748 câu trắc nghiệm thi nghiệp vụ Kế toán kho bạc nhà nước
Tổng hợp 748 câu trắc nghiệm "Kế toán kho bạc nhà nước" có đáp án nhằm giúp bạn ôn tập và luyện thi viên chức 2020 đạt kết quả cao. Để ôn tập hiệu quả các bạn có thể ôn theo từng phần trong bộ câu hỏi này bằng cách trả lời các câu hỏi và xem lại đáp án và lời giải chi tiết. Sau đó các bạn hãy chọn mục "Tạo đề ngẫu nhiên" để hệ thống lại kiến thức đã ôn tập nhé!. Chúc các bạn thành công!
Chọn hình thức trắc nghiệm (25 câu/30 phút)
Chọn phần
-
Câu 1:
Tài khoản nào được sử dụng để hạch toán các khoản tạm thu chờ nộp ngân sách đối với phí, lệ phí:
A. Tài khoản 920.90
B. Tài khoản 920.02
C. Tài khoản 921.90
D. Tài khoản 920.01
-
Câu 2:
Nhận được Giấy nộp tiền vào ngân sách bằng chuyển khoản thanh toán qua tài khoản tiền gửi Ngân hàng. Đơn vị nộp không ghi số tiền bằng chữ, kế toán xử lý như thế nào?
A. Hạch toán sai lầm tài khoản 674 để trả lại Ngân hàng
B. Kế toán tự ghi số tiền bằng chữ vào chứng từ
C. Tra soát cơ quan thu để xác minh
D. Nếu số tiền bằng số khớp đúng với số tiền Ngân hàng đã báo Có cho Kho bạc thì coi như hợp lệ
-
Câu 3:
Trong các khoản thu sau đây, loại nào được phân chia giữa ngân sách trung ương và ngân sách cấp địa phương:
A. Thuế môn bài
B. Tiền thuê đất
C. Thuế chuyển quyền sử dụng đất
D. Thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao
-
Câu 4:
Thuế giá trị gia tăng (không kể thuế giá trị gia tăng hàng hoá nhập khẩu và thuế giá trị gia tăng thu từ hoạt động xổ số kiến thiết) là khoản thu được phân chia:
A. Ngân sách cấp trung ương và ngân sách cấp tỉnh
B. Ngân sách trung ương hưởng 100%
C. Ngân sách cấp tỉnh hưởng 100%
D. Ngân sách trung ương và ngân sách cấp địa phương.
-
Câu 5:
Mục thu “ Thu bổ sung từ ngân sách cấp trên” theo theo Mục lục ngân sách hiện hành là:
A. Mục 055
B. Mục 056
C. Mục 057
D. Mục 054
-
Câu 6:
Mục thu “Thu kết dư ngân sách năm trước” theo Mục lục ngân sách nhà nước hiện hành là:
A. Mục 054
B. Mục 055
C. Mục 056
D. Mục 057
-
Câu 7:
NSNN là:
A. Tổng các khoản thu, chi của Nhà nước trong dự toán đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quyết định
B. Tổng các khoản thu, chi của Nhà nước đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quyết định
C. Được thực hiện trong 1 năm để đảm bảo thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước
D. Cả b+ c: đúng
-
Câu 8:
Các khoản thu NSNN và thu có tính chất NSNN được quản lý:
A. Phương thức riêng ( khác nhau)
B. Giống nhau
-
Câu 9:
Trường hợp địa phương có nhu cầu đầu tư xây dựng công trình kết cấp hạn tầng thuộc phạm vi NSĐP thuộc danh mục đầu trong kế hoạch 5 năm đã được HĐND quyết định, nhưng vượt quá khả năng cân đối NS năm dự toán, thì được phép huy động vốn trong nước và phải chủ động cân đối trả nợ hàng năm. Mức dự nợ không vượt quá 30% tổng chi đầu tư cả địa phương trong năm. Các cấp NS được vay:
A. NS cấp tỉnh
B. NS cấp tỉnh, huyện
C. NS cấp tỉnh, cấp xã
-
Câu 10:
Đơn vị dự toán có mấy cấp:
A. Ba ( I, II, III )
B. Bốn ( I, II, III, cấp dưới cấp III)
-
Câu 11:
Tất cả các khoản chi NSNN nếu đủ 3 điều kiện sau đều được chi:
- Đã có trong dự toán NSNN được giao
- Đúng chế độ, tiêu chuẩn, định mức do cấp có thẩm quyền quyết định
- Đã được thủ trưởng đơn vị sử dụng NS hoặc người được ủy quyền quyết định chi
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 12:
Các cơ quan nào dưới đây có thẩm quyền yêu cầu Ngân hàng, KBNN trích tài khoản của các tổ chức, cá nhân chậm nộp thuế, phí, lệ phí mà không được phép để nộp vào NSNN:
A. Cơ quan thuế, cơ quan hải quan
B. Cơ quan tài chính
C. Cơ quan KBNN
D. A + B đúng
-
Câu 13:
Đối với dự toán NS bổ sung nếu cơ quan tài chính có thể cân đối được từ nguồn thu tăng thêm trong năm có thể phê duyệt dự toán NS bổ sung cho đơn vị:
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 14:
Thời gian tối đa ( theo luật định) các đơn vị sử dụng NS phải được giao dự toán NS:
A. 20-12 năm trước
B. 31-12 năm trước
C. 15-01 năm nay
-
Câu 15:
Nếu các khoản chi không có định mức của cấp có thẩm quyền quyết định, thì:
A. Chi theo quyết định của UBND huyện
B. Chi theo quyết định của cơ quan tài chính
C. Chi theo dự toán được duyệt
-
Câu 16:
Cơ quan có thẩm quyền ban hành định mức, chế độ chi NSNN
A. Quốc hội, UBTV QH
B. Chính phủ, Bộ tài chính
C. HĐND tỉnh
D. B + C đúng
-
Câu 17:
Chứng từ thu – chi NSNN:
A. Do Bộ tài chính phát hành và quản lý
B. Được phát hành, sử dụng và quản lý theo qui định của Bộ tài chính
C. Được phát hành, sử dụng và quản lý theo qui định của thủ tướng Chính phủ
-
Câu 18:
Quỹ dự trữ TC:
A. Được chính phủ và UBND cấp tỉnh lập từ các nguồn theo qui định
B. Chỉ được sử dụng khi đã sử dụng hết dự phòng NS, tối đa không quá 30% của quỹ
C. Mức tối đa của mỗi cấp do chỉnh phủ qui định
D. Tất cả đều đúng
-
Câu 19:
Phát biểu sau đây: “ Ngoài việc ủy quyền thực hiện nhiệm vụ chi và bổ sung nguồn thu ( cân đối NS), còn được dùng NS cấp này để chi nhiệm vụ cho NS cấp khác”
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 20:
Cấp có thẩm quyền quyết định % phân chia giữa các cấp chính quyền địa phương đối với NS địa phương:
A. Bộ tài chính
B. UBND các cấp trình HĐND các cấp quyết định
C. HĐND tỉnh
D. UBND tỉnh
-
Câu 21:
Cấp có thẩm quyền được quyết định % phân chia giữa NSTW và NSĐP:
A. Quốc hội
B. UBTV Quốc hội
C. Thủ tướng chính phủ
D. Bộ tài chính
-
Câu 22:
NSNN bao gồm: NSTW, NSĐP. NSĐP bao gồm:
A. NStỉnh, NS huyện, xã
B. NS của các đơn vị hành chính các cấp có HĐND và UBND
-
Câu 23:
Thu NSNN bao gồm các khoản vay do Nhà nước vay để bù đắp bội chi được đưa vào cân đối NSNN:
A. Đúng
B. Sai