810+ câu trắc nghiệm Tai - Mũi - Họng
Bộ 810+ câu trắc nghiệm Tai - Mũi - Họng (có đáp án) được chia sẻ dành cho các bạn sinh viên chuyên ngành tham khảo ôn tập chuẩn bị cho kì thi sắp tới. Bộ đề có nội dung xoay quanh kiến thức cơ bản về tai - mũi - họng, các bệnh liên quan đến nó và cách phòng ngừa điều trị ... Để việc ôn tập trở nên hiệu quả hơn, các bạn có thể ôn theo từng phần trong bộ câu hỏi này bằng cách trả lời lần lượt các câu hỏi cũng như so sánh đáp và lời giải chi tiết được đưa ra. Sau đó các bạn hãy chọn tạo ra đề ngẫu nhiên để kiểm tra lại kiến thức mình đã ôn tập được nhé!
Chọn hình thức trắc nghiệm (30 câu/40 phút)
Chọn phần
-
Câu 1:
Hình ảnh mặt trời mọc từ đáy xoang hàm trên phim Blondeau gợi ý chẩn đoán nào sau đây:
A. Chấn thương xoang hàm có chảy máu trong lòng xoang
B. Khối u ác tính trong xoang hàm
C. Viêm mũi xoang dị ứng
D. Polyp xoang hàm
-
Câu 2:
Vị trí của miệng thực quản khi soi ở người trưởng thành cách cung răng trên (CCRT) bao nhiêu cm là chính xác nhất:
A. 27 cm CCRT
B. 25 cm CCRT
C. 15 cm CCRT
D. 20 cm CCRT
-
Câu 3:
Vị trí của đoạn cung động mạch chủ và phế quản gốc trái vắt qua thực quản ở khoảng nào cách cung răng trên (CCRT) là đúng nhất:
A. 20 cm CCRT
B. 27 cm CCRT
C. 30 ccm CCRT
D. 43 cm CCRT
-
Câu 4:
Trong viêm xoang hàm do răng, hình ảnh nào sau đây thường gặp nhất:
A. Hình ảnh mặt trời mọc trong xoang hàm
B. Hình ảnh tiêu xương ổ răng
C. Hình ảnh mức dịch có đường con Damoiseau trong xoang hàm
D. Hình ảnh mờ đặc trong xoang hàm
-
Câu 5:
Tiên lượng hóc dị vật đường ăn không phụ thuộc vào yếu tố nào sau đây:
A. Tuổi của bệnh nhân
B. Đến khám sớm hay trễ
C. Trang thiết bị dụng cụ và nhóm Bác sĩ nội soi đường ăn
D. Số lượng dị vật bị hóc
-
Câu 6:
Phim nào sau đây thường có thể thấy được tình trạng vỡ thành sau xoang trán có di lệch:
A. Phim Blondeau
B. Phim sọ nghiêng
C. Phim Hirtz
D. Phim sọ thẳng
-
Câu 7:
Những động tác nào nên làm sau khi bị hóc xương:
A. Móc họng gây nôn
B. Nhờ bàn tay người đẻ ngược cào
C. Đến khám Bác sĩ chuyên khoa
D. Uống kháng sinh ngay
-
Câu 8:
Phim nào sau đây thường được cho là kém hiệu quả nhất trong chẩn đoán các bệnh lý mũi xoang:
A. Phim Blondeau
B. Phim Blondeau
C. Phim Hirtz
D. Phim Blondeau và Hirtz
-
Câu 9:
Triệu chứng nào sau đây không phải dị vật ở đoạn thực quản ngực:
A. Có tiền sử hóc xương
B. Cổ sưng, quay cổ hạn chế
C. Cảm giác đau sau xương ức
D. Cảm giác đau lan lên bả vai, lan ra sau lưng
-
Câu 10:
Mũi không có chức năng nào sau đây:
A. Chức năng làm ấm không khí thở vào
B. Chức năng ngửi
C. Chức năng thăng bằng
D. Chức năng phát âm
-
Câu 11:
Ý nghĩa lâm sàng của dấu hiệu “giảm hoặc mất dấu hiệu lọc cọc thanh quản cột sống”:
A. Chắc chắn mắc dị vật đường ăn
B. Cần phải soi ngay thực quản cấp cứu
C. Có sưng nề phần mềm vùng thanh quản - cột sống đoạn cổ
D. Cần phẩu thuật tháo mủ hoặc lấy dị vật
-
Câu 12:
Bệnh nào sau đây không có “Giảm hoặc mất dấu hiệu lọc cọc thanh quản cột sống”:
A. Dị vật thực quản cổ giai đoạn viêm nhiễm
B. Biến chứng viêm tấy áp xe quanh thực quản cổ
C. Hóc xương đoạn thực quản ngực gây áp xe trung thất
D. Viêm tuyến giáp cấp
-
Câu 13:
Biến chứng nào không gặp trong viêm mũi xoang:
A. Viêm tấy ổ mắt
B. Viêm thần kinh thị hậu nhãn cầu
C. Viêm dây thần kinh số VII gây liệt mặt
D. Viêm tắc xoang tĩnh mạch hang
-
Câu 14:
Dấu hiệu nào sau đây không nghĩ tới dị vật đường ăn gây áp xe quanh thực quản:
A. Tuy nuốt đau nhưng vẫn ăn uống được
B. Tiền sử hóc xương kèm sốt 38oC -39oC
C. Tiền sử hóc xương, không ăn uống được, cơ thể suy nhược, mặt hốc hác
D. Nuốt đau, miệng nhiều nước bọt hơi thở hôi
-
Câu 15:
Toàn bộ vùng phân bố các vết vàng chứa đựng các tế bào khứu giác ở :
A. Từ lưng cuống giữa trở lên
B. Ở niêm mạc cuống trên
C. Vùng niêm mạc vách ngăn của khe khứu giác
D. Ở niêm mạc của cuống trên và niêm mạc vách ngăn tại khe khứu giác (phía cao của vách ngăn mũi)
-
Câu 16:
Người ta không soi thực quản khi đã có áp xe quanh thực quản bởi vì:
A. Do bệnh nhân quá yếu
B. Có thể chèn ép gây ổ mủ vở lan xuống trung thất
C. Gây đau đớn cho bệnh nhân
D. Gây nhiễm trùng tăng
-
Câu 17:
Hiện nay phương pháp vô cảm nào là đúng nhất cho nạo VA:
A. Bôi tê bề mặt
B. Châm tê
C. Gây mê
D. Cho tiền mê và an thần
-
Câu 18:
Tìm một lý do không đúng tác dụng của phim thực quản cổ nghiêng:
A. Xác định vị trí dị vật cản quang
B. Xác định kích thước dị vật cản quang
C. Xác định biến chứng viêm tấy hoặc áp xe
D. Xác định có hóc dị vật hay không
-
Câu 19:
Xét nghiệm tiền phẫu nào sau đây không cần thiết cho cắt A gây mê:
A. Công thức máu
B. Máu chảy máu đông
C. U rê đường máy
D. Cấy tìm vi khuẩn và làm kháng sinh đồ dịch tiết từ Amidan
-
Câu 20:
Hóc xương đường ăn không thể có biến chứng:
A. Viêm tấy áp xe trung thất
B. Thủng các mạch máu lớn
C. Gây rò khí thực quản
D. Xẹp phổi
-
Câu 21:
Cách điều trị viêm tấy áp xe quanh thực quản cổ nào không nên làm:
A. Cho uống bổ sung ngay các viên sinh tố tổng hợp
B. Đặt sond dạ dày cho ăn
C. Thêm kháng sinh kỵ khí
D. Mở cạnh cổ (cervicotomie) dẫn lưu mủ
-
Câu 22:
Theo dõi nào sau gây tê gây mê cắt A là không cần thiết:
A. Nhịp thở
B. Nhiệt độ
C. Huyết áp
D. Hỏi về tình trạng đói và khát nước
-
Câu 23:
Yếu tố nào ít quyết định tiên lượng dị vật đường ăn:
A. Dị vật được loại bỏ hay chưa
B. Bệnh đến khám sớm hay trễ, đến càng trễ bệnh càng nặng
C. Bản chất của dị vật , dị vật hữu cơ nặng hơn các loại dị vật khác
D. Trang thiết bị dụng cụ chữa bệnh và sự thành thạo của kíp gây mê, phẩu thuật
-
Câu 24:
Biện pháp để chẩn đoán chảy máu sau cắt A nào là chính xác nhất:
A. Đếm mạch
B. Đè lưỡi nhìn hố A và thành sau họng
C. Đo huyết áp
D. Cặp nhiệt độ
-
Câu 25:
Biến chứng thủng mạch máu lớn do hóc xương ít khi có triệu chứng nào sau đây:
A. Thường xẩy ra ngay sau hóc xương
B. Xảy ra đột ngột, không có dấu hiệu lâm sàng nào báo trước
C. Chảy máu ồ ạt mất máu rất nhanh chóng
D. Cấp cứu rất khó vì không biết chính xác vị trí chảy máu
-
Câu 26:
Biến chứng thủng mạch máu lớn thường xẩy ra sau hóc 2,3 ngày đúng hay sai?
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 27:
Khi bị mất dấu hiệu chạm cột sống (lọc cọc thanh quản cột sống) tức là thực quản vùng cổ bình thường đúng hay sai?
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 28:
Dung dịch nào sau đây được dùng để súc họng:
A. Thuốc tím
B. Thuốc đỏ
C. Muối kiềm
D. Nước muối sinh lý
-
Câu 29:
Dấu hiệu quan trọng nhất của loạn cảm họng mà hóc xương không có là bệnh nhân vẫn ăn uống bình thường đúng hay sai?
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 30:
Dị vật vùng họng thanh quản có thể gây ngạt thở, khó thở đúng hay sai?
A. Đúng
B. Sai