748 câu trắc nghiệm thi nghiệp vụ Kế toán kho bạc nhà nước
Tổng hợp 748 câu trắc nghiệm "Kế toán kho bạc nhà nước" có đáp án nhằm giúp bạn ôn tập và luyện thi viên chức 2020 đạt kết quả cao. Để ôn tập hiệu quả các bạn có thể ôn theo từng phần trong bộ câu hỏi này bằng cách trả lời các câu hỏi và xem lại đáp án và lời giải chi tiết. Sau đó các bạn hãy chọn mục "Tạo đề ngẫu nhiên" để hệ thống lại kiến thức đã ôn tập nhé!. Chúc các bạn thành công!
Chọn hình thức trắc nghiệm (25 câu/30 phút)
Chọn phần
-
Câu 1:
Hành vi nào sau đây là không đúng đối với tài khoản tiền gửi mở tại KBNN theo TT số 61/2014/TT-BTC ngày 12/5/2014:
A. Nghiêm cấm các đơn vị, tổ chức cho thuê, cho mượn tài khoản tiền gửi tại KBNN
B. Trường hợp đơn vị, tổ chức, cá nhân sử dụng tài khoản tiền gửi không phù hợp với nội dung của tài khoản đã đăng ký hoặc vi phạm thủ tục thanh toán: KBNN có quyền từ chối chi trả và trả lại chứng từ thanh toán để đơn vị, tổ chức, cá nhân lập lại
C. Trường hợp đơn vị, tổ chức, cá nhân vi phạm chế độ tài chính, KBNN sẽ giữ lại các chứng từ thanh toán để thông báo cho cơ quan Nhà nước có thẩm quyền xem xét, xử lý
D. Được sử dụng trong phạm vi số dư Nợ của tài khoản và phải theo các quy định của chế độ thanh toán không dùng tiền mặt, chế độ quản lý tiền mặt, chế độ tài chính của Nhà nước
-
Câu 2:
Nguyên tắc phong tỏa, giải tỏa và tất toán tài khoản nào sau đây là không đúng:
A. Khi thực hiện phong tỏa, giải tỏa hoặc tất toán tài khoản, các đơn vị, tổ chức, cá nhân và Kho bạc Nhà nước phải đối chiếu số liệu, xác nhận số dư đến ngày đối chiếu, lập biên bản (2 bản) có chữ ký và dấu của 2 bên, mỗi bên giữ 1 bản
B. Việc xử lý và chuyển số dư của tài khoản đến nơi khác thực hiện theo yêu cầu cụ thể được pháp luật cho phép của đơn vị, tổ chức, cá nhân hoặc yêu cầu của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền
C. Tạm giữ số tiền còn lại trên TKTG nếu còn dư và không thông báo cho đơn vị
-
Câu 3:
TT số 61/2014/TT-BTC ngày 12/5/2014 quy định nội dung thực hiện phong tỏa, giải tỏa và tất toán tài khoản được thực hiện trong trường hợp nào sau đây:
A. Phong tỏa TK khi có văn bản đề nghị của các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.Chủ tài khoản vi phạm kỷ luật thanh toán như: cho thuê, mượn tài khoản, sử dụng tài khoản sai mục đích.Chủ tài khoản là cá nhân bị chết nhưng không có người được ủy quyền hay thừa kế hợp pháp
B. Tất toán TK khi đơn vị, tổ chức, cá nhân không còn tên pháp lý giao dịch do sáp nhập, giải thể. Đơn vị, tổ chức, cá nhân có yêu cầu thay đổi nơi đăng ký và sử dụng tài khoản. Chủ tài khoản có văn bản yêu cầu tất toán tài khoản. Thực hiện theo Quyết định xử lý của cơ quan Nhà nước cỏ thẩm quyền. Tài khoản của đơn vị, tổ chức, cá nhân không hoạt động liên tục sau thời gian 24 tháng (trừ tài khoản thanh toán vốn đầu tư)
C. Giải tỏa tài khoản thực hiện theo quyết định của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền
D. Tất cả các đáp án trên
-
Câu 4:
Khi thực hiện tất toán tài khoản, KBNN thông báo cho Chủ tài khoản biết; sau 30 ngày kể từ ngày gửi thông báo, nếu Chủ tài khoản không có ý kiến thì số dư trên tài khoản được xử lý như thế nào là không đúng quy định:
A. Đối với số dư có nguồn gốc từ NSNN, KBNN làm thủ tục chuyển trả cho đơn vị
B. Đối với số dư có nguồn gốc từ NSNN, KBNN làm thủ tục trích nộp vào NSNN
C. Đối với số dư không có nguồn gốc từ NSNN, KBNN làm thủ tục chuyển vào tài khoản tạm giữ chờ xử lý và thực hiện giải quyết theo quyết định của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền
-
Câu 5:
TT số 61/2014/TT-BTC ngày 12/5/2014 quy định đối chiếu tài khoản tiền gửi và tài khoản có tính chất tiền gửi:
A. Việc đối chiếu tiền gửi của đơn vị giao dịch được thực hiện hàng tháng (năm), không bao gồm số dư đầu kỳ, số phát sinh trong kỳ và số dư cuối kỳ
B. Việc đối chiếu tiền gửi của đơn vị giao dịch được thực hiện hàng tháng (quý), bao gồm số dư đầu kỳ, số phát sinh trong kỳ và số dư cuối kỳ
C. Việc đối chiếu tiền gửi của đơn vị giao dịch được thực hiện hàng tháng (năm), bao gồm số dư đầu kỳ, số phát sinh trong kỳ và số dư cuối kỳ
D. Việc đối chiếu tiền gửi của đơn vị giao dịch được thực hiện hàng năm, bao gồm số dư đầu kỳ, số phát sinh trong kỳ và số dư cuối kỳ
-
Câu 6:
TT số 61/2014/TT-BTC ngày 12/5/2014 quy định thời hạn thực hiện đối chiếu, xác nhận số dư tài khoản, thi đáp án nào là không đúng:
A. Trong năm ngân sách, thời hạn thực hiện đối chiếu, xác nhận số dư tài khoản chậm nhất vào ngày 05 tháng sau đối với Tài khoản tiền gửi và Tài khoản có tính chất tiền gửi
B. Ngày 05 tháng đầu quý sau đối với Tài khoản dự toán. Riêng thời hạn đối chiếu số liệu NSNN khi kết thúc năm ngân sách chậm nhất đến hết ngày 10 tháng 2 năm sau
C. Chậm nhất 03 ngày kể từ khi nhận Bản đối chiếu, xác nhận, KBNN có trách nhiệm đối chiếu, xác nhận và trả kết quả cho ĐVSDNS, tổ chức và cá nhân liên quan
D. Không có đáp án nào đúng
-
Câu 7:
Đối tượng được hưởng lãi theo TT số 61/2014/TT-BTC ngày 12/5/2014:
A. Tài khoản tiền gửi của đơn vị dự toán (kể cả tài khoản tiền gửi khác của đơn vị dự toán), tài khoản tiền gửi của đơn vị chủ đầu tư, chủ dự án mở tại KBNN và được cấp kinh phí từ NSNN
B. Tài khoản tiền gửi của các đơn vị, tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp có vốn nhà nước (bao gồm các doanh nghiệp có vốn nhà nước và các công ty trách nhiệm hữu hạn nhà nước 1 thành viên ...) cung cấp hàng hóa, dịch vụ như điện thắp sáng, điện thoại, nước, ... được sự đồng ý của KBNN cho phép đăng ký, sử dụng tài khoản tại KBNN nơi đơn vị tiếp nhận các khoản thanh toán hàng hóa, dịch vụ của đơn vị mua hàng
C. Các tài khoản tiền gửi theo quy định bắt buộc phải mở tại KBNN, trừ trường hợp được hưởng lãi theo Quyết định của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền
D. Tài khoản tiền gửi quỹ Bảo hiểm xã hội Việt Nam (kể cả tài khoản chuyên thu
-
Câu 8:
TT số 61/2014/TT-BTC ngày 12/5/2014 quy định số ngày tính lãi trong tháng được quy định thống nhất:
A. 28 ngày đối với tháng trong năm có 28 ngày, lãi suất sử dụng trong công thức là lãi suất tính theo tháng
B. 29 ngày, lãi suất sử dụng trong công thức là lãi suất tính theo tháng
C. 30 ngày, lãi suất sử dụng trong công thức là lãi suất tính theo tháng
D. 31 ngày, lãi suất sử dụng trong công thức là lãi suất tính theo tháng
-
Câu 9:
Theo quy định tại Thông tư số 61/2014/TT-BTC ngày 12/5/2014 của Bộ tài chính; Trường hợp nào sau đây không được tất toán tài khoản của đơn vị mở tại Kho bạc:
A. Đơn vị có yêu cầu thay đổi nơi mở tài khoản
B. Thực hiện theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền
C. Tài khoản thanh toán vốn đầu tư không hoạt động trên 12 tháng
D. Đơn vị không còn tên pháp lý giao dịch do sát nhập, giải thể
-
Câu 10:
Theo quy định tại Thông tư số 61/2014/TT-BTC ngày 12/5/2014 của Bộ tài chính; Tài khoản của các đơn vị, tổ chức, cá nhân được mở tại KBNN là tổ hợp tài khoản kế toán bao gồm mã tài khoản tự nhiên được kết hợp với các đoạn mã khác do Bộ Tài chính quy định trong:
A. Chế độ kế toán nhà nước áp dụng cho TABMIS ban hành theo Thông tư số 08/2013/ TT-BTC ngày 10/01/2013 của Bộ Tài chính
B. Chế độ kế toán nhà nước áp dụng cho TABMIS ban hành theo Thông tư số 77/2017/TT-BTC ngày 28/7/2017 của Bộ Tài chính
C. Câu a sai, b đúng
D. Câu a và b sa
-
Câu 11:
Theo quy định tại thông tư 61/2014/TT-BTC ngày 12/5/2014 của Bộ tài chính; Tài khoản của các đơn vị, tổ chức, cá nhân được mở tại KBNN là tổ hợp tài khoản kế toán bao gồm mã tài khoản tự nhiên được kết hợp với các đoạn mã khác do Bộ Tài chính quy định trong Chế độ kế toán nhà nước áp dụng cho Hệ thống thông tin quản lý Ngân sách và Kho bạc ban hành theo Thông tư số77/2017/TT-BTC ngày 28/7/2017 của Bộ Tài chính; trong đó đoạn mã nào là mã bắt buộc dùng để phân biệt tài khoản của từng đơn vị, tổ chức khác nhau:
A. Mã đơn vị có quan hệ với ngân sách
B. Mã chương
C. Mã ngành kinh tế
D. Mã chương trình mục tiêu, dự án và hạch toán chi tiết
-
Câu 12:
Theo quy định tại Thông tư số 61/2014/TT-BTC ngày 12/5/2014 của Bộ tài chính; Các đơn vị, tổ chức có trách nhiệm ghi đầy đủ thông tin về tài khoản trên chứng từ và các hợp đồng với các nhà cung cấp hàng hóa, dịch vụ, số tài khoản theo định dạng sau:
A. Đối với tài khoản dự toán: “Mã TKKT.Mã cấp NS.Mã ĐVQHNS”.Trong đó Mã TKKT là Tài khoản dự toán (Tài khoản đầu 9XXX)
B. Đối với nhóm tài khoản tiền gửi, tài khoản có tính chất tiền gửi: “Mã TKKT. Mã cấp NS. Mã ĐVQHNS. Mã CTMT, DA và HTCT”
C. Đối với nhóm tài khoản tiền gửi, tài khoản có tính chất tiền gửi: “Mã TKKT. Mã cấp NS. Mã ĐVQHNS. Mã CTMT, DA và HTCT. Mã dự phòng”.
D. Câu a và b đúng
-
Câu 13:
Theo Nghị định số 24/2016/NĐ-CP ngày 5/4/2016 của Chính phủ quy định chế độ quản lý ngân quỹ nhà nước có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2017 và Thông tư số 61/2014/TT-BTC ngày 12/5/2014 của Bộ tài chính quy định về trả lãi tiền gửi. Đối tượng nào không được hưởng lãi tiền gửi:
A. Tài khoản tiền gửi Quỹ dự trữ tài chính thuộc ngân sách cấp tỉnh
B. Tài khoản tiền gửi của các quỹ tài chính nhà nước tại KBNN, bao gồm: Quỹ Bảo hiểm xã hội Việt Nam (kể cả tài khoản chuyên thu); Quỹ Bảo hiểm y tế; Các quỹ tài chính nhà nước khác gửi tại KBNN
C. Tiền của các đơn vị, tổ chức không có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước mở tại Kho bạc Nhà nước (bao gồm cả tài khoản tiền gửi vốnđầu tư xây dựng cơ bản của Bảo hiểm xã hội Việt Nam)
D. Tồn quỹ ngân sách các cấp
-
Câu 14:
Theo Nghị định số 24/2016/NĐ-CP ngày 5/4/2016 của Chính phủ quy định chế độ quản lý ngân quỹ nhà nước có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2017 và Thông tư số 61/2014/TT-BTC ngày 12/5/2014 của Bộ tài chính quy định về trả lãi tiền gửi. Đối tượng không được KBNN trả lãi:
A. Tài khoản tiền gửi Quỹ dự trữ tài chính thuộc ngân sách trung ương
B. Tài khoản tiền gửi Quỹ dự trữ tài chính thuộc ngân sách cấp tỉnh
C. Tiền gửi của các đơn vị, tổ chức có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước
D. Tài khoản tiền gửi của các quỹ tài chính nhà nước tại KBNN, bao gồm: Quỹ Bảo hiểm xã hội Việt Nam (kể cả tài khoản chuyên thu); Quỹ Bảo hiểm y tế; Các quỹ tài chính nhà nước khác gửi tại KBNN
-
Câu 15:
Theo Nghị định số 24/2016/NĐ-CP ngày 5/4/2016 của Chính phủ quy định chế độ quản lý ngân quỹ nhà nước có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2017 và Thông tư số 61/2014/TT-BTC ngày 12/5/2014 của Bộ tài chính quy định về trả lãi tiền gửi.Các đối tượng được Kho bạc Nhà nước trả lãi:
A. Theo mức lãi suất mà Ngân hàng Nhà nước Việt Nam trả cho Kho bạc Nhà nước tại thời Điểm tính lãi
B. Theo mức lãi suất tiền gửi có kỳ hạn của Ngân hàng thương mại trả cho KBNN trong cùng kỳ
C. Theo mức lãi suất tiền gửi không kỳ hạn của Ngân hàng Nhà nước trả cho KBNN trong cùng kỳ
D. Theo mức lãi suất tiền gửi không kỳ hạn của Ngân hàng Nhà nước trả cho KBNN trong cùng kỳ
-
Câu 16:
Theo Thông tư số 61/2014/TT-BTC ngày 12/5/2014 của Bộ tài chính quy định Đối tượng thu phí dịch vụ thanh toán:
A. Các tài khoản tiền gửi mở tại KBNN được hưởng lãi theo quy định tại Khoản 2, Điều 19, Thông tư này khi chuyển tiền thanh toán phải nộp phí dịch vụ thanh toán
B. Đơn vị, tổ chức, cá nhân không đăng ký và sử dụng tài khoản tiền gửi tại KBNN nơi đơn vị, tổ chức, cá nhân nộp tiền, nhưng có nhu cầu nộp tiền mặt vào KBNN để thanh toán với đơn vị, tổ chức, cá nhân có tài khoản tại KBNN khác trừ trường hợp để nộp thu NSNN tại KBNN khác
C. Trường hợp chuyển tiền cho đơn vị được hưởng, nhưng sai địa chỉ và bị ngân hàng trả lại do lỗi của đơn vị, tổ chức, lần chuyển tiền lần sau đơn vị, tổ chức, cá nhân phải trả phí dịch vụ thanh toán cho KBNN (thực hiện thu theo từng lần đơn vị chuyển tiền lại)
D. Tất cả các đối tượng nêu trên
-
Câu 17:
Mức lãi suất hiện nay các đơn vị KBNN thực hiện trả lãi tiền gửi cho các đối tượng mở tài khoản tại KBNN căn cứ theo mức lãi suất được quy định tại Khoản 3 Điều 1 Quyết định số 1716/QĐ-NHNN ngày 29/11/2005 của Ngân hàng Nhà nước về lãi suất tài khoản tiền gửi dự trữ bắt buộc bằng Đồng Việt Nam của tổ chức tín dụng:
A. Mức lãi suất cụ thể: 0,1,%/tháng
B. Mức lãi suất cụ thể: 1,%/năm
C. Mức lãi suất cụ thể: 1,2%/năm
D. Mức lãi suất cụ thể: 0,2%/tháng
-
Câu 18:
Theo quy định tại CV 743/KBNN-THPC và CV 4458/KBNN-THPC đối với hồ sơ quy định giải quyết và trả kết quả ngay thì thực hiện như sau:
A. Lập Giấy tiếp nhận hồ sơ và hẹn trả kết quả: Công chức nhập vào Sổ theo dõi hồ sơ và Phần mềm điện tử (nếu có)
B. Không phải lập Giấy tiếp nhận hồ sơ và hẹn trả kết quả: Công chức không nhập vào Sổ theo dõi hồ sơ và Phần mềm điện tử (nếu có)
C. Không phải lập Giấy tiếp nhận hồ sơ và hẹn trả kết quả: Công chức nhập vào Sổ theo dõi hồ sơ và Phần mềm điện tử (nếu có)
-
Câu 19:
Theo quy định tại CV 743/KBNN-THPC, đối với hồ sơ quy định có thời hạn giải quyết thì thực hiện như sau:
A. Công chức nhập vào Sổ theo dõi hồ sơ và Phần mềm điện tử (nếu có); lập Giấy tiếp nhận hồ sơ và hẹn trả kết quả theo mẫu số 03 tại Phụ lục ban hành kèm theo công văn này
B. Công chức không nhập vào Sổ theo dõi hồ sơ và Phần mềm điện tử (nếu có); lập Giấy tiếp nhận hồ sơ và hẹn trả kết quả theo mẫu số 03 tại Phụ lục ban hành kèm theo công văn này
C. Công chức nhập vào Sổ theo dõi hồ sơ và Phần mềm điện tử (nếu có); không lập Giấy tiếp nhận hồ sơ và hẹn trả kết quả theo mẫu số 03 tại Phụ lục ban hành kèm theo công văn này
-
Câu 20:
Theo quy định tại CV 743/KBNN-THPC, đối với hồ sơ quy định có thời hạn giải quyết thì thực hiện như sau:
A. Công chức nhập vào Sổ theo dõi hồ sơ và Phần mềm điện tử (nếu có); lập Giấy tiếp nhận hồ sơ và hẹn trả kết quả theo mẫu số 03 tại Phụ lục ban hành kèm theo công văn này
B. Công chức không nhập vào Sổ theo dõi hồ sơ và Phần mềm điện tử (nếu có); lập Giấy tiếp nhận hồ sơ và hẹn trả kết quả theo mẫu số 03 tại Phụ lục ban hành kèm theo công văn này
C. Công chức nhập vào Sổ theo dõi hồ sơ và Phần mềm điện tử (nếu có); không lập Giấy tiếp nhận hồ sơ và hẹn trả kết quả theo mẫu số 03 tại Phụ lục ban hành kèm theo công văn này
-
Câu 21:
Theo quy định tại CV số 743/KBNN-THPC sau khi tiếp nhận hồ sơ, đối với hồ sơ sau khi kiểm tra nếu không đủ Điều kiện giải quyết thì thực hiện như sau là đầy đủ:
A. Công chức báo cáo cấp có thẩm quyền trả lại hồ sơ kèm theo thông báo bằng văn bản nêu rõ lý do không giải quyết hồ sơ
B. Công chức không cần báo cáo cấp có thẩm quyền đồng thời trả lại hồ sơ kèm theo thông báo bằng văn bản nêu rõ lý do không giải quyết hồ sơ. Thông báo được nhập vào Mục trả kết quả trong Sổ theo dõi hồ sơ; thời hạn thông báo phải trong thời hạn giải quyết hồ sơ theo quy định
C. Công chức báo cáo cấp có thẩm quyền trả lại hồ sơ kèm theo thông báo bằng văn bản nêu rõ lý do không giải quyết hồ sơ. Thông báo được nhập vào Mục trả kết quả trong Sổ theo dõi hồ sơ; thời hạn thông báo phải trong thời hạn giải quyết hồ sơ theo quy định. Các hồ sơ quá hạn giải quyết: KBNN giải quyết hồ sơ phải có văn bản xin lỗi cá nhân, tổ chức, trong đó nêu rõ lý do quá hạn, thời hạn trả kết quả
-
Câu 22:
Nghị định số 16/2015/NĐ-CP ngày 14/12/2015 của Chính phủ áp dụng cho đối tượng nào?
A. Đơn vị sự nghiệp công
B. Doanh nghiệp Nhà nước
C. Doanh nghiệp tư nhân
D. Đơn vị quản lý nhà nước
-
Câu 23:
Cơ quan nào có thẩm quyền quyết định sử dụng dự phòng ngân sách trung ương theo quy định của Luật NSNN số 83/2015/QH13 ngày 25/6/2015?
A. Bộ Tài chính
B. Quốc Hội
C. Chính phủ
D. Ủy ban tài chính ngân sách của Quốc hội
-
Câu 24:
Theo Điều 55 của Luật Kế toán số 88/2015/QH13 ngày 20/11/2015, kế toán trưởng có trách nhiệm:
A. Thực hiện các quy định của pháp luật về kế toán, tài chính trong và ngoài đơn vị kế toán
B. Tổ chức điều hành bộ máy hoạt động của đơn vị
C. Lập báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh của đơn vị
D. Thực hiện các quy định của pháp luật về kế toán, tài chính trong đơn vị kế toán
-
Câu 25:
Cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công bao gồm những nội dung nào?
A. Tự chủ về thực hiện nhiệm vụ
B. Tự chủ về nhân sự
C. Tự chủ về tổ chức bộ máy
D. Cả ba đáp án trên