810+ câu trắc nghiệm Tai - Mũi - Họng
Bộ 810+ câu trắc nghiệm Tai - Mũi - Họng (có đáp án) được chia sẻ dành cho các bạn sinh viên chuyên ngành tham khảo ôn tập chuẩn bị cho kì thi sắp tới. Bộ đề có nội dung xoay quanh kiến thức cơ bản về tai - mũi - họng, các bệnh liên quan đến nó và cách phòng ngừa điều trị ... Để việc ôn tập trở nên hiệu quả hơn, các bạn có thể ôn theo từng phần trong bộ câu hỏi này bằng cách trả lời lần lượt các câu hỏi cũng như so sánh đáp và lời giải chi tiết được đưa ra. Sau đó các bạn hãy chọn tạo ra đề ngẫu nhiên để kiểm tra lại kiến thức mình đã ôn tập được nhé!
Chọn hình thức trắc nghiệm (30 câu/40 phút)
Chọn phần
-
Câu 1:
Trước một bệnh nhân được chẩn đoán là viêm tai xương chũm mạn tính hồi viêm, đối với một Bác sĩ đa khoa ở tuyến cơ sở thì nên:
A. Dùng ngay kháng sinh liều cao cả đường uống lẫn đường tiêm trong vòng 1 tuần
B. Xẻ dẫn lưu cùng sưng sau tai, dùng kháng sinh mạnh và theo dõi trong một tuần
C. Dùng ngay kháng sinh phối hợp liều cao, làm thuốc tai ngày hai lần
D. Chuyển bệnh nhân lên tuyến trên càng sớm càng tốt để phẩu thuật cấp cứu
-
Câu 2:
Nguyên nhân chính nào sau đây gây khó thở trong viêm thanh quản bạch hầu:
A. Co thắt thanh quản do kích thích
B. Do giả mạc bạch hầu bít tắc thanh môn
C. Do liệt cơ mở và co thắt cơ khép của thanh quản
D. Do độc tố của bạch hầu
-
Câu 3:
Dấu hiệu Jacques gặp trong thể xuất ngoại nào:
A. Viêm tai xương chũm mạn tính hồi viêm xuất ngoại sau tai
B. Viêm tai xương chũm mạn tính hồi viêm xuất ngoại thái dương gò má
C. Viêm tai xương chũm mạn tính hồi viêm xuất ngoại mỏm chũm
D. Viêm tai xương chũm mạn tính hồi viêm xuất ngoại vào ống tai
-
Câu 4:
Tiêu chuẩn nào quan trọng nhất dể chẩn đoán “Viêm thanh quản phù nề hạ thanh môn” gây khó thở thanh quản:
A. Cơn khó thở xẩy ra đột ngột ban đêm
B. Khó thở thanh quản điển hình, không có tiền sử hóc dị vật
C. Trẻ có cơ địa viêm VA mạn tính
D. Niêm mạc hạ thanh môn phù nề, niêm mạc thanh quản đỏ rực tương phản với hai dây thanh bình thường
-
Câu 5:
Trong đêm một cháu bé đang ngủ tự nhiên thức dậy ho khan, dữ dội, khó thở với tiếng rít. Cách đây vài hôm cháu có cảm mạo, ngạt mũi,... Bạn nghĩ tới hướng chẩn đoán:
A. Dị vật đường thở
B. Ho gà
C. Mềm sụn thanh quản
D. Viêm thanh quản phù nề hạ thanh môn
-
Câu 6:
Khi chảy mủ tai có cholesteatome thì:
A. Giải thích và động viên bệnh nhân nên đi mổ càng sớm càng tốt
B. Dùng kháng sinh kỵ khí
C. Làm thuốc tai hàng ngày, nhỏ thuốc tai mạnh và đúng cách
D. Dùng kháng sinh mạnh phối hợp
-
Câu 7:
Chỉ định mở khí quản nào sau đây không thuộc chỉ định cổ điển (cản trở cơ học):
A. Dị vật đường thở, đặc biệt là dị vật di động
B. Chấn thương lồng ngực có tràn khí trung thất
C. Chấn thương họng thanh quản gây khó thở
D. Khối u chèn ép thanh quản gây khó thở
-
Câu 8:
Đặc điểm của viêm tai xương chũm mạn tính có cholesteatome:
A. Chảy mủ tai nhầy
B. Mành nhĩ có hình ảnh vú bò
C. Điếc tiếp nhận ngày càng tăng
D. Dễ bị hồi viêm và gây biến chứng
-
Câu 9:
Tìm một chỉ định không phải là chỉ định mới trong mở khí quản hiện nay:
A. Làm thông thoáng đường hô hấp bằng hút phế quản trong các hội chứng nội-ngoại khoa
B. Tránh lạc đường thở khi ăn uống ở những người bị liệt họng-thanh quản
C. Dễ dàng đưa Oxy vào máu hoặc lọc CO2
D. Ung thư tuyến giáp chèn ép gây khó thở
-
Câu 10:
Tìm tình huống đúng nhất cần mở khí quản cấp cứu:
A. Khó thở thanh quản cấp I
B. Khó thở thanh quản cấp II
C. Theo dõi dị vật đường thở
D. Theo dõi viêm thanh quản cấp ở trẻ em
-
Câu 11:
Tổn thương vị trí nào sau đây không gây nên điếc dẫn truyền:
A. Ráy bít ống tai ngoài
B. Thủng màng nhĩ
C. Nhọt ống tai ngoài bít tắc
D. U dây thần kinh số VIII
-
Câu 12:
Trên phim Schuller: mất các tế bào chũm hoặc đặc ngà xương chũm, là triệu chứng XQuang thường gặp trong:
A. Viêm tai giữa cấp xuất tiết
B. Viêm tai giữa cấp mủ giai đoạn ứ mủ
C. Viêm tai giữa cấp mủ giai đoạn thủng nhĩ
D. Viêm tai xương chũm mạn tính
-
Câu 13:
Tai biến nào sau đây không thuộc do mở khí quản gây ra:
A. Tràn khí dưới da, tràn khí trung thất
B. Tụt canule ra ngoài lỗ mở khí quản
C. Tắc canule do chất xuất tiết
D. Cơ thể suy sụp, thể trạng ngày một yếu
-
Câu 14:
Một lát cắt đứng ngang (cup coronal) CT Scan qua xoang bướm không thể thấy được thành phần nào sau đây:
A. Đáy mắt
B. Cuốn trên
C. Xoang hàm
D. Xoang trán
-
Câu 15:
Hen phế quản cũng có thể gây khó thở thanh quản đúng hay sai?
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 16:
Nguyên nhân nào không gây khó thở thanh quản:
A. Áp xe thành sau họng
B. Chấn thương khí quản
C. Khối u lớn ở đáy lưỡi
D. Dị vật phế quản
-
Câu 17:
Mở khí quản đôi khi làm nặng thêm bệnh chính đúng hay sai?
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 18:
Khó thở châm, khó thở thì hít vào chỉ khi gắng sức được phân loại khó thở cấp 1 đúng hay sai?
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 19:
Trong trường hợp nhét mèche mũi trước để quá thời gian quy định sẽ gây những hậu quả sau, chọn 1 ý SAI:
A. Viêm tai giữa
B. Viêm mũi
C. Viêm xoang
D. Viêm thanh quản
-
Câu 20:
Toàn trạng còn bình thường, tinh thần ổn định, môi hồng vẫn có thể khó thở cấp 2 đúng hay sai?
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 21:
Nguyên nhân gây dị vật đường thở nào sau đây bệnh nhân khó phòng tránh:
A. Ngậm vật dễ hóc cười đùa
B. Ngậm vật dễ hóc trong lúc quá ngạc nhiên quá sợ hải
C. Thủ thuật nạo VA, nội soi, nhổ răng sửa
D. Ngậm thức ăn dễ hóc bị sặc
-
Câu 22:
Ý nào sau đây không đúng với dị vật mũi:
A. Dị vật mũi thường gặp ở trẻ nhỏ
B. Xử trí dị vật mũi bằng cách bơm nước vào mũi để lấy dị vật ra
C. Dùng thìa móc luồn vào phía trên và sau của dị vật rồi kéo nó về phía trước
D. Có thể đẩy dần dị vật ra sau vòm nhưng phải cẩn thận đặt đè lưỡi vào tận thành sau họng để hứng dị vật
-
Câu 23:
Một cháu bé bị ho, khàn tiếng, khó thở..., triệu chứng quan trọng nhất để nghĩ tới dị vật đường thở là:
A. Khó thở thanh quản điển hình
B. Có hội chứng xâm nhập
C. Phim phổi thắng có hình ảnh phế quản phế viêm
D. Các triệu chứng trên hay tái phát thành cơn, không sốt
-
Câu 24:
Ý nào sau đây không đúng đối với dị vật tai:
A. Dị vật tai thường gặp ở trẻ em
B. Dị vật sống như cồn trùng sẽ gây ra những triệu chứng rất khó chịu như: bò sột soạt, cắn đau, chóng mặt,…
C. Lấy dị vật bằng cách luồn cái móc tù vào phía trong kéo dị vật ra
D. Đối với dị vật sống không nên giết chết trước khi lấy ra
-
Câu 25:
Nguy cơ chính của dị vật đường thở di động ở trẻ em là:
A. Mắc kẹt vào buồng thanh thất Morgagnie gây ngạt thở
B. Viêm khí- phế -quản
C. Tràn khí dưới da
D. Xẹp phổi
-
Câu 26:
Cần phải làm gì với một trẻ bị phế quản phế viêm kéo dài, tái phát nhiều lần, mặc dù đã điều trị tích cực, X quang có xẹp phổi?
A. Tăng liều kháng sinh
B. Lấy đờm thử vi trùng và làm kháng sinh đồ
C. Tiến hành nội soi khí phế quản kiểm tra
D. Làm phản ứng nội bì IDR
-
Câu 27:
Vị trí dị vật hạt đậu phụng trong đường thở thường gặp ở trẻ em là:
A. Thanh quản
B. Phế quản gốc phải
C. Phế quản gốc trái
D. Khí quản
-
Câu 28:
Trong các bộ phận sau bộ phận nào của tai hay bị chấn thương nhất:
A. Vành tai
B. Màng nhĩ
C. Ống tai ngoài
D. Tai giữa
-
Câu 29:
Bản chất dị vật nào nguy hiểm nhất trong dị vật đường thở:
A. Chất thủy tinh
B. Chất vô cơ
C. Chất dẽo
D. Chất hữu cơ
-
Câu 30:
Dị vật đường thở nào sau đây nguy hiểm nhất trong tiên lượng bệnh:
A. Chiếc đinh gim kim loại
B. Mẫu xương cá
C. Hạt đậu lạc (hạt đậu phụng)
D. Hạt dưa