810+ câu trắc nghiệm Tai - Mũi - Họng
Bộ 810+ câu trắc nghiệm Tai - Mũi - Họng (có đáp án) được chia sẻ dành cho các bạn sinh viên chuyên ngành tham khảo ôn tập chuẩn bị cho kì thi sắp tới. Bộ đề có nội dung xoay quanh kiến thức cơ bản về tai - mũi - họng, các bệnh liên quan đến nó và cách phòng ngừa điều trị ... Để việc ôn tập trở nên hiệu quả hơn, các bạn có thể ôn theo từng phần trong bộ câu hỏi này bằng cách trả lời lần lượt các câu hỏi cũng như so sánh đáp và lời giải chi tiết được đưa ra. Sau đó các bạn hãy chọn tạo ra đề ngẫu nhiên để kiểm tra lại kiến thức mình đã ôn tập được nhé!
Chọn hình thức trắc nghiệm (30 câu/40 phút)
Chọn phần
-
Câu 1:
Khó thở thanh quản là loại khó thở:
A. Khó thở nhanh, nông
B. Khó thở chậm, khó thở thì thở vào
C. Khó thở chậm, khó thở thì thở ra
D. Khó thở 2 thì, thở ậm ạch
-
Câu 2:
Nguyên tắc nào sau đây về điều trị viêm mũi xoang là không hợp lý:
A. Sử dụng thuốc làm giảm tình trạng phù nề niêm mạc
B. Tái lập hoạt động sinh lý dẫn lưu thông khí mũi xoang
C. Tránh tiếp xúc các tác nhân gây dị ứng đã biết
D. Chỉ định rộng rái cắt cuốn mũi, mổ vách ngăn để tăng thông khí mũi
-
Câu 3:
Chọn câu đúng nhất khi nói về khó thở thanh quản cấp 1:
A. Là khó thở chậm khó thở thì thì vào điển hình
B. Là khó thở kèm khàn tiếng và ho kích thích
C. Là khó thở thanh quản khi gắng sức
D. Là khó thở thường xuyên nhưng toàn trạng tốt
-
Câu 4:
Chọn chụp phim kiểu nào sau đây để phát hiện vở xương đá:
A. Phim Schuller
B. Phim Meyer
C. Phim Hirtz
D. Phim Stenvers
-
Câu 5:
Nguyên tắc nào sau đây điều trị viêm mũi xoang là SAI:
A. Phá vỡ vòng xoắn bệnh lý từ tắc nghẽn ứ đọng gây phù nề niêm mạc
B. Phá vỡ vòng xoắn bệnh lý từ phù nề niêm mạc gây nhiễm trùng
C. Phá vỡ vòng xoắn bệnh lý từ nhiễm trùng gây tắc nghẽn gia tăng
D. Chỉ có phẫu thuật nội soi càng sớm càng tốt
-
Câu 6:
Điếc do chấn thương tai giữa là loại điếc gì?
A. Điếc hỗn hợp thiên về dẫn truyền
B. Điếc hỗn hợp thiên về tiếp nhận
C. Điếc dẫn truyền thuần túy
D. Điếc tiếp nhận thuần túy
-
Câu 7:
Điếc do chấn thương tai trong là loại điếc gì?
A. Điếc tiếp nhận
B. Điếc dẫn truyền
C. Điếc hỗn hợp
D. Điếc hỗn hợp nặng về dẫn truyền
-
Câu 8:
Nội soi thực quản trong dị vật đường ăn chống chỉ định ở giai đoạn:
A. Áp xe dưới niêm mạc thực quản
B. Viêm tấy quanh thực quản
C. Viêm thành thực quản
D. Áp xe quanh thực quản
-
Câu 9:
Trong vết thương thực quản cổ: chụp phim cổ nghiêng có dấu hiệu Minegerod là triệu chứng của:
A. Viêm tấy quanh thực quản cổ
B. Có dị vật còn nằm trong lòng thực quản
C. Áp xe quanh thực quản cổ
D. Tràn khí trung thất do rách thực quản
-
Câu 10:
Trước một bệnh nhân bị chấn thương vùng sụn giáp, triệu chứng nào sau đây cần được chú ý theo dõi nhất:
A. Khàn tiếng
B. Đau vùng cổ
C. Sưng nề phần mềm vùng cổ
D. Khó thở thanh quản
-
Câu 11:
Cách phòng tránh viêm mũi xoang nào sau đây là không hợp lý:
A. Sống trong môi trường trong sạch không ô nhiễm
B. Tránh các thức ăn đã biết từng bị dị ứng
C. Hạn chế các hoạt động giao lưu, tiếp xúc nhiều trong xã hội (học tập, hội họp, lao động nơi đông người)
-
Câu 12:
Dựa vào dấu hiệu chẩn đoán chắc chắn có gãy xương chính mũi:
A. Tiền sử có chấn thương vùng mũi
B. Có biến dạng sống mũi sau chấn thương
C. Có điểm đau chói khi ấn nhẹ dọc trên sống mũi
D. X quang mũi nghiêng tia mềm có hình ảnh di lệch
-
Câu 13:
Tìm một lý do nạn nhân bị di chứng vẹo, lệch vách ngăn… do chấn thương chưa thật thuyết phục:
A. Do bận việc, sau chấn thương hết chảy máu mũi
B. Do chỉnh hình dưới gây tê
C. Do cơ sở y tế quá xa, kinh tế khó khăn
D. Tổn thương mũi hết giai đoạn cấp cứu: hết đau, hết chảy máu hoặc đã cầm máu…
-
Câu 14:
Triệu chứng thường gặp nhất trong chấn thương kín thanh quản là:
A. Khó thở
B. Đau khi nuốt
C. Khàn tiếng
D. Ho ra máu
-
Câu 15:
Chảy máu mũi do ung thư vòm mũi họng, có đặc điểm:
A. Chảy nhiều từng đợt, phụ thuộc vào các đợt cấp của viêm mũi xoang
B. Chủ yếu là chảy ra mũi trước khi mũi mạnh
C. Rất dễ chảy khi ngoáy tay vào tiền đình mũi
D. Khi khịt khạc thường có chất nhầy lẫn tí máu bầm
-
Câu 16:
Triệu chứng nào không có trong chấn thương hở thanh – khí quản là:
A. Khó thở chậm thì thở vào
B. Ho kích thích
C. Tràn khí dưới da
D. Khó thở ra
-
Câu 17:
Phương tiện cận lâm sàng nào cho phép chẩn đoán chính xác chấn thương thanh quản:
A. Soi thanh quản gián tiếp
B. Xquang cổ nghiêng, phổi thẳng
C. CT Scan
D. Nội soi mềm
-
Câu 18:
Khi bệnh nhân bị chấn thương thanh-khí quản có khó thở rõ ràng, giải pháp nào sau đây là tối ưu nhất đem lại một đường thở nông:
A. Đặt ống nội soi khí quản
B. Đặt sonde hay canule có bóng qua mép vết thương vào lòng thanh – khí quản
C. Úp mặt nạ có oxy
D. Mở khí quản trung bình hoặc thấp
-
Câu 19:
Othematom, ử vành tai là hiện tượng gì, tìm đánh dấu một ý đúng nhất:
A. Là hiện tượng phù nề vành tai
B. Là hiện tượng tụ máu ngay dưới da
C. Là hiện tượng tụ máu dưới màng sụn
D. Là một nhiễm trùng cấp tại vành tai
-
Câu 20:
Nguyên nhân nào sau đây gây viêm mũi – xoang cần được điều trị bằng phẫu thuật:
A. Viêm dị ứng
B. Ô nhiễm môi trường
C. Trào ngược dạ dày – thực quản
D. Vẹo vách ngăn
-
Câu 21:
Ý nào sau đây là SAI đối với dị vật ở họng:
A. Dị vật họng thường vào bằng đường miệng
B. Dị vật họng thường gây ra khó thỏ
C. Trong vết thương chiến tranh, dị vật có tể vào họng rồi bằng lối quyên qua thanh quản
D. Tổn thương ngoài da có thể rất nhỏ những bệnh tích bên trong khá nặng
-
Câu 22:
Lâm sàng viêm tai xương chũm hài nhi thể điển hình, giai đoạn viêm xương chũm không có:
A. Sốt cao trở lại sau khi vỡ mủ
B. Bỏ bú nôn trớ, ỉa chảy, khó ngủ
C. Ấn tay sau xương chũm, bệnh nhân khóc to
D. Mủ tai đặc hơn, màu vàng kem, xoa hoặc sập thành sau trên ống tai
-
Câu 23:
Về lao tai, bộ phận nào có tỷ lệ cao nhất:
A. Vành tai
B. Ống tai
C. Tai giữa
D. Xương chũm
-
Câu 24:
Bệnh nào thường nghẹt mũi, nhưng ít khi gây chảy máu mũi:
A. Vẹo vách ngăn mũi
B. Polyp mũi xoang
C. Ung thư hốc mũi
D. U máu vách ngăn
-
Câu 25:
Để đánh giá người giả vờ điếc hoàn toàn 2 tai, người ta dùng nghiệm pháp thử phản xạ loa đạo mí mắt, vì ở người bình thường khi đột ngột nghe được một cường độ âm thanh mạnh thì người bệnh sẽ có phản ứng gì?
A. Hốt hoảng
B. Rùng mình
C. Chớp mắt
D. Không có phản ứng
-
Câu 26:
Chẩn đoán viêm tai xương cũm mạn tính hồi viêm ít khi dựa vào xét nghiệm:
A. Siêu âm tai 2 bên so sánh
B. Phim Schuller tai 2 bên so sánh
C. CT Scan vùng tai và sọ não
D. Xét nghiệm máu: công thức hồng cầu, bạch cầu
-
Câu 27:
Nghẹt mũi một bên ở người lớn có thể gặp do nguyên nhân:
A. Viêm mũi do dùng thuốc nhỏ mũi
B. Phì đại VA
C. Vẹo vách ngăn mũi
D. Dị vật mũi
-
Câu 28:
Lứa tuổi nào hay gặp dị vật ống tai nhất:
A. Tuổi sơ sinh
B. Tuổi nhà trẻ
C. Tuổi mẫu giáo
D. Tuổi học sinh trung học cơ sở
-
Câu 29:
Chảy nước mũi trong có thể gặp trong bệnh lý:
A. Dị vật mũi
B. Viêm xoang hàm do răng
C. Trĩ mũi
D. Viêm mũi dị ứng
-
Câu 30:
Trong giai đoạn toàn phát, triệu chứng toàn thân đặc trưng gợi ý bệnh nhân viêm tai xương chũm có biến chứng viêm tắc tĩnh mạch bên là:
A. Nhịp thở nhanh và bệnh nhân mệt mỏi nhiều
B. Mạch thay đổi lên xuống theo nhiệt độ
C. Vẻ mặt bơ phờ nhưng tinh thần vẫn tĩnh táo
D. Các cơn rét run tái diễn nhiều lần kèm theo sốt cao