748 câu trắc nghiệm thi nghiệp vụ Kế toán kho bạc nhà nước
Tổng hợp 748 câu trắc nghiệm "Kế toán kho bạc nhà nước" có đáp án nhằm giúp bạn ôn tập và luyện thi viên chức 2020 đạt kết quả cao. Để ôn tập hiệu quả các bạn có thể ôn theo từng phần trong bộ câu hỏi này bằng cách trả lời các câu hỏi và xem lại đáp án và lời giải chi tiết. Sau đó các bạn hãy chọn mục "Tạo đề ngẫu nhiên" để hệ thống lại kiến thức đã ôn tập nhé!. Chúc các bạn thành công!
Chọn hình thức trắc nghiệm (25 câu/30 phút)
Chọn phần
-
Câu 1:
Cơ quan nào có thẩm quyền bãi bỏ các văn bản quy phạm pháp luật của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về lĩnh vực tài chính - ngân sách trái với pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội theo quy định của Luật NSNN số 83/2015/QH13 ngày 25/6/2015?
A. Ủy ban tài chính, ngân sách của Quốc hội
B. Bộ Tài chính
C. Ủy ban Thường vụ Quốc hội
D. Quốc hội
-
Câu 2:
Theo quy định của Luật Kế toán số 88/2015/QH13 ngày 20/11/2015, Kiểm kê tài sản là:
A. Việc cân, đong, đo, đếm tài sản; xác nhận và đánh giá giá trị của tài sản, nguồn vốn hiện có tại thời điểm kiểm kê để đối chiếu với số liệu trong sổ kế toán
B. Xác nhận và đánh giá chất lượng, giá trị của tài sản, nguồn vốn hiện có tại thời điểm kiểm kê để kiểm tra, đối chiếu với số liệu trong sổ kế toán
C. Xác nhận nguồn vốn hiện có tại thời điểm kiểm kê để đối chiếu với số liệu trong sổ kế toán
D. Cả 3 đáp án trên đều đúng
-
Câu 3:
Cơ quan nào có thẩm quyền quyết định tỷ lệ phần trăm (%) điều tiết giữa Ngân sách Trung ương và Ngân sách địa phương theo quy định của Luật NSNN số 83/2015/QH13 ngày 25/6/2015?
A. Chính phủ
B. Ủy ban Thường vụ Quốc hội
C. Bộ Tài chính
D. Quốc hội
-
Câu 4:
Theo quy định của Luật Kế toán số 88/2015/QH13 ngày 20/11/2015, chỉ có cơ quan sau đây mới có quyền tạm giữ, tịch thu hoặc niêm phong chứng từ kế toán:
A. Cơ quan Công an
B. Thanh tra Chính phủ
C. Kiểm toán Nhà nước
D. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền
-
Câu 5:
Theo quy định của Nghị định 130/2005/NĐ-CP ngày 17/10/2005 và Nghị định 117/2013/NĐ-CP ngày 07/10/2013 của Chính phủ, cơ quan thực hiện chế độ tự chủ được áp dụng hệ số tăng thêm quỹ tiền lương tối đa bao nhiêu lần so với mức tiền lương ngạch, bậc, chức vụ do nhà nước quy định để chi trả thu nhập tăng thêm cho cán bộ, công chức?
A. 1 lần
B. 2 lần
C. Không quá 1,5 lần
D. Không quá 1,0 lần
-
Câu 6:
Ngân sách xã, thị trấn được phân chia nguồn thu từ các khoản nào sau đây theo quy định của Luật NSNN số 83/2015/QH13 ngày 25/6/2015?
A. Thuế sử dụng đất phi nông nghiệ
B. Thuế môn bài thu từ cá nhân, hộ kinh doanh
C. Lệ phí trước bạ nhà, đất
D. Tất cả các khoản A, B, C
-
Câu 7:
Theo quy định của Luật Kế toán số 88/2015/QH13 ngày 20/11/2015, Chữ ký trên chứng từ kế toán do người nào sau đây ký:
A. Giám đốc và kế toán trưởng
B. Kế toán trưởng và thủ quỹ
C. Người có thẩm quyền hoặc người được ủy quyền ký
D. Người có thẩm quyền và người nhận tiền
-
Câu 8:
Cơ quan nào chủ trì phối hợp với các cơ quan liên quan giúp UBND tỉnh lập dự toán ngân sách địa phương, phương án phân bổ ngân sách, lập quyết toán ngân sách địa phương theo quy định của Luật NSNN số 83/2015/QH13 ngày 25/6/2015?
A. Sở Tài chính
B. Kho bạc Nhà nước
C. Sở Kế hoạch & Đầu tư
D. Cục Thuế
-
Câu 9:
Theo quy định của Luật Kế toán số 88/2015/QH13 ngày 20/11/2015, một trong những nội dung chủ yếu đầy đủ của chứng từ kế toán là:
A. Số tiền của nghiệp vụ kinh tế, tài chính ghi bằng số; tổng số tiền của chứng từ kế toán dùng để thu, chi tiền ghi bằng số và bằng chữ
B. Số lượng, đơn giá và số tiền của nghiệp vụ kinh tế, tài chính ghi bằng số của chứng từ kế toán
C. Số lượng, đơn giá và số tiền của nghiệp vụ kinh tế, tài chính ghi bằng số; tổng số tiền của chứng từ kế toán dùng để thu, chi tiền ghi bằng số và bằng chữ
D. Số lượng, đơn giá và số tiền của nghiệp vụ kinh tế, tài chính ghi bằng số; tổng số tiền của chứng từ kế toán dùng để thu, chi tiền
-
Câu 10:
Thời kỳ ổn định ngân sách địa phương theo quy định của Luật NSNN số 83/2015/QH13 ngày 25/6/2015?
A. 05 năm
B. 01 năm
C. 03 năm
D. 04 năm
-
Câu 11:
Cơ quan nào có thẩm quyền quyết định nguyên tắc, tiêu chí và định mức phân bổ ngân sách ở địa phương theo quy định của Luật NSNN số 83/2015/QH13 ngày 25/6/2015?
A. Hội đồng nhân dân cấp tỉnh
B. Sở Tài chính
C. UBND tỉnh
D. Bộ Tài chính
-
Câu 12:
Theo quy định hiện hành Bộ trưởng Bộ Tài chính quyết định điều chuyển tài sản nhà nước trong các trường hợp nào sau đây:
A. Tài sản nhà nước được giao quản lý, sử dụng nhưng không có nhu cầu sử dụng thường xuyên
B. Tài sản nhà nước đã trang bị cho các cơ quan nhà nước, cá nhân không đúng tiêu chuẩn, định mức
C. Tài sản nhà nước bị sử dụng sai mục đích, vượt tiêu chuẩn, định mức, chế độ, cho thuê hoặc sử dụng để thực hiện các hoạt động kinh doanh khác
D. Giữa các Bộ, cơ quan trung ương theo đề nghị của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan trung ương có liên quan
-
Câu 13:
Theo quy định của Luật Kế toán số 88/2015/QH13 ngày 20/11/2015: Tài liệu, số liệu kế toán là:
A. Cơ sở để xây dựng và xét duyệt kế hoạch
B. Cơ sở để xây dựng dự toán, quyết toán
C. Cơ sở để xem xét, xử lý hành vi vi phạm pháp luật
D. Cả 3 đáp án trên đều đúng
-
Câu 14:
Cơ quan nào có thẩm quyền quyết định thu phí, lệ phí và các khoản đóng góp của nhân dân theo quy định của Luật NSNN số 83/2015/QH13 ngày 25/6/2015?
A. Hội đồng nhân dân cấp tỉnh
B. Sở Tài chính
C. UBND tỉnh
D. Bộ Tài chính
-
Câu 15:
Theo quy định hiện hành Bộ trưởng Bộ Tài chính quyết định thu hồi đối với các loại tài sản nhà nước nào sau đây:
A. Trụ sở làm việc, tài sản khác gắn liền với đất (bao gồm cả quyền sử dụng đất) của các cơ quan nhà nước thuộc trung ương quản lý
B. Tài sản nhà nước đã trang bị cho các cơ quan nhà nước, cá nhân không đúng tiêu chuẩn, định mức
C. Tài sản nhà nước bị sử dụng sai mục đích, vượt tiêu chuẩn, định mức, chế độ, cho thuê hoặc sử dụng để thực hiện các hoạt động kinh doanh khác
D. Cả A, B, C đều đúng
-
Câu 16:
Theo quy định tại Nghị định số 16/2015/NĐ-CP ngày 14/2/2015, đơn vị sự nghiệp công tự bảo đảm một phần chi thường xuyên, hàng năm, phần chênh lệch thu lớn hơn chi hoạt động thường xuyên (nếu có), đơn vị được sử dụng: Trích tối thiểu bao nhiêu để lập Quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp?
A. 10%
B. 15%
C. 20%
D. 25%
-
Câu 17:
Khoản chi nào dưới đây không thuộc nhiệm vụ chi của ngân sách địa phương theo quy định của Luật NSNN số 83/2015/QH13 ngày 25/6/2015?
A. Chi dự trữ quốc gia
B. Chi đầu tư phát triển
C. Chi bổ sung quỹ dự trữ tài chính địa phương
D. Chi sự nghiệp bảo vệ môi trường
-
Câu 18:
Theo quy định tại Điều 4 của Luật Kế toán số 88/2015/QH13 ngày 20/11/2015, kế toán có nhiệm vụ:
A. Thu thập số liệu kế toán và nội dung công việc kế toán, theo chuẩn mực kế toán và chế độ kế toán
B. Thu thập, xử lý thông tin, số liệu kế toán và nội dung công việc kế toán, theo chuẩn mực kế toán và chế độ kế toán
C. Thu thập, xử lý thông tin, số liệu kế toán theo đối tượng và nội dung công việc kế toán, theo chuẩn mực kế toán và chế độ kế toán
D. Thu thập, xử lý thông tin, số liệu kế toán theo đối tượng và nội dung công việc kế toán
-
Câu 19:
Theo quy định hiện hành tài sản nào sau đây không thực hiện xác định giá trị để giao cho đơn vị sự nghiệp công lập tự chủ tài chính quản lý:
A. Tài sản đơn vị thuê, mượn, nhận góp vốn liên doanh, liên kết của các tổ chức, cá nhân khác và các tài sản khác không phải của đơn vị
B. Tài sản không cần dùng, ứ đọng, chờ thanh lý, đơn vị có trách nhiệm xử lý theo chế độ hiện hành. Trường hợp đến thời điểm xác định giá trị mà đơn vị chưa kịp xử lý thì đơn vị có trách nhiệm tiếp tục bảo quản và báo cáo cấp có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước quyết định xử lý và giao trách nhiệm tổ chức xử lý
C. Phần diện tích nhà, đất của đơn vị đã bố trí làm nhà ở cho cán bộ, công chức, viên chức đủ điều kiện chuyển giao cho Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, nơi có nhà, đất để quản lý, xử lý theo quy định của pháp luật hiện hành
D. Cả A, B, C đều đúng
-
Câu 20:
Theo quy định của Luật Kế toán số 88/2015/QH13 ngày 20/11/2015, đơn vị kế toán tuân thủ nguyên tắc kế toán nào:
A. Phải thu thập, phản ánh khách quan nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh
B. Phải thu thập, phản ánh khách quan, đầy đủ, đúng thực tế và đúng kỳ kế toán mà nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh
C. Phải thu thập, phản ánh khách quan, đầy đủ nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh
D. Phải thu thập, phản ánh khách quan, đầy đủ, đúng thực tế và đúng kỳ kế toán
-
Câu 21:
Cơ quan nào có thẩm quyền quyết định ban hành chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi ngân sách đối với các ngành, lĩnh vực theo quy định của Luật NSNN số 83/2015/QH13 ngày 25/6/2015?
A. Ủy ban tài chính, ngân sách của Quốc hội
B. Bộ Tài chính
C. Ủy ban Thường vụ Quốc hội
D. Quốc hội
-
Câu 22:
Phạm vi điều chỉnh của Nghị định 16/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015 của Chính phủ?
A. Đơn vị sự nghiệp công lập trong các lĩnh vực: Giáo dục đào tạo; dạy nghề
B. Đơn vị quản lý nhà nước
C. Đơn vị sự nghiệp công lập trong các lĩnh vực: Y tế; văn hóa, thể thao và du lịch
D. Đơn vị sự nghiệp công lập trong các lĩnh vực: Giáo dục đào tạo; dạy nghề; y tế; văn hóa, thể thao và du lịch; thông tin truyền thông và báo chí; khoa học và công nghệ; sự nghiệp kinh tế và sự nghiệp khác
-
Câu 23:
Theo quy định của Luật Kế toán số 88/2015/QH13 ngày 20/11/2015, một trong các hành vi đầy đủ bị nghiêm cấm đối với người làm công tác kế toán:
A. Giả mạo, khai man tài liệu kế toán
B. Giả mạo, khai man hoặc thỏa thuận, ép buộc người khác giả mạo, khai man chứng từ kế toán hoặc tài liệu kế toán khác
C. Giả mạo, khai man hoặc thỏa thuận, ép buộc người khác giả mạo, khai man, tẩy xóa chứng từ kế toán hoặc tài liệu kế toán khác
D. Giả mạo, khai man hoặc thỏa thuận, ép buộc người khác giả mạo, khai man, tẩy xóa chứng từ kế toán
-
Câu 24:
Khoản chi nào dưới đây không thuộc khoản chi thường xuyên theo quy định của Luật NSNN số 83/2015/QH13 ngày 25/6/2015?
A. Chi đảm bảo xã hội
B. Chi sự nghiệp khoa học và công nghệ
C. Chi sự nghiệp bảo vệ môi trường
D. Chi trả nợ lãi các khoản do chính quyền địa phương vay
-
Câu 25:
Theo quy định hiện hành chi phí nào sau đây là chi phí hợp lý liên quan đến việc bán tài sản nhà nước:
A. Chi phí chạy thử
B. Chi phí đăng ký tài sản (nếu có)
C. Chi phí tổ chức bán đấu giá
D. Cả A, B, C đều đúng