày kết sổ)
C. Được chia làm 2 giai đoạn (hết ngày 31/3 năm sau và hết ngày 30/11 năm sau theo ngày kết sổ)
-
Câu 6:
Thông tư 77/2017/TT-BTC quy định kỳ báo cáo quản trị:
A. Ngày, tháng, năm
B. Ngày, năm
C. Tháng, năm
D. Năm
-
Câu 7:
Việc đối chiếu tiền gửi của đơn vị giao dịch được thực hiện:
A. Hàng tháng, quý, năm, bao gồm số dư đầu kỳ, số phát sinh trong kỳ và số dư cuối kỳ
B. Hàng quý, năm, bao gồm số dư đầu kỳ, số phát sinh trong kỳ và số dư cuối kỳ
C. Hàng năm, bao gồm số dư đầu kỳ, số phát sinh trong kỳ và số dư cuối kỳ
D. Hàng tháng, năm, bao gồm số dư đầu kỳ, số phát sinh trong kỳ và số dư cuối kỳ
-
Câu 8:
Theo thông tư 77/2017/TT-BTC ngày 28/7/2017 của Bộ Tài chính; Kế toán NSNN và hoạt động nghiệp vụ KBNN là việc thu thập, xử lý, kiểm tra, giám sát, phân tích và cung cấp thông tin một cách kịp thời, đầy đủ, chính xác, trung thực, liên tục và có hệ thống về:
A. Tình hình thu, chi NSNN; Tình hình vay và trả nợ vay của NSNN; Các loại tài sản của nhà nước do KBNN đang quản lý và các hoạt động nghiệp vụ KBNN
B. Tình hình thu, chi NSNN; Tình hình vay và trả nợ vay của NSNN; Các loại tài sản của nhà nước do KBNN đang quản lý và các hoạt động nghiệp vụ KBNN
C. Tình hình phân bổ dự toán kinh phí NSNN; Tình hình thu, chi NSNN; Tình hình vay và trả nợ vay của NSNN; Các loại tài sản của nhà nước do KBNN đang quản lý
D. Tình hình phân bổ dự toán kinh phí NSNN; Tình hình thu, chi NSNN; Tình hình vay và trả nợ vay của NSNN; Các loại tài sản của nhà nước do KBNN đang quản lý và các hoạt động nghiệp vụ KBNN
-
Câu 9:
Điều 68, 77/2017/TT-BTC quy định với các khoản tạm thu, tạm giữ:
A. Khi có quyết định xử lý của cấp có thẩm quyền thì chuyển số dư sang năm sau để tiếp tục theo dõi, xử lý
B. Nếu chưa có quyết định xử lý thì làm thủ tục nộp trả NSNN
C. Khi có quyết định xử lý của cấp có thẩm quyền thì xử lý ngay theo quyết định cuối cùng đó, nếu chưa có quyết định xử lý thì chuyển số dư sang năm sau để tiếp tục theo dõi, xử lý
D. Khi có quyết định xử lý của cấp có thẩm quyền thì xử lý vào năm ngân sách tiếp theo
-
Câu 10:
Doanh số thanh toán công trái (loại phát hành từ năm 1999 về trước) trong năm được xử lý:
A. Báo Nợ hết về KBNN trước khi khoá sổ ngày 31/12
B. Báo Có hết về KBNN trước khi khoá sổ ngày 31/12
C. Báo Nợ hết về KBNN trước khi khoá sổ ngày 31/01 năm sau
D. Báo Có hết về KBNN trước khi khoá sổ ngày 31/01 năm sau
-
Câu 11:
Điều kiện nào là sai khi thực hiện quyết toán vốn:
A. Tại mỗi đơn vị KBNN: Các tài khoản thanh toán LKB đến chờ xử lý có thể còn số dư
B. Trong phạm vi tỉnh: Tổng số LKB đi nội tỉnh bằng số LKB đến nội tỉnh; tổng số vốn điều đi bằng tổng số vốn nhận về giữa KBNN cấp tỉnh và các KBNN cấp huyện phải khớp đúng; tổng số thanh toán bù trừ đi trong hệ thống bằng tổng số thanh toán bù trừ đến trong hệ thống và chi tiết theo từng bên Có, bên Nợ
C. Trên địa bàn toàn quốc: Tổng số LKB đi ngoại tỉnh bằng tổng số LKB đến ngoại tỉnh; tổng số vốn điều đi bằng tổng số vốn nhận về giữa KBNN và các KBNN tỉnh, thành phố
D. Tại mỗi đơn vị KBNN: Các tài khoản thanh toán LKB đến chờ xử lý không còn số dư
-
Câu 12:
Thông tư 77/2017/TT-BTC quy định máy kế toán trung tâm là:
A. Bộ phận, phòng kế toán thuộc KBNN các cấp
B. Bộ phận, phòng kế toán nội bộ thuộc KBNN các cấp
C. Bộ phận, phòng kiểm soát chi thuộc KBNN các cấp
D. Bộ phận, phòng kế toán thuộc Phòng Giao dịch
-
Câu 13:
Nội dung công tác kế toán NSNN và hoạt động nghiệp vụ KBNN ở một đơn vị KBNN không bao gồm các phần hành nghiệp vụ nào(Điều 78):
A. Kế toán dự toán chi NSNN; Kế toán cam kết chi NSNN; Kế toán thu NSNN; Kế toán chi NSNN
B. Kế toán vay nợ, viện trợ; Kế toán thanh toán; Kế toán các nghiệp vụ trên sổ Cái
C. Kế toán ngoài bảng; Kế toán các phần hành nghiệp vụ khác theo chức năng, nhiệm vụ của KBNN
D. Kế toán doanh nghiệp
-
Câu 14:
Khi có sự điều chuyển nhân viên kế toán sang bộ phận nghiệp vụ khác trong đơn vị KBNN hoặc đơn vị khác, hoặc điều chuyển nhân viên kế toán trong nội bộ bộ phận kế toán (phụ trách phần hành nghiệp vụ khác) phải tổ chức bàn giao, lập, ký biên bản bàn giao giữa người giao và người nhận có sự giám sát của Kế toán trưởng theo các nội dung:
A. Các tài liệu kế toán (chứng từ, sổ, báo cáo, hồ sơ kế toán)
B. Những công việc đã làm, đang làm, chưa giải quyết;Số dư các tài khoản, bản đăng ký mẫu dấu, chữ ký của các đơn vị giao dịch
C. Con dấu dùng trong công tác kế toán (nếu có);Những việc cần phải tiếp tục làm (ghi rõ nội dung, thời hạn hoàn thành công việc)
D. Tất cả các đáp án trên
-
Câu 15:
Khi thay đổi Kế toán trưởng, Giám đốc đơn vị KBNN phải tổ chức bàn giao công việc giữa Kế toán trưởng cũ và Kế toán trưởng mới có sự chứng kiến của:
A. Kế toán trưởng KBNN cấp trên hoặc được KBNN cấp trên ủy quyền cho Giám đốc đơn vị KBNN
B. Giám đốc KBNN cấp trên hoặc được KBNN cấp trên ủy quyền cho Giám đốc đơn vị KBNN
C. Trưởng phòng Tổ chức KBNN cấp trên hoặc được KBNN cấp trên ủy quyền cho Giám đốc đơn vị KBNN
D. Trưởng phòng kiểm soát chi KBNN cấp trên hoặc được KBNN cấp trên ủy quyền cho Giám đốc đơn vị KBNN
-
Câu 16:
Đơn vị tiền tệ sử dụng trong kế toán NSNN và hoạt động nghiệp vụ KBNN là đồng Việt Nam (ký hiệu quốc gia là “đ”, ký hiệu quốc tế là “VND”). Kế toán ngoại tệ phải ghi theo nguyên tệ và quy đổi ra đồng Việt Nam theo (Điều 5-TT 77):
A. Tỷ giá hạch toán ngoại tệ do Ngân hàng Nhà nước quy định tại thời điểm hạch toán
B. Tỷ giá hạch toán ngoại tệ do Bộ Tài chính quy định tại thời điểm hạch toán
C. Tỷ giá hạch toán ngoại tệ do Ngân hàng thương mại quy định tại thời điểm hạch toán
D. Tỷ giá hạch toán ngoại tệ do Kho bạc Nhà nước quy định tại thời điểm hạch toán
-
Câu 17:
Theo thông tư 77/2017/TT-BTC ngày 28/7/2017 của Bộ Tài chính quy định Tài liệu kế toán:
A. Tài liệu kế toán là chứng từ kế toán, sổ kế toán, báo cáo tài chính, báo cáo quản trị, báo cáo kiểm toán, báo cáo kiểm tra kế toán và tài liệu khác có liên quan đến kế toán được thể hiện dưới hình thức các thông tin trên giấy và thông điệp dữ liệu điện tử
B. Tài liệu kế toán phải đưa vào lưu trữ trong thời hạn 12 tháng, kể từ ngày kết thúc kỳ kế toán năm hoặc kết thúc công việc kế toán
C. Thời hạn lưu trữ tài liệu kế toán là vĩnh viễn
D. Câu a và b đúng
-
Câu 18:
Theo thông tư 77/2017/TT-BTC ngày 28/7/2017 của Bộ Tài chính, KBNN được sử dụng chứng từ điện tử (gồm có: chứng từ điện tử của KBNN, chứng từ điện tử do ngân hàng và các cơ quan liên quan chuyển đến) để thực hiện thanh toán, hạch toán kế toán theo quy định của:
A. Chính phủ và Bộ Tài chính
B. Kho bạc Nhà nước
C. Bộ Tài chính
D. Bộ Tài chính và Kho bạc Nhà nước
-
Câu 19:
Theo thông tư 77/2017/TT-BTC ngày 28/7/2017 của Bộ Tài chính; Khi cần thiết, chứng từ điện tử có thể chuyển sang chứng từ giấy, nhưng phải đáp ứng đủ các điều kiện sau:
A. Phản ánh toàn vẹn nội dung của chứng từ điện tử; Có ký hiệu riêng xác nhận đã được chuyển đổi từ chứng từ điện tử sang chứng từ giấy
B. Phản ánh toàn vẹn nội dung của chứng từ điện tử; Có thời gian, chữ ký và họ tên của người thực hiện chuyển từ chứng từ điện tử sang chứng từ giấy
C. Phản ánh toàn vẹn nội dung của chứng từ điện tử; Có chữ ký và họ tên của người thực hiện chuyển từ chứng từ điện tử sang chứng từ giấy
D. Phản ánh toàn vẹn nội dung của chứng từ điện tử; Có ký hiệu riêng xác nhận đã được chuyển đổi từ chứng từ điện tử sang chứng từ giấy; Có thời gian, chữ ký và họ tên của người thực hiện chuyển từ chứng từ điện tử sang chứng từ giấy
-
Câu 20:
Theo thông tư 77/2017/TT-BTC ngày 28/7/2017 của Bộ Tài chính; Khi cần thiết, chứng từ giấy có thể chuyển sang chứng từ điện tử, nhưng phải đáp ứng đủ các điều kiện sau:
A. Phản ánh toàn vẹn nội dung của chứng từ giấy; Có chữ ký và họ tên của người thực hiện chuyển từ chứng từ giấy sang chứng từ điện tử
B. Phản ánh toàn vẹn nội dung của chứng từ giấy; Có ký hiệu riêng xác nhận đã được chuyển từ chứng từ giấy sang chứng từ điện tử; Có chữ ký và họ tên của người thực hiện chuyển từ chứng từ giấy sang chứng từ điện tử
C. Phản ánh toàn vẹn nội dung của chứng từ giấy; Có thời gian, chữ ký và họ tên của người thực hiện chuyển từ chứng từ giấy sang chứng từ điện tử
D. Phản ánh toàn vẹn nội dung của chứng từ giấy; Có ký hiệu riêng xác nhận đã được chuyển từ chứng từ giấy sang chứng từ điện tử
-
Câu 21:
Theo thông tư 77/2017/TT-BTC ngày 28/7/2017 của Bộ Tài chính, Khi lập chứng từ kế toán:
A. Chữ viết trên chứng từ phải cùng một nét chữ, ghi rõ ràng, thể hiện đầy đủ, đúng nội dung phản ánh, không được tẩy xoá; khi viết phải dùng cùng một màu mực, loại mực không phai; không viết bằng mực đỏ
B. Chữ viết trên chứng từ phải cùng một nét chữ, ghi rõ ràng, thể hiện đầy đủ, đúng nội dung phản ánh, không được tẩy xoá; khi viết phải dùng bút bi cùng một màu mực, không viết bằng mực đỏ
C. Chữ viết trên chứng từ phải rõ ràng, thể hiện đầy đủ, đúng nội dung phản ánh, không được tẩy xoá; khi viết phải dùng bút bi cùng một màu mực, loại mực không phai, không viết bằng mực đỏ
D. Câu b và c sai
-
Câu 22:
Theo thông tư 77/2017/TT-BTC ngày 28/7/2017 của Bộ Tài chính; Chứng từ kế toán phải có đủ chữ ký theo chức danh quy định trên chứng từ:
A. Chữ ký trên chứng từ điện tử không có giá trị như chữ ký trên chứng từ bằng giấy
B. Chữ ký trên chứng từ kế toán phải được ký bằng loại mực không phai. Không được ký chứng từ kế toán bằng mực màu đỏ hoặc đóng dấu chữ ký khắc sẵn. Chứng từ điện tử phải có chữ ký điện tử
C. Chữ ký trên chứng từ kế toán phải do người có thẩm quyền hoặc người được ủy quyền ký. Chữ ký trên chứng từ kế toán của một người phải thống nhất
D. Câu a sai
-
Câu 23:
Theo thông tư 77/2017/TT-BTC ngày 28/7/2017 của Bộ Tài chính quy định Khi thực hiện kế toán trên TABMIS hoặc các chương trình phần mềm có giao diện với TABMIS:
A. Bộ phận nghiệp vụ tiếp nhận, xử lý chứng từ, kiểm tra tính hợp pháp, hợp lệ và nhập chứng từ vào hệ thống
B. Bộ phận kế toán thực hiện ghi sổ kế toán và có nhiệm vụ tổng hợp số liệu kế toán từ các bộ phận liên quan theo quy định cụ thể của Tổng Giám đốc KBNN
C. Câu a và b đúng
D. Câu a và b sai
-
Câu 24:
Theo thông tư 77/2017/TT-BTC ngày 28/7/2017 của Bộ Tài chính quy định Trình tự kiểm tra chứng từ kế toán:
A. Kiểm tra tính pháp lý của chứng từ và của nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh ghi trên chứng từ kế toán; Kiểm tra tính chính xác của số liệu, thông tin ghi trên chứng từ kế toán
B. Kiểm tra tính rõ ràng, trung thực, đầy đủ của các chỉ tiêu, các nội dung ghi trên chứng từ kế toán; Kiểm tra tính chính xác của số liệu, thông tin ghi trên chứng từ kế toán
C. Kiểm tra tính pháp lý của chứng từ và của nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh ghi trên chứng từ kế toán; Kiểm tra tính rõ ràng, trung thực, đầy đủ của các chỉ tiêu, các nội dung ghi trên chứng từ kế toán; Kiểm tra tính chính xác của số liệu, thông tin ghi trên chứng từ kế toán
D. Kiểm tra tính pháp lý của chứng từ và của nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh ghi trên chứng từ kế toán; Kiểm tra tính rõ ràng, trung thực, đầy đủ của các chỉ tiêu, các nội dung ghi trên chứng từ kế toán
-
Câu 25:
Theo thông tư 77/2017/TT-BTC ngày 28/7/2017 của Bộ Tài chính quy định về sử dụng chứng từ kế toán, quy định nào là sai:
A. Ngoài những chứng từ kế toán quy định trong Thông tư này, các đơn vị KBNN được sử dụng các chứng từ kế toán được ban hành ở các văn bản pháp quy khác liên quan đến thu, chi NSNN và hoạt động nghiệp vụ KBNN
B. Trong quá trình thực hiện, các đơn vị được sửa đổi biểu mẫu chứng từ đã quy định
C. Tất cả các đơn vị giao dịch với hệ thống KBNN và các đơn vị KBNN đều phải áp dụng thống nhất chế độ chứng từ kế toán quy định tại thông tư này
D. Tổng Giám đốc KBNN quy định mẫu biểu chứng từ nội bộ hoạt động nghiệp vụ KBNN và hướng dẫn phương pháp lập chứng từ